Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tiết khí là gì? Giải mã ý nghĩa 24 tiết khí và ứng dụng trong cuộc sống

Chủ nhật - 14/03/2021 16:29
Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Lịch tiết khí được sử dụng rộng rãi trong việc xác định Bát tự (Lá số tứ trụ) của các trường phái Bát tự Tử Bình, Hà Đồ Lạc Thư, Quỷ Cốc toàn mệnh…cũng như vượng suy quẻ dịch trong chiêm bói dịch

Bài viết “Tiết khí là gì? Giải mã ý nghĩa 24 tiết khí và ứng dụng trong cuộc sống” gồm các phần chính sau đây:

  1. Tìm hiểu tiết khí là gì?
  2. Phân loại tiết khí theo mùa và sự thay đổi
  3. Ứng dụng lịch tiết khí trong phong thủy và đời sống
  4. Luận giải ý nghĩa của 24 tiết khí

1. Tìm hiểu tiết khí là gì?

Giải mã ý nghĩa và ứng dụng 24 tiết khí?
Giải mã ý nghĩa và ứng dụng 24 tiết khí?

Trong các nền văn minh phương đông cổ đại xa xưa người ta quan sát thiên văn và thời tiết từ đó lập ra lịch dựa trên 24 tiết khí dùng để xác định mùa, hỗ trợ cho việc trồng trọt .

Vậy Tiết khí là gì? Nếu như ta chia mặt phẳng không gian thành 360 độ, thì 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15° được gọi là tiết khí. Đó là các điểm kinh độ: 15 độ, 30 độ, 45 độ, 60 độ, 75 độ, 90 độ, 105 độ, 120 độ, 135 độ, 150 độ, 165 độ, 180 độ, 195 độ, 210 độ, 225 độ, 240 độ, 255 độ, 270 độ, 285 độ, 300 độ, 315 độ, 330 độ, 345 độ, 360 độ (0 độ). Các tiết khí rơi xấp xỉ vào cùng một ngày hoặc xê dịch 1 ngày theo mọi năm dương lịch. Có hai yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai tiết khí gần nhau, đó là:

Vì quỹ đạo của Trái Đất là một hình elíp rất gần với hình cầu chứ không phải là một hình cầu nên vận tốc di chuyển của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời không phải là một hằng số. Do đó khoảng cách tính theo thời gian giữa các tiết khí không phải là con số cố định.

Do làm tròn thời điểm bắt đầu của mỗi tiết khí vào đầu ngày mà tiết khí đó bắt đầu.


Tiết khí có xuất xứ từ tộc người Bách Việt. Nó được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa. Ở Việt Nam đa số học giả phân biệt thành Tiết (trung khí) và Khí (tiết khí). Họ cho rằng cứ một tiết lại đến một khí, bắt đầu từ tiết Lập xuân như hình bên dưới:

STT Tháng Tiết khí Kinh độ mặt trời Ngày tháng dương lịch
1 1 (Dần) Lập Xuân (立春) 315o 4 hoặc 5 tháng 2
2 Vũ Thủy (雨水) 330o 19 hoặc 20 tháng 2
3 2 (Mão) Kinh Trập (惊蛰) 345o 6 hoặc 7 tháng 3
4 Xuân Phân (春分) 360o 21 hoặc 22 tháng 3
5 3 (Thìn) Thanh Minh (清明) 15o 5 hoặc 6 tháng 4
6 Cốc Vũ (谷雨) 30o 20 hoặc 21 tháng 4
7 4 (Tỵ) Lập Hạ (立夏) 45o 6 hoặc 7 tháng 5
8 Tiểu Mãn (小满) 60o 21 hoặc 22 tháng 5
9 5 (Ngọ) Mang Chủng (芒种) 75o 6 hoặc 7 tháng 6
10 Hạ Chí (夏至) 90o 21 hoặc 22 tháng 6
11 6 (Mùi) Tiểu Thử (小暑) 105o 7 hoặc 8 tháng 7
12 Đại Thử (大暑) 120o 22 hoặc 23 tháng 7
13 7 (Thân) Lập Thu (立秋) 135o 8 hoặc 9 tháng 8
14 Xử Thử (处暑) 150o 23 hoặc 24 tháng 8
15 8 (Dậu) Bạch Lộ (白露) 165o 8 hoặc 9 tháng 9
16 Thu Phân (秋分) 180o 23 hoặc 24 tháng 9
17 9 (Tuất) Hàn Lộ (寒露) 195o 8 hoặc 9 tháng 10
18 Sương Giáng (霜降) 210o 23 hoặc 24 tháng 10
19 10 (Hợi) Lập Đông (立冬) 225o 7 hoặc ngày 8 tháng 11
20 Tiểu Tuyết (小雪) 240o 22 hoặc ngày 23 tháng 11
21 11 (Tý) Đại Tuyết (大雪) 255o 7 hoặc ngày 8 tháng 12
22 Đông Chí (冬至) 270o 21 hoặc ngày 22 tháng 12
23 12 (Sửu) Tiểu Hàn (小寒) 285o 5 hoặc 6 tháng 1
24 Đại Hàn (大寒) 300o 20 hoặc 21 tháng 1

Trong lịch vạn niên ta thấy rõ những tháng âm lịch có trung khí thì trung khí rơi vào cuối tháng và tháng sau liền đó không có trung khí. Nói chung trong 2 đến 3 năm chỉ có 1 tháng không có trung khí. Âm lịch quy định tháng không có trung khí là tháng nhuận. Phía trước tháng nhuận là tháng gì thì tháng nhuận cũng mang tên tháng đó. Trong dự đoán thì 12 trung khí và tháng nhuận không có tác dụng trực tiếp. Để biết ngày hôm nay rơi vào tiết khí nào các bạn chỉ cần truy cập vào phần mềm lịch vạn niên của chúng tôi ở bên dưới. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo nhị thập bát tú, Ngọc hạp thông thư mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù (Cửu tinh), Xem ngày theo Lục Diệu, theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, xem hướng xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

2. Phân loại tiết khí theo mùa và sự thay đổi

Phân loại 24 Tiết khí theo mùa ta có:

Phân loại 24 Tiết khí theo sự thay đổi gồm:

3. Ứng dụng lịch tiết khí trong phong thủy và đời sống

Lịch tiết khí vừa gắn tháng với tuần trăng, vừa gắn năm với thời tiết nên nó phản ánh đúng trạng thái thời tiết, khí hậu nên được ứng dụng rất rộng rãi trong phong thủy và đời sống. Cụ thể:

Lịch tiết khí dự đoán về diễn biến của thời tiết nên có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, nó là cơ sở cho việc chỉ đạo sản xuất, canh tác theo thời tiết mỗi mùa của người nông dân như vụ xuân thường được gieo trồng vào tiết vũ thủy, tiết kinh trập cần lưu ý phòng trừ sâu bệnh, tiết mang chủng cần phải thu hoạch mùa màng.

Lịch tiết khí cũng giúp ích cho ngành chăn nuôi giúp việc phòng tránh dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản…

Và đặc biệt lịch tiết khí cực kỳ quan trọng trong việc xác định lá số tứ trụ, độ vượng suy ngũ hành trong các bộ môn phong thủy và dự đoán học như: tứ trụ, bát tự, hà lạc, Hà Đồ Lạc Thư, Quỷ Cốc toàn mệnh, lục hào… hoặc vượng suy quẻ dịch (quẻ thể, quẻ dụng) theo học thuyết quái khí trong chiêm bói dịch, Mai hoa dịch số….

Ví dụ: Nam sinh lúc 8h ngày 3/2/1984 Dương lịch thì lá số tử vi là: Năm Giáp Tý, Tháng Bính Dần, Ngày Đinh Mão, Giờ Giáp Thìn, có bản mệnh là Hải Trung Kim – Vàng Trong biển nhưng theo Tứ trụ thì lá số tứ trụ khác hẳn: Năm Quý Hợi, Tháng Ất Sửu, Ngày Đinh Mão, Giờ Giáp Thìn và có bản mệnh là Đại Hải Thủy – Nước biển lớn và có kết quả phân tích độ vượng suy ngũ hành như sau: ngũ hành Kim (1.4%), ngũ hành Thủy (27.5%), ngũ hành Mộc (44.1%), ngũ hành Hỏa (13.8%), ngũ hành Thổ (13.2%). Nhật chủ (Thân) có ngũ hành Hỏa chiếm 13.8%, ngũ hành Mộc sinh cho Thân (Hỏa) chiếm 44.1% nên tổng độ vượng 13.8% + 44.1% = 57.9% nên trường hợp này là Thân vượng. Mệnh cục có Ấn Kiêu (ngũ hành Mộc) nhiều nên dụng thần chọn là Tài Thiên (có ngũ hành Kim), Hỷ thần chọn Quan Sát (ngũ hành Thủy). Để biết Dụng thần là gì? độc giả tìm hiểu ở bài viết “Luận bàn về dụng thần trong tứ trụ và hướng dẫn tìm dụng thần trong cách cục phổ thông”. Tìm dụng thần là mấu chốt để trung hòa, cân bằng mệnh cục. Công năng của nó là làm cho ngũ hành quá vượng bị ức chế, tiết, hao bớt; làm cho ngũ hành phát triển không đều được sinh phù, làm cho ngũ hành cường, nhược, vượng, suy, nóng lạnh đạt tới trung hòa, cân bằng không thái quá cũng không bất cập. Như vậy dụng thần đối với một con người là vô cùng quan trọng, nó không chỉ liên quan đến tiền đồ vận mệnh mà còn quyết định sinh tử của người đó. Dụng thần chọn chuẩn xác là dụng thần có lực, không chỉ khắc hung trợ cát, phòng tai, diệt họa mà còn giúp đời người thuận buồm xuôi gió, ngày càng phát triển, vinh hoa phú quý và ngược lại nếu chọn không đúng thì gây tai họa vô cùng, có thể dẫn đến diệt vong. Khám phá ngay dụng thần, hỷ thần, kỵ thần của bạn bằng cách nhập giờ ngày tháng năm sinh của bạn vào phần mềm tìm dụng thần bên dưới của chúng tôi rồi kích vào Luận giải hệ thống sẽ tự động phân tích lá số tứ trụ của bạn từ đó tìm ra dụng thần, hỷ thần, kỵ thần.

Phần mềm tìm dụng thần theo bát tự
Họ tên
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính

4. Luận giải ý nghĩa của 24 tiết khí

Sau đây tôi xin giới thiệu vắn tắt về ý nghĩa 24 tiết khí để độc giả nắm được tổng quan về vị trí, thời gian trong năm, đặc điểm thời tiết, kinh độ…còn để tìm hiểu sâu hơn về từng tiết khí vui lòng xem các bài viết chi tiết mỗi tiết khí ở bên dưới mỗi mục

4.1 Ý nghĩa tiết Lập xuân (立春) – tiết khí đầu tiên trong lịch tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết lập xuân (立春)? Tiết Lập Xuân (立春) là tiết khí đầu tiên trong 24 tiết khí, đầu mùa xuân. "Lập" có nghĩa là bắt đầu, biểu thị vạn vật gặp mùa xuân là bắt đầu một chu kỳ mới. Lúc này khí trời trở lại ấm áp, xuất hiện mưa nhỏ, độ ẩm không khí cao gây ra hiện tượng nồm ẩm.

Vào tiết Lập Xuân, mặt trời sẽ ở vị trí 315 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 315°). Tiết lập xuân rơi vào ngày 4 hoặc 5 tháng 2 Dương lịch đến hết ngày 18/02 hoặc 19/02 dương lịch. Tiết lập xuân năm 2023 bắt đầu vào ngày 04/02/2023 lúc 9h:42 phút và kết thúc ngày 19/02/2023 lúc 5h:33 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết lập xuân ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết lập xuân

4.2 Ý nghĩa tiết Vũ Thủy (雨水) – tiết khí thứ 2 trong lịch tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết vũ thủy (雨水)? Sau tiết lập xuân là đến Tiết Vũ Thủy (雨水) là tiết khí thứ 2 trong 24 tiết khí, đầu mùa xuân. Vũ là mưa còn Thủy là nước nên Vũ Thủy là mưa ẩm. Lúc này gió Xuân thổi khắp nơi, băng tuyết tan, không khí ẩm thấp, có mưa xuân với những hạt mưa li ti. Tiết khí Vũ thủy sẽ mở đầu bằng những cơn mưa nhỏ, hạt mưa li ti và người ta gọi đó là những cơn mưa xuân mang tới sự thay đổi cho đất trời. Nhiều nhà văn nhà thơ từng viết về hiện tượng thời tiết này là mưa rây, nghĩa là những hạt mưa nhỏ li ti như được trải qua một chiếc rây bột khổng lồ của tạo hóa.

Vào tiết Vũ thủy Mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 330 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 330°). Mỗi năm tiết Vũ Thủy được bắt đầu từ ngày 19 hoặc 20 tháng 02 và kết thúc vào ngày 4 hoặc 5 tháng 03 Dương lịch. Tiết Vũ Thủy năm 2023 bắt đầu vào ngày 19/02/2023 lúc 05h:34 phút và kết thúc ngày 06/03/2023 lúc 03h:36 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Vũ Thủy ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Vũ Thủy

4.3 Ý nghĩa tiết Kinh trập () – tiết khí thứ 3 trong 24 tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Kinh trập ()? Sau tiết Vũ thủy là Tiết Kinh Trập () là tiết khí thứ 3 trong 24 tiết khí, giữa mùa Xuân. “Kinh” nghĩa là kinh động, chấn động, thức tỉnh, sợ hãi, nghĩa trong tiết khí này có nghĩa là giật mình, thức tỉnh. “Trập” là các loài sâu bọ côn trùng. Tiết Kinh trập được hiểu là tiếng sấm mùa xuân khiến các loài sâu bọ giật mình, thức tỉnh côn trùng và các động vật nhỏ ngủ đông qua giấc ngủ đông nên gọi là Kinh Trập với ý nghĩa là Sâu nở. Tiết khí trời đã ấm áp, cỏ cây nảy mầm, trời đất xuất hiện cảnh tượng trong xanh, sáng sủa.

Vào tiết kinh trập Mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 345 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 345°). Mỗi năm tiết Kinh Trập thường bắt đầu từ ngày 6 hoặc 7 tháng 03 và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 tháng 03 Dương lịch. Tiết kinh trập năm 2023 bắt đầu vào ngày 06/03/2023 lúc 03h:36 phút và kết thúc ngày 21/03/2023 lúc 04h:23 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Kinh Trập ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Kinh Trập

4.4 Ý nghĩa tiết Xuân Phân (春分) – tiết khí thứ 4 trong lịch tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Xuân Phân (春分)? Sau tiết Kinh Trập là Tiết Xuân Phân (春分) là tiết khí thứ 4 trong 24 tiết khí, giữa mùa Xuân. Xuân là mùa xuân, phân là phân chia bằng nhau (cân bằng). Do đó Xuân Phân được hiểu là giữa mùa Xuân, lúc này âm dương cân bằng, hài hòa, mặt trời đúng trên xích đạo, ngày và đêm bằng nhau.

Vào ngày Xuân Phân thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 360 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 360°). Mỗi năm tiết Xuân Phân thường bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22 tháng 03 và kết thúc vào ngày 4 hoặc 5 tháng 04 Dương lịch. Tiết Xuân Phân năm 2023 bắt đầu vào ngày 21/03/2023 lúc 04h:24 phút và kết thúc ngày 05/04/2023 lúc 08h:12 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Xuân Phân ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Xuân Phân

4.5 Ý nghĩa tiết Thanh minh (清明) – tiết khí thứ 5 trong 24 tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Thanh Minh (清明)? Sau tiết Xuân Phân là Tiết Thanh Minh (清明) là tiết khí thứ 5 trong 24 tiết khí, thuộc mùa xuân. “Thanh” có nghĩa là trong, như thanh cao (chỉ tâm hồn, phẩm hạnh cao thượng, tinh khiết), thanh thủy (nước trong)...Còn “Minh” nghĩa là sáng, chẳng hạn như minh bạch (rõ ràng), quang minh (sáng sủa rực rỡ)... Do đó tiết khí thứ 5 này được gọi là tiết khí thanh minh là vì đây là khoảng thời gian mà khí trời thanh khiết và trong sạch nhất, con cháu làm lễ Tảo mộ cho tổ tiên. Thời điểm này khí hậu ấm áp, mát mẻ, cây cỏ bắt đầu đâm chồi nảy lộc, vạn vật bước vào thời kỳ sinh trưởng.

Vào ngày Thanh Minh thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 15 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 15°). Mỗi năm tiết Thanh minh thường bắt đầu từ ngày 5 hoặc 6 tháng 4 và kết thúc vào ngày 19 hoặc 20 tháng 04 Dương lịch. Tiết Thanh minh năm 2023 bắt đầu vào ngày 05/04/2023 lúc 08h:13 phút và kết thúc ngày 20/04/2023 lúc 15h:13 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Thanh Minh ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Thanh Minh

4.6 Ý nghĩa tiết Cốc Vũ (谷雨) – tiết khí thứ 6 trong lịch tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Cốc Vũ (谷雨)? Sau tiết Thanh Minh là Tiết Cốc Vũ (谷雨) là tiết khí thứ 6 trong 24 tiết khí, cuối mùa xuân. “Cốc” có nghĩa là những hạt ngũ cốc nói chung, “Vũ” nghĩa là mưa. Cốc Vũ ám chỉ mưa rào, mưa nặng hạt như những hạt ngũ cốc (khác hẳn với mưa xuân của tiết Vũ thủy như những hạt bụi li ti hoặc hạt bột). Người dân tiến hành tế thần biển, thần mưa. Tiết Cốc Vũ mang theo những cơn mưa rào lớn báo hiệu đã đến cuối xuân đầu hạ, những cơn mưa này tốt cho các loại cây cối đặc biệt là cây ngũ cốc.

Vào ngày Cốc Vũ thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 30 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 30°). Mỗi năm tiết Cốc Vũ thường bắt đầu từ ngày 20 hoặc 21 tháng 04 và kết thúc vào ngày 05 hoặc 06 tháng 05 Dương lịch. Tiết Cốc Vũ năm 2023 bắt đầu vào ngày 20/04/2023 lúc 15h:13 phút và kết thúc ngày 06/05/2023 lúc 01h:17 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Cốc Vũ ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Cốc Vũ

4.7 Ý nghĩa tiết Lập hạ (立夏) – tiết khí thứ 7 trong 24 tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Lập Hạ (立夏)? Sau tiết Cốc Vũ là Tiết Lập Hạ (立夏) là tiết khí thứ 7 trong 24 tiết khí, đầu mùa Hạ. "Lập" là xác lập, "hạ" là mùa hạ (còn gọi là mùa hè), do đó lập hạ là đánh dấu sự bắt đầu của mùa hè, thời tiết oi bức, nóng nực, độ ẩm không khí tương đối cao, lúc này vạn vật phát triển mạnh mẽ.

Vào ngày Lập Hạ thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 45 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 45°). Mỗi năm tiết Lập hạ thường bắt đầu từ ngày 6 hoặc 7 tháng 05 và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 tháng 05 Dương lịch. Tiết Lập hạ năm 2023 bắt đầu vào ngày 06/05/2023 lúc 01h:18 phút và kết thúc ngày 21/05/2023 lúc 14h:09 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Lập Hạ ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Lập Hạ

4.8 Ý nghĩa tiết Tiểu Mãn () – tiết khí thứ 8 trong lịch tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Tiểu Mãn ()? Sau tiết Lập Hạ là Tiết Tiểu Mãn () là tiết khí thứ 8 trong 24 tiết khí, đầu mùa Hạ. Tiểu” nghĩa là nhỏ, là bé, “mãn” nghĩa là lũ. Tiểu mãn có nghĩa là lũ nhỏ đó là vì thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều nên gây ra hiện tượng lũ lụt, nước sông dâng cao, nhiều con sông có lưu lượng nước dồi dào, không còn vơi cạn như các thời điểm trước.

Vào ngày Tiểu Mãn thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 60 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 60°). Mỗi năm tiết Tiểu Mãn thường bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22 tháng 05 và kết thúc vào ngày 05 hoặc 06 tháng 06 Dương lịch. Tiết Tiểu Mãn năm 2023 bắt đầu vào ngày 21/05/2023 lúc 14h:09 phút và kết thúc ngày 06/06/2023 lúc 05h:17 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Tiểu Mãn ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Tiểu Mãn

4.9 Ý nghĩa tiết Mang chủng (芒种) – tiết khí thứ 9 trong 24 tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Mang Chủng (芒种)? Sau tiết Tiểu Mãn là Tiết Mang Chủng (芒种) là tiết khí thứ 9 trong 24 tiết khí, giữa mùa Hạ. “Mang” là râu hay vòi nhụy của các loại lương thực như ngô, ngũ cốc, lúa mỳ, lúa mạch… “Chủng” là các loại thóc, ngô, ngũ cốc có thể dùng để làm hạt giống. Tiết Mang chủng chính là thời điểm hạt cây đã được thụ phấn, đã phát triển đến mức độ già dặn, cứng cáp và có thể dùng để làm hạt giống cho mùa sau.

Vào ngày Mang Chủng thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 75 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 75°). Mỗi năm tiết Mang Chủng thường bắt đầu từ ngày 6 hoặc 7 tháng 06 và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 tháng 06 Dương lịch. Tiết Mang chủng năm 2023 bắt đầu vào ngày 06/06/2023 lúc 05h:18 phút và kết thúc ngày 21/06/2023 lúc 21h:57 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Mang Chủng ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Mang Chủng

4.10 Ý nghĩa tiết Hạ Chí (夏至) – tiết khí thứ 10 trong lịch tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Hạ Chí (夏至)? Sau tiết Mang Chủng là Tiết Hạ Chí (夏至) là tiết khí thứ 10 trong 24 tiết khí, giữa mùa Hạ. Hạ chí là tiết khí đánh dấu thời điểm giữa mùa hạ. Nhiệt độ bức xạ Mặt trời chiếu về nửa cầu Bắc rất cao, cùng với lượng ánh sáng và thời gian sáng dài hơn nên có hiện tượng ngày dài hơn đêm, trời lâu tối mà nhanh sáng. Bầu trời xanh trong, ánh nắng rất gay gắt. Thời gian này là quãng thời gian có nhiệt độ nóng nhất trong năm.

Vào ngày Hạ Chí thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 90 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 90°).  Mỗi năm tiết Hạ Chí thường bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22 tháng 06 và kết thúc vào ngày 06 hoặc 07 tháng 07 Dương lịch. Tiết Hạ Chí năm 2023 bắt đầu vào ngày 21/06/2023 lúc 21h:58 phút và kết thúc ngày 07/07/2023 lúc 15h:29 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Hạ Chí ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Hạ Chí

4.11 Ý nghĩa tiết Tiểu thử (小暑) – tiết khí thứ 11 trong 24 tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Tiểu Thử (小暑)? Sau tiết Hạ Chí là Tiết Tiểu Thử (小暑) là tiết khí thứ 11 trong 24 tiết khí, cuối mùa Hạ. “Tiểu” tức là nhỏ, “Thử” là nắng nóng, oi bức do đó Tiểu thử có nghĩa là thời tiết oi nóng nhưng chưa phải nóng nhất trong năm nên được gọi là tiểu thử. Đặc điểm của tiết tiểu thử đó là thời tiết nóng bức, khí hậu oi ả, độ ẩm không khí cao hay có mưa rào đôi khi còn có bão.

Vào ngày Tiểu Thử thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 105 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 105°). Mỗi năm tiết Tiểu Thử thường bắt đầu từ ngày 7 hoặc 8 tháng 07 và kết thúc vào ngày 21 hoặc 22 tháng 07 Dương lịch. Tiết Tiểu thử năm 2023 bắt đầu vào ngày 07/07/2023 lúc 15h:30 phút và kết thúc ngày 23/07/2023 lúc 08h:49 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Tiểu Thử ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Tiểu Thử

4.12 Ý nghĩa tiết Đại Thử (大暑) – tiết khí thứ 12 trong lịch tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Đại Thử (大暑)? Sau tiết Tiểu Thử là Tiết Đại Thử (大暑) là tiết khí thứ 12 trong 24 tiết khí, cuối mùa Hạ. “Đại” tức là lớn, mức độ cao còn “Thử” là nắng nóng, oi bức do đó Đại Thử có nghĩa là thời tiết oi nóng cực độ, nhiệt độ đạt mức cao nhất trong năm. Đây cũng là tiết khí cuối cùng trong mùa hè. Đó là do lúc này mặt trời di chuyển dần về phía xích đạo mang theo một lượng nhiệt rất lớn dẫn đến hiện tượng nhiệt độ cao nhất trong năm, kèm theo đó là hiện tượng áp thấp, bão, lũ.

Vào ngày Đại Thử thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 120 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 120°). Mỗi năm tiết Đại Thử thường bắt đầu từ ngày 22 hoặc 23 tháng 07 và kết thúc vào ngày 07 hoặc 08 tháng 08 Dương lịch. Tiết Đại Thử năm 2023 bắt đầu vào ngày 23/07/2023 lúc 08h:50 phút và kết thúc ngày 08/08/2023 lúc 01h:22 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Đại Thử ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Đại Thử

4.13 Ý nghĩa tiết Lập thu (立秋) – tiết khí thứ 13 trong 24 tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Lập Thu (立秋)? Sau tiết Đại Thử là Tiết Lập Thu (立秋) là tiết khí thứ 13 trong 24 tiết khí, đầu mùa thu. "Lập" có nghĩa là thời điểm đánh dấu (xác lập), "Thu" là mùa Thu, do đó Lập Thu là tiết khí đánh dấu thời điểm bắt đầu bước vào mùa thu. Tiết lập thu thì nóng nực đã dần dần giảm xuống, tiết trời mát mẻ, se se lạnh, nhiệt độ dần giảm xuống, cảnh sắc đẹp đẽ thơ mộng, gió mát trăng thanh… Mùa của tình yêu đôi lứa, cưới hỏi, tế lễ…

Vào ngày Lập Thu thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 135 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 135°). Mỗi năm tiết Lập Thu thường bắt đầu từ ngày 8 hoặc 9 tháng 08 và kết thúc vào ngày 22 hoặc 23 tháng 08 Dương lịch. Tiết Lập thu năm 2023 bắt đầu vào ngày 08/08/2023 lúc 01h:23 phút và kết thúc ngày 23/08/2023 lúc 16h:00 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Lập Thu ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Lập Thu

4.14 Ý nghĩa tiết Xử Thử () – tiết khí thứ 14 trong lịch tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Xử Thử ()? Sau tiết Lập Thu là Tiết Xử Thử () là tiết khí thứ 14 trong 24 tiết khí, đầu mùa thu. “Xử” có nghĩa là chấm dứt, tiêu diệt, kết thúc còn “Thử” có nghĩa là oi bức, nóng nực. Tiết xử thử là tiết khí chấm dứt hoàn toàn sự oi bức của mùa hè, tiết trời mát mẻ.

Vào ngày Xử Thử thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 150 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 150°). Mỗi năm tiết Xử Thử thường bắt đầu từ ngày 23 hoặc 24 tháng 08 và kết thúc vào ngày 07 hoặc 08 tháng 09 Dương lịch. Tiết Xử Thử năm 2023 bắt đầu vào ngày 23/08/2023 lúc 16h:01 phút và kết thúc ngày 08/09/2023 lúc 04h:25 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Xử Thử ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Xử Thử

4.15 Ý nghĩa tiết Bạch lộ (白露) – tiết khí thứ 15 trong 24 tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Bạch Lộ (白露)? Sau tiết Xử Thử là Tiết Bạch Lộ (白露) là tiết khí thứ 15 trong 24 tiết khí, giữa mùa thu. "Bạch" có nghĩa là màu trắng, còn "Lộ" là hạt nước, hơi nước mỏng manh tạo thành sương mù. Do đó Bạch Lộ là thời điểm bắt đầu xuất hiện sương mù, những hạt mưa móc ban đêm và buổi sáng sớm.

Vào ngày Bạch Lộ thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 165 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 165°). Mỗi năm tiết Bạch Lộ thường bắt đầu từ ngày 8 hoặc 9 tháng 09 và kết thúc vào ngày 22 hoặc 23 tháng 09 Dương lịch. Tiết Bạch lộ năm 2023 bắt đầu vào ngày 08/09/2023 lúc 04h:26 phút và kết thúc ngày 23/09/2023 lúc 13h:50 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Bạch Lộ ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Bạch Lộ

4.16 Ý nghĩa tiết Thu Phân (秋分) – tiết khí thứ 16 trong lịch tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Thu Phân (秋分)? Sau tiết Bạch Lộ là Tiết Thu Phân (秋分) là tiết khí thứ 16 trong 24 tiết khí, giữa mùa thu. "Thu" là mùa thu còn "Phân" là phân chia 2 điểm bằng nhau. Do đó Thu Phân là giữa mùa Thu. Đây là thời điểm mặt trời tạo với đường xích đạo một góc 90 độ nên  lượng nhiệt, độ ẩm ở 2 bán cầu là như nhau. Nhiệt độ tiếp tục giảm và lá cây bắt đầu rụng.

Vào ngày Thu Phân thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 180 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 180°). Mỗi năm tiết Thu Phân thường bắt đầu từ ngày 23 hoặc 24 tháng 09 và kết thúc vào ngày 07 hoặc 08 tháng 10 Dương lịch. Tiết Thu Phân năm 2023 bắt đầu vào ngày 23/09/2023 lúc 13h:50 phút và kết thúc ngày 08/10/2023 lúc 20h:14 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Thu Phân ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Thu Phân

4.17 Ý nghĩa tiết Hàn lộ (寒露) – tiết khí thứ 17 trong 24 tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Hàn Lộ (寒露)? Sau tiết Thu Phân là Tiết Hàn Lộ (寒露) là tiết khí thứ 17 trong 24 tiết khí, cuối mùa thu. “Hàn” giá lạnh, tê buốt. “Lộ”  nghĩa là những lớp sương phủ, giọt móc đọng lại trên cành cây, kẽ đá. Như vậy Hàn Lộ có nghĩa là sương mù lạnh lẽo, buốt giá. Đây là thời điểm bán cầu bắc nhận được lượng nhiệt rất ít vì vậy là khí hậu rất lạnh. Từ sau tiết khí này, những màn sương, hạt móc xuất hiện từ tiết Bạch lộ không chỉ mờ trắng mà còn rất lạnh nữa.

Vào ngày Hàn Lộ thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 195 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 195°). Mỗi năm tiết Hàn Lộ thường bắt đầu từ ngày 8 hoặc 9 tháng 10 và kết thúc vào ngày 22 hoặc 23 tháng 10 Dương lịch. Tiết Hàn lộ năm 2023 bắt đầu vào ngày 08/10/2023 lúc 20h:15 phút và kết thúc ngày 23/10/2023 lúc 23h:20 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Hàn Lộ ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Hàn Lộ

4.18 Ý nghĩa tiết Sương Giáng (霜降) – tiết khí thứ 18 trong lịch tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Sương Giáng (霜降)? Sau tiết Hàn Lộ là Tiết Sương Giáng (霜降) là tiết khí thứ 18 trong 24 tiết khí, cuối mùa thu. “Sương” là hạt sương lạnh buốt, hơi nước mong manh còn “Giáng” là rơi xuống, rớt xuống do đó tiết sương giáng là tiết khí mà sương rơi rất nhiều thậm chí xuất hiện sương muối.

Vào ngày Sương Giáng thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 210 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 210°). Mỗi năm tiết Sương Giáng thường bắt đầu từ ngày 23 hoặc 24 tháng 10 và kết thúc vào ngày 06 hoặc 07 tháng 11 Dương lịch. Tiết Sương Giáng năm 2023 bắt đầu vào ngày 23/10/2023 lúc 23h:21 phút và kết thúc ngày 07/11/2023 lúc 23h:34 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Sương Giáng ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Sương Giáng

4.19 Ý nghĩa tiết Lập đông (立冬) – tiết khí thứ 19 trong 24 tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Lập Đông (立冬)? Sau tiết Sương Giáng là Tiết Lập Đông (立冬) là tiết khí thứ 19 trong 24 tiết khí, đầu mùa đông. "Lập" có nghĩa là thời điểm đánh dấu (xác lập), "Đông" là mùa Đông, do đó Lập Đông là tiết khí đánh dấu thời điểm bắt đầu bước vào mùa đông. Lúc này nhiệt độ giảm mạnh, khí hậu ê buốt do ánh sáng và nhiệt độ mà bắc bán cầu nhận được là rất nhỏ.

Vào ngày Lập Đông thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 225 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 225°). Mỗi năm tiết Lập Đông thường bắt đầu từ ngày 7 hoặc 8 tháng 11 và kết thúc vào ngày 21 hoặc 22 tháng 11 Dương lịch. Tiết Lập Đông năm 2023 bắt đầu vào ngày 07/11/2023 lúc 23h:35 phút và kết thúc ngày 22/11/2023 lúc 21h:01 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Lập Đông ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Lập Đông

4.20 Ý nghĩa tiết Tiểu Tuyết (小雪) – tiết khí thứ 20 trong lịch tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Tiểu Tuyết (小雪)? Sau tiết Lập Đông là Tiết Tiểu Tuyết (小雪) là tiết khí thứ 20 trong 24 tiết khí, đầu mùa đông. "Tiểu" là nhỏ, ít còn "Tuyết" là tuyết trắng, tuyết rơi. Do đó Tiểu tuyết là tiết khí bắt đầu có những đợt tuyết nhỏ đầu mùa xuất hiện nhỏ lẻ và chưa có tính chất hệ thống, thường xuyên. Song hành cùng hiện tượng thời tiết này là hiện tượng sương muối, băng giá, nước đóng băng.

Vào ngày Tiểu Tuyết thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 240 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 240°). Mỗi năm tiết Tiểu Tuyết thường bắt đầu từ ngày 22 hoặc 23 tháng 11 và kết thúc vào ngày 06 hoặc 07 tháng 12 Dương lịch. Tiết Tiểu Tuyết năm 2023 bắt đầu vào ngày 22/11/2023 lúc 21h:02 phút và kết thúc ngày 07/12/2023 lúc 16h:32 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Tiểu Tuyết ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Tiểu Tuyết

4.21 Ý nghĩa tiết Đại tuyết (大雪) – tiết khí thứ 21 trong 24 tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Đại Tuyết (大雪)? Sau tiết Tiểu Tuyết là Tiết Đại Tuyết (大雪) là tiết khí thứ 21 trong 24 tiết khí, giữa mùa đông. "Đại" là to lớn, mật độ cao, số lượng nhiều còn "Tuyết" là tuyết trắng, tuyết rơi. Do đó Đại Tuyết là tiết khí có mưa tuyết lớn, diễn ra thường xuyên và mật độ tuyết bao phủ dày đặc.

Vào ngày Đại Tuyết thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 255 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 255°). Mỗi năm tiết Đại Tuyết thường bắt đầu từ ngày 7 hoặc 8 tháng 12 và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 tháng 12 Dương lịch. Tiết Đại Tuyết năm 2023 bắt đầu vào ngày 07/12/2023 lúc 16h:33 phút và kết thúc ngày 22/12/2023 lúc 10h:27 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Đại Tuyết ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Đại Tuyết

4.22 Ý nghĩa tiết Đông Chí (冬至) – tiết khí thứ 22 trong lịch tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Đông Chí (冬至)? Sau tiết Đại Tuyết là Tiết Đông Chí (冬至) là tiết khí thứ 22 trong 24 tiết khí, giữa mùa đông. Đông Chí là thời điểm giữa mùa đông, đây là giai đoạn có thời tiết lạnh lẽo, bầu trời u ám. Mặt trời chiếu thẳng vào chí tuyến nam nên tại bán cầu bắc thời gian của ban ngày sẽ dài nhất và thời gian ban đêm sẽ là ngắn nhất

Vào ngày Đông Chí thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 270 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 270°). Mỗi năm tiết Đông Chí thường bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22 tháng 12 và kết thúc vào ngày 04 hoặc 05 tháng 01 Dương lịch. Tiết Đông Chí năm 2023 bắt đầu vào ngày 22/12/2023 lúc 10h:27 phút và kết thúc ngày 06/01/2024 lúc 03h:49 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Đông Chí ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Đông Chí

4.23 Ý nghĩa tiết Tiểu hàn (小寒) – tiết khí thứ 23 trong 24 tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Tiểu Hàn (小寒)? Sau tiết Đông Chí là Tiết Tiểu Hàn (小寒) là tiết khí thứ 23 trong 24 tiết khí, cuối mùa đông. "Tiểu" là nhỏ, bé, còn non, bắt đầu... còn "Hàn" là lạnh giá do đó Tiểu Hàn là ám chỉ thời tiết bắt đầu giá lạnh chưa phải là thời kì lạnh nhất. Nhiệt độ giảm sâu, có sương muối, tuyết rơi, độ ẩm trong không khí thấp.

Vào ngày Tiểu Hàn thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 285 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 285°). Mỗi năm tiết Tiểu Hàn thường bắt đầu từ ngày 5 hoặc 6 tháng 01 và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 tháng 01 Dương lịch. Tiết Tiểu Hàn năm 2023 bắt đầu vào ngày 06/01/2024 lúc 03h:49 phút và kết thúc ngày 20/01/2024 lúc 21h:07 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Tiểu Hàn ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Tiểu Hàn

4.24 Ý nghĩa tiết Đại hàn (大寒) – tiết khí thứ 24 trong lịch tiết khí

Bạn có biết ý nghĩa của tiết Đại Hàn (大寒)? Sau tiết Tiểu Hàn là Tiết Đại Hàn (大寒) là tiết khí cuối cùng trong 24 tiết khí, cuối mùa đông. "Đại" là to lớn còn "Hàn" là lạnh giá do đó Đại Hàn có nghĩa là giá lạnh đến cực độ, rét đậm, rét hại, rét thấu xương.

Vào ngày Đại Hàn thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 300 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 300°). Mỗi năm tiết Đại Hàn thường bắt đầu từ ngày 20 hoặc 21 tháng 01 và kết thúc vào ngày 03 hoặc 04 tháng 02 Dương lịch. Tiết Đại Hàn năm 2023 bắt đầu vào ngày 20/01/2024 lúc 21h:07 phút và kết thúc ngày 04/02/2024 lúc 15h:26 phút. Độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, đặc điểm và ứng dụng của tiết Đại Hàn ở bài viết “Luận giải ý nghĩa, đặc điểm thời tiết và vượng suy ngũ hành trong tiết Đại Hàn

Bạn vừa xem bài viết “Tiết khí là gì? Giải mã ý nghĩa 24 tiết khí và ứng dụng trong cuộc sống” của Thầy Uri – một chuyên gia phong thủy, dịch học của xemvm.com. Đừng quên trải nghiệm 1 lần phần mềm luận giải vận mệnh trọn đời chính xác nhất hiện nay của chúng tôi ở bên dưới. Phiên bản xem vận mệnh 2023 phân tích bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) theo lá số tử vi, lá số tứ trụ rồi giải đoán chi tiết vận mệnh theo tử vi khoa học, tứ trụ tử bình, luận đoán giàu nghèo theo phép cân xương đoán số, theo thập nhị trực, mệnh theo cửu tinh, theo sách số diễn cầm tam thế diễn nghĩa…nhằm giúp độc giả có cái tổng hợp, cho kết quả chính xác hơn… nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm xem vận mệnh trọn đời uy tín nhất hiện nay. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem vận mệnh khác.

Xem bói vận mệnh trọn đời
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Chuyên gia phong thủy của xemvm.com

Nguồn tin: Tổng hợp từ sách, báo về 24 tiết khí

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Hỗ trợ khách hàng
NV1: 0926.138.186 (Zalo)
NV2: 0926.138.186
Khiếu nại: 0926.138.186
Sim phong thủy điểm cao
Sim giảm giá
Thống kê
  • Đang truy cập302
  • Hôm nay30,497
  • Tháng hiện tại2,222,909
  • Tổng lượt truy cập61,265,501
Sim đẹp phong thủy

xemVM Copyright © 2019-2023
Nguyện làm người dẫn đường mang tri thức, tinh hoa văn hóa đến cho mọi người
Ghi rõ nguồn xemvm.com và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Powered by NukeViet , support by VINADES.,JSC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây