Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Luận bàn về tích đức cải tạo vận mệnh – Ý nghĩa câu nói “Đức năng thắng số” - Tại sao nói có đức mặc sức mà ăn

Thứ tư - 11/12/2019 08:38
Cổ nhân có câu: Nhất đức, nhị vận, tam phong thủy, tứ tích âm công, ngũ đọc thư. Như vậy Đức là quan trọng nhất ảnh hưởng tới vận mệnh. Điều này hoàn toàn phù hợp với câu nói Đức năng thắng số” của cổ nhân, vậy Đức là gì? Bài viết này sẽ luận bàn về tích đức cải tạo vận mệnh.

Ở bài viết “Mệnh tiên thiên là gì? Nguyên nhân gì khiến vận mệnh của mỗi người là khác nhau? tôi đã đi phân tích Vận Mệnh = “Vận” + “Mệnh”. Trong đó Mệnh hay nhiều sách còn gọi là Thiên mệnh hoặc Mệnh tiên thiên quả thực chịu sự khống chế của tự nhiên, không thể thay đổi. Nhưng may mắn thay con người vẫn còn có “vận” để có thể thay đổi vận mệnh của mình. Làm sao để “đổi vận”.

Bài viết “Luận bàn về tích đức cải tạo vận mệnh – Ý nghĩa câu nói “Đức năng thắng số” - Tại sao nói có đức mặc sức mà ăn” gồm các phần chính sau:

Tại sao lại nói “Đức năng thắng số”

Ý nghĩa chữ Đức theo Hán việt

Quan điểm chữ Đức theo Phật giáo

Quan điểm chữ Đức theo Công giáo

Quan điểm chữ Đức theo Khổng tử

Quan điểm chữ Đức theo Lão tử

Sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hiện đại

10 cách tích đức không tốn một đồng

1. Tại sao lại nói “Đức năng thắng số”

Trong văn hóa truyền thống phương Đông, người ta vẫn cho rằng “đức” kia là nguồn gốc của phúc phận, là nguyên nhân của giàu sang, phú quý, công danh, địa vị, trí tuệ, tài năng, sức khỏe, hạnh phúc, vẻ đẹp… của con người.

Vì thế cổ nhân có câu: Nhất đức, nhị vận, tam phong thủy, tứ tích âm công, ngũ đọc thư. Tạm dịch là: Nhất đức, nhì vận, thứ 3 phong thủy, thứ 4 tích âm công và thứ 5 đọc sách.

Như vậy có thể thấy Đức là quan trọng nhất ảnh hưởng tới vận mệnh. Điều này hoàn toàn phù hợp với câu nói Đức năng thắng số” của cổ nhân, có nghĩa là “Đức có thể thắng được số Mệnh”.

Thường thì người ta chỉ tích tiền, tích vàng và những thứ vật chật chất hữu hình khác. Còn “đức” hay “đạo đức”, “đức hạnh” được coi là thứ thuộc về phạm trù tinh thần, là thứ liên quan đến hình thái ý thức. Vậy thì vì sao cổ nhân lại khuyên con người phải “tích đức” và đừng để “tổn đức”? Phải chăng “đức” kia cũng là một dạng vật chất và có thể tích trữ được? Câu trả lời là đúng như vậy, “Đức” thực sự là một thứ vật chất màu trắng đối lập với “Nghiệp” là loại vật chất màu đen. Tuy nhiên mắt thường chúng ta không nhìn thấy được mà phải nhìn thông qua thiên mục (con mắt thứ ba).  Trong cuốn tự truyện “Con mắt thứ ba”, Lạt Ma Lobsang Rampa cho biết, sau khi ông trải qua cuộc phẫu thuật để khai mở thiên mục, ông nhìn thấy: Thể xác con người được bao phủ bằng một lớp vỏ như sương mù muôn màu nghìn sắc, đó là hào quang. Những vị có thần nhãn nhìn vào hào quang của một người, có thể quan sát các màu sắc đó mà hiểu được tình trạng sức khỏe, đức hạnh và trình độ tiến hóa [tinh thần] của người ấy. Người nào càng có nhiều hào quang đẹp đẽ thì sức khỏe tốt, đức hạnh cao còn nhiều hào quang màu đen thì sức khỏe kém, sắp chết.

Đức lại được chia thành Đức tiên thiên và Đức hậu thiên. Đức tiên thiên thì đồng nghĩa với Mệnh tiên thiên, là biểu hiện của phúc phận đời trước tích lũy được. Còn Đức hậu thiên chính là những biểu hiện tích đức hay tổn đức của tất cả hành động hành vi của con người sau khi sinh ra trên thế giới này.

Vậy Đức là gì? tại sao nó lại mạnh đến mức có thể thắng được số phận. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa chữ Đức qua các tư tưởng, tôn giáo lớn.

2. Ý nghĩa chữ Đức theo Hán việt

Chữ “” (đức) được tạo thành từ 5 bộ, bao gồm: “”, “”, “”, “” và “” với ý nghĩa như sau:

Bộ “” (xích) có nghĩa là bước đi chậm rãi, cũng có nghĩa là đức cần phải tích lũy lâu dài. Muốn tích đức thì cần luôn giữ thiện tâm, không phải là nhất thời hứng chí. Phúc đức là kết quả nỗ lực liên tục của cả một đời người.

Bộ “” (thập) có nghĩa là nhiều, là đầy đủ, thập toàn thập mỹ, mười phân vẹn mười, ngụ ý là bất cứ lúc nào hay bất cứ nơi đâu cũng đều phải có thiện tâm, phải đức độ, khoan dung với mọi người.

Bộ “” (võng) thực chất là bộ mục (con mắt) nằm ngang, nhấn mạnh người có đức có thể nhìn thấy rõ những điều không chân chính, có thể nhận biết được đâu là đúng đâu là sai, đâu là tốt đâu là xấu.

Bộ “” (nhất) là tổng thể, ý rằng người luôn có tầm nhìn bao quát, không ích kỷ, luôn chính trực, lý trí, trung thành, trong lòng không có tạp niệm, không lo lắng mới là người có đức.

Bộ “” (tâm) là nói đến nội tâm, bồi dưỡng “đức” cần phải dựa vào tu ở tâm, chân tâm, thành thâm, chung tâm. “Tâm” nằm ở vị trí cuối cùng của chữ “đức” cho thấy đức là ở tận đáy lòng.

3. Quan điểm chữ Đức theo Phật giáo

Phật giáo coi Đức chính là hành động thiện, lời nói thiện, suy nghĩ thiện... để từ đó có được sự từ bi, hỷ xả, mang điều tốt đẹp đến cho mọi người. Đối với những người theo đạo phật đều hướng đến những cái đẹp là bi đức, trí đức và tịnh đức. Nghĩa là mỗi con người phải có lòng bao dung, trí tuệ tinh thông, tâm luôn luôn tịnh không sân si với những người khác. Chữ đức đối với đạo phật được đặt lên hàng đầu, chính vì vậy những nhà sư tu từ 20 năm trở lên có phẩm chất, đạo hạnh tốt sẽ được phong lên làm Đại Đức.

4. Quan điểm chữ Đức theo Công giáo

Công Giáo định nghĩa lòng đạo đức là sống đời Kitô hữu tốt đẹp theo gương Chúa, tuân giữ những điều Chúa và Hội Thánh truyền dạy, tham dự các buổi cầu nguyện và phụng vụ, kính mến Thiên Chúa và yêu thương mọi người.

Đức tin: là hình thức tín ngưỡng nói về sự ban phúc lành ơn huệ của chúa đối với những người con của đạo và cũng là những hành động với năng lực siêu nhiên. Những người theo đạo họ tin rằng, chúa luôn luôn ở trên trời soi sáng con người thông qua những dòng chữ, những câu từ trong thánh kinh và thánh truyền.

Đức cậy: được hiểu là những ơn huệ của chúa ban cho những người con theo đạo, những người con của chúa có thể tin tưởng và dựa vào chúa. Chúa là người toàn năng có thể giúp được tất cả mọi người. Theo đạo ki – tô, con người không thể tự mình làm được bất cứ điều gì, tất cả những điều này đều là do chúa ban cho. Những điều này là biểu hiện của chữ đức và hướng tới lòng biết ơn đối với chúa.

Đức mến: được hiểu giống như là tình yêu. Trong công giáo, chúa và chỉ có chúa mới có tình yêu vẹn toàn, còn con người biết yêu đều là nhờ vào ơn của chúa đã ban cho. Cho nên, đức mến cũng được hiểu là lòng biết ơn đối với chúa và đây là hình thái của chữ Đức quan trọng nhất.

5. Quan điểm chữ Đức theo Khổng tử

Khổng Tử coi lòng thương yêu, yêu người không vì lợi riêng mình là nguyên tắc đạo đức tối cao. Đức bao gồm tri đức (nghĩa là biết đức), hiếu đức (có ý nghĩa là yêu thích đức), hành đức (có nghĩa là làm việc đức). Lấy “Bát đức” gồm: hiếu, trung, đễ, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ là tiêu chuẩn của một con người hoàn hảo, toàn đức.

Một người được gọi là có đức thì đầu tiên phải có chữ “hiếu”. Hiếu ở đây là có hiếu, kính trọng, yêu thương cha mẹ và những những người lớn tuổi. Tiếp theo là “trung”, nghĩa là lòng trung thành tận tâm dùng hết sức mình để hoàn thành những công việc được cấp trên giao phó, sống chân thành với những người đồng tuổi được coi là bằng hữu. “Đễ” là cách hành xử , đối nhân xử thế đối với những người anh em trong gia đình, quan hệ vợ chồng và những người đồng chí bằng hữu của mình. “Tín” nghĩa là chân thành không nói dối, một khi đã nhận lời là sẽ hoàn thành không thất hứa. “Lễ” nghĩa là thái độ sống, luôn biết trên biết dưới, phải phép với những người bề trên, vợ chồng phải biết tôn trọng nhau. “Nghĩa” là làm theo phép tắc lễ nghĩ biết nên làm gì và không nên làm gì. “Liêm” nói về lương tâm của con người, phải biết tự nhận những việc xấu mình đã làm. “Sỉ” nói về lòng tự trọng của con người.

6. Quan điểm chữ Đức theo Lão tử

Lão Tử nói: “Vạn vật mạc bất tôn Đạo nhi quý Đức”, ý là muôn vật đều tôn trọng Đạo và quý trọng Đức; muôn vật nếu không có Đạo thì không thể sinh, không có Đức thì không thể thành được. Vạn vật trong cõi trời đất sở dĩ có thể sinh tồn và phát triển, đều là bắt nguồn từ sự dưỡng dục của đạo đức. Đức là một loại vật chất cao năng lượng nhìn không thấy, sờ không được nhưng lại thật sự tồn tại. Lão Tử lại chia Đức thành 2 loại: thượng đức và hạ đức. Thượng đức là chỉ những người làm việc “đức” mà không nhằm mục đích gì, làm không phải vì “đức”, làm cách tự nhiên, không vì tư lợi, chỉ biết làm hết mình vì lợi ích cho người khác. Hạ đức là chỉ những người làm việc đức có chủ đích, nhắm đến cái gọi là “đức” vì bản thân mình, chứ không nhằm giúp ích người khác. 

7. Sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hiện đại

Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, Có tài mà không có đức là người vô dụng”

Như vậy chữ “Đức” xem ra cũng thật sâu xa, mênh mông, rộng lớn; nhưng có thể tóm lược lại là làm việc thiện, việc hợp với đạo trời mà không vì lợi ích cho bản thân mình. Nghe ra thì rất đơn giản nhưng thực hiện được thật là khó, bởi trước khi bắt đầu hành động việc gì thì đa số mọi người sẽ nghĩ ngay rằng việc đấy có lợi hay hại cho mình không.

Trong “Kinh Dịch - Văn ngôn truyện” viết: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương” tức là nhà nào tích chứa nhiều điều thiện thì ắt sẽ có dư niềm vui, nhà nào tích chứa điều ác thì ắt sẽ có tai ương. Cổ ngữ cũng nói: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, tức là đạo trời không phân biệt hay thiên vị thân sơ mà thường trợ giúp người lương thiện.

Cổ nhân cũng có câu: “Họa phúc vô môn, duy nhân tự triệu”, tức là họa và phúc đều không tự nhiên tới mà do con người tự làm mà ra. Cho nên, nếu bản thân gặp tai ương thì nên xem xét lại bản thân mình trước tiên, bởi vì có oán trách thì oán không được trời, trách không được người.

Xã hội hiện nay đã suy đồi đạo đức đến mức đau lòng khi trong dân lưu truyền câu:  “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ...” hay câu: “Con ông cháu cha” hoặc “con cháu các cụ (4C)” trong công tác bổ nhiệm cán bộ của nhà nước. Rồi câu “Con vua thì lại làm vua, Con sãi ở chùa thì quét lá đa. Bao giờ dân nổi can qua, Con vua thất thế lại ra quét chùa” đã khiến mọi người đều nghĩ “thừa kế quyền lực” đều là từ cha đến con, từ con đến cháu. Còn với con em người dân thường thì là cá chép khó mà vượt được Long môn để mà hóa rồng.

Theo tôi, nguyên nhân sâu xa là do người lãnh đạo không đủ đức khiến mọi người không tâm phục, khẩu phục nên không có được lòng trung thành của cấp dưới. Mà đa số quan chức hiện nay dựa vào quyền lực kiếm lợi, tham nhũng. Vì vậy họ rất sợ sự tình của mình bị bại lộ nhất là sau khi nghỉ hưu hết quyền lực trong tay là lúc dễ bị đối thủ, kẻ thù thừa cơ trừng trị, trả thù nên phải đặt con cháu vào các vị trí trong bộ máy để bảo vệ bản thân. Vì vậy mới xuất hiện hiện tượng con ông cháu cha thăng quan tiến chức ‘như tên lửa’, còn con em người dân nghèo thì ‘nghèo vẫn hoàn nghèo’.

Nhưng Đức là cội nguồn của phúc phận, không có đức thì không thể đắc được phú quý. Vì vậy dù quan chức kia có giỏi tính toán đến đâu đi nữa thì con cháu đời sau có kế thừa được hay không còn phụ thuộc vào đức của tổ tiên và đức con cháu nữa. Đã có rất nhiều trường hợp con cháu đường quan lộ hanh thông, lên như diều gặp gió nhờ có “bố làm to” đã rải đường lót chỗ sẵn sàng, nhưng chỉ một thời gian ngắn thì kẻ mất chức, kẻ vào tù, kẻ thì ốm nặng. Đây chính là hậu quả do sự “vô đức, thiếu đức” mang lại. Hoặc có thể nói là do “Đức bất phối vị”, nghĩa là đức hạnh và địa vị của một người không tương xứng với nhau. Trong “Liễu phàm tứ huấn” có câu: “Tài sản trăm lượng phải là nhân vật trăm lượng, tài sản ngàn lượng phải là nhân vật ngàn lượng. Nếu một người vô cớ hưởng phúc báo, hay hưởng thụ một cách không giới hạn, thì sớm muộn gì phúc báo cũng sẽ cạn kiệt, và rồi tai họa sẽ ập đến”.

Con người hiện nay thường coi nhẹ đạo đức, nhìn nhận đạo đức một cách nông cạn. Hơn nữa còn cho rằng hai chữ “đạo đức” chỉ là một loại thuyết giáo, vốn không có nội hàm chân thật, chỉ nói ngoài cửa miệng mà thôi. Từ đó mà không thể thật lòng thành tín, không biết hàm nghĩa thâm sâu của đạo đức cũng như năng lượng vật chất và tinh thần to lớn của nó. Vậy nên con người hôm nay ngày càng rời xa đạo, thiếu hụt đức, phúc phận mỏng manh, gặp nhiều chuyện không được như ý.

8. 10 cách tích đức không tốn một đồng

Vì vậy lời khuyên cho bạn là phải tích đức bởi “Có Đức thì mặc sức mà ăn”. Có nhiều cách tích đức đơn giản, dễ làm không tốn một đồng mà ai cũng có thể làm được như: Tích đức từ lời ăn tiếng nói, Tích đức từ đôi tay, Tích đức từ sự chung thủy, Tích đức từ lòng khoan dung, Tích đức từ việc thành thật với mọi người, Tích đức từ tính cách khiêm nhượng, Tích đức từ việc tôn trọng người khác, Tích đức từ việc tín nhiệm người khác, Tích đức từ lòng lương thiện, Tích đức từ sự biết lắng nghe…

Độc giả xem thêm bài viết “10 cách tích đức đơn giản sau không tốn một đồng mà ai cũng có thể làm được” tôi sẽ đi sâu vào phân tích chi tiết, làm rõ hơn.

Đọc đến đây các bạn đã biết được tại sao lại nói Đức năng thắng số và ý nghĩa chữ Đức qua các tư tưởng, tôn giáo lớn…. Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy like, share bài viết và fanpage Xemvm.com để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Vui lòng ghi rõ nguồn website xemvm.com và gắn link khi bạn trích dẫn nội dung từ bài viết này. Cám ơn bạn rất nhiều!

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết hoàn thiện hơn vui lòng gửi email về info@xemvm.com hoặc để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Chuyên gia phong thủy của xemvm.com

Nguồn tin: Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Hỗ trợ khách hàng
NV1: 0926.138.186 (Zalo)
NV2: 0926.138.186
Khiếu nại: 0926.138.186
Sim phong thủy điểm cao
Sim giảm giá
Thống kê
  • Đang truy cập230
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm229
  • Hôm nay68,606
  • Tháng hiện tại1,605,531
  • Tổng lượt truy cập60,648,123
Sim đẹp phong thủy

xemVM Copyright © 2019-2023
Nguyện làm người dẫn đường mang tri thức, tinh hoa văn hóa đến cho mọi người
Ghi rõ nguồn xemvm.com và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Powered by NukeViet , support by VINADES.,JSC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây