Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Luận giải thứ tự, ngũ hành và ý nghĩa của 12 chi và Địa chi ngũ hợp xung khắc

Chủ nhật - 18/04/2021 21:54

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguồn gốc của Thiên Can và Địa chi đồng thời luận giải thứ tự, ngũ hành và ý nghĩa của Thập Nhị Địa Chi cũng như hợp hóa xung khắc giữa 12 Địa Can là cơ sở trong dự đoán vận mệnh tứ trụ, bát tự, tử bình…

Bài viết “Luận giải thứ tự, ngũ hành và ý nghĩa của 12 chi và Địa chi ngũ hợp xung khắc” gồm các phần chính sau đây:

  1. Khám phá nguồn gốc của Thiên Can và Địa chi
  2. Giải mã bí mật ẩn dấu trong Thiên Can và Địa chi
  3. Luận giải ngũ hành và ý nghĩa Thập Nhị Địa Chi (thứ tự 12 Chi)
  4. Ý nghĩa của 12 Địa chi với dự đoán vận mệnh con người
  5. Luận giải về lục hợp của Địa chi
  6. Luận bàn về Địa chi tam hợp cục hóa thành ngũ hành
  7. Luận giải về bán hợp của Địa chi
  8. Giải mã về Địa chi tam hội hóa thành ngũ hành
  9. Tìm hiểu về lục xung của Địa chi (tứ hành xung)
  10. Kiến thức về lục hại của Địa chi
  11. Luận bàn về tương hình của Địa chi

1. Khám phá nguồn gốc của Thiên Can và Địa chi

Sách “ngũ hành đại nghĩa” nói: can chi là do Đại Sào phát hiện cách đây khoảng 4000 năm. Đại Sào lấy tình của ngũ hành để dùng giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý làm tên ngày gọi là Can vì số mỗi ngày của mỗi tháng đều tính theo nhật tiến vị (mỗi ngày thêm một bậc). Dùng Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi làm tên tháng gọi là Chi vì mỗi năm 12 tháng vừa khớp với 12 địa chi. Vì âm dương có sự khác nhau nên có tên Can, Chi. Có việc liên quan đến trời thì dùng ngày, có việc liên quan đến đất thì dùng tháng. Nhưng về sau người ta cảm thấy dùng Thiên Can gọi ngày không tiện vì như vậy mỗi tháng có đến 3 ngày cùng 1 tên (Thiên Can). Vì vậy đã lấy một can và một chi theo thứ tự phối hợp mà ghi ngày. Về sau can chi được kết hợp để ghi năm tháng ngày giờ dần dần hình thành lịch can chi trong thực tế.

2. Giải mã bí mật ẩn dấu trong Thiên Can và Địa chi

Đa số mọi người cho rằng Can Chi chỉ là công cụ dùng để làm lịch và tính toán thời gian. Phát hiện khảo cổ học cho thấy, trong các quẻ bói giáp cốt văn đời nhà Thương, Thiên Can Địa Chi được dùng phổ biến để ghi chép thời gian. Nhưng liệu Can Chi chỉ đơn giản được dùng để ghi chép thời gian? Bởi nếu đơn thuần chỉ là ghi chép thời gian, thì dùng số sẽ đơn giản và thuận tiện hơn dùng Can Chi. Không những vậy còn dễ dàng theo dõi, vì số hóa là công cụ ghi chép ưu việt hơn. Lấy ghi năm công nguyên làm ví dụ, lợi thế tốt nhất của việc dùng số ghi chép là từng bước thêm con số, thực hiện phương pháp tính thập phân. 

Trong khi đó, việc dùng Can Chi thì phức tạp hơn nhiều. Mỗi năm chỉ có một niên hiệu Can Chi cố định, không có định vị thời gian kỹ thuật số vốn có của riêng nó. Can Chi này sau 60 năm là một chu kỳ tuần hoàn, đơn giản chỉ nói về năm Giáp Tý, rốt cuộc là năm Giáp Tý của chu kỳ nào?

Trên thực tế, Thiên Can Địa Chi còn được cổ nhân sử dụng để dự đoán tương lai. Theo Hoàng Đế Nội Kinh, thời cổ đại đã vận dụng Thiên Can Địa Chi để dự đoán xu hướng phát triển của bệnh dịch. Ví dụ, bệnh gan biểu hiện nghiêm trọng vào năm Canh Tân, bình phục vào năm Bính Đinh. Bệnh phổi nghiêm trọng vào năm Bính Đinh, có thể được chữa lành vào năm Nhâm Quý…

Vào thời nhà Đường, ngoài việc dùng để ghi chép ngày, tháng, năm, các nhà chiêm tinh học còn phát triển thuật dự đoán tứ trụ chuyên dùng để dự đoán tương lai có tính chính xác cao được áp dụng rộng rãi đến tận ngày nay. Tứ trụ là môn dự đoán học dựa trên bát tự kết hợp với đại vận và lưu niên để luận đoán mức độ cát hung và họa phúc của đời người. Cụ thể:

  • Thiên Can chủ về trời, là Thiên nguyên (tức là các nguyên nhân này do ông trời quyết định). Chúng chính là các can đã lộ ra trong tứ trụ của từng người.
  • Địa Chi chủ về xã hội mà con người đang sống trên mặt đất, là Địa nguyên.
  • Nhân tức là con người được tạo ra trong trời và đất, do vậy trong mỗi địa chi của tứ trụ có chứa từ 1 đến 3 can, đó chính là các thần đặc trưng cho khả năng chủ quan của người có tứ trụ, là Nhân nguyên.

Sự dự đoán tổng hợp của tam nguyên (Thiên Địa Nhân) là một thể thống nhất trong mệnh lý học, nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra toàn bộ tiền đồ, cát, hung, họa, phúc ....của cả một đời người. Nếu kết hợp tứ trụ với tướng tay và tướng mặt để dự đoán thì điều dự đoán có thể đạt đến sự chính xác, chi tiết đến kỳ diệu.

Như vậy có thể nói Thiên Can Địa Chi là một kiến thức tiên tiến vượt xa khoa học hiện đại của nhân loại, ẩn chứa tin tức bí mật của vũ trụ, ẩn chứa bí mật về trình tự thay đổi của khí hậu, ẩn chứa mật mã của sinh mệnh, ẩn chứa tiết tấu thần kỳ của quá trình phát triển sự vật. Nếu nó không ẩn chứa những bí mật ấy, thì sao có thể được dùng để dự đoán chính xác về tương lai?

Chức năng thực sự của Can Chi chính là để ghi lại tình trạng biến hóa vận động của 5 loại khí trong ngũ hành bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; ghi lại chính xác trạng thái thịnh suy của sự vận hành các loại khí trong ngũ hành trên trời, dưới đất, và đặc điểm của quy luật này. Đây mới chính là bí mật lớn nhất của Thiên Can Địa Chi. Ví dụ, 60 năm Thiên Can Địa Chi, trong mỗi năm lại ghi chép lại tính chất khí của ngũ hành trên trời là gì, tính chất khí của ngũ hành dưới đất là gì. Giống như vào năm Giáp Tý, trên trời dần dần chủ yếu tăng thêm Mộc khí, dưới đất dần chủ yếu tăng thêm Thủy khí. Tương tự, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ của Can Chi cũng là ghi chép bản chất của thời tiết và khí tại thời điểm đó. Vậy, tại sao cần ghi lại quy luật hoạt động của ngũ hành trời đất?

Nguyên nhân vì khí ngũ hành của trời đất không những ảnh hưởng đáng kể tới sự thay đổi của khí hậu và môi trường, mà còn ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển của tất cả các thể sinh mệnh trên trái đất. Vì vậy, chỉ có nắm chắc trạng thái vận hành khí của ngũ hành mới có thể phân tích xu hướng biến đổi khí hậu môi trường, đồng thời dự đoán tác động của môi trường lên các thể sinh mệnh, từ đó dự đoán xu hướng trong tương lai. Điều này có ý nghĩa thiết thực và vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn của nhân loại.

3. Luận giải ngũ hành và ý nghĩa Thập Nhị Địa Chi (thứ tự 12 Chi)

Luận giải ý nghĩa Thập Nhị Địa Chi
Luận giải ý nghĩa Thập Nhị Địa Chi

Nguyên nghĩa can chi là lấy từ cây. Cổ nhân nói: Can như thân cây, cứng khỏe nên là dương; còn Chi như cành cây mềm yếu hơn nên là âm. Thập nhị địa chi miêu tả 12 giai đoạn thuộc phần âm của cây cỏ, từ khi hạt giống được gieo xuống đất cho đến khi nẩy mầm, trở thành cây mới, cho đến khi nhờ đất mà ra hoa, kết quả, rồi hủy diệt trở về với đất để tái sinh. Ta có 12 Địa Chi có số thứ tự, ngũ hành và ý nghĩa theo sách “Quần thư dị thảo” như bên dưới:

  • Số thứ tự 1: Tý – Dương Thủy: là giai đoạn hạt giống hút nước trong đất mà nẩy mầm, là sự khởi đầu của một mầm dương. Do đó Tý có nghĩa là nuôi dưỡng, tu bổ, tức vạn vật bắt đầu nảy nở nhờ có dương khí.
  • Số thứ tự 2: Sửu – Âm Thổ: là giai đoạn thảo mộc nảy mầm trong đất, mầm cong queo chuẩn bị đội đất mà ra. Do đó Sửu có nghĩa là kết lại, khi các mầm non tiếp tục quá trình lớn lên.
  • Số thứ tự 3: Dần – Dương Mộc: là giai đoạn phát triển, cây cỏ uốn gập trong đất lạnh, đón sức ấm mặt trời mùa xuân mà từ mặt đất vươn lên. Do đó Dần có nghĩa là sự thay đổi, dẫn dắt, tức chỉ mầm non vừa mới nứt đã bắt đầu vươn lên khỏi mặt đất.
  • Số thứ tự 4: Mão – Âm Mộc: là rậm là giai đoạn cây cỏ phát triển mạnh mẽ. Do đó Mão có nghĩa là đội, tức là vạn vật đội đất mà lên.
  • Số thứ tự 5: Thìn – Dương Thổ: là giai đoạn cây cỏ trưởng thành, cành nhánh xum xuê. Do đó Thìn có nghĩa là chấn động, muôn vật vùng dậy phát triển, dương khí đã sinh trưởng quá nhiều.
  • Số thứ tự 6: Tỵ  – Âm Hỏa: là giai đoạn dương khí cực thịnh, âm khí suy, cây cỏ cứng cáp. Do đó Tỵ có nghĩa là dậy, muôn vật vươn dậy phát triển thịnh vượng , âm khí đã hết, thuần dương không còn âm.
  • Số thứ tự 7: Ngọ – Dương Hỏa: là giai đoạn cây cỏ phát triển hết mức đã bắt đầu ngừng lại. Do đó Ngọ có nghĩa là muôn vật trưởng thành đầy đủ, dương khí tràn đầy, âm khí bắt đầu nảy nở.
  • Số thứ tự 8: Mùi – Âm Thổ: là giai đoạn cây cỏ hương sắc đầy tràn, ra hoa kết quả. Do đó Mùi có nghĩa là vị, quả chín có vị ngọt.
  • Số thứ tự 9: Thân – Dương Kim: là giai đoạn cây cỏ thành thục, quả chín, hạt già. Do đó Thân có nghĩa là thân thể, tức chỉ thân thể vạn vật đều đã trưởng thành
  • Số thứ tự 10: Dậu – Âm Kim: là giai đoạn thoái lui, cây cỏ suy tàn, dương suy, âm thịnh. Do đó Dậu có nghĩa là co lại, muôn vật đến lúc này thì co lại.
  • Số thứ tự 11: Tuất – Dương Thổ: là giai đoạn suy tàn rõ, cây cỏ khô héo, âm khí cực thịnh. Do đó Tuất có nghĩa là diệt, cây cỏ úa tàn, sinh khí tuyệt diệt.
  • Số thứ tự 12: Hợi – Âm Thủy: là giai đoạn hủy diệt, dương khí hết, âm khí cực thịnh, cây cỏ chết, trở về đất để cho quả hạt nẩy mầm, bước sang một chu kỳ mới. Do đó Hợi có nghĩa là bóp chết, âm khí bóp chếp muôn vật đến cực điểm

Do đó có thể thấy 12 địa chi có liên quan đến sự tiêu, trưởng âm dương của mặt trăng. Chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sản sinh của vạn vật. Vì mười thiên can và 12 địa chi được xây dựng từ nhận thức đặc điểm hoạt động của mặt trời và mặt trăng nên người xưa lấy mặt trời, trời làm dương, còn mặt trăng, đất làm âm. Vì thế mới gọi là Thiên Can, Địa Chi.

4. Ý nghĩa của 12 Địa chi với dự đoán vận mệnh con người

Các Địa Chi trong tứ trụ là địa nguyên. Địa nguyên đại diện cho xã hội của con người nên rất phức tạp. Đủ thứ phát sinh trong cái xã hội này, như đâm, chém, giết nhau... người ta gọi là xung, khắc. Tụ tập thành từng nhóm, từng hội thành các đảng phái, tôn giáo... khác nhau người ta gọi là hội, hợp. Người này lừa đảo, hãm hại người kia người ta gọi là hình, hại. Tự mình làm khổ mình người ta gọi là tự hình,…..Sự hình, xung, khắc, hại, hội và hợp của các địa chi có ảnh hưởng rất lớn đối với Thân. Giữa các địa chi với nhau các sách cổ chỉ nói đến hình, xung, khắc, hóa, hội, hợp và hại.

5. Luận giải về lục hợp của Địa chi

Lục hợp của Địa chi chính là lục hợp Âm Dương: có 6 cặp hợp với nhau theo có chế 1 Dương – 1 Âm hợp với 1 hành.

  • Tý (Dương Thủy) hợp với Sửu (Âm Thổ) hóa thành Thổ
  • Ngọ (Dương Hỏa) hợp với Mùi (Âm Thổ) hóa thành Thổ
  • Dần (Dương Mộc) hợp với Hợi (Âm Thủy) hóa thành Mộc
  • Tuất (Dương Thổ) hợp với Mão (Âm Mộc) hóa thành Hỏa
  • Thìn (Dương Thổ) hợp với Dậu (Âm Kim) hóa thành Kim
  • Thân (Dương Kim) hợp với Tỵ (Âm Hỏa) hóa thành Thủy

Sáu tổ hợp trên được gọi là lục hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau và thỏa mãn điều kiện hợp hóa. Lục hợp chủ yếu đại diện cho quan hệ vợ chồng hay giữa nam với nữ. Các ngũ hành do các địa chi hợp hóa thành đối với sự mạnh yếu, vượng suy của nhật nguyên có vai trò làm tăng thêm hoặc gây tổn hại.

6. Luận bàn về Địa chi tam hợp cục hóa thành ngũ hành

Một âm với một dương là đạo tự nhiên, còn ba cái thì hóa, đó là đạo lý ba cái thì sinh ra vạn vật. "Tam" là "ba", "Hợp" là hợp nhau do đó Tam Hợp là bộ 3 con giáp hợp nhau trong vòng tròn Can Chi. Trong 12 địa chi, cứ 3 Chi phối hợp thành một hình tam giác đều, đỉnh ở bốn hướng theo đúng 4 vị trí Tý – Ngọ – Mão – Dậu gọi là tam hợp cục lần lượt rơi vào 3 trường hợp: trường sinh, đế vượng và mộ kho của Nhật nguyên. Đó là:

  • Thân – Tý – Thìn (đỉnh ở Tý) hợp thành Thủy cục
  • Hợi – Mão – Mùi (đỉnh ở Mão) hợp thành Mộc cục
  • Dần – Ngọ – Tuất (đỉnh ở Ngọ) hợp thành Hỏa cục
  • Tỵ – Dậu – Sửu (đỉnh ở Dậu) hợp thành Kim cục

Còn Thổ ở trung tâm nên không thành cục ở ngoại biên.

Tam hợp không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức, đoàn thể, đảng phái chính trị...Khi giữa các địa chi trong tứ trụ có lục hợp hoặc tam hợp cục là chủ về người đó có dung mạo đẹp, tính cách thanh lịch, thần khí ổn định, yêu cuộc sống, lòng dạ thẳng thắn, lanh lợi thông minh hoạt bát. Hợp cục là cát thần thì tốt, hợp cục là hung thần thì xấu. Hợp thành tương sinh thì tốt nhất, hợp thành tương khắc thì không tốt, hợp thành tử tuyệt thì suốt đời sống bất đắc chí. Trong tam hợp hóa cục, hóa cát là tốt nhất, hóa hung là xấu nhất.

7. Luận giải về bán hợp của Địa chi

Là Tam hợp nhưng thiếu Chi đầu hoặc cuối

  • Thân bán hợp với Tý hay Tý bán hợp với Thìn có thể hóa thành Thủy cục.
  • Hợi bán hợp với Mão hay Mão bán hợp với Mùi có thể hóa thành Mộc cục.
  • Dần bán hợp với Ngọ hay Ngọ bán hợp với Tuất có thể hóa thành Hỏa cục.
  • Tỵ bán hợp với Dậu hay Dậu bán hợp với Sửu có thể hóa thành Kim cục.

Bán hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau. Bán hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức nhỏ phi chính trị.

8. Giải mã về Địa chi tam hội hóa thành ngũ hành

Tam hội là trường hợp các địa chi trong tứ trụ hội thành một ngũ hành (nếu thỏa mãn điều kiện hợp hóa). Cụ thể:

  • Tam hội của Dần – Mão – Thìn về phương Đông có thể hóa thành Mộc cục.
  • Tam hội của Tỵ - Ngọ - Mùi về phương nam có thể hóa thành Hỏa cục.
  • Tam hội của Thân - Dậu - Tuất về phương Tây có thể hóa thành Kim cục.
  • Tam hội của Hợi - Tý - Sửu về phương Bắc có thể hóa thành Thủy cục.

Tam hội không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hội chủ yếu đại diện cho các tổ chức tôn giáo. Vì khí của tam hội cục sẽ hội tụ về một phương (tôn thờ một vị thánh), cho nên khí âm dương ngũ hành của nó là vượng nhất, sau đó mới đến tam hợp, bán hợp rồi mới đến lục hợp.

9. Tìm hiểu về lục xung của Địa chi (tứ hành xung)

Người xưa lấy số 7 giải thích là số tận cùng của trời đất, là khí cực của âm dương. Vị trí của 12 địa chi ở các hướng đối địch nhau nên ngũ hành tương xung. Xung có nghĩa là bất hòa. Ví dụ dương gặp dương, âm gặp âm là thiếu, cũng là khắc. Đạo lý này cũng giống như nói bệnh tật mắc phải là do thiên cả về âm hoặc thiên cả về dương.

"Tứ hành xung" tức là 4 con giáp có mối quan hệ xung khắc nhau trong 1 nhóm. Trong nhóm này sẽ có sự xung khắc, trái ngược về tính tình, khắc khẩu, quan điểm sống, phong cách sống, vận mệnh ngũ hành...Trong số 12 con giáp, có 3 nhóm con giáp xung khắc với nhau, mỗi nhóm gồm có 4 con giáp như sau:

  • Nhóm 1 gồm: Tý, Ngọ, Mão, Dậu
  • Nhóm 2 gồm: Dần, Thân, Tỵ, Hợi
  • Nhóm 3 gồm: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi

Tuy nhiên, Tứ hành xung chỉ xung theo cặp, tức trong cùng 1 nhóm thì không phải tất cả các tuổi đều xung khắc với nhau như sau:

  • Tý (Dương Thủy) – Ngọ (Dương Hỏa) tương xung – xung khắc Thủy – Hỏa, bắc – nam (đồng cực)
  • Mão (Âm Mộc) – Dậu (Âm Kim) tương xung – xung khắc Mộc – Kim, đông – tây (đồng cực)
  • Dần (Dương Mộc) – Thân (Dương Kim) tương xung – xung khắc Mộc – Kim (đồng cực dương)
  • Hợi (Âm Thủy) – Tỵ (Âm Hỏa) tương xung – xung khắc Thủy – Hỏa, (đồng cực Âm)

Nhị xung đồng cực – đồng hành (thuộc hành Thổ) quy chiếu ra 4 hướng không gian. Thìn với Tuất và Sửu với Mùi là giống nhau về hành nên chỉ nói đến xung không nói đến khắc

  • Thìn (Dương Thổ) – Tuất (Dương Thổ) tương xung (đồng cực Dương Thổ)
  • Sửu (Âm Thổ) – Mùi (Âm Thổ) tương xung (đồng cực Âm Thổ)

Các lực xung khắc của Tý với Ngọ và Dậu với Mão là các lực xung khắc mạnh nhất, vì chúng đại diện cho các lực xung khắc chính phương là Đông (Mão) với Tây (Dậu) và Nam (Ngọ) với Bắc (Tý). Sau đó mới đến lực xung khắc của Dần với Thân và Tỵ với Hợi vì phương xung khắc của nó không đúng chính phương, cuối cùng mới là lực xung của Thìn với Tuất và Sửu với Mùi.

10. Kiến thức về lục hại của Địa chi

Tương hại là hại lẫn nhau, biểu tượng cho sự đố kỵ, ghen ghét bất mãn, chủ về làm hại cho bản thân. Luôn cô độc, người thân trong gia đình bị tổn thất, của cải mất mát. Riêng mệnh nữ rất kỵ gặp hại, nếu sinh vượng thì đỡ hơn, còn nếu hưu tù tử tuyệt có khi tự vẫn và chết thê thảm. Nguyên nhân của hại là do hợp và xung tạo ra, cho nên nói:

  • Tý Mùi tương hại là vì Tý hợp với Sửu, Mùi đến xung tan nên Tý Mùi tương hại.
  • Sửu hợp với Tý, Ngọ đến xung tan nên Sửu Ngọ tương hại.
  • Dần hợp với Hợi, Tỵ đến xung tan nên Dần Tỵ tương hại.
  • Mão hợp với Tuất, Thìn đến xung tan nên Thìn Mão tương hại.
  • Tỵ hợp với Thân, Dần đến xung tan nên Tỵ Dần tương hại.
  • Mùi họp với Ngọ, Tý đến xung tan nên Mùi và Tý tương hại.
  • Thân hợp với Tỵ, Hợi đến xung tan nên Thân và Hợi tương hại.
  • Dậu hợp với Thìn, Tuất đến xung tan nên Dậu và Tuất tương hại.
  • Tuất hợp với Mão, Dậu đến xung tan nên Tuất và Dậu tương hại.
  • Dần hợp với Hợi, Thân đến xung tan nên Hợi và Thân tương hại.

Về ý nghĩa của lục hại, người xưa cho rằng:

Tý và Mùi tương hại: Anh em dễ nảy sinh bất hòa, không giúp đỡ lẫn nhau, da thịt khô khan

Sửu và Ngọ tương hại, Mão và Thìn tương hại. Cho nên nếu gặp Trường sinh hoặc Đế vượng hoặc Lâm quan: Là người có bản tính hay giận dỗi, làm việc không nhẫn nại chóng chán. Nếu gặp Suy, Bệnh, Tử, Tuyệt thì có thể bị thương đến tàn tật.

Tỵ và Dần tương hại: Về già bị phế tật, nếu trong tứ trụ có nhiều ngũ hành kim thì bệnh tật đầy thân.

Dậu và Tuất tương hại, Thân và Hợi tương hại: Xung khắc họ hàng, câm điếc, hoặc trên mặt có nhiều mụn nhọt, sẹo.

Ngày Dậu giờ Tuất: Về già có thể bị câm điếc, đầu mặt có sẹo. Chi tháng hại chi trụ khác: Khắc hại vợ con anh em, sống cô độc, bạc mệnh.

Trong lục hại thì xấu nhất là ngày giờ tương hại. Vì khi gặp trường hợp này về già tàn tật không nơi nương tựa. Còn nếu gặp Kinh dương thì có thể bị chết hay gặp tai họa vì tên, đạn hay thú dữ.

11. Luận bàn về tương hình của Địa chi

Ân sinh ra hại, hại sinh ra ân, tam hình sinh ra từ tam hợp, giống như lục hại sinh ra từ lục hợp. Đối với người hay sự việc thì ví như vợ chồng vốn là tương hợp, nhưng khi phản lại nhau thành ra hại nhau. Theo đạo trời mà nói, tam hình là số cực, tức là khi tội ác đã đầy trời thì sẽ dẫn đến đổ sập. Quan hệ Tương Hình trong 12 địa chi gồm 3 loại, gọi là Tam Hình: Hỗ Hình, Bằng Hình và Tự Hình.

a. Hỗ Hình (Tý Mão):

Tý hình Mão, Mão hình Tý là hình đối đáp lại lẫn nhau còn gọi là vô lễ chi hình, tức là hình phạt do vô lễ dẫn đến vì Tý thủy với Mão mộc tương sinh như mẹ với con, nhưng hình nhau cho nên nói là vô lễ.

b. Bằng Hình:

Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dần đều gọi là Vô ân hình, là hình phạt do đặc quyền đặc lợi dẫn đến.

c. Tự Hình

Thìn hình Thìn, Ngọ hình Ngọ, Dậu hình Dậu, Hợi hình Hợi đều gọi là Tự Hình, như mình cầm dao tự làm thương tổn lấy mình.

Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy like, share bài viết và fanpage Xemvm.com để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Vui lòng ghi rõ nguồn website xemvm.com khi bạn trích dẫn nội dung từ bài viết này. Cám ơn bạn rất nhiều!

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết hoàn thiện hơn vui lòng gửi email về info@xemvm.com hoặc để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Chuyên gia phong thủy của xemvm.com

Nguồn tin: Tổng hợp từ sách, báo về địa chi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập946
  • Hôm nay54,681
  • Tháng hiện tại3,742,575
  • Tổng lượt truy cập97,875,801

xemVM Copyright © 2019-2023
Nguyện làm người dẫn đường mang tri thức, tinh hoa văn hóa đến cho mọi người
Ghi rõ nguồn xemvm.com và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Powered by NukeViet , support by VINADES.,JSC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây