Website số 1 về Phong thủy - Xem bói - Xem ngày – Kinh dịch - Tâm linh Tư vấn chọn sim hợp tuổi, sinh con giúp bạn cải vận, hút tài lộc, sự nghiệp thăng tiến Fanpage: Xemvm.com - Zalo: 0926.138.186 - Hotline: 0926.138.186
Luận giải thứ tự, ngũ hành và ý nghĩa của 10 can và thiên can ngũ hợp xung khắc
Chủ nhật - 18/04/2021 21:46
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguồn gốc của Thiên Can và Địa chi đồng thời luận giải thứ tự, ngũ hành và ý nghĩa của Thập Thiên Can cũng như hợp hóa xung khắc giữa 10 Thiên Can là cơ sở trong dự đoán vận mệnh tứ trụ, bát tự, tử bình…
Luận giải ngũ hành và ý nghĩa Thập Thiên Can (thứ tự 10 Can)
Ý nghĩa của 10 thiên can với dự đoán vận mệnh con người
Luận giải 10 cặp thiên can xung khắc
Luận giải ngũ hợp hóa của 10 thiên can
Luận giải thiên can tương hợp
1. Tìm hiểu về nguồn gốc của Thiên Can và Địa chi
Sách “ngũ hành đại nghĩa” nói: can chi là do Đại Sào phát hiện cách đây khoảng 4000 năm. Đại Sào lấy tình của ngũ hành để dùng giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý làm tên ngày gọi là Can vì số mỗi ngày của mỗi tháng đều tính theo nhật tiến vị (mỗi ngày thêm một bậc). Dùng Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi làm tên tháng gọi là Chi vì mỗi năm 12 tháng vừa khớp với 12 địa chi. Vì âm dương có sự khác nhau nên có tên Can, Chi. Có việc liên quan đến trời thì dùng ngày, có việc liên quan đến đất thì dùng tháng. Nhưng về sau người ta cảm thấy dùng Thiên Can gọi ngày không tiện vì như vậy mỗi tháng có đến 3 ngày cùng 1 tên (Thiên Can). Vì vậy đã lấy một can và một chi theo thứ tự phối hợp mà ghi ngày. Về sau can chi được kết hợp để ghi năm tháng ngày giờ dần dần hình thànhlịch can chi trong thực tế.
2. Vén màn bí mật ẩn dấu trong Thiên Can và Địa chi
Đa số mọi người cho rằng Can Chi chỉ là công cụ dùng để làm lịch và tính toán thời gian. Phát hiện khảo cổ học cho thấy, trong các quẻ bói giáp cốt văn đời nhà Thương, Thiên Can Địa Chi được dùng phổ biến để ghi chép thời gian. Nhưng liệu Can Chi chỉ đơn giản được dùng để ghi chép thời gian? Bởi nếu đơn thuần chỉ là ghi chép thời gian, thì dùng số sẽ đơn giản và thuận tiện hơn dùng Can Chi. Không những vậy còn dễ dàng theo dõi, vì số hóa là công cụ ghi chép ưu việt hơn. Lấy ghi năm công nguyên làm ví dụ, lợi thế tốt nhất của việc dùng số ghi chép là từng bước thêm con số, thực hiện phương pháp tính thập phân.
Trong khi đó, việc dùng Can Chi thì phức tạp hơn nhiều. Mỗi năm chỉ có một niên hiệu Can Chi cố định, không có định vị thời gian kỹ thuật số vốn có của riêng nó. Can Chi này sau 60 năm là một chu kỳ tuần hoàn, đơn giản chỉ nói về năm Giáp Tý, rốt cuộc là năm Giáp Tý của chu kỳ nào?
Trên thực tế, Thiên Can Địa Chi còn được cổ nhân sử dụng để dự đoán tương lai. Theo Hoàng Đế Nội Kinh, thời cổ đại đã vận dụng Thiên Can Địa Chi để dự đoán xu hướng phát triển của bệnh dịch. Ví dụ, bệnh gan biểu hiện nghiêm trọng vào năm Canh Tân, bình phục vào năm Bính Đinh. Bệnh phổi nghiêm trọng vào năm Bính Đinh, có thể được chữa lành vào năm Nhâm Quý…
Vào thời nhà Đường, ngoài việc dùng để ghi chép ngày, tháng, năm, các nhà chiêm tinh học còn phát triển thuật dự đoán tứ trụ chuyên dùng để dự đoán tương lai có tính chính xác cao được áp dụng rộng rãi đến tận ngày nay. Tứ trụ là môn dự đoán học dựa trên bát tự kết hợp với đại vận và lưu niên để luận đoán mức độ cát hung và họa phúc của đời người. Cụ thể:
Thiên Can chủ về trời, là Thiên nguyên (tức là các nguyên nhân này do ông trời quyết định). Chúng chính là các can đã lộ ra trong tứ trụ của từng người.
Địa Chi chủ về xã hội mà con người đang sống trên mặt đất, là Địa nguyên.
Nhân tức là con người được tạo ra trong trời và đất, do vậy trong mỗi địa chi của tứ trụ có chứa từ 1 đến 3 can, đó chính là các thần đặc trưng cho khả năng chủ quan của người có tứ trụ, là Nhân nguyên.
Sự dự đoán tổng hợp của tam nguyên (Thiên Địa Nhân) là một thể thống nhất trong mệnh lý học, nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra toàn bộ tiền đồ, cát, hung, họa, phúc ....của cả một đời người. Nếu kết hợp tứ trụ với tướng tay và tướng mặt để dự đoán thì điều dự đoán có thể đạt đến sự chính xác, chi tiết đến kỳ diệu.
Như vậy có thể nói Thiên Can Địa Chi là một kiến thức tiên tiến vượt xa khoa học hiện đại của nhân loại, ẩn chứa tin tức bí mật của vũ trụ, ẩn chứa bí mật về trình tự thay đổi của khí hậu, ẩn chứa mật mã của sinh mệnh, ẩn chứa tiết tấu thần kỳ của quá trình phát triển sự vật. Nếu nó không ẩn chứa những bí mật ấy, thì sao có thể được dùng để dự đoán chính xác về tương lai?
Chức năng thực sự của Can Chi chính là để ghi lại tình trạng biến hóa vận động của 5 loại khí trong ngũ hành bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; ghi lại chính xác trạng thái thịnh suy của sự vận hành các loại khí trong ngũ hành trên trời, dưới đất, và đặc điểm của quy luật này. Đây mới chính là bí mật lớn nhất của Thiên Can Địa Chi. Ví dụ, 60 năm Thiên Can Địa Chi, trong mỗi năm lại ghi chép lại tính chất khí của ngũ hành trên trời là gì, tính chất khí của ngũ hành dưới đất là gì. Giống như vào năm Giáp Tý, trên trời dần dần chủ yếu tăng thêm Mộc khí, dưới đất dần chủ yếu tăng thêm Thủy khí. Tương tự, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ của Can Chi cũng là ghi chép bản chất của thời tiết và khí tại thời điểm đó. Vậy, tại sao cần ghi lại quy luật hoạt động của ngũ hành trời đất?
Nguyên nhân vì khí ngũ hành của trời đất không những ảnh hưởng đáng kể tới sự thay đổi của khí hậu và môi trường, mà còn ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển của tất cả các thể sinh mệnh trên trái đất. Vì vậy, chỉ có nắm chắc trạng thái vận hành khí của ngũ hành mới có thể phân tích xu hướng biến đổi khí hậu môi trường, đồng thời dự đoán tác động của môi trường lên các thể sinh mệnh, từ đó dự đoán xu hướng trong tương lai. Điều này có ý nghĩa thiết thực và vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn của nhân loại.
3. Luận giải ngũ hành và ý nghĩa Thập Thiên Can (thứ tự 10 Can)
Nguyên nghĩa can chi là lấy từ cây. Cổ nhân nói: Can như thân cây, cứng khỏe nên là dương; còn Chi như cành cây mềm yếu hơn nên là âm. Ta có 10 Thiên Can có số thứ tự, ngũ hành và ý nghĩa theo sách “Quần thư dị thảo” như bên dưới:
Số thứ tự 1: Giáp – Dương Mộc: là giai đoạn cây cỏ đội đất nẩy mầm, Dương còn bên trong, Âm bên ngoài. Do đó Giáp có nghĩa là mở, ý chỉ dấu hiệu vạn vật được tách ra, bắt đầu sự sống.
Số thứ tự 2: Ất – Âm Mộc: là giai đoạn mầm cây mới mọc nên còn non nớt, phần Âm vẫn chiếm ưu thế. Do đó Ất có nghĩa là kéo, ý chỉ quá trình vạn vật bắt đầu quá trình nhú mầm, sinh trưởng
Số thứ tự 3: Bính – Dương Hỏa: là giai đoạn cây cỏ vươn lên rõ ràng, muôn trượng muôn vật nhìn thấy rõ ràng. Do đó Bính có nghĩa là sự đột ngột, chỉ vạn vật đột nhiên lộ ra.
Số thứ tự 4: Đinh – Âm Hỏa: là giai đoạn cây cỏ trưởng thành mạnh mẽ như người lớn đã thành “đinh”. Do đó Đinh có nghĩa là mạnh, tức chỉ vạn vật bắt đầu mạnh lên
Số thứ tự 5: Mậu – Dương Thổ: là giai đoạn cây cỏ thuần thục, cành lá xum xuê rậm tốt. Do đó Mậu có nghĩa là rậm rạp, tức chỉ vạn vật xum xuê
Số thứ tự 6: Kỷ – Âm Thổ: là giai đoạn đứng thẳng giữ vững hình thù. Do đó Kỷ có nghĩa là ghi nhớ, chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu có hình để phân biệt được.
Số thứ tự 7: Canh – Dương Kim: là giai đoạn cây cỏ nhiều thay đổi, đâm chồi nảy lộc, ra hoa, có hương sắc. Do đó Canh có nghĩa là chắc lại, tức chỉ vạn vật bắt đầu chắc lại, kết quả.
Số thứ tự 8: Tân – Âm Kim: là giai đoạn cây cỏ nảy sinh cái mới: thành quả kết hạt. Do đó Tân có nghĩa là mới, chỉ vạn vật bước vào thời kỳ thu hoạch.
Số thứ tự 9: Nhâm – Dương Thủy: là giai đoạn mầm cây mới phát sinh trong quả, trong hạt. Do đó Nhâm có nghĩa là muôn vật đang mang thai, dương khí tiềm phục trong đất.
Số thứ tự 10: Quý – Âm Thủy: là giai đoạn bế tàng, mầm sống ẩn trong quả, trong hạt dưới đất chờ thời cơ. Do đó Quý có nghĩa là đo.
Do đó 10 thiên can không có liên quan gì với mặt trời mọc, lặn mà chỉ có chu kì của mặt trời có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của vạn vật.
4. Ý nghĩa của 10 thiên can với dự đoán vận mệnh con người
Trong dự đoán vận mệnh trong tứ trụ, thiên can vô cùng quan trọng. Ngày sinh của mỗi người, trụ ngày do Can ngày và Chi ngày hợp thành. Can ngày vượng tướng, không bị khắc hại thì bản tính của can ngày càng rõ ràng, có thể dùng nó làm tiêu chí để dự đoán tính tình người ấy.
Giáp (Mộc) thuộc dương: Nói chung là để chỉ cây to ở đại ngàn, tính chất cường tráng. Giáp mộc là bậc đàn anh trong các loài mộc, còn có nghĩa là cương trực, có ý thức kỷ luật.
Ất (Mộc) thuộc âm: Chỉ những cây nhỏ, cây cỏ, tính chất mềm yếu. Ất mộc là bậc em gái trong các loài mộc, còn có nghĩa là cẩn thận, cố chấp.
Bính (Hỏa) thuộc dương: Chỉ mặt trời, nóng và rất sáng. Bính hỏa là anh cả của hỏa, có nghĩa là hừng hực, bồng bột, nhiệt tình, hào phóng. Còn có nghĩa là hợp với những hoạt động xã giao, nhưng cũng dễ bị hiểu lầm là thích phóng đại, hiếu danh.
Đinh (Hỏa) thuộc âm: Có nghĩa là lửa của ngọn đèn, của lò bếp. Thế của ngọn lửa không ổn định, gặp thời thì lửa mạnh, không gặp thời thì lửa yếu. Đinh hỏa là em gái của hỏa, có tính cách bên ngoài trầm tĩnh, bên trong sôi nổi.
Mậu (Thổ) thuộc dương: Chỉ đất ở vùng đất rộng, đất dày , phì nhiêu. Còn chỉ đất ở đê đập, có sức ngăn cản nước lũ của sông. Mậu thổ là anh cả của thổ, có nghĩa coi trọng bề ngoài, giỏi giao thiệp, có năng lực xã giao. Nhưng cũng dễ bị mất chính kiến mà thường chìm lẫn trong số đông.
Kỷ (Thổ) thuộc âm: Chỉ đất ruộng vườn, không được phẳng rộng và phì nhiêu như mậu thổ nhưng thuận lợi cho trồng trọt. Kỷ thổ là em gái của thổ, nói chung tính cách chi tiết, cẩn thận, làm việc có trật tự đầu đuôi, nhưng ít độ lượng.
Canh (Kim) thuộc dương: Nói chung chỉ sắt thép, dao kiếm, khoáng sản, tính chất cứng rắn. Canh kim là anh cả của kim, có nghĩa nếu là người có tài về về văn học, nếu là vật thì có ích. Có tài làm kinh tế.
Tân (Kim) thuộc âm: Chỉ ngọc châu, đá quý, vàng cám. Tân kim là em giá của kim, nó có thể mày mò khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành mọi việc lớn, đồng thời cũng có nghĩa là ngoan cố.
Nhâm (Thủy) thuộc dương: Chỉ thủy của biển cả. Nhâm thủy là anh của thủy, nó có nghĩa là xanh trong, khoan dung, hoà phóng, có khả năng đùm bọc và bao dung, nhưng ngược lại cũng có tính ỷ lại hoặc chậm chạp, không lo lắng.
Quý (Thủy) thuộc âm: Chỉ nước của mưa, còn có nghĩa là ôm ấp, mầm mống bên trong. Quý thủy là em gái của thủy, có tính cách chính trực, cần mẫn, dù gặp hoàn cảnh khó khăn cũng cố gắng mở đường thoát khỏi
5. Luận giải 10 cặp thiên can xung khắc
Ta có 10 cặp thiên can xung khắc theo cơ chế đồng cực và ngũ hành tương khắc như sau:
Giáp xung Mậu (Dương Mộc khắc Dương Thổ)
Ất xung Kỷ (Âm Mộc khắc Âm Thổ)
Bính xung Canh (Dương Hỏa khắc Dương Kim)
Đinh xung Tân (Âm Hỏa khắc Âm Kim)
Mậu xung Nhâm (Dương Thổ khắc Dương Thủy)
Kỷ xung Quý (Âm Thổ khắc Âm Thủy)
Canh xung Giáp (Dương Kim khắc Dương Mộc)
Tân xung Ất (Âm Kim khắc Âm Mộc)
Nhâm xung Bính (Dương Thủy khắc Dương Hỏa)
Quý xung Đinh (Âm Thủy khắc Âm Hỏa)
6. Luận giải ngũ hợp hóa của 10 thiên can
Vì các thiên can là khí của ngũ hành nên chúng có hai tính chất tương sinh và tương khắc với nhau ngoài ra chúng còn có các tính chất hợp và biến đổi để tạo ra các hóa cục. Thiên can chỉ có thể hợp với nhau khi chúng ở gần nhau. Gần ở đây có nghĩa là can trụ năm với can trụ tháng, can trụ tháng với can trụ ngày, can trụ ngày với can trụ giờ, các can trong tứ trụ với can đại vận và lưu niên, can đại vận và can lưu niên với can tiểu vận.
Thiên can ngũ hợp là hợp của âm dương, giống như nam nữ tương hợp và thành đạo vợ chồng nên dịch viết: “Nhất âm nhất dương là đạo, thiên về âm, thiên về dương là Tật” dịch là “một âm một dương gọi là đạo, thiên âm thiên dương gọi là tật”, sự hợp của con người xuất phát từ tính của âm dương ngũ hành.
Mười thiên can tương hợp, tổng cộng có 5 nhóm nên gọi là thiên can ngũ hợp. Một cặp thiên can hợp nhau, xét từ góc độ sinh khắc thì toàn bộ là quan hệ khắc. Vậy đã khắc tại sao còn hợp, giống như quan hệ vợ chồng của loài người. Nam lấy tài là vợ, tài là vật bị đàn ông khắc, tuy khắc nhưng âm dương có sức hút nhau hình thành sự thống nhất âm dương, sự thống nhất này chính là hợp. Theo quan điểm triết học, hợp tức là thống nhất trong đối lập. Ngũ hợp thiên can bắt nguồn từ Hà đồ; 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 ghép đối xứng với nhau tạo nên 1 hợp với 6, 2 hợp với 7, 3 hợp với 8, 4 hợp với 9, 5 hợp với 10.
Mười thiên can có sức mạnh và tính năng riêng, hai can hợp nhau là một sự tổ hợp của hai hành, sự tổ hợp này ắt dẫn đến sức mạnh và đặc tính thiên can biến đổi, biểu hiện ra đặc tính không giống nhau, thậm chí hoàn toàn khác nhau với thiên can khi đứng độc lập. Ngũ hành do thiên can nhất âm nhất dương hợp mà hóa xuất ra, đối với cường, nhược, vượng, suy của nhật nguyên có tác dụng sinh phù hay khắc chế quan trọng đối với Thân. Tuy nhiên phải có điều kiện nhất định thì hợp mới có hóa (tôi sẽ phân tích sâu hơn ở bài viết khác). Thiên can mà hợp hóa thật, tứ trụ được như thế thì người đó phú quý đến bậc công hầu khanh tướng. Nếu hợp hóa là hóa giả thì người đó hoặc mồ côi, hoặc cuộc đời là tăng ni theo đạo. Can mà hợp là điềm hôn nhân sớm
6.1 Giáp (Dương Mộc) hợp Kỷ (Âm Thổ) hóa Thổ là sự hợp trung chính.
Giáp là dương mộc, chính trực nhân từ, Kỷ là âm thổ, tĩnh lặng tưới nhuần, sinh dưỡng vạn vật nên Giáp Kỷ hợp là sự hợp trung chính. Chủ về yên phận thủ thường, trọng chữ tín, chính nghĩa nhân từ, thẳng thắn không a dua. Nếu trong mệnh cục không có thổ hoặc thổ quá yếu, mà lại có Thất sát thì đó là người thiếu tình nghĩa, gian trá, không thành thật, vô liêm sỉ, tính thô thiển.
Giáp cần có gốc là Thổ hay Hỏa để hỗ trợ hành hóa là Thổ. Quan hệ được sinh ra là hành Thổ, thuộc tính trung chính, tiến triển vững mạnh. Thí dụ: Giáp Tuất với Kỷ Mùi là hóa thật. Còn nếu Giáp có chi thuộc thủy, mộc hay kim thì Giáp sẽ chú ý đến các quan hệ của cha mẹ, bạn bè hoặc sự nhọc nhằn của công việc và mối quan hệ với Kỷ sẽ lỏng lẻo gượng ép. Thí dụ: Giáp Tý với Kỷ Tỵ là hóa giả.
6.2 Ất (Âm Mộc) hợp với Canh (Dương Kim) hóa Kim là sự hợp nhân nghĩa.
Ất mộc nhu thuận nhân từ. Canh kim cương cường nghĩa khí, hai thứ cương nhu bổ sung cho nhau là sự hợp nhân nghĩa. Người đó cương nhu đều có, trọng nhân nghĩa. Nếu trong tứ trụ có thiên quan hoặc vận kém, tử tuyệt thì tính tình cố chấp, không nhân nghĩa
Ất cần có gốc là Thổ hay Kim để hỗ trợ hành hóa là Kim. Nếu hóa thật, Ất sẽ hết lòng phụ trợ cho Canh, gọi là có nhân có nghĩa thật sự. Ví dụ: Ất Sửu với Canh Thìn là hóa thật.
Hóa giả là khi Ất có chi thuộc mộc hay thủy. Ví dụ như Ất Mão với Canh Tý là hóa giả gọi là
"giả nhân giả nghĩa".
6.3 Bính (Dương Hỏa) hợp Tân (Âm Kim) hóa Thủy là sự hợp có uy lực để chế ngự.
Bính hỏa mạnh mẽ, Tân kim dẻo dai nên hai thứ này hợp là sự hợp của uy thế, uy nghiêm. Người như thế nghiêm trang, trí lực dồi dào. Nếu trong tứ trụ có Thất sát hoặc gặp vận tử tuyệt thì tính tình thô bạo, vô tình
Bính và Tân đều phải có cùng chi thuộc thủy, kim. Nếu hóa thật thì hành thủy sẽ được tận dụng khả quan. Đây là hóa uy lực, vào vận cần có Quan hay Sát thì quyền uy vào bậc nhất. Thí dụ Bính Thìn với Tân Hợi.
Bính mà gặp chi thuộc hỏa sẽ khắc Tân kim. Tân mà không có thủy hoặc kim làm gốc thì Tân sẽ phản lại Bính. Thí dụ Bính Ngọ với Tân Sửu. Khi gặp vận này hoặc ngay chính tứ trụ thì làm việc tầm thường, kém thế, phận mỏng.
6.4 Đinh (Âm Hỏa) hợp với Nhâm (Dương Thủy) hóa Mộc là sự hợp của sắc dục.
Đinh là âm hỏa, tối tăm, không sáng. Nhâm là thủy dương lưu động bất định, thành thử hợp nhau là sự hợp của sắc dục. Đinh Nhâm hợp thì chủ nhân đa tình, háo sắc. Phụ nữ, nếu tứ trụ có thủy cực vượng quá làm xì hơi mộc thì đó là sự dâm loạn. Nếu đóng ở tử tuyệt thì đó là người phá nhà vì tửu sắc.
Đinh và Nhâm cả hai đều phải có mộc hay thủy trợ lực cho hành hóa là Mộc. Quan hệ sẽ rất sâu đậm. Thí dụ như Đinh Hợi và Nhâm Dần.
Hóa giả tạo là khi Nhâm gặp chi thủy và Đinh gặp chi hỏa. Cả hai ngược lại sẽ đấu đá nhau sau một thời gian có hấp lực ngắn ban đầu. Thí dụ Đinh Tỵ và Nhâm Tý.
6.5 Mậu (Dươgng Thổ) hợp với Quý (Âm Thủy) hóa Hỏa là sự hợp vô tình
Mậu thổ khô là ông chồng già. Quỷ thủy lưu động là bà vợ la sát, dương già phối với âm trẻ là sự hợp của vô tình giống như người diện mạo tuấn tú nhưng trong lòng không có tình nghĩa. Nam giới thường hay lang thang chơi bời, nữ giới thường lấy được chồng đẹp trai.
Mậu thổ và Quý thủy phải có chi mộc hoặc hỏa làm gốc. Như vậy hành hóa là Hỏa sẽ được mạnh mẽ. Thí dụ Mậu Ngọ với Quý Tỵ. Cả Mậu lẫn Quý đều gặp chi thủy thì ngược lại, hành thủy quá nhiều, quá hàn lạnh nên hành hóa là hành Hỏa sẽ sớm nguội tan. Vì thế mới nói rằng quan hệ hóa giả này là quan hệ vô tình.
7. Luận giải thiên can tương hợp
Có 5 cặp tương hợp âm dương đồng hành như sau:
Giáp (Dương Mộc) tương hợp với Ất (Âm Mộc)
Bính (Dương Hỏa) tương hợp với Đinh (Âm Hỏa)
Mậu (Dương Thổ) tương hợp với Kỷ (Âm Thổ)
Canh (Dương Kim) tương hợp với Tân (Âm Kim)
Nhâm (Dương Thủy) tương hợp với Quý (Âm Thủy)
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy like, share bài viết và fanpage“Xemvm.com”để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Vui lòng ghi rõ nguồn website xemvm.com khi bạn trích dẫn nội dung từ bài viết này. Cám ơn bạn rất nhiều!
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết hoàn thiện hơn vui lòng gửi email vềinfo@xemvm.com hoặc để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!
Tác giả bài viết: Thầy Uri – Chuyên gia phong thủy của xemvm.com
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage“Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!