Trong thế giới ngày nay khi mà đạo đức ngày càng suy đồi, sự sùng bái vật chất lên cao chưa từng có, đời sống tinh thần thì xuống cấp trầm trọng, tinh hoa văn hóa cổ truyền mấy ngàn năm bị lãng quên. Chính vì vậy con người ngày nay nghiệp cũ chưa trả được chút nào thì đã tạo ra vô biên nghiệp mới, nên gần như cả cuộc đời chìm trong biển khổ, cực hiếm người hưởng được chút an vui. Họ chỉ biết trách trời, oán đất mà chẳng mấy khi ngồi kiểm điểm xem xét lại bản thân mình. Cổ nhân có câu: “Họa phúc vô môn, duy nhân tự triệu”, tức là họa và phúc đều không tự nhiên tới mà do con người tự làm mà ra. Cũng bởi vì chúng sinh vô minh nên không thấu hiểu nhân quả, không hướng nội mà tu mà chỉ hướng ngoại mà cầu công danh, sự nghiệp, tiền tài…rồi lại tin theo các thầy bói, thầy phong thủy rởm mà bỏ tiền để làm lễ giải hạn, mua nhà, mua các vật phẩm phong thủy mong cải biến vận mệnh một cách mù quáng dẫn đến rước họa vào thân, tiền mất tật mang. Mặc dù thông qua việc thay đổi “phong thủy” có thể khiến cho “vận nghề nghiệp”, “vận sức khỏe” được cải thiện. Ví dụ như trong cuộc sống, chúng ta có thể thông qua những việc như: chọn ngày lành tháng tốt, xem phong thủy, phối hợp trang phục… để xu cát tị hung (theo cái lợi mà tránh cái hại).
Tuy nhiên để có thể cải biến, chiến thắng được số phận thì phải áp dụng kim chỉ nan của cổ nhân là ”Đức năng thắng số”. Vậy Đức là gì? tại sao nó lại mạnh đến mức có thể thắng được số phận.
Chữ Đức theo nghĩa Hán là hợp đạo trời, việc thiện…
Phật giáo coi Đức chính là hành động thiện, lời nói thiện, suy nghĩ thiện... để từ đó có được sự từ bi, hỷ xả, mang điều tốt đẹp đến cho mọi người.
Lão Tử chia Đức thành 2 loại: thượng đức và hạ đức. Thượng đức là chỉ những người làm việc “đức” mà không nhằm mục đích gì, làm không phải vì “đức”, làm cách tự nhiên, không vì tư lợi, chỉ biết làm hết mình vì lợi ích cho người khác. Hạ đức là chỉ những người làm việc đức có chủ đích, nhắm đến cái gọi là “đức” vì bản thân mình, chứ không nhằm giúp ích người khác.
Khổng Tử coi lòng thương yêu, yêu người không vì lợi riêng mình là nguyên tắc đạo đức tối cao. Lấy “Bát đức” gồm: hiếu, trung, đễ, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ là tiêu chuẩn làm người.
Công Giáo định nghĩa lòng đạo đức là sống đời Kitô hữu tốt đẹp theo gương Chúa, tuân giữ những điều Chúa và Hội Thánh truyền dạy, tham dự các buổi cầu nguyện và phụng vụ, kính mến Thiên Chúa và yêu thương mọi người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, Có tài mà không có đức là người vô dụng”
Như vậy chữ “Đức” xem ra cũng thật sâu xa, mênh mông, rộng lớn; nhưng có thể tóm lược lại là làm việc thiện, việc hợp với đạo trời mà không vì lợi ích cho bản thân mình. Nghe ra thì rất đơn giản nhưng thực hiện được thật là khó, bởi trước khi bắt đầu hành động việc gì thì đa số mọi người sẽ nghĩ ngay rằng việc đấy có lợi hay hại cho mình không.
Trong “Kinh Dịch - Văn ngôn truyện” viết: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương” tức là nhà nào tích chứa nhiều điều thiện thì ắt sẽ có dư niềm vui, nhà nào tích chứa điều ác thì ắt sẽ có tai ương. Cổ ngữ cũng nói: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, tức là đạo trời không phân biệt hay thiên vị thân sơ mà thường trợ giúp người lương thiện.
Với mong muốn vực lại văn hóa truyền thống xa xưa được thần truyền các bậc thánh nhân nhằm giúp những ai có duyên vén được bức màn vô minh, Thầy Uri một người nghiên cứu về phật gia và đạo gia, am hiểu về phong thủy, kinh dịch… đã lập ra website Xem Vận Mệnh – xemvm.com nhằm truyền bá các bài viết sâu sắc về tinh hoa văn hóa nhằm đốt lên ngọn đuốc soi sáng đường cho chúng sinh, giúp cho họ biết nhân sinh, hiểu vận mệnh, nắm vững xu cát tị hung trong kinh dịch để cải biến vận mệnh.
Rất mong độc giả gần xa nếu đọc mà thấy các bài viết hay thì hãy like share chúng để lan tỏa đến cho mọi người.