Bài viết “Mệnh tiên thiên là gì? Nguyên nhân gì khiến vận mệnh của mỗi người là khác nhau?” gồm các phần chính sau đây:
Con người có vận mệnh không?
Mệnh tiên thiên là gì?
Có thể dự đoán vận mệnh thông qua Bát tự không?
Ai sẽ quyết định Mệnh của một người khi sinh ra
1. Con người có vận mệnh không?
Nhân sinh tựa như một vở kịch lớn mà trong đó mỗi chúng ta sẽ đảm nhận 1 vai diễn khác nhau, sống 1 cuộc đời khác nhau:
- Có người cả đời quyền cao chức trọng, gặp nhiều điều may mắn, sống khỏe mạnh, trường thọ.
- Có người đến tận tuổi trung niên vẫn gian nan cơ cực, về già mới tạm được an khang.
- Có người thời trẻ thì phú quý, vẻ vang nhưng trung tuổi phải vào tù ra tội, về già lại cơ cực kiếm sống qua ngày.
- Có cặp vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc nhưng lại không có nổi một đứa con.
- Có người cả đời lận đận vất vả, mọi việc đều không được như ý.
…
Vận mệnh là gì? Nguyên nhân gì khiến vận mệnh của mỗi người là khác nhau? Vậy có cách nào có thể cải biến được vận mệnh không? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người muốn biết!
Để trả lời câu hỏi trên đầu tiên ta tự hỏi con người có vận mệnh hay không? Trong suốt chiều dài lịch sử xuất hiện rất nhiều nhà tiên tri lỗi lạc có khả năng dự đoán vận mệnh của cả thế giới cũng như từng cá nhân với độ chính xác đến kinh ngạc như Nostradamus với Sấm Ký, Khổng Minh Gia Cát Lượng với Mã Tiền Khóa, Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong với Thôi Bối Đồ, nhà tiên tri mù Vanga… Việt Nam thì có Nguyễn Bỉnh Khiêm với Sấm Trạng trình… Hay chỉ đơn giản bạn nào đã từng có duyên gặp được các thầy giỏi về xem tướng, xem tử vi, tứ trụ, kỳ môn độn giáp, mai hoa dịch số … sẽ thấy người ta đọc vanh vách về gia đình, cuộc đời và tương lai của bạn. Như vậy vận mệnh là có thật thì mới có thể dự đoán được.
Vậy mệnh rốt cuộc là gì? Vận Mệnh = “Vận” + “Mệnh”
Đầu tiên ta xét chữ Mệnh, trong nhiều sách còn gọi là Thiên mệnh hoặc Mệnh tiên thiên.
Mạnh Tử nói rằng: “Mạc chi vi nhi vi giả, thiên dã; mạc chi trí nhi chí giả, mệnh dã“. Tạm dịch là: Việc mình không có ý làm, mà thành, đó là do ý trời vậy. Việc gì mình không mong cầu mà tự nhiên tới, đó là do mệnh trời vậy.
Đổng Trọng Thư viết: “Thiên lệnh chi vị mệnh”. Tạm dịch là: Lệnh của Trời được gọi là mệnh. Bởi vậy, mệnh và trời là có liên quan với nhau nên mệnh cũng được gọi là “thiên mệnh” là điều khi sinh mang theo đến, hay cũng nói là trời định.
2. Mệnh tiên thiên là gì?
Điểm khởi đầu hay xuất phát điểm của một con người rất quan trọng, nó đã được định sẵn kể từ giây phút chúng ta được sinh ra. Ví dụ:
- Anh A sinh ra trong gia đình thủ tướng
- Anh B sinh ra trong gia đình kinh doanh giàu có ở thành phố
- Anh C sinh ra trong gia đình nghèo khó ở nông thôn.
Như vậy anh A, anh B, anh C có sự khác biệt về xuất phát điểm ban đầu đó chính là “mệnh” mà chúng ta hay nhắc đến. Như vậy “mệnh” của 1 người đã được định sẵn ngay từ thời khắc người đó được sinh ra hay còn gọi là Bát tự (Giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh) thì mộc tinh và cung hoàng đạo tương ứng cũng được ấn định theo nên những ảnh hưởng mà đứa trẻ đó phải nhận từ các hành tinh cũng được sắp đặt sẵn. Kèm theo đó, hoàn cảnh gia đình giàu nghèo hay không cũng được định theo.
3. Có thể dự đoán vận mệnh thông qua Bát tự không?
Chính vì vậy mà các thầy bói giỏi có thể căn cứ theo Bát tự để xem được mệnh của một người như thế nào. Có nhiều thuyết về bát tự như:
- Cột năm đại diện cho tổ tiên, cột tháng đại diện cho cha mẹ, cột ngày đại diện cho vợ chồng và cột giờ đại diện cho con cái.
- Cột năm còn đại diện cho tuổi thiếu thời, cột tháng đại diện cho độ tuổi thanh niên, cột ngày đại diện cho độ tuổi trung niên, và cột giờ đại diện cho tuổi già.
- Cột năm như là gốc của cây, là móng của nhà là ngọn nguồn của nhân mệnh. Gốc khô thì cây chết, gốc có rễ cắm sâu thì lá xanh, nền rỗng thì nhà đổ, nền kiên cố thì nhà chắc chắn. Cột tháng giống như cành của cây, cành chắc khỏe thì lá mới tươi tốt được. hoa trên cây. Nhật trụ sinh vượng tựa như muôn hoa khoe sắc. Nhật nguyên suy nhược, hoa ít kém sắc. như quả. Cột giờ cường vượng thì nhiều quả ngon, giờ suy nhược thì quả vừa ít mà lại không ngon hoặc có hoa mà không kết quả.
Vì vậy quan điểm năm tốt không bằng tháng tốt, tháng tốt không bằng ngày tốt, ngày tốt không bằng giờ tốt là phiến diện còn quan niệm năm sinh quyết định toàn bộ vận mệnh còn người thì lại càng sai lầm hơn nữa, vì vậy các bạn đừng tin mấy bài viết chém gió theo kiểu sinh năm này (Vd: rồng vàng) thì tốt, năm kia thì xấu…
Chính vì thế mà cổ nhân mới có câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” có ý nghĩa là “Mưu tính ở người mà thành bại do Trời”. Ý nói “mệnh” của một người quả thực chịu sự khống chế của tự nhiên, không thể thay đổi. Thế nên dù Gia Cát Lượng có tài ba lỗi lạc, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý thì ông cũng không thể xoay chuyển Càn Khôn giúp cho Lưu Bị thống nhất thiên hạ bởi ngay từ đầu khi Lưu Bị đến lều tranh ông cũng đã biết khí số (vận mệnh) nhà Hán đã hết.
Hoặc ta có thể nghe qua cuộc đối thoại giữa vua Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) với Lý Thuần Phong là Quan Tư Thiên Giám của triều đại nhà Đường để hiểu rõ mệnh trời không thể đổi được.
Năm ấy Thái Tông đã lớn tuổi, bên ngoài cung bắt đầu lưu truyền lời tiên đoán nói rằng Đường triều sau 3 đời vua sẽ bị một nữ đế họ Võ đoạt lấy thiên hạ. Tin đồn đến tai nhà vua. Nhà vua nghe xong vô cùng khó chịu, liền bí mật triệu kiến Lý Thuần Phong hỏi về lời đồn này.
Lý Thuần Phong trả lời: Thần có xem thiên tượng, phát hiện có 'thái bạch kinh thiên', đó là điềm báo có một nữ chủ sẽ nổi dậy. Trước đó, thần có tính toán một hồi, phát hiện người phụ nữ này đã xuất hiện trong cung của bệ hạ, là gia quyến của người. Không tới 30 năm sau, người này sẽ thay thế bệ hạ, thống lĩnh giang sơn của người, mà còn tàn sát con cháu hoàng thất nhà Lý Đường.
"Vậy trẫm nên làm thế nào? Nếu tiên tri và thiên tượng đã trùng khớp như vậy, tốt hơn hết là thà giết nhầm còn hơn bỏ sót. Trẫm nghĩ nên "dọn dẹp" hậu cung, phàm là người họ Võ hoặc kẻ có dính dáng tới họ Võ đều nên diệt trừ".
Lý Thuần Phong lắc đầu: "Bệ hạ làm như vậy cũng không ổn. Có câu vương sẽ không chết, ông trời nếu đã muốn phái xuống một người như vậy thì ắt sẽ bảo vệ cô ta. Chỉ e rằng bệ hạ muốn giết cũng không được, hơn nữa còn làm hại nhiều người vô tội, trời cao sẽ trách tội. Hơn nữa, dù bệ hạ có giết được người đó, ý trời cũng không đổi, sẽ lại phái một người như vậy xuất hiện.
Như thần đã xem, thì hiện tại người này đã ở trong cung của bệ hạ, là gia quyến của bệ hạ, đã là một người trưởng thành. 30 năm sau, cô ta sẽ trở thành một người già. Mà người càng già thì trái tim càng nhân từ, có thể nương tay với con cháu của bệ hạ. Còn bây giờ đem giết đi, thì sau này trời cao lại phái xuống một người khác. 30 năm sau người đó vẫn còn trẻ tuổi, lòng dạ ác độc, chỉ e đối với hậu duệ họ Lý sẽ thẳng tay hạ thủ mà chẳng lưu tình. Cho nên bệ hạ tốt nhất đừng giết".
Đường Thái Tông thấy Lý Thuần Phong nói quả thực có lý, liền quyết định thuận theo ý trời.
4. Ai sẽ quyết định Mệnh của một người khi sinh ra
Tiếp theo ta đi phân tích xem ai sẽ quyết định Mệnh (Bát tự) của một người khi chuyển thế (sinh ra)? Chúng ta hãy cùng nghe Thánh Lăng tiên sinh một vị cao nhân có khả năng nhìn thấy thiên đường và địa ngục kể lại câu truyện như sau: trên nhân gian có Thưởng Thiện ty, Phạt Ác ty, Tra Sát ty, còn có các quan tuần tra ngày đêm, ghi chép lại cuộc sống trước khi chết của mỗi người, bao gồm tất cả mọi hành vi, tâm tư nguyện vọng, mà những ghi chép này cuối cùng sẽ được giao vào tay của Phán Quan bên cạnh Diêm Vương, và trở thành một phần nội dung trong sổ sinh tử. Mà trong sổ sinh tử không chỉ bao gồm tất cả mọi ghi chép khi còn sống của một người, mà còn ghi lại kết quả xét xử trong điện Diêm Vương và sắp đặt chuyển thế. Phán Quan sẽ dựa vào nhân quả mấy kiếp của một người, rồi căn cứ theo luật nhân quả để phán xét, sắp xếp chuyển sinh, rồi viết lên số sinh tử trình cho Diêm Vương phê chuẩn. Diêm Vương sẽ kiểm tra lại một lần nữa, rồi định đoạt người đó sẽ lên trời hưởng phúc hay xuống địa ngục chịu khổ, hay đầu thai chuyển thế, khi đã xác nhận rồi thì có thể đóng dấu quan, hàm nghĩa rằng sổ sinh tử đã có hiệu lực, tương lai của người này đã được định đoạt. Ba kiếp của một người sẽ có một quyển sổ sinh tử, ba kiếp một lần sẽ chốt sổ, sau đó đổi sang một cuốn sổ sinh tử khác. Vì vậy, trong Phật giáo có nói: “Muốn biết nhân đời trước, xem quả báo đời này. Muốn biết quả mai sau, xét nhân gieo hiện tại”, là rất đúng. Xem thêm bài viết về “Luật nhân quả - định luật thiên nhiên công bằng nhất”
Kết luận: Từ các phân tích trên có thể thấy, “mệnh” của một người quả thực chịu sự khống chế của tự nhiên, không thể thay đổi. Nhưng may mắn thay con người vẫn còn có “vận” để có thể thay đổi vận mệnh của mình. Làm sao để “đổi vận” Mời các bạn xem tiếp phần 2 để biết câu trả lời!
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy like, share bài viết và fanpage “Xemvm.com” để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Vui lòng ghi rõ nguồn website xemvm.com khi bạn trích dẫn nội dung từ bài viết này. Cám ơn bạn rất nhiều!
Bài viết Con người có vận mệnh không? Mệnh tiên thiên là gì? có tham khảo kiến thức của một số sách và website sau đây:
Bí ẩn vạn sự trong khoa học dự báo cổ
Kinh dịch – Đạo của người quân tử
Ứng dụng 64 quẻ Kinh Dịch trong kinh doanh
Kinh dịch ứng dụng trong kinh doanh
Kinh dịch diễn giảng
Lược giải kinh dịch
Website: 989me.vn, dkn.tv
Bạn vừa xem bài viết Con người có vận mệnh không? Mệnh tiên thiên là gì? của Thầy Uri – một chuyên gia phong thủy của xemvm.com. Đừng quên xem trọn bộ luận bàn về vận mệnh sâu sắc nhất hiện nay.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết hoàn thiện hơn vui lòng gửi email về info@xemvm.com hoặc để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!