Người dẫn đường
Top 1 website xem ngày đẹp xấu theo khoa học, mai hoa dịch số
Lịch vạn sự – Lịch ngày tốt - Đổi lịch âm dương – Xem ngày tốt xấu theo tuổi
Fanpage: Xemvm.com - Zalo: 0926.138.186 - Hotline: 0926.138.186
Dương lịch, còn gọi là lịch Thái Dương, Công lịch là lịch phổ biến nhất của nhiều quốc gia ngày nay. Năm của Dương lịch là năm hồi quy, có độ dài bằng vòng quay của quả đất quanh mặt trời, tức 365, ¼ ngày. Vì vậy dương lịch phản ánh đúng tiết khí trong năm.
Âm lịch hay còn gọi là lịch Thái Âm là lịch đơn thuần chỉ tính tháng theo tuần trăng không phải bắt đầu từ Trung Quốc như nhiều người lầm tưởng mà từ nền văn minh Sumerian cách đây hơn 6000 năm. Một vòng quay của mặt trăng quanh quả đất mất 29,5 ngày vì vậy phải lấy mỗi tháng 29 hoặc 30 ngày. Mỗi năm có 12 tháng, như vậy năm Âm lịch chỉ có 354 ngày, so với vòng thời tiết thiếu mất 11,25 ngày. Đó là âm lịch thuần túy.
Còn âm lịch áp dụng ở Việt Nam, Trung Quốc là lịch âm dương (lịch vạn niên): đây là loại lịch phối hợp cả Dương lịch và Âm lịch, vừa lấy tháng theo tuần trăng, vừa lấy năm hồi quy theo vòng thời tiết. Vì vậy Âm Dương Lịch là loại lịch nhuận tháng, năm thường có 12 tháng, năm nhuận có 13 tháng. Xem thêm bài viết “Nguồn gốc, lịch sử hình thành, cách tính âm lịch và lịch vạn niên”
Lịch vạn niên có rất nhiều ứng dụng trong thực tế như: Xem ngày giờ tốt xấu cho các việc cưới xin, ăn hỏi, khai trương, ký kết hợp đồng, nhậm chức, động thổ, khởi công, nhập trạch, chuyển nhà, xuất hành, an táng, mai táng…Xem lá số tử vi, lá số tứ trụ. Tuy nhiên không phải phần mềm lịch vạn niên nào cũng đúng bởi nhiều chủ website chỉ bỏ tiền thuê và phó mặc cho bên lập trình web tự lập ra một phần mềm tra cứu. Mà các bên lập trình web này thì cũng chả hơi đâu mà đi lập trình cho mệt, họ lên mạng Google copy code có sẵn rồi chèn vào là xong chứ cũng quan tâm là đúng, thế nào là sai. Chính vì vậy Hiện nay có hàng trăm website, ứng dụng (app) lịch vạn niên, xem ngày tốt xấu, mỗi website, app lại cho kết quả trái ngược nhau, phán lung tung cả. Vậy đâu mới là website xem ngày uy tín nhất, cho kết quả chính xác nhất hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết “Bình chọn phần mềm lịch vạn niên xem ngày giờ tốt xấu chính xác nhất hiện nay”, tôi đã lập bảng so sánh kết quả của 15 phần mềm, app lịch vạn niên nổi tiếng nhất hiện nay để độc giả xem và đánh giá.
Lịch vạn niên của xemvm.com không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chi tiết từng mục để độc giả hiểu và áp dụng vào thực tế. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn niên khác.
Lịch Vạn Niên ngày 5 tháng 12 năm 2023 - Xemvm.com | |
---|---|
Dương lịch | Âm lịch |
Tháng 12 năm 2023
5
Thứ ba
|
Tháng 10 năm 2023
23
Ngày Đinh Dậu
|
Thứ hai | Thứ ba | Thứ tư | Thứ năm | Thứ sáu | Thứ bảy | Chủ nhật |
---|---|---|---|---|---|---|
1
19/10
Quý Tỵ
|
2
20
Giáp Ngọ
|
3
21
Ất Mùi
|
||||
4
22
Bính Thân
|
5
23
Đinh Dậu
|
6
24
Mậu Tuất
|
7
25
Kỷ Hợi
|
8
26
Canh Tý
|
9
27
Tân Sửu
|
10
28
Nhâm Dần
|
11
29
Quý Mão
|
12
30
Giáp Thìn
|
13
1/11
Ất Tỵ
|
14
2
Bính Ngọ
|
15
3
Đinh Mùi
|
16
4
Mậu Thân
|
17
5
Kỷ Dậu
|
18
6
Canh Tuất
|
19
7
Tân Hợi
|
20
8
Nhâm Tý
|
21
9
Quý Sửu
|
22
10
Giáp Dần
|
23
11
Ất Mão
|
24
12
Bính Thìn
|
25
13
Đinh Tỵ
|
26
14
Mậu Ngọ
|
27
15
Kỷ Mùi
|
28
16
Canh Thân
|
29
17
Tân Dậu
|
30
18
Nhâm Tuất
|
31
19
Quý Hợi
|
THÔNG TIN CHUNG NGÀY 5/12/2023 |
---|
Dương lịch - Âm lịch |
Dương lịch: Thứ ba ngày 5-12-2023; Âm lịch: ngày 23-10-2023 |
Lịch Can Chi |
Ngày Đinh Dậu, Tháng Quý Hợi, Năm Quý Mão. Ngày Đinh Dậu là ngày Thiên Can khắc Địa Chi (Âm Hỏa khắc Âm Kim) nên gọi là Ngày Phạt Nhật (Đại hung). Trong ngày Phạt Nhật công việc gặp rất nhiều trở ngại khó thành công nên tuyệt đối không triển khai các việc lớn, quan trọng như cưới hỏi, ký kết hợp đồng, khai trương, động thổ, khởi công, nhập trạch, nhậm chức, xuất hành... Ngày Đinh Dậu có ngũ hành nạp âm là Sơn Hạ Hỏa rất xấu (đại kỵ) với tuổi Tân Mão, là ngày xấu vừa (tiểu hung) với tuổi Đinh Dậu, là ngày xấu (hung) với các tuổi Đinh Mão, Tân Dậu, Quý Mão. |
Lịch tiết khí |
Tiết Đại Tuyết (大雪) là tiết khí thứ 21 trong 24 tiết khí, giữa mùa đông. Lúc này có mưa tuyết lớn, diễn ra thường xuyên và mật độ tuyết bao phủ dày đặc. |
Ngày Hoàng đạo - Hắc đạo |
Ngày Chu Tước Hắc đạo: có sao xấu Thiên Tụng hung thần chỉ lợi cho việc công, còn với người thường thì mọi việc đều phải kiêng kỵ cần cẩn thận đề phòng kiện tụng. |
Giờ Hoàng đạo - Hắc đạo |
Tý (23h-1h): Tư Mệnh, Sửu (1h-3h): Câu Trần, Dần (3h-5h): Thanh Long, Mão (5h-7h): Minh Đường, Thìn (7h-9h): Thiên Hình, Tỵ (9h-11h): Chu Tước, Ngọ (11h-13h): Kim Quỹ, Mùi (13h-15h): Kim Đường, Thân (15h-17h): Bạch Hổ, Dậu (17h-19h): Ngọc Đường, Tuất (19h-21h): Thiên Lao, Hợi (21h-23h): Nguyên Vũ |
Xem ngày theo Kinh Kim Phù (Cửu Tinh) |
Ngày Giác Kỷ: Nếu nhậm chức, cưới gả, chuyển nhà, khai trương mở cửa hàng, nhập trạch, an táng phạm vào ngày này thì nội trong vòng ba năm gia chủ có thể bị bệnh ở bụng, gặp cảnh lao tù, xiềng xích, mất cắp, sự nghiệp suy bại. |
Xem ngày tốt xấu theo nhị thập bát tú (28 sao) |
Chủy tinh tạo tác chịu lao hình Mai táng không yên, gia đạo khuynh Tam tang điềm dữ đều do đó Kho đụn lương tiền khó giữ gìn Sao Chủy (Chủy Hỏa Hầu) là chòm sao thuộc Bạch Hổ ở phương Tây, cung Thân, cầm tượng (tướng tinh) con khỉ, có ngũ hành Hỏa thuộc Hỏa Tinh, chủ trị ngày thứ 3, là sao xấu (hung tú). Sao Chủy chủ về bất lợi công danh, thị phi kiện tụng, mất mát của cải, chôn cất đại hung Việc nên làm: không có việc gì tốt với Sao Chủy Việc kiêng kỵ: khởi công làm việc gì cũng không tốt. Kỵ nhất là chôn cất và các việc thuộc về chết chôn như sửa đắp mồ mả, làm sinh phần (làm mồ mả để sẵn), đóng thọ đường (đóng quan tài để sẵn). Đặc biệt tại Tỵ bị đoạt khí, hung càng thêm hung. Ngoại lệ: Tại Dậu rất tốt, vì Sao Chủy Đăng Viên ở Dậu, khởi động thăng tiến nhưng cũng phạm Phục Đoạn Sát, tại Sửu là Đắc Địa rất hợp với ngày Đinh Sửu và Tân Sửu, chế tạo Đắc Lợi, chôn cất Phú Quý song toàn. |
Xem ngày tốt xấu theo Đổng công tuyển nhật (12 trực) |
“Trực” là chỉ các sao, “Khai” là “khai mở”, là mở cửa. Ngày Trực Khai nên cúng tế, xuất hành, nhậm chức, chữa bệnh, khởi công, động thổ, khai trương còn kỵ: an táng, cải táng. Xem luận giải chi tiết tốt xấu từng việc ứng với từng tháng ở bên dưới. |
Xem ngày xuất hành theo Lục Diệu (Tiểu lục nhâm) |
Xích Khẩu là quả bần cùng Sinh ra khẩu thiệt bàn cùng thị phi Chẳng thời mất của nó khi Không thì chó cắn phân ly vợ chồng Ngày Xích Khẩu là ngày xấu vừa, ngày này sáng tối là hung, khoảng giữa ngày từ 9 giờ đến 15 giờ còn tạm được. Trong ngày Xích Khẩu dễ xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, dèm pha, kiện tụng, công việc khó thành. Do đó cần phải biết cẩn trọng giữ gìn lời nói. Nên hạn chế tiến hành các công việc lớn và quan trọng như cưới hỏi, ký kết hợp đồng, khai trương, động thổ, khởi công, nhập trạch, nhậm chức... |
Xem ngày xuất hành theo Khổng Minh (Gia Cát Lượng) |
Ngày Đạo Tặc: là ngày rất xấu. Xuất hành bị hại, mất của. |
Xem ngày tốt xấu theo Bành Tổ Kỵ Nhật (Bách Kỵ Ca) |
丁不剃头, 头主生疮 Ngày Đinh không nên cắt tóc, cạo đầu vì dễ bị mọc mụn nhọt ở đầu 酉不会客, 宾主有伤 Ngày Dậu không nên hội họp tiếp khách tại nhà để tránh tổn thương cho chủ nhà |
Xem ngày tốt xấu theo Ngọc Hạp Thông Thư |
Ngày Kim Thần Thất Sát: Rất xấu, lấn át cả các sao tốt như Sát cống, trực tinh, nhân chuyên Ngày Mẫu Thương: Tốt về cầu tài lộc, khai trương Ngày Lỗ Ban Sát: Kỵ khởi tạo Ngày Dương Công Kỵ: Xấu mọi việc Ngày Thiên Phúc: Tốt mọi việc Ngày Sinh Khí: (Thời dương) Tốt mọi việc nhất là khởi công, khai trương, nhậm chức Ngày Thánh Tâm: Tốt mọi việc, nhất là tế lễ, cầu phúc Ngày Sát Chủ Âm: Kỵ an táng, cải táng, đặt bàn thờ Ngày Tiểu Hao: Xấu về kinh doanh, cầu tài, kỵ xuất nhập tiền bạc Ngày Phi Ma Sát: (Tai sát) Kỵ hôn nhân, nhập trạch Ngày Nguyệt Kỵ: Xấu mọi việc |
Xem hướng xuất hành |
Hỷ thần (hướng tốt đem lại điều tốt đẹp, may mắn): Hướng Chính Nam, Tài Thần (hướng tốt đem lại tài lộc, giàu có): Hướng Chính Đông, Hạc Thần (hướng xấu đem đến tai ương, hung họa): Tại Thiên |
Chọn giờ tốt xuất hành theo Lý Thuần Phong tiên sinh |
Tý (23h-1h): Tốc Hỷ, Sửu (1h-3h): Lưu Liên, Dần (3h-5h): Xích Khẩu, Mão (5h-7h): Tiểu Cát, Thìn (7h-9h): Tuyệt Lộ, Tỵ (9h-11h): Đại An, Ngọ (11h-13h): Tốc Hỷ, Mùi (13h-15h): Lưu Liên, Thân (15h-17h): Xích Khẩu, Dậu (17h-19h): Tiểu Cát, Tuất (19h-21h): Tuyệt Lộ, Hợi (21h-23h): Đại An |
Chọn giờ tốt xuất hành theo Quỷ Cốc Tử |
Tý (23h-1h): Bạch Hổ, Sửu (1h-3h): THÁI THƯỜNG, Dần (3h-5h): THÁI ÂM, Mão (5h-7h): Thiên Không, Thìn (7h-9h): Huyền Vũ, Tỵ (9h-11h): THIÊN HẬU, Ngọ (11h-13h): QUÝ NHÂN, Mùi (13h-15h): THANH LONG, Thân (15h-17h): LỤC HỢP, Dậu (17h-19h): Câu Trần, Tuất (19h-21h): Đằng Xà, Hợi (21h-23h): Chu Tước |
Chọn giờ tốt xấu theo dân gian |
Giờ Sát Chủ: Thìn (7h-9h); Giờ Thọ Tử: Mão (5h-7h); Giờ Không Vong: Dần (3h-5h), Mão (5h-7h); Giờ Đại Sát: Mùi (13h-15h); Giờ Thiên Lôi: Tuất (19h-21h); Giờ Phúc Tinh: Dậu (17h-19h); Giờ Bát Lộc: Ngọ (11h-13h); Giờ Thiên Quan: Hợi (21h-23h); Giờ Hỷ Thần: Ngọ (11h-13h) |
Luận giải chi tiết tốt xấu ngày 5/12/2023 - Xemvm.com
Ngày hôm nay là: Thứ hai, ngày 5-12-2023 Dương lịch tức Ngày 23-10-2023 Âm lịch có can chi là Đinh Dậu thuộc Tiết Đại tuyết.
Thiên Can Địa Chi hoặc Thập Thiên Can – Thập Nhị Địa Chi là một phần trong văn hóa cổ truyền, gọi tắt là “Can Chi”. Can Chi vốn là những đơn vị rất quen thuộc thường được sử dụng trong hệ thống lịch pháp cũng như trong phong thủy tử vi, tứ trụ, bát tự… Qui ước số thứ tự lẻ là Dương còn Chẵn là âm. Cổ nhân ghép 10 Can vào 12 Chi, cứ Can Dương (lẻ) ghép với Chi Dương (lẻ) và Can Âm (chẵn) với Chi Âm (chẵn) thành một hệ thống 60 cặp cố định còn gọi là Lục Thập Hoa Giáp. Như vậy Lục Thập Hoa Giáp chính là vòng tuần hoàn liên tục của các con giáp bắt đầu từ Giáp Tý và kết thúc ở Quý Hợi, rồi lại tiếp tục quay trở lại Giáp Tý bắt đầu một chu kỳ tuần hoàn mới dùng để ghi giờ, ngày, tháng, năm tạo nên hệ lịch can chi rất độc đáo.
Đa số mọi người cho rằng Can Chi chỉ là công cụ dùng để làm lịch và tính toán thời gian. Tuy nhiên trên thực tế, Thiên Can Địa Chi còn được cổ nhân sử dụng để dự đoán tương lai bởi Can Chi ẩn chứa tin tức bí mật của vũ trụ, ẩn chứa bí mật về trình tự thay đổi của khí hậu. Chức năng thực sự của Can Chi chính là để ghi lại tình trạng vận động và biến hóa thịnh suy của 5 loại khí trong ngũ hành bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Vậy, tại sao cần ghi lại quy luật hoạt động của ngũ hành trời đất? Nguyên nhân vì khí ngũ hành của trời đất không những ảnh hưởng đáng kể tới sự thay đổi của khí hậu và môi trường, mà còn ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển của tất cả các thể sinh mệnh trên trái đất.
Tại sao cùng ngày Hoàng Đạo, nhiều sao tốt, giờ tốt nhưng mà có người đi được việc, có kẻ đi lại hỏng việc đó là do ngũ hành sinh khắc cả. Do đó khi chọn ngày đẹp, giờ tốt cần phải chú ý tới việc ngày giờ được chọn có bị xung khắc với tuổi của mình hay không.
Với Thiên can là 10 cặp xung khắc theo cơ chế đồng cực và ngũ hành tương khắc nhưng chỉ xét các cặp mà Thiên Can ngày khắc được Thiên Can tuổi ví dụ Thiên Can ngày là Giáp (Dương Mộc) xung khắc với Thiên Can tuổi là Mậu (Dương Thổ) (lực mạnh nhất). Độc giả tìm hiểu kỹ hơn về xung khắc Thiên Can ở bài viết “Luận giải thứ tự, ngũ hành và ý nghĩa của 10 can và thiên can ngũ hợp xung khắc”
Với Địa Chi ta chỉ nên xét lục xung vì lực ảnh hưởng của nó mạnh nhất, còn lục hại và tương hình thì lực của nó yếu hơn không ảnh hưởng nhiều và nếu xét thì một năm chắc chỉ có vài chục ngày đáp ứng khó mà chọn được ngày tốt. Độc giả tìm hiểu kỹ hơn về xung khắc Địa Chi ở bài viết “Luận giải thứ tự, ngũ hành và ý nghĩa của 12 chi và Địa chi ngũ hợp xung khắc”
Với ngũ hành nạp âm ta chỉ xét ngày có ngũ hành nạp âm khắc với ngũ hành niên mệnh nhưng phải có Địa Chi lục xung với Địa Chi niên mệnh. Ví dụ ngày Mậu Ngọ và Kỷ Mùi đều có ngũ hành nạp âm là Thiên thượng Hỏa (Lửa trên trời) khắc mạnh với tuổi Giáp Tý là Hải trung Kim (Kim trong biển) nhưng ta chỉ cần tránh ngày Mậu Ngọ (Tý xung Ngọ) vì lực ảnh hưởng mạnh nhất chứ không cần tránh ngày Kỷ Mùi.
Độc giả tìm hiểu sâu hơn các vấn đề trên ở bài viết “Hướng dẫn cách tính tuổi xung khắc với ngày – Xem giờ tốt theo tuổi”
Đinh Dậu (丁酉) là kết hợp thứ 34 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ Thiên can Đinh (Số thứ tự 4 - Âm Hỏa) và Địa chi Dậu (Số thứ tự 10 - Âm Kim). Trong chu kỳ bảng lục thập hoa giáp nó xuất hiện trước Mậu Tuất và sau Bính Thân. Đinh Dậu có ngũ hành niên mệnh (hay ngũ hành nạp âm) là Sơn hạ Hỏa (Lửa chân núi). “Sơn” là núi, là gò đồi, “Hạ” nghĩa là phía dưới thấp, chân núi, còn “Hỏa” là lửa do đó Sơn hạ Hỏa là Lửa chân núi. Tại sao lại có đám lửa dưới chân núi? Hoạt động nông nghiệp miền sơn cước chủ yếu là làm nương rẫy, khi đốt nương đốt bãi sẽ có lửa ở trên núi. Thế nhưng, đi làm đến giờ nghỉ trưa, họ cần nấu nướng, ăn uống và như thế họ tìm chỗ bằng phẳng, có suối, có nước thường ở chân núi để nấu ăn, do đó sẽ có lửa dưới chân núi bốc lên.
Ngày Đinh Dậu là ngày Thiên Can khắc Địa Chi (Âm Hỏa khắc Âm Kim) nên gọi là Ngày Phạt Nhật (Đại hung). Trong ngày Phạt Nhật công việc gặp rất nhiều trở ngại khó thành công nên tuyệt đối không triển khai các việc lớn, quan trọng như cưới hỏi, ký kết hợp đồng, khai trương, động thổ, khởi công, nhập trạch, nhậm chức, xuất hành...
Mặt khác khi chọn ngày Đinh Dậu để khởi sự công việc thì cần lưu ý sự xung khắc với các tuổi sau:
Xem ngày giờ tốt xấu theo Hoàng đạo - Hắc đạo – Xemvm.com
Đường Hoàng Đạo là tên quỹ đạo vận hành của quả đất quanh mặt trời một vòng (bằng một năm thời tiết là 365,25 ngày đêm) mà cổ nhân đã quan sát được. Để định vị các vì sao chủ yếu trên bầu trời, cổ nhân theo hướng từ Tây sang Đông, chia đường hoàng đạo ra 12 cung đều nhau, mục đích ban đầu chỉ là để xác định vị trí các sao tương ứng với các mốc thời tiết trong năm, tiện cho việc làm lịch. Các thuật sĩ cổ xưa đã chia cung Hoàng đạo ra làm 02 phần đối xứng, gọi là Hoàng đạo và Hắc đạo. Họ lại gán cho mỗi CUNG bằng tên của một vị thần, tiêu biểu cho tính chất CÁT - HUNG của 12 CUNG.
6 thần Hoàng Đạo còn gọi là Hoàng đạo lục thần gồm: THANH LONG, MINH ĐƯỜNG, KIM QUỸ, KIM ĐƯỜNG (còn gọi là Thiên Đức hay Bảo Quang), NGỌC ĐƯỜNG, TƯ MỆNH
6 thần Hắc Đạo còn gọi là Hắc đạo lục thần) gồm: Thiên Hình, Chu Tước, Bạch Hổ, Thiên Lao, Nguyên Vũ và Câu Trần.
Hoàng đạo vốn chỉ là quỹ đạo vận hành của mặt trời mà người xưa quan sát được, không có hàm nghĩa cát hung. Nhưng người xưa hết sức kính trời, coi trời là Càn, là Vua, là cha cho rằng trời “chúa ngự quần linh quản sự sống chết của muôn vật”, có uy lực tối cao vô thượng, cho nên gọi trời là “Tư mệnh” (điều khiển số mệnh). Vì ông trời nắm sự phát triển thịnh suy của muôn vật, cho nên gọi là “Thiên phù” về sau đổi lại "Thiên phủ". Mà mặt trời với hình dáng cụ thể sáng chói, đem lại ánh sáng và hơi ấm cho vạn vật, nuôi sống vạn vật, làm cho vạn vật phát triển. Đem lại nguồn cơm áo vô tận nuôi sống, phát triển loài người. Mặt trời là hữu hình, còn trời lại vô hình. Không biết từ khi nào, quỹ đạo vận hành của mặt trời đã tưởng tượng là con đường ra vào của hoàng thiên thượng đế và được tôn sùng gọi là “Thiên hoàng đạo”. Người sau giải thích rằng: trời là chúa tể muôn vật “hoàng” (màu vàng) là màu sắc trung tâm còn “đạo” là con đường Ngọc hoàng tuần hành trong thiên cung, cho nên được gọi là “Thiên hoàng đạo”. Hơn nữa khi Thiên Hoàng đi tuần hành trên đường hoàng đạo, thì hàng năm, hàng tháng, hàng ngày đều có các thần thay phiên nhau trực. Trong số các vị thần này có thần thiện gọi là “Hoàng đạo” và thần ác gọi là “Hắc đạo”
Các thần Hoàng đạo, Hắc đạo, dựa vào thế lực của Thiên hoàng thượng đế mà có thần uy lớn vô hạn. Thiện thì không gì thiện hơn, mà đã ác thì cũng không gì ác bằng như Hình và Lao, vốn là những công cụ trấn áp nhân dân của giai cấp thống trị, hình và lao hạ thế đã đáng sợ rồi, bây giờ là hình và lao của trời thì sẽ càng đáng sợ biết nhường nào.
Vì vậy, những ngày mà các thần Hoàng đạo chủ trực thì mọi hung thần ác sát, thậm chí cả những cái mà nhân gian sợ nhất như Đại tướng quân, Nguyệt hình, tất tất đều phải lánh xa, cho nên làm gì cũng được đảm bảo đại cát đại lợi. Trái lại, ngày nào mà các thần Hắc đạo chủ trị, thì các thiện thần bình thường khó mà ngăn được cái ác thần, muôn việc không việc gì nên nhất là các việc lớn như động thổ, khởi công, xây cất nhà cửa, xuất hành đi xa, hôn nhân, khai trương... đều phải tìm cách tránh xa. Vì vậy Hoàng đạo, Hắc đạo đã trở thành điều cần chú ý nhất trong việc chọn ngày của người đời. Cổ nhân còn áp dụng 12 thần Hoàng Đạo và Hắc Đạo trên cho 12 giờ trong ngày để xem giờ tốt xấu. Độc giả tìm hiểu sâu hơn ở Bài viết “Giải mã phép xem ngày giờ tốt dựa trên ngày hoàng đạo và hắc đạo”.
Ngày đang xem là ngày Chu Tước Hắc đạo. Trong tiếng hán thì “Chu” giống như chu sa - một loại bột có màu đỏ còn chữ “Tước” chính là con chim sẻ. Do đó Chu Tước là loài chim sẻ có màu đỏ. Ngày Chu Tước Hắc Đạo là một ngày có nguồn năng lượng xấu, chủ việc kiện tụng, bất hòa.
Ý nghĩa tốt xấu ngày Chu Tước theo sách Trạch cát thần bí và Trạch cát dân gian toàn thư: có sao Thiên Tụng chỉ lợi cho việc công, còn với người thường thì mọi việc đều phải kiêng kỵ cần cẩn thận đề phòng kiện tụng.
Ý nghĩa tốt xấu ngày Chu Tước theo sách xem ngày tốt xấu theo can chi của GS Hoàng Tuấn:
sao xấu, hung thần, chủ việc kiện tụng, bất hòa
Do đó ngày Chu Tước Hắc Đạo chỉ lợi cho việc công (các việc của vua chúa, quan lại, chính quyền nhà nước) còn các công việc đại sự của dân thì không nên làm.
Xem ngày theo Kinh Kim Phù (Cửu Tinh) – Xemvm.com
Trong thư viện quốc gia Trung Quốc có lưu giữ một bản của cuốn “Cửu Thiên Thượng Thánh Mật Truyền Kim Phù Kinh”, dựa theo sự sắp xếp của Cửu Tinh gồm: Yểu Tinh, Hoặc Tinh, Hòa Đao, Sát Cống, Trực Tinh, Quẻ Mộc, Giác Kỷ, Nhân Chuyên, Lập Tảo để chiêm đoán cát hung. Trong Cửu Tinh thì có sao Sát Cống, Nhân Chuyên, Trực Tinh là sao tốt còn lại là sao xấu. Để tìm hiểu kỹ hơn về phép xem ngày theo Cửu tinh độc giả xem thêm bài viết “Giải mã phép xem ngày tốt xấu theo Kinh Kim Phù (Cửu Tinh)”
Xem ngày giờ tốt xấu theo Nhị Thập Bát Tú (28 sao) – Xemvm.com
Các nhà làm lịch xưa đã quan sát 28 chòm sao sáng nhất trên bầu trời để nghiên cứu sự dịch chuyển của chúng theo các tháng, các mùa trong năm gọi là “nhị thập bát tú”. 28 ngôi sao đó ở kề đường Hoàng Đạo Xích Đạo, đó là những ngôi sao chính, mỗi ngôi sao kéo theo một chùm sao khác theo quỹ đạo của nó. Khoa thiên văn cổ đại cho đó là những định tinh đứng nguyên một chỗ, nên có thể dùng làm mốc để tính vị trí chuyển dịch của Mặt Trời, Mặt Trăng và năm sao Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ thuộc hệ mặt trời.
Để phù hợp với lý thuyết dịch học cổ theo bảng số Hà Đồ đã quy ước có 5 số sinh (1 – 2 – 3 – 4 – 5) làm thành hệ tọa độ không gian của người xưa, mỗi số ở một phương chung quanh số 5, mang một màu cơ bản của vũ trụ:
Cổ nhân đã ghép 28 chòm sao quan sát được trên bầu trời thành 4 chòm sao lớn (mỗi chòm gồm 7 chòm nhỏ) đại diện cho 4 phương theo hình thù và trí tưởng tượng của người xưa gọi là tứ tượng hay tứ thánh thú, tứ linh. Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một nguyên tố và một mùa, đó là:
Phương Đông: chòm sao Thanh Long có ý nghĩa là con rồng xanh vì phương Đông ứng với màu xanh theo ngũ hành, gồm 7 chòm: Giốc – Cang – Đê – Phòng – Tâm – Vĩ – Cơ. Trong đó sao Giác là hai sừng của rồng, sao Cang là cổ của rồng, sao Đê là móng chân trước của rồng, sao Phòng là bụng của rồng, sao Tâm là tim của rồng, sao Vĩ là đuôi của rồng, sao Cơ là móng chân sau của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.
Phương Tây: chòm sao Bạch Hổ có ý nghĩa là con Hổ trắng vì phương Tây ứng với màu trắng theo ngũ hành, gồm 7 chòm: Khuê – Lâu – Vị – Mão – Tất – Chủy – Sâm.
Phương Bắc: chòm sao Huyền Vũ có ý nghĩa là con rùa đen vì phương Bắc ứng với màu đen theo ngũ hành, gồm 7 chòm: Đẩu – Ngưu – Nữ - Hư – Nguy – Thất – Bích. Huyền Vũ tượng trưng cho mùa đông.
Phương Nam: chòm sao Chu Tước có ý nghĩa là con chim phượng hoàng (chim sẻ đỏ) vì phương Nam ứng với màu đỏ theo ngũ hành, gồm 7 chòm: Tỉnh – Quỷ – Liễu – Tinh – Trương – Dực – Chẩn. Chu tước tượng trưng cho mùa hạ
Như vậy nhị thập bát tú không phải là 28 sao mà là 28 chòm sao là tập hợp nhiều sao: có chòm gồm nhiều sao nhìn thấy bằng mắt thường, trải dài trên một góc rộng đến 30 độ trên bầu trời (sao Tỉnh), ngược lại có chòm chỉ nhìn thấy ngôi sao sáng nhất ở một góc hẹp (sao Giốc)
Theo “Hiệp kỷ biện phương thư” thì việc gắn mỗi sao của nhị thập bát tú cho một loại cầm thú đến thời Nguyên Minh về sau này mới có và chủ yếu dựa vào 12 “tinh tượng” của 12 địa chi để suy diễn ra mà thôi. Phép này lấy Tý, Ngọ, Mão, Dậu làm 4 cung chính (4 trọng cung), mỗi cung quản 3 chòm sao. Tinh tượng của các chòm sao này dựa vào cầm tinh của 4 trọng cung đó. Còn cầm tinh có sẵn của 12 địa chi thì sách trên viết: Thuyết mười hai con thú cầm tinh (của 12 địa chi) vốn có từ thời cổ đại, nguồn gốc là của một dân tộc thiểu số từ biên giới nhà Chu vốn dùng để ghi chép thời gian, sau được truyền nhập vào Trung Nguyên. Như vậy là tinh tượng của 28 sao mà ta vẫn đang dùng để dự báo cát hung ngày nay là do người đời sau dựa vào 12 cầm tinh của 12 địa chi suy diễn thêm ra và sự chính xác về dự báo cát hung mang nhiều tính gán ghép, không có cơ sở khoa học, không đáng tin cậy.. Chính học giả Mai Cốc Thành (nhà thiên văn học nổi tiếng thời vua Càn Long) người soạn thảo cuốn sách “Hiệp kỷ biện phương thư” nổi tiếng về thuật trạch cát cũng đã viết: “Sinh tiêu của 28 tú toàn là vô nghĩa lý, không đáng tin…chỉ tăng thêm trò cười đáng chê. Bản thân việc luận giải ý nghĩa của các sao mỗi sách cũng trái ngược nhau. Do đó việc lựa chọn các cầm tượng (tướng tinh) để xem xét “cát – hung”, “tốt – xấu” của nhị thập bát tú trong việc xem ngày tốt, ngày đẹp mang nhiều tính gán ghép, không có cơ sở khoa học. Tuy nhiên nó đã ăn sâu vào tiềm thức bao đời nay của dân chúng nên tôi vẫn giới thiệu để độc giả biết.
Ý nghĩa tốt xấu của Sao Chủy (Chủy Hỏa Hầu) theo sách Ngọc hạp chánh tông
Sao Chủy (Chủy Hỏa Hầu) là chòm sao thuộc Bạch Hổ ở phương Tây, cung Thân, cầm tượng (tướng tinh) con khỉ, có ngũ hành Hỏa thuộc Hỏa Tinh, chủ trị ngày thứ 3, là sao xấu (hung tú). Sao Chủy chủ về bất lợi công danh, thị phi kiện tụng, mất mát của cải, chôn cất đại hung
Việc nên làm: không có việc gì tốt với Sao Chủy
Việc kiêng kỵ: khởi công làm việc gì cũng không tốt. Kỵ nhất là chôn cất và các việc thuộc về chết chôn như sửa đắp mồ mả, làm sinh phần (làm mồ mả để sẵn), đóng thọ đường (đóng quan tài để sẵn). Đặc biệt tại Tỵ bị đoạt khí, hung càng thêm hung.
Ngoại lệ: Tại Dậu rất tốt, vì Sao Chủy Đăng Viên ở Dậu, khởi động thăng tiến nhưng cũng phạm Phục Đoạn Sát, tại Sửu là Đắc Địa rất hợp với ngày Đinh Sửu và Tân Sửu, chế tạo Đắc Lợi, chôn cất Phú Quý song toàn.
Ý nghĩa tốt xấu của Sao Chủy (Chủy Hỏa Hầu) theo sách Thông thư
Chủy tinh cẩn thận mắc cửa quan
Vàng nén bọc kho dễ sạch sanh
Quan viên danh chức càng nên giữ
Thầy thợ coi chừng chuyện tiếng tăm
Ý nghĩa tốt xấu của Sao Chủy (Chủy Hỏa Hầu) theo Lịch vạn niên
觜星造作受官刑
葬埋不久就家傾
三䘮凶兆皆由此
倉庫金銀盡去清
Dịch nghĩa 1:
Sao Chuỷ dựng xây rối bận lòng
Mai táng không lâu nhà bại vong
Trùng tang điềm gở đều do đấy
Vàng bạc kho hàng cũng trống không.
Dịch nghĩa 2:
Chủy tinh tạo tác chịu lao hình
Mai táng không yên, gia đạo khuynh
Tam tang điềm dữ đều do đó
Kho đụn lương tiền khó giữ gìn
Bạn nào muốn tìm hiểu thêm về vị trí và các sao thuộc nhóm Sao Chủy - 觜火猴 (Chủy Hỏa Hầu) vui lòng xem thêm bài viết “Khám phá ngày có Sao Chủy là ngày tốt hay ngày xấu? Ý nghĩa Chủy Hỏa Hầu”
Xem ngày tốt xấu theo Đổng công tuyển nhật (12 trực) – Xemvm.com
Thập nhị trực là gì? “Thập nhị” là 12, “trực” là chỉ các sao, “Kiến” là khởi đầu, “Trừ” là loại bỏ. Thập nhị trực còn gọi là Kiến trừ Thập nhị Khách là 12 trực lần lượt có tên là: Trực Kiến; Trực Trừ; Trực Mãn; Trực Bình; Trực Định; Trực Chấp; Trực Phá; Trực Nguy; Trực Thành; Trực Thu; Trực Khai; Trực Bế. Thời kỳ đầu 12 trực tượng trưng cho 12 canh giờ dùng để xét đoán hung cát trong tháng, về sau chuyển hoá dùng để xét cát hung ngày. Cách sắp xếp thập nhị trực có quan hệ đến sao Phá Quân (còn gọi là Dao quang tinh) tức là sao đứng đầu trong hình cán gáo thuộc chùm sao Đại Hùng Tinh (chuôi sao Bắc Đẩu) theo cách gọi của thiên văn học hiện đại.
Đổng Trọng Thư ( 董仲舒 179 TCN - 104 TCN) là nhà triết học duy tâm, chính trị gia và nhà văn thời Tây Hán. Ông tinh thông âm dương ngũ hành, tri thức uyên bác bậc nhất đương thời. Đổng Trọng Thư dành toàn bộ cuộc đời của mình vào việc dạy học và nghiên cứu. Cuốn sách Đổng công tuyển nhật là một tài liệu chọn ngày sớm nhất từ trước tới giờ. Cuốn sách này dựa trên thập nhị trực (12 ngày trực) đối với các ngày trong tháng. Một năm có 12 tháng, ứng với 12 địa chi (con giáp), một ngày có 12 canh giờ.
Rất nhiều website xem ngày hiện nay đưa thông tin cát hung của 12 trực theo kiểu mặc định trực này là cát, trực kia là hung là rất không chính xác như sau:
- Trực Trừ, Trực Định, Trực Nguy, Trực Khai là bốn trực đem lại cát lợi hay còn gọi là Tứ Hộ Thần.
- Hai trực là: Trực Chấp, Trực Kiến là bán cát bán hung tức là có cả tốt, cả xấu.
- Sáu trực còn lại là: Trực Bế, Trực Mãn, Trực Bình, Trực Phá, Trực Thành, Trực Thu là thần hung mang nhiều điềm xấu.
Còn theo cuốn “Tăng Hổ tuyển trạch thông thư quảng Ngọc hạp ký” trong mục Xuất hành cát hung nhật có câu ca:
Kiến, Mãn, Bình, Thu, Hắc.
Trừ, Nguy, Định, Chấp, Hoàng.
Thành, Khai, giai khả dụng.
Phá, Bế, bất tương đương
Tôi tạm dịch là: các Trực Kiến, Mãn, Bình, Thu là Hắc đạo (xấu).
Trừ, Nguy, Định, Chấp thuộc Hoàng đạo (tốt)
Trực Thành và Khai là tốt có thể dùng, Trực Phá, Bế đều xấu.
Tuy nhiên cả 2 cách lý giải trên đều không chính xác, không thuyết phục vì thực tế việc xét cát hung của ngày trực phải xem xét đến trực đó rơi vào tháng nào, ngày nào…rồi việc cần khởi sự là việc gì chứ không thể phán bừa như trên. Sau đây là phần luận giải chi tiết cát hung của từng trực theo từng tháng, từng ngày của ứng dụng lịch vạn niên trên xemvm.com
Ngày đang xem là ngày Trực Khai. Trực Khai là gì? “Trực” là chỉ các sao, “Khai” là “khai mở”, là mở cửa.
Luận cát hung, việc nên làm/kiêng kỵ ngày Trực Khai theo Đổng Công tuyển trạch nhật
Tháng giêng (Dần) gồm 2 tiết khí là lập xuân và Vũ Thủy. Trước lập xuân 1 ngày là tứ tuyệt, sau lập xuân tam sát tại Hướng Chính Bắc nên 3 hướng Hợi, Tý, Sửu kỵ tu tạo và động thổ. Trực Khai vào ngày Tý: Ngày Giáp Tý là ngày ngũ hành âm kỵ, kim tự chết; Ngày Nhâm Tý là “Mộc đả bảo bình” nên 2 ngày này ngày xấu. Ngày Mậu Tý, Ngày Bính Tý, ngày Canh Tý là 3 ngày hợp với người mệnh Thủy, mệnh Thổ nếu dùng thì rất tốt bởi có Hoàng la, Tử đàng, Thiên hoàng, Địa hoàng, Kim ngân, Tài khố, Trữ liên châu là các sao tốt cùng chiếu. Nếu dùng thì trong vòng 60 đến 120 ngày sẽ phát tài lộc, có quý nhân giúp đỡ, thăng chức.
Tháng 2 (Mão) gồm 2 tiết khí là Kinh Trập và Xuân Phân. Trước Xuân phân 1 ngày là Tứ Ly, sau Kinh trập tam sát tại Hướng Chính Tây nên 3 hướng Thân, Dậu, Tuất kỵ tu tạo, động thổ. Trực Khai vào ngày Sửu: đều là ngày xấu không nên sửa chữa, hôn nhân, nếu dùng vợ sản ách, bị tai nạn về nước sôi và bỏng lửa. Ngày Đinh Sửu, ngày Quý Sửu sát nhập trung cung càng đại hung, nếu dùng sẽ vướng kiện cáo, có người mất, bị tiểu nhân ám hại.
Tháng 3 (Thìn) gồm 2 tiết khí là Thanh minh và Cốc Vũ. Sau Thanh Minh tam sát tại Hướng Chính Nam nên 3 hướng Tỵ, Ngọ, Mùi kỵ tu tạo, động thổ. Trực Khai vào ngày Dần: bị Thiên tặc. Ngày Mậu Dần có Thiên xá nên giải được, có thể dùng. Ngày Nhâm Dần có Thiên đức, Nguyệt đức nhưng cũng chỉ nên mai táng và xây sinh phần, nếu dùng thì thêm bất động sản, sinh quý tử, thăng quan tiến chức. Các ngày Bính Dần, ngày Canh Dần, ngày Giáp Dần
có lục bất thành và bất hợp nên là ngày xấu không nên dùng.
Tháng 4 (Tỵ) gồm 2 tiết khí là Lập hạ và Tiểu Mãn. Trước lập hạ 1 ngày là tứ tuyệt, sau lập hạ tam sát tại Hướng Chính Đông nên 3 hướng Dần, Mão, Thìn kỵ tu tạo và động thổ. Trực Khai vào ngày Mão: ngày Tân Mão có Thiên đức, ngày Quý Mão, ngày Ất Mão có Hoàng la, Tử đàng, Thiên hoàng, Địa hoàng là các sao tốt cùng chiếu nên là ngày rất tốt cho xuất hành, hôn nhân, khai trương, nhập trạch, an táng, khởi tạo, nếu dùng được quý nhân giúp đỡ, tăng tài lộc, mọi việc hanh thông. Ngày Đinh Mão, ngày Kỷ Mão là tốt vừa, có thể dùng.
Tháng 5 (Ngọ) gồm 2 tiết khí là Mang chủng và Hạ Chí. Trước Hạ Chí 1 ngày là tứ ly, sau Mang Chủng tam sát tại Hướng Chính Bắc nên 3 hướng Hợi, Tý, Sửu kỵ tu tạo, động thổ. Trực Khai tại ngày Thìn: được Thiên thành. Ngày Bính Thìn có Nguyệt đức, Ngày Canh Thìn, ngày Nhâm Thìn có Hoàng la, Tử đàng là các sao tốt cùng chiếu nên đều là ngày rất tốt cho mọi việc, nếu dùng ngày đó thì tăng bất động sản, sinh quý tử. Duy có ngày Mậu Thìn, ngày Giáp Thìn là Sát tập trung cung nên rất xấu, không dùng được cho việc gì.
Tháng 6 (Mùi) gồm 2 tiết khí là Tiểu thử và Đại Thử. Sau Tiểu Thử tam sát ở Hướng Chính Tây nên 3 hướng Thân, Dậu, Tuất kỵ tu tạo, động thổ. Trực Khai vào ngày Tỵ: có Thiên thành, Thiên tặc, Phúc sinh. Ngày Ất Tỵ, ngày Quý Tỵ là ngày tốt vừa có thể khởi công, động thổ, nhập trạch, khai trương. Còn các ngày Đinh Tỵ, ngày Kỷ Tỵ, ngày Tân Tỵ đều phạm Nguyệt yếm nên rất xấu, không hợp với việc gì.
Tháng 7 (Thân) gồm 2 tiết khí là Lập thu và Xử Thử. Trước lập Thu một ngày là Tứ Tuyệt, Sau lập Thu tam sát ở tại Hướng Chính Nam nên 3 hướng Tỵ, Ngọ, Mùi kỵ tu tạo, động thổ. Trực Khai vào ngày Ngọ: được Hoàng sa. Ngày Nhâm Ngọ có Nguyệt đức, ngày Bính Ngọ, ngày Mậu Ngọ, là 3 ngày tốt cho họp mặt, hôn nhân, tu tạo, mai táng, khai trương, xuất hành, nhập trạch, động thổ nếu dùng trong vòng 60 đến 120 ngày có của, được phúc, được quý nhân giúp đỡ, tăng bất động sản, gia đình an khang. Ngày Giáp Ngọ là tốt vừa có thể dùng. Riêng ngày Canh Ngọ rất xấu, không hợp việc chi
Tháng 8 (Dậu) gồm 2 tiết khí là Bạch Lộ và Thu Phân. Trước thu phân 1 ngày là Tứ Ly, sau Bạch Lộ là tam sát tại Hướng Chính Đông nên 3 hướng Dần, Mão, Thìn kỵ tu tạo và động thổ. Trực Khai vào ngày Mùi: ngày Đinh Mùi, ngày Kỷ Mùi, ngày Tân Mùi, ngày Quý Mùi tốt vừa chỉ hợp an táng và các việc nhỏ. Ngày Ất Mùi đại hung không nên làm việc gì.
Tháng 9 (Tuất) gồm 2 tiết khí là Hàn Lộ và Sương Giáng. Sau Hàn Lộ tam sát tại Hướng Chính Bắc nên 3 hướng Hợi, Tý, Sửu kỵ tu tạo và động thổ. Trực Khai vào ngày Thân: bị Thiên tặc.
Ngày Mậu Thân có Thiên xá. Ngày Giáp Thân là lúc nước trong sạch, lại thêm các sao tốt Hoàng la, Tử đàng, Tụ lộc, Đới mã cùng chiếu nhưng vì là ngày Tây trầm ngũ hành không có khí, hơn nữa đương lúc cuối thu nên chỉ hợp với an táng, xây sinh phần (xây huyệt khi vẫn còn sống), chứ không nên khởi tạo, hôn nhân, nhập trạch, khai trương. Ngày Bính Thân, ngày Nhâm Thân thì tốt vừa. Riêng ngày Canh Thân là Bạch hổ nhập trung cung là ngày rất xấu, nếu dùng có thể mang họa giết người.
Tháng 10 (Hợi) gồm 2 tiết khí là Lập Đông và Tiểu Tuyết. Trước lập đông một ngày là Tứ tuyệt, sau lập đông tam sát tại Hướng Chính Tây nên 3 hướng Thân, Dậu, Tuất kỵ tu tạo, động thổ. Trực Khai vào ngày Dậu: ngày Ất Dậu có Thiên đức nên là ngày đại cát cho hôn nhân, nhập trạch, khởi tạo, khai trương, an táng, nếu dùng sẽ thêm bất động sản, tăng tài lộc. Ngày Kỷ Dậu bị cửu thổ quỷ nên xấu không hợp với việc chi. Các ngày Đinh Dậu, ngày Tân Dậu, ngày Quý Dậu là tốt vừa.
Tháng 11 (Tý) gồm 2 tiết khí là Đại Tuyết và Đông Chí. Trước Đông chí 1 ngày là Tứ ly, Sau Đại Tuyết tam sát tại Hướng Chính Nam nên 3 hướng Tỵ, Ngọ, Mùi kỵ tu tạo, động thổ. Trực Khai vào ngày Tuất: bị Vãng vong nên xấu, ngày Mậu Tuất và ngày Canh Tuất, cần dùng lúc nguy cấp thì cũng chỉ cho an táng. Ngày Bính Tuất, ngày Nhâm Tuất Sát nhập trung cung thì lại càng hung, mọi việc kỵ dùng. Riêng ngày Giáp Tuất tám phương đều sắc trắng, chư thần 24 hướng đều về chầu trời, là ngày Huyền nữ thâu tu còn gọi là Tu Du (là ngày tu bổ, làm lén do Cửu Thiên Huyền Nữ chân truyền cho Hiên Viên hoàng đế theo Thiên bảo kinh) nên ngày đó có thể dùng được.
Tháng 12 (Sửu) gồm 2 tiết khí là Tiểu Hàn và Đại Hàn. Sau Tiểu hàn tam sát tại Hướng Chính Đông nên 3 hướng Dần, Mão, Thìn kỵ tu tạo và động thổ. Trực Khai vào ngày Hợi: bị Thiên tặc, Nguyệt yếm. Ngày Ất Hợi có Văn Xương. Ngày Kỷ Hợi có Hỏa tinh, Văn Xương nên là ngày tốt cho đặt móng, hôn nhân, khai trương, nhập trạch, xuất hành. Nên dùng giờ Mậu Thìn trong ngày Ất Hợi vì tuy có phạm Thiên Tặc nhưng có Thiên Cẩu hộ thì không phải lo ngại, chỉ cần mệnh người chủ sự không khắc với ngày là được. Ngày Đinh Hợi cũng dùng được, còn ngày Tân Hợi âm khí quá nhiều, không phù hợp với dương gian. Ngày Quý Hợi là ngày cùng của lục thập hoa giáp nên cũng không thể dùng.
Luận việc nên làm, việc kiêng kỵ ngày Trực Khai theo Hiệp kỷ biện phương thư
Cuốn sách “Hiệp kỷ biện phương thư” của tác giả Mai Cốc Thành là bộ sách kinh điển về xem ngày tốt xấu (trạch nhật), một kho tàng cực kỳ quý giá của văn hóa cổ Trung Hoa. Theo Hiệp kỷ biện phương thư thì ngày Trực Khai đóng sau Kiến 2 thời. Nguyệt Kiến là vị trí chính vượng mà trước nó có 2 thời đã có sinh khí, có tượng theo vượng cho nên gọi là Thời dương (dương thần trong tháng), Sinh khí.
Ngày này nên cúng tế, cầu phúc, cầu tự, dâng sớ, dâng biểu chương, ban chiếu, ân xá, thi ân phong quan chức, ra lệnh cho công khanh, chiêu hiền, cử người chính trực, tuyên bố chính sự, làm việc thiện, giải oan uổng, chúc mừng ban thưởng, nhập học, xuất hành, lên quan nhậm chức, cầu thầy chữa bệnh, sửa chữa tu bổ thành quách, khởi công, động thổ, khai trương, đào giếng…
Ngày này kỵ: an táng, cải táng, chặt cây, đốn gỗ, săn bắt, đánh cá
Việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày Trực Khai theo Bành Tổ Kỵ Nhật
Bành Tổ (彭祖)có nơi gọi là Bành Khanh, hoặc có nơi viết ông họ Tiên tên Khanh (篯铿), tên của ông được lưu truyền trong dân gian với câu nói “Cao nhất là cột chống trời, thọ nhất trên đời là ông Bành Tổ”. Việc nên làm và việc kiêng kỵ ngày Trực Khai theo Bành Tổ Kỵ Nhật
开可求治, 针灸不祥
KHAI khả cầu trì, châm cứu bất tường
Ngày Trực KHAI mở cửa quan, chẳng nên châm cứu
Tham khảo: Sinh vào ngày Trực Khai thì long đong tứ bề, đàn ông thì vui vẻ còn đàn bà thì hay gây lộn với chồng
Xem ngày xuất hành theo Lục Diệu (Tiểu lục nhâm) – Xemvm.com
Phép xem ngày tốt xấu theo lục diệu qua 6 đốt ngón tay là một phương pháp xem ngày tốt xấu nhanh do các thuật sĩ cổ xưa tạo ra. “Lục” là 6 còn “diệu” là tinh diệu thì ý chỉ các tinh quang, tinh tú (chòm sao) trong quỹ đạo của trời đất. Phương pháp này dựa trên số 6 là số đầu của dãy số thành (6 – 7 – 8 – 9 – 10) trong Hà Đồ. Số 6 cũng là số của 6 con Giáp trong vòng giáp tý 60 năm (Giáp Tý – Giáp Tuất – Giáp Thân – Giáp Ngọ – Giáp Thìn – Giáp Dần) thường được dùng trong phép tính “Độn lục giáp”, “Độn lục nhâm” hay lục hư, lục nhâm tiểu độn…Phép xem ngày đẹp theo lục diệu còn được gọi là “Tiểu lục nhâm” là một phương pháp tính nhanh các ngày tốt xấu dựa theo quan niệm như sau: Mỗi năm có 12 tháng: 6 tháng lẻ thuộc Dương và 6 tháng chẵn thuộc Âm. Một vài nhà thuật số cho rằng “Dương” là đại diện cho những gì là tích cực, là thuận lợi, là may mắn; còn “Âm” là đại diện cho phần tiêu cực, khó khăn, điều không may.
Theo phép xem ngày lục diệu thì ngày đầu các tháng là đại diện cho tháng đó. Vì vậy ngày đầu các tháng “Dương” đều là ngày tốt còn ngày đầu các tháng “Âm” là ngày xấu. Mức độ tốt xấu được chia làm 3 mức: tốt nhất (Đại An), rất tốt (Tiểu Cát), khá tốt (Tốc Hỷ) và xấu nhất (Lưu Liên nhiều website gọi nhầm thành Lưu Niên), rất xấu (Không Vong), khá xấu (Xích Khẩu).
Ý nghĩa của ngày Xích Khẩu theo sách Thông thư
Xích Khẩu là quả bần cùng
Sinh ra khẩu thiệt bàn cùng thị phi
Chẳng thời mất của nó khi
Không thì chó cắn phân ly vợ chồng
Ý nghĩa của ngày Xích Khẩu theo sách Trạch cát thần bí
Xích khẩu giữ mồm miệng, việc quan phải đề phòng.
Vật mất phải tìm gấp, người đi có kinh hoàng.
Súc vật lắm tai quái, người ốm về Tây phương.
Lại phải phòng nguyền rủa, e rằng nhiều tai ương.
Ý nghĩa của ngày Xích Khẩu theo sách Trạch cát dân gian toàn thư
Xích khẩu chủ khẩu thiệt, quan phi thiết yêu phòng
Thất vật cấp khứ tầm, hành nhân hữu kinh hoàng
Lục xúc đa tác quái, bệnh giả xuất tây phương
Càng tu phòng chú trớ, khủng hãi nhiễm ôn dịch.
Ý nghĩa tốt xấu của ngày Xích Khẩu theo Lịch vạn niên
Xích Khẩu miệng tiếng đã đành,
Lại phòng quan sự tụng đình lôi thôi,
Mất của gấp rút tìm tòi,
Hành nhân kinh hãi dặm khơi chưa về,
Trong nhà quái khuyển, quái kê,
Bệnh hoạn coi nặng động về tây phương,
Phòng người ếm ngải vô thường,
Còn e xúc nhiệm ôn hoàng hại thân
Kết luận ý nghĩa của ngày Xích Khẩu: Ngày Xích Khẩu là ngày xấu vừa, ngày này sáng tối là hung, khoảng giữa ngày từ 9 giờ đến 15 giờ còn tạm được. Trong ngày Xích Khẩu dễ xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, dèm pha, kiện tụng, công việc khó thành. Do đó cần phải biết cẩn trọng giữ gìn lời nói. Nên hạn chế tiến hành các công việc lớn và quan trọng như cưới hỏi, ký kết hợp đồng, khai trương, động thổ, khởi công, nhập trạch, nhậm chức...Xem ngày xuất hành theo Khổng Minh (Gia Cát Lượng) – Xemvm.com
Gia Cát Lượng (181 -234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là Thừa tướng, công thần khai quốc gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam quốc (Ngô, Thục, Ngụy). Ông cũng là người chỉ huy quân sự tài ba nổi tiếng nhất thời Tam Quốc.
Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, một trong Tứ đại kỳ thư của văn học Trung Hoa thì La Quán Trung Trong đã xây dựng hình tượng của 3 tuyệt: Tuyệt nhân là Lưu Bị, tuyệt gian là Tào Tháo, tuyệt trí là Khổng Minh. Trong đó Gia Cát Lượng là biểu tượng của lòng trung nghĩa và trí tuệ anh minh, được mô tả là một vị thừa tướng tài đức song toàn với tài năng "xuất quỷ nhập thần", đoán mưu lập kế như thần. Gia Cát Lượng không những tinh thông binh pháp mà còn có năng lực dự đoán siêu thường, có thể nói là “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”. Ông tinh thông thuật xem tướng, thuật số Dịch lý, từ quan sát thiên tượng mà phán đoán được tương lai. Một dự ngôn nổi tiếng là chuẩn xác được người đời biết đến của Gia Cát Lượng là “Mã Tiền Khóa”. Xem ngày xuất hành theo Khổng Minh – Ngọa Long Tiên sinh là phép xem ngày tốt xấu nhanh.
Xem ngày tốt xấu theo Bành Tổ Kỵ Nhật (Bách Kỵ Ca) – Xemvm.com
“Nhan Hồi chết sớm vì đâu
Để ông Bành Tổ sống lâu ngót nghìn
Cam La sớm đã uy quyền
Tử Nha đầu bạc mới nên tướng tài...”
Bành Tổ (彭祖) có nơi gọi là Bành Khanh, hoặc có nơi viết ông họ Tiên tên Khanh (篯铿), tên của ông được lưu truyền trong dân gian với câu nói “Cao nhất là cột chống trời, thọ nhất trên đời là ông Bành Tổ”. Việc Ông Bành Tổ có thực sự đưa ra một số ngày kiêng kỵ đối với những công việc khác nhau hay là do các thuật sỹ đời sau sáng tạo ra đến nay vẫn còn tranh cãi về tính xác thực vì thời Bành Tổ sống chưa có lịch can chi? Chỉ biết các sách trạch cát, xem ngày tốt xấu vẫn gọi là “Bách kị ca” (百忌謌) hoặc Bành Tổ Kỵ Nhật hay Bành Tổ Bách Kỵ. Tôi vẫn xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo hệ thống những việc kiêng kỵ theo ngày Bành Tổ Bách Kỵ, tin hay không là tùy độc giả. Ngoài ra có rất nhiều việc kiêng kỵ không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại bây giờ.
丁不剃头, 头主生疮
Đinh bất thế đầu, đầu chủ sinh sang
Ngày Đinh không nên cắt tóc, cạo đầu vì dễ bị mọc mụn nhọt ở đầu
酉不会客, 宾主有伤
Dậu bất hội khách, tân chủ hữu thương
Ngày Dậu không nên hội họp tiếp khách tại nhà để tránh tổn thương cho chủ nhà
Xem ngày tốt xấu theo Ngọc Hạp Thông Thư – Xemvm.com
“Ngọc hạp” có nghĩa là cái hộp, cái tráp bằng ngọc quý giá. “Thông thư” nghĩa là cuốn sách khi đọc, học tập có thể làm cho trí tuệ thông thái, mẫn tiệp, sáng suốt. Do đó Ngọc hạp thông thư là cuốn sách giúp cho tư tưởng, trí tuệ con người được thông tuệ, sáng suốt được cất trong một chiếc hộp ngọc quý.
Hứa Chân Quân đời nhà Tấn được vua Tống sắc phong là Thần Công Diệu Tế Chân Quân. Cuốn sách "Ngọc Hạp Thông Thư" của Hứa Chân Quân do Dương Kim Quốc, Lưu Bảo Đồng hiệu đính là một cuốn sách tổng hợp về thuật trạch cát kỳ môn độn giáp, tử vi, mệnh lý tứ trụ. Do phần mềm lịch vạn sự của xemvm.com đã tách riêng mục xem ngày theo Hoàng Đạo, Hắc Đạo, xem ngày theo Cửu Tinh nên các sao Hoàng Đạo, Hắc Đạo, sao Cửu Tinh chúng tôi không đưa vào mục Ngọc Hạp Thông Thư này nữa để tránh trùng lặp vì vậy sẽ có sự khác biệt với ứng dụng lịch vạn sự ở các website khác.
Mặt khác thuật toán lịch vạn niên của chúng tôi được lập trình theo sách cổ như Tổng yếu lịch, Lịch lệ, Thiên bảo lịch, Quảng Thánh Lịch, Khảo Nguyên, Tào chấn khuê, Hiệp kỷ biện phương thư là bộ sách kinh điển về trạch nhật, một kho tàng cực kỳ quý giá của văn hóa cổ Trung Hoa. Chính vì vậy nên có một số sao như Ngũ Hợp, Thổ Phủ (Thổ Phù), Thiên Tặc, Địa Tặc, Tứ Thời Đại Mộ (Ngũ Mộ), Hỏa Tinh… có cách tính khác với các phần mềm lịch vạn niên ở các website khác do họ dùng cuốn lịch vạn niên bị nhầm lẫn sai xót trong quá trình dịch thuật từ sách Trung Quốc. Ngoài ra có rất nhiều sao và ngày có trong sách cổ như Thượng Sóc, Tứ Tương, Mẫu Thương, Phúc Hậu, Thủ Nhật, Dân Nhật, Thời Đức, Đại Hao, Kiếp sát…nhưng lại không thấy liệt kê trong Ngọc hạp thông thư cũng là một thiếu sót lớn của các ứng dụng lịch vạn niên hiện nay đã được chúng tôi bổ sung vào phần mềm lịch vạn sự trên xemvm.com
Mặt khác hiện nay có hàng trăm website, ứng dụng (app) lịch vạn niên, xem ngày tốt xấu cho kết quả trái ngược nhau ở mục xem ngày theo ngọc hạp thông thư khiến độc giả không biết đâu mà lần. Các sai sót, khác biệt giữa các phần mềm lịch vạn sự đã được tôi giải thích rất rõ và kỹ ở bài viết “Các sai sót trong mục xem ngày theo ngọc hạp thông thư của phần mềm lịch vạn niên”.
Thực tế phàm mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ đều có cát thần và hung sát lẫn lộn (có nhiều sao tốt và sao xấu cùng chiếu đến), do đó phải căn cứ tương quan lực lượng giữa cát thần và hung thần mà quyết định việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày được chọn chứ không phải thấy sao xấu là sợ là không dùng thế thì một năm có được bao ngày tốt đâu? Trong trường hợp vẫn phải tiến hành các công việc vào ngày xấu thì phải chọn giờ tốt để khởi sự và chọn hướng tốt để đi. Ngoài ra thì nên mời các vị cao tăng, đại đức đến nhà làm lễ siêu độ, hóa giải điều hung họa, cầu phúc đức mang lại bình an, hạnh phúc cho gia đình.
Còn một cách nữa là gia chủ cần nhờ thầy có trình độ hướng dẫn cách hóa giải ngày xấu bằng cách chế sát hoặc hóa sát.
Chế sát là căn cứ vào ngũ hành của hung sát mà lấy cái tương khắc với nó chế đi, ví dụ sát thuộc Kim (Canh, Dậu, Tân) thì lấy Hỏa (ngày Bính) chế đi nếu được cả năm, tháng, ngày, giờ đều là Bính thì càng đẹp vì khi đó Kim sát sẽ bị Hỏa thần khắc chế. Như vậy việc chế sát giống như lấy sức khuất phục người, chẳng may lực không thể thắng được thì càng thổi bùng ngọn lửa hung ác đó ra → cái hại sẽ càng lớn
Còn hóa sát là căn cứ vào ngũ hành của hung sát mà lấy chỗ tương sinh, tương thân với nó hóa đi, ví dụ: sát thuộc Mộc khắc Thổ thì dùng Hỏa cục khiến cho Mộc sinh Hỏa, Hỏa lại sinh Thổ thì tham sinh mà quên khắc → hung sát hóa thành cát diệu là do người am hiểu tính chất của nó → giống như lấy Đức mà cảm phục người, biến đổi cái tâm ý hung ác thành lương thiện.
Sau đây là phần luận giải chi tiết nguồn gốc, cách tính, ý nghĩa, việc nên làm, việc kiêng kỵ ngày đang xem theo các sao trong ngọc hạp thông thư.
Ngày Mẫu Thương là ngày gì? Cùng tìm hiểu ngày Mẫu Thương theo sách xem ngày (trạch nhật).
“Thiên bảo lịch” nói rằng: Mẫu thương là chỗ sinh của ngũ hành đương vượng. Như gặp sau Thổ vượng thì đó là Tỵ Ngọ. Ngày này nên dưỡng dục gia súc, trồng trọt, cấy trồng.
“Lịch lệ” nói rằng: Mùa Xuân: Hợi Tý, mùa Hạ: Dần, Mão; mùa Thu: Thìn Tuất Sửu Mùi, Mùa Đông: Thân Dậu
“Tào chấn khuê” nói rằng: sinh ra ta là mẫu (mẹ), chất trữ là thương (kho), vì vậy lấy tên như thế, đều là ngũ hành đương mùa sinh.
“Khảo nguyên” nói rằng: Xuân thuộc Mộc, Thủy sinh ra vì vậy lấy Hợi Tý là Mẫu thương, tương tự các mùa khác. Xét mẫu thương là thời cát cho các việc trồng trọt, chăn nuôi, nạp tài
Độc giả có thể xem luận giải chi tiết hơn về ngày Mẫu Thương ở bài viết “Khám phá ngày Mẫu thương - ngày tốt cho cầu tài lộc, khai trương”
Kết luận: Ngày Mẫu thương là ngày đẹp cho cầu tài lộc, khai trương: cửa hàng, công ty, chi nhánh, ra mắt sản phẩm mới, lễ khánh thành, lễ nghiệm thu và bàn giao, lễ hợp long, lễ hạ thủy tàu, lễ khai quang.
Do Mẫu thương là ngày đại cát nên không kỵ việc gì.Ngày Dương Công Kỵ là ngày gì? Cùng tìm hiểu ngày Dương Công Kỵ theo sách xem ngày (trạch nhật). Trước hết ta đi tìm hiểu về truyền thuyết ngày Dương công kỵ hay còn gọi là Dương công kỵ nhật. Tương truyền rằng ngày này do Ông Dương Quân Tùng sống vào cuối đời nhà Đường khám phá ra tuy nhiên không có giải thích tại sao là xấu? xấu do xung khắc can chi hay do ngũ hành hay do sao chiếu… khiến cho người đời khó mà tin được.
Chính vì vậy mà rất nhiều học giả đời sau tìm cách giải thích về ngày này. Cụ thể theo "Hiệp kỷ biện phương thư" nói rằng: Ngày Dương công kỵ nhật này khởi lệ của nó chính là ngày Thất hỏa trư. Từ phương pháp của nó đặt ra mà suy luận là Nguyên Đán khởi tú Giác, dựa theo thứ tự hai mươi tám tú thuận số, phàm ngày nào tú Thất trực, tức là Dương công kỵ. Bất luận tháng đủ, tháng thiếu 28 ngày là một vòng, mỗi tháng thoái ngược lại hai ngày. Cho nên tháng Giêng ngày 13, tháng 2 ngày 11, cuối cùng tháng chạp là ngày 19, cộng thành 13 ngày tất cả. Nhưng theo khởi lệ của nó, ngày Nguyên Đán khởi tú Giác. Năm sau khởi theo cách khác thì không phải là tú Giác. Mà còn nếu quả như tháng Giêng thiếu, thì ngày 9 tháng ba là tú Hư làm sao có thể khiên cưỡng nói là tú Thất? Hơn nữa cổ nhân còn xem dinh Thất đóng ở giữa mà khởi công cũng chưa chắc lấy tú Thất là kỵ. Còn nếu lấy nó là Hỏa thì Vĩ, Chủy, Dực cũng là Hỏa thì tại sao lại chỉ kỵ tú Thất. Nếu lấy là trư (lợn) thì tinh tú là tượng trưng cho cung, không phải tượng cho hình, tại sao lại có thể chỉ là con lợn thực nhỉ? Phép của loại thuyết đó, đại khái giống như ngày Mật, xuất ra từ Tây Vực. Dân Tây Vực ghét bỏ lợn nên tú Thất tượng trưng cho lợn cũng bị ghét theo. Còn dân mình thích ăn thịt lợn thì cần gì phải kiêng ngày này?
Độc giả có thể xem luận giải chi tiết hơn về ngày Dương Công Kỵ ở bài viết “Phá giải mê tín quanh việc kiêng kỵ Ngày Dương công kỵ nhật một cách vô căn cứ”
Ngày Sinh Khí là ngày gì? Cùng tìm hiểu ngày Sinh Khí theo sách xem ngày (trạch nhật). Ngày Sinh Khí còn có tên là Thời Dương và trùng với trực Khai.
“Tổng yếu lịch” nói rằng: Thời Dương là dương thần trong tháng, trực vào ngày nào nên định việc hôn nhân, mở yến tiệc.
“Lịch lệ” nói rằng: Thời Dương thường đóng sau Nguyệt Kiến 2 thời
“Tào chấn khuê” nói rằng: Thời Dương là thần nắm dương khí trong tháng, tượng là cha, là chồng. Vì vậy dương là chủ sự, uy nghi chính trực, có lễ nghĩa nghi dung. Vì thế ngày này nên định việc hôn nhân, mở yến tiệc.
“Ngũ hành luận” nói rằng: sinh khí là cực phú chi thần, ngày này nên tu đắp thành lũy, mở đường, làm cừ, khởi công sửa dinh, trồng cấy
Hiệp kỷ biện phương thư luận rằng: Ngày Khai đóng sau Nguyệt Kiến 2 thời. Nguyệt kiến là vị trí chính vượng, mà trước đó 2 thời đã có sinh khí, có tượng theo vượng cho nên lại gọi là thời dương, sinh khí. Ngày này nên tế lễ, mở yến tiệc, khởi công, động thổ, lên quan, nhậm chức, xuất hành, khai trương, tu tạo, nạp súc vật, trồng cấy
“Thông thư” nói rằng ngày Sinh Khí tốt cho mọi việc, nhất là tu tạo, động thổ, trồng cây
Độc giả có thể xem luận giải chi tiết hơn về ngày Sinh Khí ở bài viết “Tìm hiểu ngày Sinh Khí (Thời Dương) - ngày tốt cho cưới hỏi, ký hợp đồng”
Kết luận: Ngày Sinh Khí (Thời Dương) là ngày đẹp cưới hỏi, mai mối, dạm ngõ, ăn hỏi (đính hôn), lại mặt, đăng ký kết hôn; ngày tốt ký hợp đồng, giao dịch mua bán; ngày tốt khai trương cửa hàng, công ty, chi nhánh, ra mắt sản phẩm mới, lễ khánh thành, lễ nghiệm thu và bàn giao, lễ hợp long, lễ hạ thủy tàu, lễ khai quang
Ngày Sinh Khí chỉ kỵ các việc an táng, cải táng, chặt cây, đốn gỗ, săn bắt, đánh cá.
Ngày Thánh Tâm là ngày gì? Cùng tìm hiểu ngày Thánh Tâm theo sách xem ngày (trạch nhật).
“Khu yếu lịch” nói rằng: Thánh Tâm là phúc thần trong tháng, ngày đó nên dâng biểu chương, làm ân trạch, mưu cầu trăm việc
“Lịch lệ” nói rằng: Thánh tâm tháng giêng ngày Hợi, tháng 2 ngày Tỵ, tháng 3 ngày Tý, tháng 4 ngày Ngọ, tháng 5 ngày Sửu, tháng 6 ngày Mùi, tháng 7 ngày Dần, tháng 8 ngày Thân, tháng 9 ngày Mão, tháng 10 ngày Dậu, tháng 11 ngày Thìn, tháng 12 ngày Tuất
“Tào chấn khuê” nói rằng: Khó nhọc mà không dám yên, tâm của Thánh nhân vậy. Đại để tháng thời dương thuận theo lý vị trí của dương quái, tháng thời âm thuận theo lý vị trí của âm quái. Tháng sơ Dần khởi ở cung Càn Hợi là thuận theo đạo trời.
“Khảo nguyên” nói rằng: Tháng giêng, 3, 5, 7, 9, 11 là tháng dương kiến vì thế theo từ Hợi đến Thìn, phối với Càn Khảm Cấn Chấn bốn dương quái. 2, 4, 6, 8, 10, 12 là tháng âm kiến, vì thế theo từ Tỵ đến Tuất, phối với 4 âm quái là Tốn Ly Khôn Đoài.
Độc giả có thể xem luận giải chi tiết hơn về ngày Thánh Tâm ở bài viết “Luận bàn về ngày Thánh Tâm - ngày tốt cho tế lễ, cầu phúc”
Ngày Sát Chủ Âm là ngày gì? Sát chủ là từ Hán việt được ghép bởi 2 từ Sát và Chủ, trong đó:
Sát có nghĩa là sát phạt, chém giết, gây thương tích, tổn hại, hình khắc, ảnh hưởng xấu về sức khỏe. Ví dụ: sát hại = Giết chết, sát nhân = Giết người, sát sinh = Giết hại động vật... Do đó Sát là có hại, là không tốt.
Chủ có nghĩa là chủ của hành động, sự việc hoặc tài sản ví dụ như chủ nhân, ông chủ, gia chủ, chủ doanh nghiệp, chủ phương tiện…
Như vậy Sát Chủ là có hại tới người chủ (sự). Vì vậy ngày Sát chủ mang ý nghĩa là ngày gây hại cho đối tượng (chủ thể) sử dụng ngày đó, khiến cho họ gặp nhiều bất lợi, ảnh hưởng về sức khỏe, có thể bị hao tài tốn của, đau yếu, bệnh tật, tai nạn, rủi ro...
Giêng Rắn, Hai Chuột, Ba Dê nằm
Bốn Mèo, Sáu Chó, Khỉ tháng năm
Tám Trâu, Chín Ngựa, Bảy Heo
Mười Gà, Một Cọp, đuổi theo Chạp
Tháng nào cũng có ngày dông
Ấy là sát chủ, cầu mong Phật trừ
Độc giả có thể xem luận giải chi tiết hơn về ngày Sát Chủ Âm ở bài viết “Ngày Sát chủ âm kiêng kỵ nhất việc gì và cách hóa giải ngày sát chủ”
Ngày Nguyệt kỵ là ngày gì? Có rất nhiều thuyết về ngày này. Cụ thể:
Theo "Dân gian": "Mồng năm, mười bốn, hai ba. Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì", "Mồng năm, mười bốn, hai ba. Đi chơi còn thiệt nữa là đi buôn" → dân gian coi các ngày này là "nửa đời, nửa đoạn" vì 0+5 = 1+4 = 2+3 = 5. Số 5 là cung ngũ trong Hà Đồ, ngũ là tượng cho quân, cho nên dân thường không dám dùng. Lại có người giải thích rằng ngày xưa vua chúa chọn ngày Nguyệt kỵ để du ngoạn nên có binh lính đi theo dẹp đường. Những nơi đi qua thì dân chúng phải cúi rạp xuống không được nhìn mặt vua, nên nếu có việc ra ngoài lỡ gặp phải vua thì mất thời gian → Ngày tốt của vua và xấu đối với dân → không cần kiêng kỵ.
"Khảo Nguyên" nói rằng: Thứ tự của cửu tinh là 1 – Tham Lang, 2 – Cự Môn, 3 – Lộc Tồn, 4 – Văn Khúc, 5 – Liêm Trinh (Ngũ Hoàng), 6 – Vũ Khúc, 7 – Phá Quân, 8 – Tả Phù, 9 – Hữu Bật. Trong số 5 ứng với sao Ngũ hoàng là sao xấu nhất, bay tới đâu mang họa tới đó. Từ mùng 5 đến 14, từ 14 đến 23 cách nhau 9 ngày, đời không dám dùng vì thế kỵ. Ngày 5/5 (Ngũ hoàng thổ) là ngày xấu nhất (Nen nét như rắn mùng 5).
Ngọc Hạp Chánh Tông viết rằng: Mùng 5, 14, 23 cả năm cả tháng đều ở nhân gian
Tự cổ đến nay lưu văn tự, miệng truyền khắp chốn chẳng thể sai
Vô sự dạo chơi khắp non sông. Lý Nhan nhập trạch tang tam lang
Ngày năm phạm vào gia trưởng tử, mười bốn ngày này thân tự lo
Đi thuyền rớt sông lại kiện tụng, đều bởi gặp phải ngày hai ba
Theo "Thông thư": mỗi tháng ngày mùng 1 khởi Nhất Bạch thủy nhập trung cung, cùng với Tham Lang mộc phối với nhau, thủy mộc tương sinh vậy. Ngày mùng 2 Nhị Hắc thổ cùng với Cự Môn tương phối, tị hòa vậy. Ngày mùng 3 Tam Bích mộc, có thể chế Lộc Tồn thổ vậy. Ngày mùng 4 Tứ Lục mộc cùng với Văn Khúc thủy tương sinh. Ngày mùng 5 Ngũ Hoàng thổ phối với Liêm Trinh hỏa, hỏa gia vào thổ của trung cung, hỏa sinh thổ vượng, hỏa tối tăm, thổ mai một mà thôi. Mùng 10, 19 lại khởi sinh Nhất Bạch, Tham Lang đến 14, 23 Ngũ Hoàng, Liêm Trinh lại trực. Cổ nhân nói muốn kỵ ngày ấy, nếu có cát tinh vẫn có thể dùng.
"Lịch lệ" nói rằng: Ngày nguyệt kỵ chỉ chú các việc cúng tế, tắm gội, yến hội, sửa dung mạo, cầu thầy chữa bệnh, tu bổ tường, quét dọn nhà cửa, sửa sang tường bao, đường xá, phá nhà, phá tường. Các việc còn lại không thấy ghi.
Độc giả có thể xem luận giải chi tiết hơn về ngày Nguyệt Kỵ ở bài viết “Tìm hiểu ngày Nguyệt kỵ là ngày gì và có cần kiêng kỵ hay không?”Xem hướng xuất hành – Xemvm.com
Xuất hành là ra đi khỏi nhà mình đang ở, đi đến một nơi khác để thực hiện các việc quan trọng như xuất hành đi du lịch, xuất hành đi du học, xuất hành đi nhậm chức, xuất hành đi đón dâu…chứ không chỉ đơn thuần là xuất hành đầu năm nhằm mong muốn đem lại may mắn cả năm như nhiều website viết.
Hướng xuất hành được hiểu là phương hướng tính từ nơi bạn xuất phát tới địa điểm đích mà bạn muốn tới. Có hai hướng tốt là Hướng Tài Thần (đem lại tài lộc, giàu có) và Hướng Hỷ Thần (đem lại điều tốt đẹp, may mắn). Cần tránh hướng xấu là Hướng Hạc Thần đem đến tai ương, hung họa.
Hướng xuất hành khá là quan trọng, nhất là trong trường hợp không chọn được ngày tốt thì chọn hướng tốt xuất hành sẽ làm giảm phần nào ảnh hưởng của ngày xấu. Hướng xuất hành sẽ được xác định như sau: Bạn đứng ở giữa nhà. Hướng la bàn về phía cửa chính. Sau đó xác định hướng tốt đã chọn trên la bàn. Và cuối cùng là đi đến một địa điểm nằm ở hướng tốt đó. Để xem qui luật tính hướng Hỷ thần, Tài thần và Hạc thần theo ngày can chi mời độc giả xem thêm ở bài viết “Hướng dẫn chọn hướng xuất hành đúng đem lại may mắn, tài lộc - Quy Luật tính Hạc Thần, Hỷ Thần, Tài Thần”
Xem giờ xuất hành theo Lý Thuần Phong tiên sinh – Xemvm.com
Lý Thuần Phong là Quan Tư Thiên Giám (Thái sử lệnh) của triều đại nhà Đường. Ông rất nổi tiếng khi để lại “Thôi Bối Đồ” được coi là đệ nhất kỳ thư của Trung Quốc khi dự đoán được sự thay đổi của các triều đại một cách chính xác không kém “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng.
Theo Lý Thuần Phong, giờ để xuất hành được chia thành 6 khung giờ tốt xấu như sau:
Giờ Đại An là giờ tốt: Mọi việc đều tốt lành, cầu tài đi hướng Tây Nam. Nhà cửa yên lành. Người xuất hành đều bình yên.
Giờ Tốc Hỷ là giờ tốt: Tin vui sắp tới, cầu tài đi hướng Nam. Đi việc gặp gỡ các quan gặp nhiều may mắn, chăn nuôi đều thuận, người đi có tin về. Thầy Uri bình giải thêm: Ngày nay Quan (lại) chính là các cơ quan nhà nước. Ngày xưa liên lạc khó khăn nên người đi xa (làm ăn, thi cử, kiện cáo…) mà có tin báo về (bình yên) là rất vui mừng → tốt
Giờ Lưu Liên là giờ xấu: Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt. Kiện cáo nên hoãn lại. Người đi nên phòng ngừa cãi cọ. Thầy Uri bình giải thêm: Nếu có việc bắt buộc phải đi thì dù gặp chuyện gì cũng nên bình tĩnh, nên giữ miệng, tránh nóng giận mà rước phiền phức, cãi cọ vào thân.
Giờ Xích Khẩu là giờ xấu: Hay cãi cọ gây chuyện, đói kém phải phòng. Phòng ngừa người nguyền rủa, tránh lây bệnh. Thầy Uri bình giải thêm: Thời xưa kinh tế chưa phát triển nên rất đói, đi xa dọc đường không nhiều quán ăn như bây giờ nhất là đi xa. Nếu phải đi thi dù gặp chuyện gì cũng nên bình tĩnh, nên giữ miệng, tránh nóng giận mà rước phiền phức, cãi cọ vào thân.
Giờ Tiểu Các là giờ tốt: Rất tốt lành. Xuất hành gặp may mắn, buôn bán có lợi, phụ nữ có tin mừng, người đi sắp về nhà. Mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khoẻ.
Giờ Tuyệt Lộ là giờ xấu: Cầu tài không có lợi hay bị trái ý, ra đi hay gặp nạn, việc quan phải nịnh, gặp ma quỷ phải cúng lễ mới qua. Thầy Uri bình giải thêm: Việc quan phải nịnh tức là hối lộ (mất tiền) nên xấu. Nếu đi đường gặp những chỗ hiểm trở hoặc dễ xảy ra tai nạn (leo núi, đi phà, đi đò...) thì phải làm lễ cúng (thần linh, hà mã…) trước khi qua để xin bình an nếu không dễ xảy ra tai nạn.
Độc giả tìm hiểu sâu hơn ở bài viết “Hướng dẫn tính giờ tốt xuất hành theo Lý Thuần Phong chuẩn nhất”
Chọn giờ tốt xuất hành theo Quỷ Cốc Tử – Xemvm.com
Quỷ Cốc Tử (鬼谷子) tên thật là Vương Hủ, còn gọi là Vương Thiền, Vương Lợi , Vương Thông, đạo hiệu Huyền Vi Tử. Do ông ẩn cư tại Quỷ Cốc nên người đời thường gọi ông là Quỷ Cốc tiên sinh, Vương Thiền lão tổ. Ông là nhân vật lịch sử Trung Hoa cổ đại, sinh vào khoảng cuối thời Xuân Thu, đầu đời Chiến Quốc. Dân gian có truyền thuyết Quỷ Cốc Tử là ông tổ của các thuật tướng số, phong thủy, bói toán, tinh đẩu. Trong đạo giáo tôn hiệu của Quỷ Cốc Tử là Huyền Đô tiên trưởng. Ông sáng lập ra các phái Âm Dương gia, Tung Hoành gia, Chính Trị gia, Du Thuyết gia.
Ông thu nạp rất nhiều đệ tử, trong đó có 4 học trò nổi tiếng nhất là: Tôn Tẫn (người nước Tề); Bàng Quyên, Trương Nghi (người nước Ngụy); và Tô Tần (người Lạc Dương). Tôn Tẫn và Bàng Quyên kết làm anh em cùng học binh pháp; Trương Nghi và Tô Tần kết làm anh em cùng học du thuyết. Tất cả đều là những nhân vật có ảnh hưởng to lớn tới lịch sử Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc.
12 Quẻ tương truyền do Quỷ Cốc Tử định ra có ngũ hành và ý nghĩa như sau:
Quẻ số 1: Quẻ Câu Trần có ngũ hành Thổ là quẻ xấu vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:
Gặp kẻ gian tà trộm cắp
Cầu việc không thành
Hôn nhân trục trặc
Tìm người không thấy
Bệnh đau thêm nặng
Quẻ số 2: Quẻ Đằng Xà có ngũ hành Thổ là quẻ xấu vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:
Ra đi gặp việc không hay
Cầu danh không thành
Cầu lợi không được
Hôn nhân không hợp
Tìm người không thấy
Bệnh đau thêm nặng
Quẻ số 3: Quẻ Chu Tước có ngũ hành Hỏa là quẻ xấu vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:
Ra đi vô cùng gian lao vất vả
Dù có gặp may mắn, sau cũng uổng công phí sức
Cầu tài không được
Hôn nhân bất thành
Tìm người không thấy
Bệnh càng nặng hơn
Quẻ số 4: Quẻ Bạch Hổ có ngũ hành Kim là quẻ xấu vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:
Ra đi không gặp may
Cầu danh, cầu tài không được
Hôn nhân không hợp
Tìm người không thấy
Bệnh đau thêm nặng
Quẻ số 5: Quẻ Thái Thường có ngũ hành Thổ là quẻ tốt vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:
Ra đi gặp việc vui vẻ
Việc công danh dễ thành
Cầu tài được lộc
Hôn nhân hòa hợp
Nhà cửa bình an
Tìm người, thấy ngay
Người ốm đỡ bệnh
Quẻ số 6: Quẻ Thái Âm có ngũ hành Kim là quẻ tốt vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:
Ra đi được lợi, gặp xấu thành tốt
Việc công danh thuận lợi
Hôn nhân tốt lành, làm ăn có lợi
Có bệnh không lo
Tìm người, người về
Nhà cửa bình yên
Quẻ số 7: Quẻ Thiên Không có ngũ hành Hỏa là quẻ xấu vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:
Ra đi đại hung,
Việc công danh không xong
Cầu tài không được
Hôn nhân không thành
Tìm người không thấy
Bệnh càng đau nặng
Quẻ số 8: quẻ Huyền Vũ có ngũ hành Thủy là quẻ xấu vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:
Ra đi rất xấu
Muôn việc không thành
Cầu tài không được
Hôn nhân không xong
Tìm người không thấy
Bệnh nặng không khỏi
Quẻ số 9: Quẻ Thiên Hậu có ngũ hành Thủy là quẻ tốt vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:
Ra đi được ăn uống
Gặp quý nhân giúp đỡ, Mọi việc đều thành
Cầu tài được lộc
Hôn nhân hòa hợp
Tìm người, người về
Bệnh đỡ từ từ
Quẻ số 10: Quẻ Quý Nhân có ngũ hành Thổ là quẻ tốt vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:
Ra đi được ăn uống
Gặp quý nhân giúp đỡ,
Cầu tài được lộc
Hôn nhân tốt đẹp
Tìm người, người về
Người ốm đỡ bệnh
Quẻ số 11: Quẻ Thanh Long có ngũ hành Mộc là quẻ tốt vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:
Ra đi được ăn uống
Mọi việc thành công
Cầu tài có lộc
Cầu danh được lên chức
Tìm người, người về
Người ốm đỡ bệnh
Quẻ số 12: Quẻ Lục Hợp có ngũ hành Mộc là quẻ tốt vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:
Ra đi có lợi, mọi việc thuận lợi
Hôn nhân đắc ý
Cầu tài có lộc
Cầu danh lên chức
Duy chỉ có việc ốm đau, kiện cáo là xấu
Luận giải ý nghĩa và ứng dụng lịch tiết khí – Xemvm.com
Trong các nền văn minh phương đông cổ đại xa xưa người ta quan sát thiên văn và thời tiết từ đó lập ra lịch dựa trên 24 tiết khí dùng để xác định mùa, hỗ trợ cho việc trồng trọt. Nếu như ta chia mặt phẳng không gian thành 360 độ, thì 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15° được gọi là tiết khí. Đó là các điểm kinh độ: 15 độ (Tiết Thanh Minh), 30 độ (Tiết Cốc Vũ), 45 độ (Tiết Lập Hạ), 60 độ (Tiết Tiểu Mãn), 75 độ (Tiết Mang Chủng), 90 độ (Tiết Hạ Chí), 105 độ (Tiết Tiểu Thử), 120 độ (Tiết Đại Thử), 135 độ (Tiết Lập Thu), 150 độ (Tiết Xử Thử), 165 độ (Tiết Bạch Lộ), 180 độ (Tiết Thu Phân), 195 độ (Tiết Hàn Lộ), 210 độ (Tiết Sương Giáng), 225 độ (Tiết Lập Đông), 240 độ (Tiết Tiểu Tuyết), 255 độ (Tiết Đại Tuyết), 270 độ (Tiết Đông Chí), 285 độ (Tiết Tiểu Hàn), 300 độ (Tiết Đại Hàn), 315 độ (Tiết Lập Xuân), 330 độ (Tiết Vũ Thủy), 345 độ (Tiết Kinh Trập), 360 độ (0 độ - Tiết Xuân Phân).
Lịch tiết khí vừa gắn tháng với tuần trăng, vừa gắn năm với thời tiết nên nó phản ánh đúng trạng thái thời tiết, khí hậu nên được ứng dụng rất rộng rãi trong phong thủy và đời sống. Cụ thể:
Lịch tiết khí dự đoán về diễn biến của thời tiết nên có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, nó là cơ sở cho việc chỉ đạo sản xuất, canh tác theo thời tiết mỗi mùa của người nông dân như vụ xuân thường được gieo trồng vào tiết vũ thủy, tiết kinh trập cần lưu ý phòng trừ sâu bệnh, tiết mang chủng cần phải thu hoạch mùa màng.
Lịch tiết khí cũng giúp ích cho ngành chăn nuôi giúp việc phòng tránh dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản…
Và đặc biệt lịch tiết khí cực kỳ quan trọng trong việc xác định lá số tứ trụ, độ vượng suy ngũ hành trong các bộ môn phong thủy và dự đoán học như: tứ trụ, bát tự, hà lạc, Hà Đồ Lạc Thư, Quỷ Cốc toàn mệnh, lục hào… hoặc vượng suy quẻ dịch (quẻ thể, quẻ dụng) theo học thuyết quái khí trong chiêm bói dịch, Mai hoa dịch số…. Xem thêm bài viết “Xác định vượng suy ngũ hành và lá số tứ trụ theo lịch tiết khí”
Theo thời tiết và tập quán của dân tộc Việt Nam thì một năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa có 3 tháng. Cụ thể:
Tuy nhiên theo Học Thuyết quái khí dùng “Quái” của “Chu dịch” phối ghép đối với khí hậu của bốn mùa để xác định mùa vượng của bát quái và ngũ hành theo 4 mùa lại hơi khác một chút như sau:
Học Thuyết Quái Khí - Bảng vượng suy ngũ hành theo 4 mùa | ||||||
Mùa | Tháng | Vượng | Tướng | Hưu | Tù | Tử |
Xuân | 1, 2 | Mộc | Hỏa | Thủy | Kim | Thổ |
Hạ | 4, 5 | Hỏa | Thổ | Mộc | Thủy | Kim |
Thu | 7, 8 | Kim | Thủy | Thổ | Hỏa | Mộc |
Đông | 10, 11 | Thủy | Mộc | Kim | Thổ | Hỏa |
Tứ Quý | 3, 6, 9, 12 | Thổ | Kim | Hỏa | Mộc | Thủy |
Tiết Đại Tuyết (大雪) là tiết khí thứ 21 trong 24 tiết khí. Vào ngày Đại Tuyết thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 255 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 255°). "Đại" là to lớn, mật độ cao, số lượng nhiều còn "Tuyết" là tuyết trắng, tuyết rơi. Do đó Đại Tuyết là tiết khí có mưa tuyết lớn, diễn ra thường xuyên và mật độ tuyết bao phủ dày đặc. Mỗi năm tiết Đại Tuyết thường bắt đầu từ ngày 7 hoặc 8 tháng 12 và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 tháng 12 Dương lịch.
1. Đặc điểm thời tiết trong tiết Đại Tuyết
Tiết Đại Tuyết là một trong 7 tiết khí biểu thị cho sự liên quan đến mưa, nước gồm Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết. Tại ngày đầu tiên của tiết Đại Tuyết Mặt trời ở vị trí xích kinh 255 độ. Nửa cầu Bắc nhận được ít nhiệt độ và ánh sáng, thời gian chiếu sáng cũng ngắn. Mặt khác do hoạt động mạnh mẽ của khối không khí lục địa nên nửa cầu Bắc nhiệt độ xuống rất thấp, thời gian nhiệt độ xuống dưới 0 độ diễn ra đều đặn, thường xuyên. Tuyết rơi ở nhiều khu vực vĩ độ cao, hiện tượng này diễn ra thường xuyên và lượng tuyết bao phủ ngày một thêm dày, nhiều dòng sông bị đóng băng, buổi sáng sớm thức dậy hay đêm khuya thời tiết rét buốt khó chịu vô cùng.
Khi tiết Đại Tuyết tới thì cũng là lúc mà các loài thực vật chuyển sang trạng thái tiềm ẩn gần như ngưng mọi hoạt động ở mức độ thấp nhất, chúng sử dụng nguồn nước và chất dinh dương đã tích lũy trong thời gian trước đó, đợi chờ sang mùa xuân mới có thể đâm chồi, nảy lộc. Thời tiết tuyết rơi ảnh hưởng lớn tới mùa màng, gây hại cho các loài cây trồng, hoa màu, cây ăn quả…như táp lá, vàng lá và chết. Vì vậy bà con nông dân cần lưu ý.
Nhiều loài động vật trú đông chúng trốn tránh trong các hang sâu, kẽ đá, hoạt động của chúng hạn chế tối đa, chỉ hô hấp để tiết kiệm năng lượng dự trữ để sống qua mùa đông. Nhiều loài cá nuôi trong các ao hồ có thể chết vì giá lạnh, trâu bò, gia súc, gia cầm đứng trước nguy cơ bệnh dịch chết hàng loạt, gây thiệt hại nghiêm trọng rất cao cho ngành chăn nuôi.
2. Luận về Vượng – Tướng – Hưu – Tù – Tử của ngũ hành trong tiết Đại Tuyết
Tiết Đại Tuyết là tiết khí thuộc tháng 11 (Tý) là tiết khí của mùa đông là mùa Thủy Vượng. Mùa đông thuộc Thủy, Kim sinh Thủy mà Thủy là nước; nước tạo vật là nước thiêng liêng, còn nước trong lòng người là dòng nước ý thức ; ngọn nước thiêng liêng, dòng nước ý thức, lý trí, nên đức của nước là Trinh. Vậy con người cần phải liêm khiết trong sạch. Mỗi một năm thì con người thêm một tuổi, đầy đủ kinh nghiệm biết rộng, hiểu xa, nhờ đó mà đức của nước là Trí, nên kêu là đức Trí. Thủy vượng thì khắc hỏa, hỏa bị thủy khắc cho nên hỏa bị suy đến mức Vô Khí (Tử), còn Thủy sinh Mộc nên Mộc Tướng, Kim sinh Thủy nên Kim Hư, còn Thổ khắc Thủy nên Thủy Tù. Vì vậy quẻ “Ly” Hỏa suy bại vào mùa đông.
3. Ảnh hưởng của tiết Đại Tuyết đối với sức khỏe con người
Thời điểm từ tiết Đại Tuyết trở đi vì nhiệt độ môi trường giá lạnh, buốt rét, lại gặp gió mùa Đông bắc hoạt động rất mạnh nên cần giữ gìn sức khỏe bằng cách giữ ấm cơ thể, hạn chế hoạt động ngoài trời trong những thời điểm nhiệt độ thấp như ban đêm, sáng sớm. Nên tăng cường sử dụng các thực phẩm, gia vị có tính chất cay nóng như rượu, ớt, tỏi, gừng, hồ tiêu, mật ong để kích hoạt dương khí trong cơ thể, đẩy lui hàn khí xâm nhiễm. Ngoài ra việc bổ sung lượng vitamin và các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, Magie... cũng rất quan trọng và cần thiết. Việc tập thể thao mỗi ngày cũng giúp khí huyết lưu thông, cơ thể dẻo dai, bền bỉ, sức đề kháng mạnh mẽ hơn.
Ý kiến bạn đọc
Cám ơn góp ý của bạn. Đúng là xem ngày tốt xấu khá phức tạp do mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ đều có cát thần và hung sát lẫn lộn, do đó phải căn cứ tương quan lực lượng giữa cát thần và hung thần mà quyết định việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày được chọn. Chúng tôi đang phát triển phần mềm xem ngày tốt xấu cho phép xem ngày theo từng việc kết hợp với tuổi người khởi sự để cho kết quả chính xác nhất! Hi vọng ứng dụng xem ngày tốt xấu này sẽ ra mắt độc giả trong một ngày không xa
Phần mềm lịch vạn sự này tôi thấy đã rất tốt so với các ứng dụng lịch vạn niên hiện nay. Tuy nhiên việc xác định ngày tốt xấu tôi thấy vẫn phức tạp quá, cùng 1 ngày mà nhiều sao tốt xấu xung đột nên độc giả không biết thế nào mà chọn. Giá như thầy Uri có thể cho điểm từng mục, từng ngày thì sẽ dễ dàng cho độc giả lựa chọn ngày khởi sự hơn
Cám ơn góp ý của bạn. Chúng tôi đang trong quá trình phát triển ứng dụng lịch vạn niên trên điện thoại cho cả hệ điều hành android và iOS. Hi vọng một ngày không xa sẽ ra mắt độc giả
Tôi thích nhất lịch vạn niên trên xemvm.com là phần luận giải chi tiết ý nghĩa của từng sao giúp người dùng dễ hiểu. Hi vọng xemvm.com phát triển thêm ứng dụng lịch vạn niên trên điện thoại để người dùng thuận tiện tra cứu trên smartphone
Cám ơn bạn, bạn hãy ủng hộ website bằng cách like fanpage xemvm.com hoặc chia sẻ ứng dụng lịch vạn niên của chúng tôi tới bạn bè của bạn. Xin trân trọng cám ơn!
Lịch vạn niên 2023 của xemvm quá tuyệt vời! Giao diện đẹp, dễ sử dụng, đổi lịch âm dương dễ dàng, nội dung luận giải chi tiết, dễ hiểu xứng đáng phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay.