1. Luận giải cửu cung phi tinh là gì? Phép vận khí cửu tinh
Cửu là 9 còn cung là cung mệnh, do đó Cửu cung là 9 cung mệnh. Còn Cửu tinh là 9 con số đại diện cho 9 “trường khí” lớn của vũ trụ, lấy sự tô màu của 9 sao (tinh) quy ước, đại diện cho 9 trường khí đó dùng để tính toán vận khí gọi là phép “Cửu tinh” của cổ nhân. Người đời sau nghiên cứu không nắm vững được tính chất “quy ước” của 9 sao là để gọi các trường khí nên nhiều tác giả gắn 9 sao vào 9 thiên thể mà mắt người dễ dàng nhìn thấy đó là: mặt trời (Thái dương), mặt trăng (thái Âm), quả đất, 5 hành tinh: Kim Tinh, Mộc Tinh, Thủy Tinh, Hỏa tinh, Thổ Tinh và sao Bắc Thần của chòm sao Bắc Đẩu. 9 trường khí của cổ nhân là bao gồm cả khí của vũ trụ (trong đó chủ yếu là các chòm sao) và khí của quả đất chứ không đơn thuần là bầu không khí quanh ta như quan niệm đơn giản hiện nay.
Do đó Cửu cung phi tinh (còn gọi là Huyền không phi tinh) là dựa vào sự di chuyển quỹ đạo của 9 con số bay tuần hoàn trong 9 cung Lạc Thư (9x9=81 bước Lường Thiên Xích trên đồ hình Bát quái) để đoán định sự hung cát của con người, của từng căn nhà (dương trạch) hay phần mộ (âm trạch)…trong mỗi năm.
2. Luận giải ngũ hành Cửu tinh – Cửu tinh đồ năm 2021
Cửu tinh (9 con số hay 9 sao) như sau:
Số 1 ứng với sao Nhất Bạch còn gọi là sao Tham Lang tương ứng với quẻ Khảm có ngũ hành Thủy, hướng Chính Bắc, màu sắc trắng, là sao tốt nhiều (cát tinh) chủ về nhân duyên, tài phú. Khi Nhất Bạch chuyển đến vị trí đắc địa sẽ sinh vượng, giúp cho con người sự nghiệp, học vấn, thi cử đỗ đạt, tình duyên phát triển, tài lộc dồi dào.
Số 2 ứng với sao Nhị Hắc còn gọi là sao Cự Môn tương ứng với quẻ Khôn có ngũ hành âm Thổ, hướng Tây Nam, màu sắc đen, là sao xấu nhất (hung tinh) chủ về bệnh tật, đau ốm. Nhị Hắc là bệnh tinh, thường gieo rắc bệnh tật, tai họa khi nó xuất hiện ở một vị trí nào đó trong căn nhà, dù là phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn.
Số 3 ứng với sao Tam Bích còn gọi là sao Lộc Tồn tương ứng với quẻ Chấn có ngũ hành Dương Mộc, hướng Chính Đông, màu sắc xanh biếc (xanh nước biển), là sao xấu (hung tinh) chủ về sự tranh chấp, thị phi, hao tổn. Tam Bích là hung tinh chuyên gây chuyện thị phi, kiện cáo, đối đầu, bệnh tật, nhất là những bệnh về gan, mật.
Số 4 ứng với sao Tứ Lục còn gọi là sao Văn Xương tương ứng với quẻ Tốn có ngũ hành âm Mộc, hướng Đông Nam, màu sắc xanh lục (xanh lá cây), là sao xấu (hung tinh)
Số 5 ứng với sao Ngũ Hoàng còn gọi là sao Liên Trinh ở Trung Cung phương vị trung tâm (giữa nhà hoặc một vùng, một đô thị.. ), màu sắc vàng, ra ngoại biên biến thành 2 quẻ là quẻ Cấn số 8 Dương Thổ là tốt và quẻ Khôn số 2 Âm Thổ là xấu
Số 6 ứng với sao Lục Bạch còn gọi là sao Vũ Khúc tương ứng với quẻ Càn có ngũ hành Dương Kim, hướng Tây Bắc, màu sắc trắng, là sao tốt (cát tinh) chủ về sự thăng tiến về tài vận, quan lộc, may mắn.
Số 7 ứng với sao Thất Xích còn gọi là sao Phá Quân tương ứng với quẻ Đoài có ngũ hành Âm Kim, hướng Chính Tây, màu sắc đỏ, là sao xấu nhiều (hung tinh) chủ về sự hao tán tài sản, công danh, sức khỏe. Thất Xích thường gây tai họa cho con người về bệnh tật, mổ xẻ, hỏa hoạn, tai nạn nặng nề.
Số 8 ứng với sao Bát Bạch còn gọi là sao Tả Phù tương ứng với quẻ Cấn có ngũ hành Dương Thổ, hướng Đông Bắc, màu sắc trắng, là sao tốt (cát tinh) chủ về sự thăng tiến về tài lộc, quan chức. Bát Bạch làm chủ Vận 8 (20 năm, từ 2004 đến 2023 ), đem lại danh lợi, tiền bạc và khoa cử cho con người.
Số 9 ứng với sao Cửu Tử còn gọi là sao Hữu Bật tương ứng với quẻ Ly có ngũ hành Hỏa, hướng Chính Nam, màu sắc đỏ tía, là sao tốt nhất (đại cát tinh) chủ về nhân duyên, hỷ khánh. Cửu Tử khi được vận thì phát phúc rất nhanh, công danh, tài lộc và sinh con đẻ cái đều may mắn.
Ta có bảng cửu tinh cơ bản “Ngũ hoàng thổ tinh” như bên dưới
Theo mỗi năm thì theo sự di chuyển của 9 con số thì sẽ dẫn đến các Thiên Bàn Phi Tinh khác nhau. Đó cũng chính là sự thay đổi Trường khí của vũ trụ mà cổ nhân dựa vào đó mà đoán được sự thịnh suy của tạo hóa và xã hội con người.
Ta có bảng cửu tinh năm 2021 như bên dưới:
3. Phép xem vận số theo cửu tinh
Cổ nhân còn dùng phép cửu tinh để xem vận số đời người dựa trên các nguyên lý cơ bản sau đây:
Phân loại con người ra 9 loại bản chất theo 9 trường khí của Cửu tinh của niên mệnh từng người.
Dựa trên hệ tiền đề về nhân sinh của Dịch học đã cho trước, được “tượng số” hóa trên 8 quẻ Hậu Thiên của niên mệnh. Chín loại niên mệnh Cửu tinh trên lại được phân thành 2 nhóm niên mệnh do bản chất xung khắc nhau là Đông Tứ Mệnh gồm 4 loại: Khảm, Ly, Chấn, Tốn và Tây Tứ Mệnh gồm 4 loại: Can, Đoài, Cấn, Khôn. Mỗi loại mệnh lại có những phương hướng có lợi và bất lợi riêng trong việc kiến tạo, xây dựng nhà cửa tạo nên trường phái Bát trạch phong thủy.
Tìm sự chi phối của Tiểu Vận đối với Niên mệnh
Kết hợp 2 trường khí Âm Dương thành từng cặp số và đánh giá kết quả theo 6 loại hình kết hợp
4. Luận biến hóa của tám tượng số - 8 quẻ Hậu Thiên Bát Quái
Hậu Thiên Lạc thư gọi là 8 quẻ (Bát quái) đại diện cho không gian. Khi nghiên cứu dịch, cổ nhân rất chú trọng đến sự biến hóa của 8 quẻ dịch cơ bản, theo sự tuần hoàn trên bốn phương, tám hướng của Lạc Thư. Mỗi quẻ dịch đều có thể biến thành 7 quẻ khác, còn lần biến thứ 8 là lần trở về nguyên dạng cũ. Nguyên tắc biến là thay đổi từng hào, từ trên xuống rồi lại từ dưới lên cho đủ 8 lần. Ví dụ:
Lần biến 1: Quẻ Càn có hào thượng biến Dương thành Âm nên quẻ Càn (☰) có ngũ hành Dương Kim biến thành Đoài (☱) có ngũ hành là Âm Kim, 2 quẻ này đều là hành Kim nên quẻ nọ biến thành quẻ kia làm tăng thêm sinh lực của nhau. Tương tự quẻ Đoài biến thành Càn.
Cặp Ly – Chấn: Ly biến thành Chấn, Chấn biến thành Ly là tương sinh Mộc sinh Hỏa
Cặp Tốn – Khảm: Tốn biến thành Khảm, Khảm biến thành Tốn là tương sinh Thủy sinh Mộc
Cặp Cấn – Khôn: Cấn biến thành Khôn, Khôn biến thành Cấn là quẻ đồng hành Thổ bổ sung cho nhau
Vì vậy lần biến thứ nhất này đều là “tương sinh” là “đồng hành” rất tốt cho quẻ chủ nên cổ nhân gọi là Sinh Khí vì nó tăng thêm sinh lực cho quẻ chủ. Cổ nhân dùng ngôn ngữ hình tượng, giàu biểu cảm khiến cho người đọc đọc là hiểu không cần giải thích nhiều còn nếu không hiểu thì sẽ rất khó hiểu, dễ nhầm là chủ quan mê tín.
Lần biến 2: thêm hào giữa biến các cặp quẻ biến thành những quẻ “xung khắc” với chính mình làm cho quẻ chủ tổn hao sinh lực, quẻ chủ như bị quấy phá nên cổ nhân gọi là Ngũ Quỷ.
Đó là cặp Càn – Chấn: Càn (☰ Dương Kim) biến thành Chấn (☳ Dương Mộc) nên là “khắc xuất”, nếu gặp phải Mộc quá cứng thì Kim có khi bị sứt mẻ. quẻ Chấn biến ra quẻ Càn. Tương tự là các cặp Đoài – Ly (Kim – Hỏa), Tốn – Khôn (Mộc – Thổ), Khảm – Cấn (Thủy – Thổ).
Lần biến 3: thêm hào hạ biến (biến cả 3 hào) quẻ Càn (Dương Kim) biến thành quẻ Khôn (Âm Thổ) là tương sinh Thổ sinh Kim, quẻ Khôn biến thành quẻ Càn. Tương tự là các cặp Đoài – Cấn (Kim – Thổ), cặp Chấn – Tốn (Dương Mộc – Âm Mộc), riêng cặp Ly – Khảm (Hỏa – Thủy) là tương khắc nhưng lại nương tựa vào nhau vì Thủy không có Hỏa thì khó thành hữu dụng còn Hỏa không có Thủy thì không có gì bớt bản chất khô nóng cuồng nhiệt
Như vậy ở lần biến 3 này thì chủ thể tạo ra quẻ “tương sinh”, “đồng hành”, hay chế ngự cái thái quá của nhau nên cổ nhân gọi lần biến là này Diên Niên (còn gọi là Phúc Đức) ý là tốt.
Lần biến 4: Thêm hào giữa biến lần thứ 2 khi đó ta có các cặp Càn – Khảm (Kim – Thủy) và Ly – Khôn (Hỏa – Thổ) là tương sinh nhưng là sinh xuất nên chủ thể bị hao tổn. Cặp Cấn – Chấn (Thổ - Mộc) và Cặp Tốn – Đoài (Mộc – Kim) là tương khắc, chủ thể bị khắc nhập nên bị hao tổn. Như vậy lần biến này tạo ra các quẻ sinh xuất, khắc nhập làm hao tổn quẻ chủ thể nên cổ nhân gọi là Lục Sát tức làm hại đến chính lục thân (Cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, chính mình). Nhiều sách gọi là Du Hồn.
Lần biến 5: Thêm hào thượng biến lần thứ 2 ta có các cặp Càn – Tốn (Kim – Mộc) và cặp Chấn – Khôn (Mộc – Thổ) là quẻ tương khắc. Cặp Khảm – Đoài (Thủy – Kim) là tương sinh nhưng là Âm Kim sinh Thủy là loại Thủy không hoàn mỹ, khuyết tật nên bất lợi cho chủ thể. Cặp Cấn – Ly (Thổ - Hỏa) là sinh nhập nhưng Hỏa mạnh sinh ra Dương Thổ là Thổ khô cứng nên quẻ chủ Thể trở thành bất lợi. Như vậy lần biến này tạo ra các quẻ khi tương sinh, khi tương khắc nhưng đều có hại cho chủ thể nên cổ nhân gọi là Họa Hại.
Lần biến 6: Thêm hào giữa biến lần thứ 3 ta có các cặp Càn – Cấn (Kim – Thổ), là tương sinh Thổ sinh Kim nên tốt cho chủ thể. Cặp Khảm – Chấn (Thủy – Mộc) là tương sinh, Thủy mạnh sinh Dương Mộc nên rất tốt, cặp Tốn – Ly (Mộc – Hỏa) là tương sinh, Âm Mộc là loại mộc nhỏ thứ dễ bốc cháy. Cặp Khôn – Đoài (Thổ - Kim) là quẻ tương sinh Âm Thổ sinh Âm Kim cũng là tốt. Như vậy lần biến này tạo ra các quẻ tương sinh rất tốt như người được cho “Thuốc trời” hỗ trợ nên cổ nhân gọi là Thiên Y (Thiên là trời, Y là thuốc)
Lần biến 7: Thêm hào hạ biến lần thứ 2 ta có các cặp Càn – Ly (Kim – Hỏa), Khảm – Khôn (Thủy – Thổ), Cấn – Tốn (Thổ - Mộc), Chấn – Đoài (Mộc – Kim) đều là quẻ tương khắc (khắc nhập) làm cho quẻ chủ thể bị suy mòn, thoái hóa có thể chết nên cổ nhân gọi là Tuyệt Mệnh (tức rất xấu)
Lần biến 8: thêm hào giữa biến lần thứ 4: tất cả 8 quẻ cơ bản qua 7 lần biến đến lần thứ 8 này đều trở về quẻ ban đầu, Càn trở về Càn, Khảm trở về Khảm…nên cổ nhân gọi là Phục Vị hay quẻ Quy Hồn ý muốn nói quay về vị trí ban đầu. Người đời sau ứng dụng các quẻ biến vào các môn dự báo khác nhau chỉ dùng các danh từ Sinh Khí, Thiên Y, Tuyệt Mệnh, Phục Vị, Lục Sát, Họa Hại….mà không giải thích, cũng không hiểu hết thâm ý của cổ nhân thành ra hiểu sai lệch nên cho là mê tín nhảm nhí. Thực ra đó chỉ là các danh từ quy ước để diễn tả mối tương tác sinh khắc ngũ hành giữa quẻ chủ thể và quẻ biến.
5. Luận giả nhóm Đông Tứ Mệnh và Tây Tứ Mệnh
Theo hệ quả của cơ chế ngũ hành 8 quẻ cũng như cơ chế của 8 biến ta có thể chia 8 quẻ cơ bản thành 2 nhóm quẻ xung khắc lẫn nhau, trong đó mỗi quẻ của nhóm này nếu biến ra quẻ của nhóm kia là xấu (hung) vì tính xung khắc của chúng. Còn nếu biến ra những quẻ cùng nhóm thì là tốt (cát) vì đều là tương sinh hay đồng hành.
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy like, share bài viết và fanpage “Xemvm.com” để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Vui lòng ghi rõ nguồn website xemvm.com khi bạn trích dẫn nội dung từ bài viết này. Cám ơn bạn rất nhiều!
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết hoàn thiện hơn vui lòng gửi email về info@xemvm.com hoặc để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!