Dương lịch, còn gọi là lịch Thái Dương, Công lịch là lịch phổ biến nhất của nhiều quốc gia ngày nay. Năm của Dương lịch là năm hồi quy, có độ dài bằng vòng quay của quả đất quanh mặt trời, tức 365, ¼ ngày. Vì vậy dương lịch phản ánh đúng tiết khí trong năm.

Âm lịch hay còn gọi là lịch Thái Âm là lịch đơn thuần chỉ tính tháng theo tuần trăng không phải bắt đầu từ Trung Quốc như nhiều người lầm tưởng mà từ nền văn minh Sumerian cách đây hơn 6000 năm. Một vòng quay của mặt trăng quanh quả đất mất 29,5 ngày vì vậy phải lấy mỗi tháng 29 hoặc 30 ngày. Mỗi năm có 12 tháng, như vậy năm Âm lịch chỉ có 354 ngày, so với vòng thời tiết thiếu mất 11,25 ngày. Đó là âm lịch thuần túy.

Còn âm lịch áp dụng ở Việt Nam, Trung Quốc là lịch âm dương (lịch vạn niên): đây là loại lịch phối hợp cả Dương lịch và Âm lịch, vừa lấy tháng theo tuần trăng, vừa lấy năm hồi quy theo vòng thời tiết. Vì vậy Âm Dương Lịch là loại lịch nhuận tháng, năm thường có 12 tháng, năm nhuận có 13 tháng. Xem thêm bài viết “Nguồn gốc, lịch sử hình thành, cách tính âm lịch và lịch vạn niên

Lịch vạn niên có rất nhiều ứng dụng trong thực tế như: Xem ngày giờ tốt xấu cho các việc cưới xin, ăn hỏi, khai trương, ký kết hợp đồng, nhậm chức, động thổ, khởi công, nhập trạch, chuyển nhà, xuất hành, an táng, mai táng…Xem lá số tử vi, lá số tứ trụ. Tuy nhiên không phải phần mềm lịch vạn niên nào cũng đúng bởi nhiều chủ website chỉ bỏ tiền thuê và phó mặc cho bên lập trình web tự lập ra một phần mềm tra cứu. Mà các bên lập trình web này thì cũng chả hơi đâu mà đi lập trình cho mệt, họ lên mạng Google copy code có sẵn rồi chèn vào là xong chứ cũng quan tâm là đúng, thế nào là sai. Chính vì vậy Hiện nay có hàng trăm website, ứng dụng (app) lịch vạn niên, xem ngày tốt xấu, mỗi website, app lại cho kết quả trái ngược nhau, phán lung tung cả. Vậy đâu mới là website xem ngày uy tín nhất, cho kết quả chính xác nhất hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết “Bình chọn phần mềm lịch vạn niên xem ngày giờ tốt xấu chính xác nhất hiện nay”, tôi đã lập bảng so sánh kết quả của 15 phần mềm, app lịch vạn niên nổi tiếng nhất hiện nay để độc giả xem và đánh giá.

Lịch vạn niên của xemvm.com không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chi tiết từng mục để độc giả hiểu và áp dụng vào thực tế. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn niên khác.

Lịch Vạn Niên ngày 18 tháng 12 năm 2024 - Xemvm.com
Dương lịch Âm lịch
Tháng 12 năm 2024
18
Thứ tư
Tháng 11 năm 2024
18
Ngày Bính Thìn
Lịch vạn niên  năm
Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy Chủ nhật
1
1/11
Kỷ Hợi
2
2
Canh Tý
3
3
Tân Sửu
4
4
Nhâm Dần
5
5
Quý Mão
6
6
Giáp Thìn
7
7
Ất Tỵ
8
8
Bính Ngọ
9
9
Đinh Mùi
10
10
Mậu Thân
11
11
Kỷ Dậu
12
12
Canh Tuất
13
13
Tân Hợi
14
14
Nhâm Tý
15
15
Quý Sửu
16
16
Giáp Dần
17
17
Ất Mão
18
18
Bính Thìn
19
19
Đinh Tỵ
20
20
Mậu Ngọ
21
21
Kỷ Mùi
22
22
Canh Thân
23
23
Tân Dậu
24
24
Nhâm Tuất
25
25
Quý Hợi
26
26
Giáp Tý
27
27
Ất Sửu
28
28
Bính Dần
29
29
Đinh Mão
30
30
Mậu Thìn
31
1/12
Kỷ Tỵ
THÔNG TIN CHUNG NGÀY 18/12/2024
Dương lịch - Âm lịch
Dương lịch: Thứ tư ngày 18-12-2024; Âm lịch: ngày 18-11-2024
Lịch Can Chi
Ngày Bính Thìn, Tháng Bính Tý, Năm Giáp Thìn. Ngày Bính Thìn là ngày Thiên Can sinh Địa Chi (Dương Hỏa sinh Dương Thổ) nên gọi là Ngày Bảo Nhật (Đại cát). Ngày Bảo Nhật là ngày đại cát nên tiến hành mọi việc, đặc biệt là những việc lớn, quan trọng như cưới hỏi, ký kết hợp đồng, khai trương, động thổ, khởi công, nhập trạch, nhậm chức... Ngày Bính Thìn có ngũ hành nạp âm là Sa Trung Thổ rất xấu (đại kỵ) với tuổi Canh Tuất, là ngày xấu vừa (tiểu hung) với tuổi Bính Thìn, là ngày xấu (hung) với các tuổi Bính Tuất, Canh Thìn, Nhâm Tuất.
Lịch tiết khí
Tiết Đại Tuyết (大雪) là tiết khí thứ 21 trong 24 tiết khí, giữa mùa đông. Lúc này có mưa tuyết lớn, diễn ra thường xuyên và mật độ tuyết bao phủ dày đặc.
Ngày Hoàng đạo - Hắc đạo
Ngày Thiên Lao Hắc đạo: có sao xấu Trấn Thần là hung thần chỉ lợi các việc liên quan đến người âm, còn mọi việc khác đều bất lợi, không may
Giờ Hoàng đạo - Hắc đạo
Tý (23h-1h): Thiên Lao, Sửu (1h-3h): Nguyên Vũ, Dần (3h-5h): Tư Mệnh, Mão (5h-7h): Câu Trần, Thìn (7h-9h): Thanh Long, Tỵ (9h-11h): Minh Đường, Ngọ (11h-13h): Thiên Hình, Mùi (13h-15h): Chu Tước, Thân (15h-17h): Kim Quỹ, Dậu (17h-19h): Kim Đường, Tuất (19h-21h): Bạch Hổ, Hợi (21h-23h): Ngọc Đường
Xem ngày theo Kinh Kim Phù (Cửu Tinh)
Ngày Lập Tảo: Nếu nhậm chức, cưới gả, chuyển nhà, khai trương mở cửa hàng, nhập trạch, an táng phạm vào ngày này thì nội trong vòng ba năm có thể gặp nhiều tai họa, gia đình ly tán, gia trạch suy bại.
Xem ngày tốt xấu theo nhị thập bát tú (28 sao)
Cơ tinh tạo tác thật hùng cường
Mở cửa ra vào đại kiết xương
Cưới gả cất chôn đều kiết lợi
Kho tàng đầy lúa, bạc đầy rương
Sao Cơ (Cơ Thủy Báo) là một trong 7 chòm sao thuộc Thanh Long ở phương Đông, thuộc cung Dần, cầm tượng (tướng tinh) con Báo, có ngũ hành Thủy thuộc Thủy Tinh, chủ trị ngày thứ tư, là sao tốt (cát). Sao Cơ chủ tương lai sáng sủa, nhà cửa khang trang, giàu sang thịnh vượng.

Việc nên làm: khởi tạo trăm việc đều tốt, tốt nhất là chôn cất, tu bổ mồ mã, trổ cửa, khai trương, xuất hành.
Việc kiêng kỵ: đóng giường, đi thuyền.
Ngoại lệ: tại Thân, Tý, Thìn trăm việc kỵ, duy tại Tý có thể tạm dùng. Ngày Thìn Sao Cơ Đăng Viên lẽ ra rất tốt nhưng lại phạm Phục Đoạn. Phạm Phục Đoạn thì kỵ chôn cất, xuất hành, các vụ thừa kế, chia tài sản. Nên xây dựng tường, lấp hang lỗ, làm cầu tiêu, kết dứt điều hung hại.
Xem ngày tốt xấu theo Đổng công tuyển nhật (12 trực)
“Trực” là chỉ các sao, “Định” là “ổn định”, tức là xếp đặt được yên ổn. Ngày Trực Định chỉ nên họp mặt chứ không nên chữa bệnh, kinh doanh. Xem luận giải chi tiết tốt xấu từng việc ứng với từng tháng ở bên dưới.
Xem ngày xuất hành theo Lục Diệu (Tiểu lục nhâm)
Không Vong gặp quẻ khẩn cần
Bệnh tật khẩn thiết chẳng làm được chi
Không thì ôn tiểu thê nhi
Không thì trộm cắp phân ly bất tường
Ngày Không Vong (có sách gọi là Phật Diệt) là ngày khá xấu (hung thần). Ngày Phật diệt có lẽ là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mất nên được coi là ngày đại hung. Trong ngày Không Vong thì kinh doanh phúc lộc không đến, công việc không thuận lợi, khó thành, dễ gặp tai nạn.
Xem ngày xuất hành theo Khổng Minh (Gia Cát Lượng)
Ngày Thiên Môn: là ngày tốt, xuất hành làm mọi việc đều vừa ý, cầu được ước thấy mọi việc đều thành đạt.
Xem ngày tốt xấu theo Bành Tổ Kỵ Nhật (Bách Kỵ Ca)
丙不修灶, 必见火殃
Ngày Bính không nên tu sửa bếp vì có thể xảy ra hỏa hoạn
辰不哭泣, 必主重丧
Ngày Thìn không nên khóc lóc, chủ sẽ bị trùng tang
Xem ngày tốt xấu theo Ngọc Hạp Thông Thư
Ngày Thiên Phúc: Tốt mọi việc
Ngày Nguyệt Không: Tốt cho việc sửa nhà, làm giường
Ngày Tam Hợp: Tốt mọi việc, nhất là hôn nhân, giao dịch, khai trương
Ngày Minh Tinh: (Trùng với Thiên Lao Hắc Đạo), hợp nhậm chức, ma chay, kiện tụng
Ngày Thánh Tâm: Tốt mọi việc, nhất là tế lễ, cầu phúc
Ngày Đại Hao: (Tử khí, quan phù) Xấu mọi việc
Ngày Tam Nương: Xấu mọi việc
Xem hướng xuất hành
Hỷ thần (hướng tốt đem lại điều tốt đẹp, may mắn): Hướng Tây Nam, Tài Thần (hướng tốt đem lại tài lộc, giàu có): Hướng Chính Đông, Hạc Thần (hướng xấu đem đến tai ương, hung họa): Hướng Chính Đông
Chọn giờ tốt xuất hành theo Lý Thuần Phong tiên sinh
Tý (23h-1h): Xích Khẩu, Sửu (1h-3h): Tiểu Cát, Dần (3h-5h): Tuyệt Lộ, Mão (5h-7h): Đại An, Thìn (7h-9h): Tốc Hỷ, Tỵ (9h-11h): Lưu Liên, Ngọ (11h-13h): Xích Khẩu, Mùi (13h-15h): Tiểu Cát, Thân (15h-17h): Tuyệt Lộ, Dậu (17h-19h): Đại An, Tuất (19h-21h): Tốc Hỷ, Hợi (21h-23h): Lưu Liên
Chọn giờ tốt xuất hành theo Quỷ Cốc Tử
Tý (23h-1h): THIÊN HẬU, Sửu (1h-3h): QUÝ NHÂN, Dần (3h-5h): THANH LONG, Mão (5h-7h): LỤC HỢP, Thìn (7h-9h): Câu Trần, Tỵ (9h-11h): Đằng Xà, Ngọ (11h-13h): Chu Tước, Mùi (13h-15h): Bạch Hổ, Thân (15h-17h): THÁI THƯỜNG, Dậu (17h-19h): THÁI ÂM, Tuất (19h-21h): Thiên Không, Hợi (21h-23h): Huyền Vũ
Chọn giờ tốt xấu theo dân gian
Giờ Sát Chủ: Dậu (17h-19h); Giờ Thọ Tử: Tỵ (9h-11h); Giờ Không Vong: Thìn (7h-9h), Tỵ (9h-11h); Giờ Đại Sát: Mùi (13h-15h); Giờ Thiên Lôi: Tuất (19h-21h); Giờ Phúc Tinh: Tý (23h-1h), Tuất (19h-21h); Giờ Bát Lộc: Tỵ (9h-11h); Giờ Thiên Quan: Tý (23h-1h); Giờ Hỷ Thần: Thân (15h-17h)

Luận giải chi tiết tốt xấu ngày 18/12/2024 - Xemvm.com

Ngày hôm nay là: Thứ hai, ngày 18-12-2024 Dương lịch tức Ngày 18-11-2024 Âm lịch có can chi là Bính Thìn thuộc Tiết Đại tuyết.

Thiên Can Địa Chi hoặc Thập Thiên Can – Thập Nhị Địa Chi là một phần trong văn hóa cổ truyền, gọi tắt là “Can Chi”. Can Chi vốn là những đơn vị rất quen thuộc thường được sử dụng trong hệ thống lịch pháp cũng như trong phong thủy tử vi, tứ trụ, bát tự… Qui ước số thứ tự lẻ là Dương còn Chẵn là âm. Cổ nhân ghép 10 Can vào 12 Chi, cứ Can Dương (lẻ) ghép với Chi Dương (lẻ) và Can Âm (chẵn) với Chi Âm (chẵn) thành một hệ thống 60 cặp cố định còn gọi là Lục Thập Hoa Giáp. Như vậy Lục Thập Hoa Giáp chính là vòng tuần hoàn liên tục của các con giáp bắt đầu từ Giáp Tý và kết thúc ở Quý Hợi, rồi lại tiếp tục quay trở lại Giáp Tý bắt đầu một chu kỳ tuần hoàn mới dùng để ghi giờ, ngày, tháng, năm tạo nên hệ lịch can chi rất độc đáo.

Đa số mọi người cho rằng Can Chi chỉ là công cụ dùng để làm lịch và tính toán thời gian. Tuy nhiên trên thực tế, Thiên Can Địa Chi còn được cổ nhân sử dụng để dự đoán tương lai bởi Can Chi ẩn chứa tin tức bí mật của vũ trụ, ẩn chứa bí mật về trình tự thay đổi của khí hậu. Chức năng thực sự của Can Chi chính là để ghi lại tình trạng vận động và biến hóa thịnh suy của 5 loại khí trong ngũ hành bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Vậy, tại sao cần ghi lại quy luật hoạt động của ngũ hành trời đất? Nguyên nhân vì khí ngũ hành của trời đất không những ảnh hưởng đáng kể tới sự thay đổi của khí hậu và môi trường, mà còn ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển của tất cả các thể sinh mệnh trên trái đất.

Tại sao cùng ngày Hoàng Đạo, nhiều sao tốt, giờ tốt nhưng mà có người đi được việc, có kẻ đi lại hỏng việc đó là do ngũ hành sinh khắc cả. Do đó khi chọn ngày đẹp, giờ tốt cần phải chú ý tới việc ngày giờ được chọn có bị xung khắc với tuổi của mình hay không.

Với Thiên can là 10 cặp xung khắc theo cơ chế đồng cực và ngũ hành tương khắc nhưng chỉ xét các cặp mà Thiên Can ngày khắc được Thiên Can tuổi ví dụ Thiên Can ngày là Giáp (Dương Mộc) xung khắc với Thiên Can tuổi là Mậu (Dương Thổ) (lực mạnh nhất). Độc giả tìm hiểu kỹ hơn về xung khắc Thiên Can ở bài viết “Luận giải thứ tự, ngũ hành và ý nghĩa của 10 can và thiên can ngũ hợp xung khắc

Với Địa Chi ta chỉ nên xét lục xung vì lực ảnh hưởng của nó mạnh nhất, còn lục hại và tương hình thì lực của nó yếu hơn không ảnh hưởng nhiều và nếu xét thì một năm chắc chỉ có vài chục ngày đáp ứng khó mà chọn được ngày tốt. Độc giả tìm hiểu kỹ hơn về xung khắc Địa Chi ở bài viết “Luận giải thứ tự, ngũ hành và ý nghĩa của 12 chi và Địa chi ngũ hợp xung khắc

Với ngũ hành nạp âm ta chỉ xét ngày có ngũ hành nạp âm khắc với ngũ hành niên mệnh nhưng phải có Địa Chi lục xung với Địa Chi niên mệnh. Ví dụ ngày Mậu Ngọ và Kỷ Mùi đều có ngũ hành nạp âm là Thiên thượng Hỏa (Lửa trên trời) khắc mạnh với tuổi Giáp Tý là Hải trung Kim (Kim trong biển) nhưng ta chỉ cần tránh ngày Mậu Ngọ (Tý xung Ngọ) vì lực ảnh hưởng mạnh nhất chứ không cần tránh ngày Kỷ Mùi.

Độc giả tìm hiểu sâu hơn các vấn đề trên ở bài viết “Hướng dẫn cách tính tuổi xung khắc với ngày – Xem giờ tốt theo tuổi

Bính Thìn (丙辰) là kết hợp thứ 53 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ Thiên can Bính (Số thứ tự 3 - Dương Hỏa) và Địa chi Thìn (Số thứ tự 5 - Dương Thổ). Trong chu kỳ bảng lục thập hoa giáp nó xuất hiện trước Đinh Tỵ và sau Ất Mão Bính Thìn có ngũ hành niên mệnh (hay ngũ hành nạp âm) là Sa trung Thổ (Đất pha cát). “Sa” là cát, “Trung” là pha trộn, còn “Thổ” là đất nên Sa trung Thổ là Đất pha cát.

Ngày Bính Thìn là ngày Thiên Can sinh Địa Chi (Dương Hỏa sinh Dương Thổ) nên gọi là Ngày Bảo Nhật (Đại cát). Ngày Bảo Nhật là ngày đại cát nên tiến hành mọi việc, đặc biệt là những việc lớn, quan trọng như cưới hỏi, ký kết hợp đồng, khai trương, động thổ, khởi công, nhập trạch, nhậm chức...

Mặt khác khi chọn ngày Bính Thìn để khởi sự công việc thì cần lưu ý sự xung khắc với các tuổi sau:

  • Ngày Bính Thìn rất xấu (đại kỵ) với tuổi Canh Tuất vì đây là ngày có Thiên Can xung và khắc với Thiên Can của năm sinh còn Địa Chi xung với Địa Chi của năm sinh, đồng thời ngũ hành niên mệnh khắc với ngũ hành của ngày.→ Tuyệt đối không nên khởi sự việc quan trọng
  • Ngày Bính Thìn là ngày xấu vừa (tiểu hung) với Tuổi Bính Thìn vì là ngày có Can Chi trùng với Can Chi của năm sinh sẽ xảy ra hiện tượng đồng cực, đồng hành.
  • Ngày Bính Thìn là ngày xấu (hung) với tuổi Bính Tuất vì là ngày có Thiên Can trùng với Thiên Can của năm sinh còn Địa Chi xung với Địa Chi của năm sinh.
  • Ngày Bính Thìn là ngày xấu (hung) với tuổi Canh Thìn vì là ngày có Thiên Can xung và khắc với Thiên Can của năm sinh còn Địa Chi trùng với Địa Chi của năm sinh (đồng cực)
  • Ngày Bính Thìn là ngày xấu (hung) với tuổi Nhâm Tuất vì là ngày có ngũ hành Sa trung Thổ (Đất pha cát) khắc với ngũ hành Đại hải Thủy (Nước biển lớn) và có địa chi xung với Địa Chi của năm sinh.

Xem ngày giờ tốt xấu theo Hoàng đạo - Hắc đạo – Xemvm.com

Đường Hoàng Đạo là tên quỹ đạo vận hành của quả đất quanh mặt trời một vòng (bằng một năm thời tiết là 365,25 ngày đêm) mà cổ nhân đã quan sát được. Để định vị các vì sao chủ yếu trên bầu trời, cổ nhân theo hướng từ Tây sang Đông, chia đường hoàng đạo ra 12 cung đều nhau, mục đích ban đầu chỉ là để xác định vị trí các sao tương ứng với các mốc thời tiết trong năm, tiện cho việc làm lịch. Các thuật sĩ cổ xưa đã chia cung Hoàng đạo ra làm 02 phần đối xứng, gọi là Hoàng đạo và Hắc đạo. Họ lại gán cho mỗi CUNG bằng tên của một vị thần, tiêu biểu cho tính chất CÁT - HUNG của 12 CUNG.

6 thần Hoàng Đạo còn gọi là Hoàng đạo lục thần gồm: THANH LONG, MINH ĐƯỜNG, KIM QUỸ, KIM ĐƯỜNG  (còn gọi là Thiên Đức hay Bảo Quang), NGỌC ĐƯỜNG, TƯ MỆNH

6 thần Hắc Đạo còn gọi là Hắc đạo lục thần) gồm: Thiên Hình, Chu Tước, Bạch Hổ, Thiên Lao, Nguyên Vũ và Câu Trần.

Hoàng đạo vốn chỉ là quỹ đạo vận hành của mặt trời mà người xưa quan sát được, không có hàm nghĩa cát hung. Nhưng người xưa hết sức kính trời, coi trời là Càn, là Vua, là cha cho rằng trời “chúa ngự quần linh quản sự sống chết của muôn vật”, có uy lực tối cao vô thượng, cho nên gọi trời là “Tư mệnh” (điều khiển số mệnh). Vì ông trời nắm sự phát triển thịnh suy của muôn vật, cho nên gọi là “Thiên phù” về sau đổi lại "Thiên phủ". Mà mặt trời với hình dáng cụ thể sáng chói, đem lại ánh sáng và hơi ấm cho vạn vật, nuôi sống vạn vật, làm cho vạn vật phát triển. Đem lại nguồn cơm áo vô tận nuôi sống, phát triển loài người. Mặt trời là hữu hình, còn trời lại vô hình. Không biết từ khi nào, quỹ đạo vận hành của mặt trời đã tưởng tượng là con đường ra vào của hoàng thiên thượng đế và được tôn sùng gọi là “Thiên hoàng đạo”. Người sau giải thích rằng: trời là chúa tể muôn vật “hoàng” (màu vàng) là màu sắc trung tâm còn “đạo” là con đường Ngọc hoàng tuần hành trong thiên cung, cho nên được gọi là “Thiên hoàng đạo”. Hơn nữa khi Thiên Hoàng đi tuần hành trên đường hoàng đạo, thì hàng năm, hàng tháng, hàng ngày đều có các thần thay phiên nhau trực. Trong số các vị thần này có thần thiện gọi là “Hoàng đạo” và thần ác gọi là “Hắc đạo”

Các thần Hoàng đạo, Hắc đạo, dựa vào thế lực của Thiên hoàng thượng đế mà có thần uy lớn vô hạn. Thiện thì không gì thiện hơn, mà đã ác thì cũng không gì ác bằng như Hình và Lao, vốn là những công cụ trấn áp nhân dân của giai cấp thống trị, hình và lao hạ thế đã đáng sợ rồi, bây giờ là hình và lao của trời thì sẽ càng đáng sợ biết nhường nào.

Vì vậy, những ngày mà các thần Hoàng đạo chủ trực thì mọi hung thần ác sát, thậm chí cả những cái mà nhân gian sợ nhất như Đại tướng quân, Nguyệt hình, tất tất đều phải lánh xa, cho nên làm gì cũng được đảm bảo đại cát đại lợi. Trái lại, ngày nào mà các thần Hắc đạo chủ trị, thì các thiện thần bình thường khó mà ngăn được cái ác thần, muôn việc không việc gì nên nhất là các việc lớn như động thổ, khởi công, xây cất nhà cửa, xuất hành đi xa, hôn nhân, khai trương... đều phải tìm cách tránh xa. Vì vậy Hoàng đạo, Hắc đạo đã trở thành điều cần chú ý nhất trong việc chọn ngày của người đời. Cổ nhân còn áp dụng 12 thần Hoàng Đạo và Hắc Đạo trên cho 12 giờ trong ngày để xem giờ tốt xấu. Độc giả tìm hiểu sâu hơn ở Bài viết “Giải mã phép xem ngày giờ tốt dựa trên ngày hoàng đạo và hắc đạo”.

Ngày đang xem là ngày Thiên Lao Hắc đạo. Ý nghĩa tốt xấu ngày Thiên Lao theo sách Trạch cát thần bíTrạch cát dân gian toàn thư: có sao Trấn Thần chỉ lợi các việc liên quan đến người âm, còn mọi việc khác đều bất lợi.

Ý nghĩa tốt xấu ngày Thiên Lao theo sách xem ngày tốt xấu theo can chi của GS Hoàng Tuấn: sao xấu, hung thần, chủ lao dịch nặng nhọc, bất lợi, không may

Do đó ngày Thiên Lao Hắc Đạo chỉ lợi các việc liên quan đến người âm, còn mọi việc khác đều bất lợi, không may

Xem luận giải chi tiết hơn về ý nghĩa và cách tính ngày giờ Thiên Lao, độc giả vui lòng xem thêm bài viết “Tìm hiểu lý do tại sao phải kiêng kỵ ngày Thiên Lao Hắc Đạo”.

Xem ngày theo Kinh Kim Phù (Cửu Tinh) – Xemvm.com

Trong thư viện quốc gia Trung Quốc có lưu giữ một bản của cuốn “Cửu Thiên Thượng Thánh Mật Truyền Kim Phù Kinh”, dựa theo sự sắp xếp của Cửu Tinh gồm: Yểu Tinh, Hoặc Tinh, Hòa Đao, Sát Cống, Trực Tinh, Quẻ Mộc, Giác Kỷ, Nhân Chuyên, Lập Tảo để chiêm đoán cát hung. Trong Cửu Tinh thì có sao Sát Cống, Nhân Chuyên, Trực Tinh là sao tốt còn lại là sao xấu. Để tìm hiểu kỹ hơn về phép xem ngày theo Cửu tinh độc giả xem thêm bài viết “Giải mã phép xem ngày tốt xấu theo Kinh Kim Phù (Cửu Tinh)

Ngày đang xem là ngày Lập Tảo: Nếu nhậm chức, cưới gả, chuyển nhà, khai trương mở cửa hàng, nhập trạch, an táng phạm vào ngày này thì nội trong vòng ba năm có thể gặp nhiều tai họa, gia đình ly tán, gia trạch suy bại.

Xem ngày giờ tốt xấu theo Nhị Thập Bát Tú (28 sao) – Xemvm.com

Các nhà làm lịch xưa đã quan sát 28 chòm sao sáng nhất trên bầu trời để nghiên cứu sự dịch chuyển của chúng theo các tháng, các mùa trong năm gọi là “nhị thập bát tú”. 28 ngôi sao đó ở kề đường Hoàng Đạo Xích Đạo, đó là những ngôi sao chính, mỗi ngôi sao kéo theo một chùm sao khác theo quỹ đạo của nó. Khoa thiên văn cổ đại cho đó là những định tinh đứng nguyên một chỗ, nên có thể dùng làm mốc để tính vị trí chuyển dịch của Mặt Trời, Mặt Trăng và năm sao Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ thuộc hệ mặt trời. 

Để phù hợp với lý thuyết dịch học cổ theo bảng số Hà Đồ đã quy ước có 5 số sinh (1 – 2 – 3 – 4 – 5) làm thành hệ tọa độ không gian của người xưa, mỗi số ở một phương chung quanh số 5, mang một màu cơ bản của vũ trụ:

  • Phương Bắc số 1, màu đen (thuộc Thủy)
  • Phương Nam số 2, màu đỏ (thuộc Hỏa)
  • Phương Đông số 3, màu xanh (thuộc Mộc)
  • Phương Tây số 4, màu trắng (thuộc Kim)
  • Gốc tọa độ trung tâm số 5, màu vàng (thuộc Thổ)

Cổ nhân đã ghép 28 chòm sao quan sát được trên bầu trời thành 4 chòm sao lớn (mỗi chòm gồm 7 chòm nhỏ) đại diện cho 4 phương theo hình thù và trí tưởng tượng của người xưa gọi là tứ tượng hay tứ thánh thú, tứ linh. Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một nguyên tố và một mùa, đó là:

Phương Đông: chòm sao Thanh Long có ý nghĩa là con rồng xanh vì phương Đông ứng với màu xanh theo ngũ hành, gồm 7 chòm: Giốc – Cang – Đê – Phòng – Tâm – Vĩ – Cơ. Trong đó sao Giác là hai sừng của rồng, sao Cang là cổ của rồng, sao Đê là móng chân trước của rồng, sao Phòng là bụng của rồng, sao Tâm là tim của rồng, sao Vĩ là đuôi của rồng, sao Cơ là móng chân sau của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.

Phương Tây: chòm sao Bạch Hổ có ý nghĩa là con Hổ trắng vì phương Tây ứng với màu trắng theo ngũ hành, gồm 7 chòm: Khuê – Lâu – Vị – Mão – Tất – Chủy – Sâm.

Phương Bắc: chòm sao Huyền Vũ có ý nghĩa là con rùa đen vì phương Bắc ứng với màu đen theo ngũ hành, gồm 7 chòm: Đẩu – Ngưu – Nữ - Hư – Nguy – Thất – Bích. Huyền Vũ tượng trưng cho mùa đông.

Phương Nam: chòm sao Chu Tước có ý nghĩa là con chim phượng hoàng (chim sẻ đỏ) vì phương Nam ứng với màu đỏ theo ngũ hành, gồm 7 chòm: Tỉnh – Quỷ – Liễu – Tinh – Trương – Dực – Chẩn. Chu tước tượng trưng cho mùa hạ

Như vậy nhị thập bát tú không phải là 28 sao mà là 28 chòm sao là tập hợp nhiều sao: có chòm gồm nhiều sao nhìn thấy bằng mắt thường, trải dài trên một góc rộng đến 30 độ trên bầu trời (sao Tỉnh), ngược lại có chòm chỉ nhìn thấy ngôi sao sáng nhất ở một góc hẹp (sao Giốc)

Theo “Hiệp kỷ biện phương thư” thì việc gắn mỗi sao của nhị thập bát tú cho một loại cầm thú đến thời Nguyên Minh về sau này mới có và chủ yếu dựa vào 12 “tinh tượng” của 12 địa chi để suy diễn ra mà thôi. Phép này lấy Tý, Ngọ, Mão, Dậu làm 4 cung chính (4 trọng cung), mỗi cung quản 3 chòm sao. Tinh tượng của các chòm sao này dựa vào cầm tinh của 4 trọng cung đó. Còn cầm tinh có sẵn của 12 địa chi thì sách trên viết: Thuyết mười hai con thú cầm tinh (của 12 địa chi) vốn có từ thời cổ đại, nguồn gốc là của một dân tộc thiểu số từ biên giới nhà Chu vốn dùng để ghi chép thời gian, sau được truyền nhập vào Trung Nguyên. Như vậy là tinh tượng của 28 sao mà ta vẫn đang dùng để dự báo cát hung ngày nay là do người đời sau dựa vào 12 cầm tinh của 12 địa chi suy diễn thêm ra và sự chính xác về dự báo cát hung mang nhiều tính gán ghép, không có cơ sở khoa học, không đáng tin cậy.. Chính học giả Mai Cốc Thành (nhà thiên văn học nổi tiếng thời vua Càn Long) người soạn thảo cuốn sách “Hiệp kỷ biện phương thư” nổi tiếng về thuật trạch cát cũng đã viết: “Sinh tiêu của 28 tú toàn là vô nghĩa lý, không đáng tin…chỉ tăng thêm trò cười đáng chê. Bản thân việc luận giải ý nghĩa của các sao mỗi sách cũng trái ngược nhau. Do đó việc lựa chọn các cầm tượng (tướng tinh) để xem xét “cát – hung”, “tốt – xấu” của nhị thập bát tú trong việc xem ngày tốt, ngày đẹp mang nhiều tính gán ghép, không có cơ sở khoa học. Tuy nhiên nó đã ăn sâu vào tiềm thức bao đời nay của dân chúng nên tôi vẫn giới thiệu để độc giả biết.

Sao Cơ (chỉ 4 sao tên Cơ trong chòm, không phải toàn bộ) nằm dưới Xích đạo trời khoảng 30 đến 38 độ giữa hai góc giờ 18h và 19h.

Ý nghĩa tốt xấu của Sao Cơ (Cơ Thủy Báo) theo sách Ngọc hạp chánh tông

Sao Cơ (Cơ Thủy Báo) là một trong 7 chòm sao thuộc Thanh Long ở phương Đông, thuộc cung Dần, cầm tượng (tướng tinh) con Báo, có ngũ hành Thủy thuộc Thủy Tinh, chủ trị ngày thứ tư, là sao tốt (cát). Sao Cơ chủ tương lai sáng sủa, nhà cửa khang trang, giàu sang thịnh vượng.

Việc nên làm: khởi tạo trăm việc đều tốt, tốt nhất là chôn cất, tu bổ mồ mã, trổ cửa, khai trương, xuất hành.

Việc kiêng kỵ: đóng giường, đi thuyền.

Ngoại lệ: tại Thân, Tý, Thìn trăm việc kỵ, duy tại Tý có thể tạm dùng. Ngày Thìn Sao Cơ Đăng Viên lẽ ra rất tốt nhưng lại phạm Phục Đoạn. Phạm Phục Đoạn thì kỵ chôn cất, xuất hành, các vụ thừa kế, chia tài sản. Nên xây dựng tường, lấp hang lỗ, làm cầu tiêu, kết dứt điều hung hại.

Ý nghĩa tốt xấu của Sao Cơ (Cơ Thủy Báo) theo sách Thông thư

Cơ tinh chiếu sáng giúp cho người

Sự nghiệp cao tường viễn cảnh tươi

Cửa to nhà rộng, tiền bạc, chứa

Mộ kết ông bà, phúc để đời

Ý nghĩa tốt xấu của Sao Cơ (Cơ Thủy Báo) theo Lịch vạn niên

箕星造作主高

開創門前大吉昌

嫁娶修墳皆吉利

庫滿金銀穀滿倉

Dịch nghĩa 1:

Sao Cơ xây dựng tốt sao đo

Nhà cửa khai trương tài lộc to

Sửa mộ hôn nhân đều cát lợi

Bạc vàng lúa thóc chất tràn kho.

Dịch nghĩa 2:

Cơ tinh tạo tác thật hùng cường

Mở cửa ra vào đại kiết xương

Cưới gả cất chôn đều kiết lợi

Kho tàng đầy lúa, bạc đầy rương

Bạn nào muốn tìm hiểu thêm về vị trí và các sao thuộc nhóm Sao Cơ - 箕水豹 (Cơ Thủy Báo) vui lòng xem thêm bài viết “Giải mã Sao Cơ là tốt hay xấu? Tính chất và ý nghĩa của Sao Cơ Thủy Báo”.

Xem ngày tốt xấu theo Đổng công tuyển nhật (12 trực) – Xemvm.com

Thập nhị trực là gì? “Thập nhị” là 12, “trực” là chỉ các sao, “Kiến” là khởi đầu, “Trừ” là loại bỏ. Thập nhị trực còn gọi là Kiến trừ Thập nhị Khách là 12 trực lần lượt có tên là: Trực Kiến; Trực Trừ; Trực Mãn; Trực Bình; Trực Định; Trực Chấp; Trực Phá; Trực Nguy; Trực Thành; Trực Thu; Trực Khai; Trực Bế. Thời kỳ đầu 12 trực tượng trưng cho 12 canh giờ dùng để xét đoán hung cát trong tháng, về sau chuyển hoá dùng để xét cát hung ngày. Cách sắp xếp thập nhị trực có quan hệ đến sao Phá Quân (còn gọi là Dao quang tinh) tức là sao đứng đầu trong hình cán gáo thuộc chùm sao Đại Hùng Tinh (chuôi sao Bắc Đẩu) theo cách gọi của thiên văn học hiện đại.

Đổng Trọng Thư ( 董仲舒 179 TCN - 104 TCN) là nhà triết học duy tâm, chính trị gia và nhà văn thời Tây Hán. Ông tinh thông âm dương ngũ hành, tri thức uyên bác bậc nhất đương thời. Đổng Trọng Thư dành toàn bộ cuộc đời của mình vào việc dạy học và nghiên cứu. Cuốn sách Đổng công tuyển nhật là một tài liệu chọn ngày sớm nhất từ trước tới giờ. Cuốn sách này dựa trên thập nhị trực (12 ngày trực) đối với các ngày trong tháng. Một năm có 12 tháng, ứng với 12 địa chi (con giáp), một ngày có 12 canh giờ.

Rất nhiều website xem ngày hiện nay đưa thông tin cát hung của 12 trực theo kiểu mặc định trực này là cát, trực kia là hung là rất không chính xác như sau:

- Trực Trừ, Trực Định, Trực Nguy, Trực Khai là bốn trực đem lại cát lợi hay còn gọi là Tứ Hộ Thần.

- Hai trực là: Trực Chấp, Trực Kiến là bán cát bán hung tức là có cả tốt, cả xấu.

- Sáu trực còn lại là: Trực Bế, Trực Mãn, Trực Bình, Trực Phá, Trực Thành, Trực Thu là thần hung mang nhiều điềm xấu.

Còn theo cuốn “Tăng Hổ tuyển trạch thông thư quảng Ngọc hạp ký” trong mục Xuất hành cát hung nhật có câu ca:

Kiến, Mãn, Bình, Thu, Hắc.

Trừ, Nguy, Định, Chấp, Hoàng.

Thành, Khai, giai khả dụng.

Phá, Bế, bất tương đương

Tôi tạm dịch là: các Trực Kiến, Mãn, Bình, Thu là Hắc đạo (xấu).

Trừ, Nguy, Định, Chấp thuộc Hoàng đạo (tốt)

Trực Thành và Khai là tốt có thể dùng, Trực Phá, Bế đều xấu.

Tuy nhiên cả 2 cách lý giải trên đều không chính xác, không thuyết phục vì thực tế việc xét cát hung của ngày trực phải xem xét đến trực đó rơi vào tháng nào, ngày nào…rồi việc cần khởi sự là việc gì chứ không thể phán bừa như trên. Sau đây là phần luận giải chi tiết cát hung của từng trực theo từng tháng, từng ngày của ứng dụng lịch vạn niên trên xemvm.com

Ngày đang xem là ngày Trực Định. Trực Định là gì? “Trực” là chỉ các sao, “Định” là “ổn định”, tức là xếp đặt được yên ổn, không bị lay động nữa.

Luận cát hung, việc nên làm/kiêng kỵ ngày Trực Định theo Đổng Công tuyển trạch nhật

Tháng giêng (Dần) gồm 2 tiết khí là lập xuân Vũ Thủy. Trước lập xuân 1 ngày là tứ tuyệt, sau lập xuân tam sát tại Hướng Chính Bắc nên 3 hướng Hợi, Tý, Sửu kỵ tu tạo và động thổ. Trực Định vào ngày Ngọ: Hoàng sa, có các sao tốt Hoàng la, Tử đàn, Thiên hoàng, Địa hoàng, Kim ngân, Khố lâu, Điền đường, Nguyệt tài, Khố trữ cùng chiếu rất tốt nên khởi tạo, an táng, nhập trạch, khai trương, xuất hành, hôn nhân thì trong vòng 60 đến 120 ngày sẽ tăng tài lộc,  làm lớn thì phát lớn, làm nhỏ thì phát nhỏ, chủ về ruộng, tằm trúng mùa, vàng bạc đầy kho.

Tháng 2 (Mão) gồm 2 tiết khí là Kinh Trập Xuân Phân. Trước Xuân phân 1 ngày là Tứ Ly, sau Kinh trập tam sát tại Hướng Chính Tây nên 3 hướng Thân, Dậu, Tuất kỵ tu tạo, động thổ. Trực Định vào ngày Mùi: Không lợi việc hôn nhân, khởi tạo. Thuộc về âm cung chủ sự nên chẳng hợp mọi việc trong nhà, các việc ở ngoài thì được. Ngày Ất Mùi là Bạch hổ nhập trung cung nên rất hung, nếu dùng sẽ có người mất. Tháng này duy nhất có ngày Quý Mùi là Quý thủy nhập Thái châu, trường sinh hưng vượng lại có Hoàng la, Tử đàn, Thiên hoàng, Địa hoàng tinh là các sao tốt cùng chiếu nên là ngày tốt có thể dùng. Còn các ngày Mùi khác như ngày Đinh Mùi, ngày Kỷ Mùi, ngày Tân Mùi đều bất lợi nên không thể dùng.

Tháng 3 (Thìn) gồm 2 tiết khí là Thanh minh Cốc Vũ. Sau Thanh Minh tam sát tại Hướng Chính Nam nên 3 hướng Tỵ, Ngọ, Mùi kỵ tu tạo, động thổ. Trực Định vào ngày Thân. Ngày Giáp Thân, ngày Bính Thân nên dựng cột, an táng rất tốt nếu dùng trong 2-3 năm thêm con, cháu, thêm tài lộc. Ngày Nhâm Thân có Thiên đức, Nguyệt đức, Hoàng la, Tử đàn, Thiên tinh, Địa tinh, Kim ngân, khố lâu là các sao tốt cùng chiếu nên là ngày rất tốt cho mọi việc. Còn ngày Mậu Thân bị Thiên cang, Không vong, Xương quỷ nên là ngày xấu không dùng được. Ngày Canh Thân chính tứ phế cũng hung nên tránh.

Tháng 4 (Tỵ) gồm 2 tiết khí là Lập hạ Tiểu Mãn. Trước lập hạ 1 ngày là tứ tuyệt, sau lập hạ tam sát tại Hướng Chính Đông nên 3 hướng Dần, Mão, Thìn kỵ tu tạo và động thổ. Trực Định vào ngày Dậu: Tuy có Cửu thổ quỷ nhưng cũng không nên động thổ, mai táng, hôn nhân, nhập trạch mà chỉ nên làm các việc nhỏ thì còn được.

Tháng 5 (Ngọ) gồm 2 tiết khí là Mang chủng Hạ Chí. Trước Hạ Chí 1 ngày là tứ ly, sau Mang Chủng tam sát tại Hướng Chính Bắc nên 3 hướng Hợi, Tý, Sửu kỵ tu tạo, động thổ. Trực Định tại ngày Tuất. Ngày Giáp Tuất, ngày Canh Tuất, ngày Mậu Tuất có Hoàng la, Tử đàn, Thiên hoàng, Địa hoàng, Kim ngân, Bảo tàng, Điền đường, Khố châu, Tụ lộc, Giá mã, Hàm thánh, Du ngoan là các sao tốt cùng chiếu nên là ngày đại cát cho mọi việc khởi tạo, khởi công, động thổ, nhập trạch, khai trương, hôn nhân, mai táng nếu dùng thì được thăng quan tiến chức, sinh quý tử, thêm tài lộc. Duy chỉ có ngày Bính Tuất, ngày Nhâm Tuất là hai ngày Sát nhập trung cung, tuy có sao tốt chiếu giải nhưng cũng không nên dùng.

Tháng 6 (Mùi) gồm 2 tiết khí là Tiểu thử Đại Thử. Sau Tiểu Thử tam sát ở Hướng Chính Tây nên 3 hướng Thân, Dậu, Tuất kỵ tu tạo, động thổ. Trực Định vào ngày Hợi. Ngày Kỷ Hợi có Hỏa tinh. Ngày Đinh Hợi có Hoàng la, Tử đàn, Thiên hoàng, Địa hoàng là các sao tốt cùng chiếu. Ngày Ất Hợi có Văn Xương là Thái dương ở cung Ngọ do đó 3 ngày này nên xuất hành, nhập trạch, hôn nhân, nhập học, tu tạo, động thổ, gặp quý nhân, cầu tài lộc, sinh quý tử nếu làm việc lớn thì phát lớn, làm việc nhỏ thì phát nhỏ. Ngày Tân Hợi thuộc kim nhưng là kim của phụ nữ (âm nhân) nên không tốt, còn ngày Quý Hợi là ngày cuối cùng của lục giáp, ngày ấy ngũ hành không có khí (vô khí) cũng không nên dùng.

Tháng 7 (Thân) gồm 2 tiết khí là Lập thu Xử Thử. Trước lập Thu một ngày là Tứ Tuyệt, Sau lập Thu tam sát ở tại Hướng Chính Nam nên 3 hướng Tỵ, Ngọ, Mùi kỵ tu tạo, động thổ. Trực Định vào ngày Tý. Ngày Bính Tý (Thủy) là lúc nước gặp giờ trong và sạch lại gặp chỗ vượng còn có Hoàng la, Tử đàng là các sao tốt cùng chiếu nên là ngày đại cát nên sửa chữa, an táng, hôn nhân, khai trương, xuất hành, nhập trạch, khởi công, động thổ. Ngày Canh Tý, ngày Mậu Tý được tốt vừa có thể dùng. Ngày Nhâm Tý là ngày “Mộc đả bảo bình” lúc loài cây rụng lá, còn ngày Giáp Tý là Kim tự chiết là Kim về mùa thu, phương sát khí mạnh nên 2 ngày này cũng không nên dùng.

Tháng 8 (Dậu) gồm 2 tiết khí là Bạch Lộ Thu Phân. Trước thu phân 1 ngày là Tứ Ly, sau Bạch Lộ là tam sát tại Hướng Chính Đông nên 3 hướng Dần, Mão, Thìn kỵ tu tạo và động thổ. Trực Định vào ngày Sửu: 4 ngày Tân Sửu, Ngày Quý Sửu, ngày Kỷ Sửu, ngày Đinh Sửu trong tháng này đều có hung sát, hơn nữa ngày Kỷ Sửu còn có cái hung của thập ác, cái hiểm của Xương Quỷ nên mọi việc chẳng nên dùng vì nếu dùng chủ tật bệnh, sinh tai họa. Riêng ngày Ất Sửu là tốt vừa có thể dùng được.

Tháng 9 (Tuất) gồm 2 tiết khí là Hàn Lộ Sương Giáng. Sau Hàn Lộ tam sát tại Hướng Chính Bắc nên 3 hướng Hợi, Tý, Sửu kỵ tu tạo và động thổ. Trực Định vào ngày Dần. Ngày Bính Dần có Thiên đức, Nguyệt đức. Ngày Canh Dần, ngày Mậu Dần có Hoàng la, Tử đàn, Thiên hoàng, Địa hoàng là các sao tốt cùng chiếu. 3 ngày Bính Dần, ngày Canh Dần, ngày Mậu Dần tuy phạm Nguyệt yểm đại họa nhưng nhờ sao tốt cùng chiếu nên giải được do đó vẫn có thể khởi tạo, hôn nhân, xuất hành, nhập trạch, khai trương sẽ được tăng tài lộc, sinh quý tử, gia đạo hưng vượng. Riêng ngày Nhâm Dần phạm Nguyệt yếm và Thụ tử nhưng không giải được nên hung. Ngày Giáp Dần bị chính tứ phế nên cũng xấu không dùng được.

Tháng 10 (Hợi) gồm 2 tiết khí là Lập Đông Tiểu Tuyết. Trước lập đông một ngày là Tứ tuyệt, sau lập đông tam sát tại Hướng Chính Tây nên 3 hướng Thân, Dậu, Tuất kỵ tu tạo, động thổ. Trực Định vào ngày Mão: ngày Ất Mão là Thiên đức, Ngày Tân Mão, ngày Kỷ Mão được các sao tốt cùng chiếu nên động thổ, khởi công, đổ móng, cất nóc, hôn nhân, nhập trạch, xuất hành, khai trương. Các ngày Mão còn lại là ngày Đinh Mão, ngày Quý Mão xấu không nên dùng.

Tháng 11 (Tý) gồm 2 tiết khí là Đại Tuyết Đông Chí. Trước Đông chí 1 ngày là Tứ ly, Sau Đại Tuyết tam sát tại Hướng Chính Nam nên 3 hướng Tỵ, Ngọ, Mùi kỵ tu tạo, động thổ. Trực Định vào ngày Thìn: có Thiên la, Địa võng, sát nhập trung cung nên xấu nếu dùng thì quý nhân không gặp, kinh doanh không lợi. Riêng chỉ có ngày Nhâm Thìn là ngày tử khí phạm Quan phù, nhưng lại có Thiên đức, Hoàng la, Tử đàn, Thiên hoàng, Địa hoàng, là những sao tốt cùng chiếu nên cũng giải được phần nào, tuy nhiên cũng chỉ nên an táng, hôn nhân, nhập trạch còn những việc còn lại cần thận trọng.

Tháng 12 (Sửu) gồm 2 tiết khí là Tiểu Hàn Đại Hàn. Sau Tiểu hàn tam sát tại Hướng Chính Đông nên 3 hướng Dần, Mão, Thìn kỵ tu tạo và động thổ. Trực Định vào ngày Tỵ. Ngày Quý Tỵ tuy gặp lúc Kim sinh Thủy, được tinh khiết nhưng cũng chỉ có thể khai sơn, còn không nên dùng cho hôn nhân, khai trương, xuất hành, nhập trạch, đặt móng do đây là ngày “thiên thượng đại không vong” nạp âm đã tuyệt. Ngày Đinh Tỵ là chính tứ phế nên hung. Các ngày Tỵ còn lại cũng không nên dùng. Trong năm nếu dùng ngày Tỵ là chủ về khẩu thiệt nên dầu có hỷ thần hóa giải cũng khó tránh khỏi được như kiết vượng gặp hung suy thì phải tra thật rõ, năm tháng cùng với mệnh, hướng sơn nếu không phạm xung khắc mới dùng được.

Luận việc nên làm, việc kiêng kỵ ngày Trực Định theo Hiệp kỷ biện phương thư

Cuốn sách “Hiệp kỷ biện phương thư” của tác giả Mai Cốc Thành là bộ sách kinh điển về xem ngày tốt xấu (trạch nhật), một kho tàng cực kỳ quý giá của văn hóa cổ Trung Hoa. Theo Hiệp kỷ biện phương thư thì Trực Định đóng ở trước trực kiến 4 thời, lại gọi là Thời Âm, Quan Phù, Tử khí. Lấy 12 trực phối với tháng, âm sinh ở Định (Ngọ) nửa chừng ở Phá (Thân), kết thúc ở Thu (Hợi). Nhất âm sơ sinh nên gọi là Thời Âm, Tử Khí. Ngày này nên định mưu kế, họp mặt họ hàng, bạn bè, chứ không nên chinh phạt, chữa bệnh, kinh doanh, trồng trọt.

Việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày Trực Định theo Bành Tổ Kỵ Nhật

Bành Tổ (彭祖)có nơi gọi là Bành Khanh, hoặc có nơi viết ông họ Tiên tên Khanh (篯铿), tên của ông được lưu truyền trong dân gian với câu nói “Cao nhất là cột chống trời, thọ nhất trên đời là ông Bành Tổ”. Việc nên làm và việc kiêng kỵ ngày Trực Bình theo Bành Tổ Kỵ Nhật:

定且进畜, 入学名

ĐỊNH thả tiến súc, nhập học danh dương

Ngày Trực  ĐỊNH mua gia súc, nhập trường nổi danh

Tham khảo: Sinh vào ngày Trực Định thì tính cách ôn hòa, nết na, nhân từ, đức hạnh, được hưởng lộc từ cha mẹ

Xem ngày xuất hành theo Lục Diệu (Tiểu lục nhâm) – Xemvm.com

Phép xem ngày tốt xấu theo lục diệu qua 6 đốt ngón tay là một phương pháp xem ngày tốt xấu nhanh do các thuật sĩ cổ xưa tạo ra. “Lục” là 6 còn “diệu” là tinh diệu thì ý chỉ các tinh quang, tinh tú (chòm sao) trong quỹ đạo của trời đất. Phương pháp này dựa trên số 6 là số đầu của dãy số thành (6 – 7 – 8 – 9 – 10) trong Hà Đồ. Số 6 cũng là số của 6 con Giáp trong vòng giáp tý 60 năm (Giáp Tý – Giáp Tuất – Giáp Thân – Giáp Ngọ – Giáp Thìn – Giáp Dần) thường được dùng trong phép tính “Độn lục giáp”, “Độn lục nhâm” hay lục hư, lục nhâm tiểu độn…Phép xem ngày đẹp theo lục diệu còn được gọi là “Tiểu lục nhâm” là một phương pháp tính nhanh các ngày tốt xấu dựa theo quan niệm như sau: Mỗi năm có 12 tháng: 6 tháng lẻ thuộc Dương và 6 tháng chẵn thuộc Âm. Một vài nhà thuật số cho rằng “Dương” là đại diện cho những gì là tích cực, là thuận lợi, là may mắn; còn “Âm” là đại diện cho phần tiêu cực, khó khăn, điều không may.

Theo phép xem ngày lục diệu thì ngày đầu các tháng là đại diện cho tháng đó. Vì vậy ngày đầu các tháng “Dương” đều là ngày tốt còn ngày đầu các tháng “Âm” là ngày xấu. Mức độ tốt xấu được chia làm 3 mức: tốt nhất (Đại An), rất tốt (Tiểu Cát), khá tốt (Tốc Hỷ) và xấu nhất (Lưu Liên nhiều website gọi nhầm thành Lưu Niên), rất xấu (Không Vong), khá xấu (Xích Khẩu).

Ý nghĩa của ngày Xích Khẩu theo sách Thông thư

Không Vong gặp quẻ khẩn cần

Bệnh tật khẩn thiết chẳng làm được chi

Không thì ôn tiểu thê nhi

Không thì trộm cắp phân ly bất tường

Ý nghĩa của ngày Không Vong theo sách Trạch cát thần bí

Không vong rất không lành, âm nhân rất bất bình.

Cầu tài của không thấy, người đi tin chẳng lành.

Việc mất không tìm thấy, việc quan có tội hình.

Ngươi ốm gặp quỉ ám, cúng lễ cầu yên lành.

Ý nghĩa của ngày Không Vong theo sách Trạch cát dân gian toàn thư

Không vong sự bất tường, âm nhân đa thừa trương

Cầu tài vô lợi ích, hành nhân hữu tai ương

Thất vật tầm bất kiến quan sự hữu hình thương

Bệnh nhân phùng âm quỷ, nhương giải bảo an khang

Ý nghĩa tốt xấu của ngày Không Vong theo Lịch vạn niên

Không vong sự việc chẳng lành,

Tiểu nhân ngăn trở việc đành dở dang,

Cầu tài mọi sự nhỡ nhàng,

Hành nhân bán lộ còn đang mắc nàn,

Mất của của chẳng tái hoàn,

Hình thương quan tụng mắc oan tới mình;

Bệnh ma ám quỷ hành.

Kết luận ý nghĩa của ngày Không Vong: Ngày Không Vong (có sách gọi là Phật Diệt) là ngày khá xấu (hung thần). Ngày Phật diệt có lẽ là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mất nên được coi là ngày đại hung. Trong ngày Không Vong thì kinh doanh phúc lộc không đến, công việc không thuận lợi, khó thành, dễ gặp tai nạn.

Xem ngày xuất hành theo Khổng Minh (Gia Cát Lượng) – Xemvm.com

Gia Cát Lượng (181 -234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là Thừa tướng, công thần khai quốc gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam quốc (Ngô, Thục, Ngụy). Ông cũng là người chỉ huy quân sự tài ba nổi tiếng nhất thời Tam Quốc.

Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, một trong Tứ đại kỳ thư của văn học Trung Hoa thì La Quán Trung Trong đã xây dựng hình tượng của 3 tuyệt: Tuyệt nhân là Lưu Bị, tuyệt gian là Tào Tháo, tuyệt trí là Khổng Minh. Trong đó Gia Cát Lượng là biểu tượng của lòng trung nghĩa và trí tuệ anh minh, được mô tả là một vị thừa tướng tài đức song toàn với tài năng "xuất quỷ nhập thần", đoán mưu lập kế như thần. Gia Cát Lượng không những tinh thông binh pháp mà còn có năng lực dự đoán siêu thường, có thể nói là “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”. Ông tinh thông thuật xem tướng, thuật số Dịch lý, từ quan sát thiên tượng mà phán đoán được tương lai. Một dự ngôn nổi tiếng là chuẩn xác được người đời biết đến của Gia Cát Lượng là “Mã Tiền Khóa”. Xem ngày xuất hành theo Khổng Minh – Ngọa Long Tiên sinh là phép xem ngày tốt xấu nhanh.

Ngày Thiên Môn: là ngày tốt, xuất hành làm mọi việc đều vừa ý, cầu được ước thấy mọi việc đều thành đạt.

Xem ngày tốt xấu theo Bành Tổ Kỵ Nhật (Bách Kỵ Ca) – Xemvm.com

“Nhan Hồi chết sớm vì đâu

Để ông Bành Tổ sống lâu ngót nghìn

Cam La sớm đã uy quyền

Tử Nha đầu bạc mới nên tướng tài...”

Bành Tổ (彭祖) có nơi gọi là Bành Khanh, hoặc có nơi viết ông họ Tiên tên Khanh (篯铿), tên của ông được lưu truyền trong dân gian với câu nói “Cao nhất là cột chống trời, thọ nhất trên đời là ông Bành Tổ”. Việc Ông Bành Tổ có thực sự đưa ra một số ngày kiêng kỵ đối với những công việc khác nhau hay là do các thuật sỹ đời sau sáng tạo ra đến nay vẫn còn tranh cãi về tính xác thực vì thời Bành Tổ sống chưa có lịch can chi? Chỉ biết các sách trạch cát, xem ngày tốt xấu vẫn gọi là “Bách kị ca” (百忌謌) hoặc Bành Tổ Kỵ Nhật hay Bành Tổ Bách Kỵ. Tôi vẫn xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo hệ thống những việc kiêng kỵ theo ngày Bành Tổ Bách Kỵ, tin hay không là tùy độc giả. Ngoài ra có rất nhiều việc kiêng kỵ không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại bây giờ.

丙不修灶, 见火殃

Bính bất tu táo, chủ kiến hỏa ương

Ngày Bính không nên tu sửa bếp vì có thể xảy ra hỏa hoạn


辰不哭泣, 必主重

Thìn bất khốc khấp chủ trọng tang

Ngày Thìn không nên khóc lóc, chủ sẽ bị trùng tang

 

Xem ngày tốt xấu theo Ngọc Hạp Thông Thư – Xemvm.com

“Ngọc hạp” có nghĩa là cái hộp, cái tráp bằng ngọc quý giá. “Thông thư” nghĩa là cuốn sách khi đọc, học tập có thể làm cho trí tuệ thông thái, mẫn tiệp, sáng suốt. Do đó Ngọc hạp thông thư là cuốn sách giúp cho tư tưởng, trí tuệ con người được thông tuệ, sáng suốt được cất trong một chiếc hộp ngọc quý.

Hứa Chân Quân đời nhà Tấn được vua Tống sắc phong là Thần Công Diệu Tế Chân Quân. Cuốn sách "Ngọc Hạp Thông Thư" của Hứa Chân Quân do Dương Kim Quốc, Lưu Bảo Đồng hiệu đính là một cuốn sách tổng hợp về thuật trạch cát kỳ môn độn giáp, tử vi, mệnh lý tứ trụ. Do phần mềm lịch vạn sự của xemvm.com đã tách riêng mục xem ngày theo Hoàng Đạo, Hắc Đạo, xem ngày theo Cửu Tinh nên các sao Hoàng Đạo, Hắc Đạo, sao Cửu Tinh chúng tôi không đưa vào mục Ngọc Hạp Thông Thư này nữa để tránh trùng lặp vì vậy sẽ có sự khác biệt với ứng dụng lịch vạn sự ở các website khác.

Mặt khác thuật toán lịch vạn niên của chúng tôi được lập trình theo sách cổ như Tổng yếu lịch, Lịch lệ, Thiên bảo lịch, Quảng Thánh Lịch, Khảo Nguyên, Tào chấn khuê, Hiệp kỷ biện phương thư là bộ sách kinh điển về trạch nhật, một kho tàng cực kỳ quý giá của văn hóa cổ Trung Hoa. Chính vì vậy nên có một số sao như Ngũ Hợp, Thổ Phủ (Thổ Phù), Thiên Tặc, Địa Tặc, Tứ Thời Đại Mộ (Ngũ Mộ), Hỏa Tinh… có cách tính khác với các phần mềm lịch vạn niên ở các website khác do họ dùng cuốn lịch vạn niên bị nhầm lẫn sai xót trong quá trình dịch thuật từ sách Trung Quốc. Ngoài ra có rất nhiều sao và ngày có trong sách cổ như Thượng Sóc, Tứ Tương, Mẫu Thương, Phúc Hậu, Thủ Nhật, Dân Nhật, Thời Đức, Đại Hao, Kiếp sát…nhưng lại không thấy liệt kê trong Ngọc hạp thông thư cũng là một thiếu sót lớn của các ứng dụng lịch vạn niên hiện nay đã được chúng tôi bổ sung vào phần mềm lịch vạn sự trên xemvm.com

Mặt khác hiện nay có hàng trăm website, ứng dụng (app) lịch vạn niên, xem ngày tốt xấu cho kết quả trái ngược nhau ở mục xem ngày theo ngọc hạp thông thư khiến độc giả không biết đâu mà lần. Các sai sót, khác biệt giữa các phần mềm lịch vạn sự đã được tôi giải thích rất rõ và kỹ  ở bài viết “Các sai sót trong mục xem ngày theo ngọc hạp thông thư của phần mềm lịch vạn niên”.
Thực tế phàm mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ đều có cát thần và hung sát lẫn lộn (có nhiều  sao tốt và sao xấu cùng chiếu đến), do đó phải căn cứ tương quan lực lượng giữa cát thần và hung thần mà quyết định việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày được chọn chứ không phải thấy sao xấu là sợ là không dùng thế thì một năm có được bao ngày tốt đâu? Trong trường hợp vẫn phải tiến hành các công việc vào ngày xấu thì phải chọn giờ tốt để khởi sự và chọn hướng tốt để đi. Ngoài ra thì nên mời các vị cao tăng, đại đức đến nhà làm lễ siêu độ, hóa giải điều hung họa, cầu phúc đức mang lại bình an, hạnh phúc cho gia đình.

Còn một cách nữa là gia chủ cần nhờ thầy có trình độ hướng dẫn cách hóa giải ngày xấu bằng cách chế sát hoặc hóa sát.

Chế sát là căn cứ vào ngũ hành của hung sát mà lấy cái tương khắc với nó chế đi, ví dụ sát thuộc Kim (Canh, Dậu, Tân) thì lấy Hỏa (ngày Bính) chế đi nếu được cả năm, tháng, ngày, giờ đều là Bính thì càng đẹp vì khi đó Kim sát sẽ bị Hỏa thần khắc chế. Như vậy việc chế sát giống như lấy sức khuất phục người, chẳng may lực không thể thắng được thì càng thổi bùng ngọn lửa hung ác đó ra → cái hại sẽ càng lớn

Còn hóa sát là căn cứ vào ngũ hành của hung sát mà lấy chỗ tương sinh, tương thân với nó hóa đi, ví dụ: sát thuộc Mộc khắc Thổ thì dùng Hỏa cục khiến cho Mộc sinh Hỏa, Hỏa lại sinh Thổ thì tham sinh mà quên khắc → hung sát hóa thành cát diệu là do người am hiểu tính chất của nó → giống như lấy Đức mà cảm phục người, biến đổi cái tâm ý hung ác thành lương thiện.

Sau đây là phần luận giải chi tiết nguồn gốc, cách tính, ý nghĩa, việc nên làm, việc kiêng kỵ ngày đang xem theo các sao trong ngọc hạp thông thư.

Ngày Thiên Phúc: Tốt mọi việc

Ngày Nguyệt Không: Tốt cho việc sửa nhà, làm giường

Ngày Tam Hợp là ngày gì? Cùng tìm hiểu ngày Tam Hợp theo sách xem ngày (trạch nhật).

Tàng môn kinh” nói rằng: Tam hợp khác vị trí mà đồng khí Dần Ngọ Tuất là tam hợp Hỏa, Tỵ Dậu Sửu là tam hợp Kim, Thân Tý Thìn là tam hợp Thủy, Hợi Mão Mùi là tam hợp Mộc. Ngày đó nên họp kết thông gia, hòa hợp, giao dịch, sửa chữa, khởi công, dựng cột gác xà nhà.

Lịch lệ” nói rằng: Tam hợp tháng giêng tại Ngọ Tuất, tháng 2 tại Mùi Hợi, tháng 3 tại Tý Thân, tháng 4 tại Sửu Dậu, tháng 5 tại Dần Tuất, tháng 6 tại Mão Hợi, tháng 7 tại Tý Thìn, tháng 8 tại Sửu Tỵ, tháng 9 tại Dần Ngọ, tháng 10 tại Mão Mùi, tháng 11 tại Thìn Thân, tháng 12 tại Sửu Tỵ.

Khảo nguyên” nói rằng: Tam hợp đều thành tam hợp cục với chỗ Nguyệt kiến.

Hiệp kỷ biện phương thư luận rằng: Tam hợp lấy Nguyệt kiến làm cơ sở, đều dùng 2 chi cấu thành toàn cục tam hợp. Như tháng giêng, kiến Dần dùng Ngọ Tuất thành Hỏa cục. Trời tròn, đất vuông, người kiểm cả vuông tròn là tam giác, thực là tâm của trời đất. Cho nên số của vuông tròn nhất định, cần lấy tam giác làm dụng. Cục tam hợp chính là phản ánh đúng đạo của trời đất, đến chỗ thể hiện thần diệu ở người. Ngày này rất nên làm việc đức, việc hỷ

Độc giả có thể xem luận giải chi tiết hơn về ngày Tam Hợp ở bài viết “Khám phá lý do ngày Tam hợp lại tốt hôn nhân, khởi công, động thổ

Kết luận: Do ngày Tam hợp là ngày đẹp nên làm các việc sau đây: Hôn nhân, khởi công, động thổ, đổ móng, đổ mái, Khai trương, Nhập trạch, Nhậm chức, Cúng tế, Giao dịch, Tổ chức sự kiện, Xuất hành… Do Tam hợp là ngày đại cát nên không kỵ việc gì.

Ngày Minh Tinh: (Trùng với Thiên Lao Hắc Đạo), hợp nhậm chức, ma chay, kiện tụng

Ngày Thánh Tâm là ngày gì? Cùng tìm hiểu ngày Thánh Tâm theo sách xem ngày (trạch nhật).

Khu yếu lịch” nói rằng: Thánh Tâm là phúc thần trong tháng, ngày đó nên dâng biểu chương, làm ân trạch, mưu cầu trăm việc

Lịch lệ” nói rằng: Thánh tâm tháng giêng ngày Hợi, tháng 2 ngày Tỵ, tháng 3 ngày Tý, tháng 4 ngày Ngọ, tháng 5 ngày Sửu, tháng 6 ngày Mùi, tháng 7 ngày Dần, tháng 8 ngày Thân, tháng 9 ngày Mão, tháng 10 ngày Dậu, tháng 11 ngày Thìn, tháng 12 ngày Tuất

Tào chấn khuê” nói rằng: Khó nhọc mà không dám yên, tâm của Thánh nhân vậy. Đại để tháng thời dương thuận theo lý vị trí của dương quái, tháng thời âm thuận theo lý vị trí của âm quái. Tháng sơ Dần khởi ở cung Càn Hợi là thuận theo đạo trời.

Khảo nguyên” nói rằng: Tháng giêng, 3, 5, 7, 9, 11 là tháng dương kiến vì thế theo từ Hợi đến Thìn, phối với Càn Khảm Cấn Chấn bốn dương quái. 2, 4, 6, 8, 10, 12 là tháng âm kiến, vì thế theo từ Tỵ đến Tuất, phối với 4 âm quái là Tốn Ly Khôn Đoài.

Độc giả có thể xem luận giải chi tiết hơn về ngày Thánh Tâm ở bài viết “Luận bàn về ngày Thánh Tâm - ngày tốt cho tế lễ, cầu phúc

Kết luận: Ngày Thánh Tâm là ngày tốt tế lễ: cầu phúc, cầu tự, cầu thọ, giải hạn, cầu tài lộc. Do Thánh Tâm là ngày đại cát nên không kỵ việc gì.

Ngày Đại Hao là ngày gì? Cùng tìm hiểu ngày Đại Hao theo sách xem ngày (trạch nhật). Ngày có sao Đại Hao chiếu được gọi là ngày Đại Hao trùng với trực Định. Đại Hao còn có tên gọi là Thời Âm, Tử khí, Quan phù theo sách cổ

“Tổng yếu lịch” nói rằng: Quan phù ngày đó kỵ trao chức cho quan, xét việc, dâng biểu chương, bầy đặt ra việc kiện tụng

"Lịch lệ" nói rằng: Quan phù tháng giêng khởi ở ngọ thuận hành 12 thời.

“Tào chấn Khuê” nói rằng: Quan phù là vị quan nắm phù tín trong năm tháng, là văn chức thường đóng trước thời tam hợp.

“Thần khu kinh” nói rằng: Tử khí là thời vô khí. Ngày này kỵ chiến đấu, chinh phạt, chữa bệnh, kinh doanh, trồng trọt.

“Lý đỉnh tộ” nói rằng: Tử khí thường đóng trước nguyệt kiến 4 thời

"Hiệp kỷ biện phương thư" nói rằng: Trực Định đóng ở trước trực kiến 4 thời, lại gọi là Thời Âm, Quan Phù, Tử khí. Lấy 12 trực phối với tháng, âm sinh ở Định (Ngọ) nửa chừng ở Phá (Thân), kết thúc ở Thu (Hợi). Nhất âm sơ sinh nên gọi là Thời Âm, Tử Khí. Ngày này đại kỵ mọi việc trừ ngày đó gặp được các ngày Thiên Đức, Nguyệt đức, Thiên đức hợp, nguyệt đức hợp thì không kỵ cúng tế, giải oan uổng, cầu thầy chữa bệnh

Thông thư và ngọc hạp chánh tông đều cho rằng ngày Đại hao này không nên làm việc gì quan trọng (đại kỵ mọi việc)

Độc giả có thể xem luận giải chi tiết hơn về ngày Đại Hao ở bài viết “Luận bàn ngày có sao Đại Hao (Tử khí, Quan phù) chiếu đại kỵ khởi sự mọi việc

Kết luận: Do sao Đại Hao là sao xấu nên ngày Đại Hao là ngày đại hung do đó không nên làm các việc lớn và quan trọng như Hôn nhân, khởi công, động thổ, đổ móng, lợp mái, đổ mái, đào giếng, Khai trương, Nhập trạch, An táng, Nhậm chức, Cúng tế, Giao dịch, Tổ chức sự kiện, Xuất hành…

Ngày Tam Nương là ngày gì? Tam Nương là từ Hán việt được ghép bởi 2 từ TamNương, trong đó “Tam” là 3, “Nương” là cô gái. Như vậy "Tam Nương" là 3 cô gái. Chính vì vậy mà 100% website đều giải thích ngày Tam Nương là ngày của 3 cô gái mang nặng tính truyền thuyết mê tín dị đoan theo kiểu ngày Tam nương chính là ngày mà Ngọc Hoàng sai 3 cô gái xinh đẹp xuống hạ giới để làm mê muội lòng người (Tam nương hạ phàm). Nếu người bị mê hoặc không tự chủ được sẽ dễ sa ngã vào cờ bạc rượu chè dẫn đến công việc bết bát và thất bại → Liệu sự thực có đúng như vậy?

Thực tế ngày Tam Nương này là từ bên Trung Quốc truyền sang Việt Nam nên muốn hiểu rõ nó phải lật lại lịch sử trung quốc. Theo đó Tam nương là ám chỉ 3 nàng Muội Hỉ, Đát Kỷ và Bao Tự là ba người phụ nữ với vẻ đẹp tuyệt thế đã làm sụp đổ ba triều đại Hạ, Thương, Tây Chu trước công nguyên trong lịch sử trung quốc trong đó:

Muội Hỉ (chữ Hán: 妺喜) cũng gọi Mạt Hỉ hay Mạt Hi là vương phi của Hạ Kiệt (1818 TCN – 1767 TCN) trong lịch sử Trung Quốc. Sắc đẹp yêu mị, được sử sách xưng là Thiên cổ đệ nhất Hồ ly tinh.

Còn Đát Kỷ hay Đắc Kỷ nguyên danh là Tô Đắc Kỷ, con gái của Ký Châu hầu Tô Hộ. Do vua Trụ Vương vốn háo sắc, nghe lời của Bí Trọng và Vưu Hồn, nên đòi Tô Hộ phải dâng con gái để nạp làm phi tần. Trên đường dâng nạp cho Trụ Vương đã bị Hồ ly tinh nhập xác để thực hiện nhiệm vụ của Nữ Oa Nương Nương giao cho làm cho Trụ Vương mê muội và nhà Thương sụp đổ, tạo điều kiện cho nhà Chu đoạt được thiên hạ.

Bao Tự hay còn gọi là Tụ Tự là vương hậu của Chu U vương trong lịch sử Trung Quốc và là mẹ Thế tử Bá Phục . Nàng là mỹ nhân xinh đẹp, quyến rũ.

Như vậy đến đây các bạn đã biết Tam Nương là ai tuy nhiên tại sao lại là 6 ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 mỗi tháng thì không có tài liệu nào giải thích một cách thuyết phục: Có tài liệu thì cho Ngày Tam nương là ngày sinh, ngày mất của 3 nàng Muội Hỉ, Đát Kỷ và Bao Tự. Có tài liệu thì cho là ngày vào cung của 3 nàng này và ngày đất nước sụp đổ…Nói chung là ngày này mang nặng màu sắc truyền thuyết dân gian, không có cơ sở khoa học nên chúng tôi thấy ngày này không có gì phải kiêng kỵ

Độc giả có thể xem luận giải chi tiết hơn về ngày Tam Nương ở bài viết “Sự thật về Ngày Tam Nương – Ngày Tam Nương không phải là ngày xấu mà phải kiêng kỵ

Xem hướng xuất hành – Xemvm.com

Xuất hành là ra đi khỏi nhà mình đang ở, đi đến một nơi khác để thực hiện các việc quan trọng như xuất hành đi du lịch, xuất hành đi du học, xuất hành đi nhậm chức, xuất hành đi đón dâu…chứ không chỉ đơn thuần là xuất hành đầu năm nhằm mong muốn đem lại may mắn cả năm như nhiều website viết.

Hướng xuất hành được hiểu là phương hướng tính từ nơi bạn xuất phát tới địa điểm đích mà bạn muốn tới. Có hai hướng tốt là Hướng Tài Thần (đem lại tài lộc, giàu có) và Hướng Hỷ Thần (đem lại điều tốt đẹp, may mắn). Cần tránh hướng xấu là Hướng Hạc Thần đem đến tai ương, hung họa.

Hướng xuất hành khá là quan trọng, nhất là trong trường hợp không chọn được ngày tốt thì chọn hướng tốt xuất hành sẽ làm giảm phần nào ảnh hưởng của ngày xấu. Hướng xuất hành sẽ được xác định như sau: Bạn đứng ở giữa nhà. Hướng la bàn về phía cửa chính. Sau đó xác định hướng tốt đã chọn trên la bàn. Và cuối cùng là đi đến một địa điểm nằm ở hướng tốt đó. Để xem qui luật tính hướng Hỷ thần, Tài thần và Hạc thần theo ngày can chi mời độc giả xem thêm ở bài viết Hướng dẫn chọn hướng xuất hành đúng đem lại may mắn, tài lộc - Quy Luật tính Hạc Thần, Hỷ Thần, Tài Thần

Chi tiết hướng xuất hành trong ngày 18/12/2024 như sau: Hỷ thần (hướng tốt đem lại điều tốt đẹp, may mắn): Hướng Tây Nam, Tài Thần (hướng tốt đem lại tài lộc, giàu có): Hướng Chính Đông, Hạc Thần (hướng xấu đem đến tai ương, hung họa): Hướng Chính Đông

Xem giờ xuất hành theo Lý Thuần Phong tiên sinh – Xemvm.com

Lý Thuần Phong là Quan Tư Thiên Giám (Thái sử lệnh) của triều đại nhà Đường. Ông rất nổi tiếng khi để lại “Thôi Bối Đồ” được coi là đệ nhất kỳ thư của Trung Quốc khi dự đoán được sự thay đổi của các triều đại một cách chính xác không kém “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng.

Theo Lý Thuần Phong, giờ để xuất hành được chia thành 6 khung giờ tốt xấu như sau:

Giờ Đại An là giờ tốt: Mọi việc đều tốt lành, cầu tài đi hướng Tây Nam. Nhà cửa yên lành. Người xuất hành đều bình yên.

Giờ Tốc Hỷ là giờ tốt: Tin vui sắp tới, cầu tài đi hướng Nam. Đi việc gặp gỡ các quan gặp nhiều may mắn, chăn nuôi đều thuận, người đi có tin về. Thầy Uri bình giải thêm: Ngày nay Quan (lại) chính là các cơ quan nhà nước. Ngày xưa liên lạc khó khăn nên người đi xa (làm ăn, thi cử, kiện cáo…) mà có tin báo về (bình yên) là rất vui mừng → tốt

Giờ Lưu Liên là giờ xấu: Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt. Kiện cáo nên hoãn lại. Người đi nên phòng ngừa cãi cọ. Thầy Uri bình giải thêm: Nếu có việc bắt buộc phải đi thì dù gặp chuyện gì cũng nên bình tĩnh, nên giữ miệng, tránh nóng giận mà rước phiền phức, cãi cọ vào thân.

Giờ Xích Khẩu là giờ xấu: Hay cãi cọ gây chuyện, đói kém phải phòng. Phòng ngừa người nguyền rủa, tránh lây bệnh. Thầy Uri bình giải thêm: Thời xưa kinh tế chưa phát triển nên rất đói, đi xa dọc đường không nhiều quán ăn như bây giờ nhất là đi xa. Nếu phải đi thi dù gặp chuyện gì cũng nên bình tĩnh, nên giữ miệng, tránh nóng giận mà rước phiền phức, cãi cọ vào thân.

Giờ Tiểu Các là giờ tốt: Rất tốt lành. Xuất hành gặp may mắn, buôn bán có lợi, phụ nữ có tin mừng, người đi sắp về nhà. Mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khoẻ.

Giờ Tuyệt Lộ là giờ xấu: Cầu tài không có lợi hay bị trái ý, ra đi hay gặp nạn, việc quan phải nịnh, gặp ma quỷ phải cúng lễ mới qua. Thầy Uri bình giải thêm: Việc quan phải nịnh tức là hối lộ (mất tiền) nên xấu. Nếu đi đường gặp những chỗ hiểm trở hoặc dễ xảy ra tai nạn (leo núi, đi phà, đi đò...) thì phải làm lễ cúng (thần linh, hà mã…) trước khi qua để xin bình an nếu không dễ xảy ra tai nạn.

Độc giả tìm hiểu sâu hơn ở bài viết “Hướng dẫn tính giờ tốt xuất hành theo Lý Thuần Phong chuẩn nhất

Chi tiết giờ xuất hành theo Lý Thuần Phong trong ngày 18/12/2024 như sau: Tý (23h-1h): Xích Khẩu, Sửu (1h-3h): Tiểu Cát, Dần (3h-5h): Tuyệt Lộ, Mão (5h-7h): Đại An, Thìn (7h-9h): Tốc Hỷ, Tỵ (9h-11h): Lưu Liên, Ngọ (11h-13h): Xích Khẩu, Mùi (13h-15h): Tiểu Cát, Thân (15h-17h): Tuyệt Lộ, Dậu (17h-19h): Đại An, Tuất (19h-21h): Tốc Hỷ, Hợi (21h-23h): Lưu Liên

Chọn giờ tốt xuất hành theo Quỷ Cốc Tử – Xemvm.com

Quỷ Cốc Tử (鬼谷子) tên thật là Vương Hủ, còn gọi là Vương Thiền, Vương Lợi , Vương Thông, đạo hiệu Huyền Vi Tử. Do ông ẩn cư tại Quỷ Cốc nên người đời thường gọi ông là Quỷ Cốc tiên sinh, Vương Thiền lão tổ. Ông là nhân vật lịch sử Trung Hoa cổ đại, sinh vào khoảng cuối thời Xuân Thu, đầu đời Chiến Quốc. Dân gian có truyền thuyết Quỷ Cốc Tử là ông tổ của các thuật tướng số, phong thủy, bói toán, tinh đẩu. Trong đạo giáo tôn hiệu của Quỷ Cốc Tử là Huyền Đô tiên trưởng. Ông sáng lập ra các phái Âm Dương gia, Tung Hoành gia, Chính Trị gia, Du Thuyết gia.

Ông thu nạp rất nhiều đệ tử, trong đó có 4 học trò nổi tiếng nhất là: Tôn Tẫn (người nước Tề); Bàng Quyên, Trương Nghi (người nước Ngụy); và Tô Tần (người Lạc Dương). Tôn Tẫn và Bàng Quyên kết làm anh em cùng học binh pháp; Trương Nghi và Tô Tần kết làm anh em cùng học du thuyết. Tất cả đều là những nhân vật có ảnh hưởng to lớn tới lịch sử Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc.

12 Quẻ tương truyền do Quỷ Cốc Tử định ra có ngũ hành và ý nghĩa như sau:

Quẻ số 1: Quẻ Câu Trần có ngũ hành Thổ là quẻ xấu vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:

Gặp kẻ gian tà trộm cắp

Cầu việc không thành

Hôn nhân trục trặc

Tìm người không thấy

Bệnh đau thêm nặng

Quẻ số 2: Quẻ Đằng Xà có ngũ hành Thổ là quẻ xấu vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:

Ra đi gặp việc không hay

Cầu danh không thành

Cầu lợi không được

Hôn nhân không hợp

Tìm người không thấy

Bệnh đau thêm nặng

Quẻ số 3: Quẻ Chu Tước có ngũ hành Hỏa là quẻ xấu vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:

Ra đi vô cùng gian lao vất vả

Dù có gặp may mắn, sau cũng uổng công phí sức

Cầu tài không được

Hôn nhân bất thành

Tìm người không thấy

Bệnh càng nặng hơn

Quẻ số 4: Quẻ Bạch Hổ có ngũ hành Kim là quẻ xấu vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:

Ra đi không gặp may

Cầu danh, cầu tài không được

Hôn nhân không hợp

Tìm người không thấy

Bệnh đau thêm nặng

Quẻ số 5: Quẻ Thái Thường có ngũ hành Thổ là quẻ tốt vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:

Ra đi gặp việc vui vẻ

Việc công danh dễ thành

Cầu tài được lộc

Hôn nhân hòa hợp

Nhà cửa bình an

Tìm người, thấy ngay

Người ốm đỡ bệnh

Quẻ số 6: Quẻ Thái Âm có ngũ hành Kim là quẻ tốt vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:

Ra đi được lợi, gặp xấu thành tốt

Việc công danh thuận lợi

Hôn nhân tốt lành, làm ăn có lợi

Có bệnh không lo

Tìm người, người về

Nhà cửa bình yên

Quẻ số 7: Quẻ Thiên Không có ngũ hành Hỏa là quẻ xấu vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:

Ra đi đại hung,

Việc công danh không xong

Cầu tài không được

Hôn nhân không thành

Tìm người không thấy

Bệnh càng đau nặng

Quẻ số 8: quẻ Huyền Vũ có ngũ hành Thủy là quẻ xấu vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:

Ra đi rất xấu

Muôn việc không thành

Cầu tài không được

Hôn nhân không xong

Tìm người không thấy

Bệnh nặng không khỏi

Quẻ số 9: Quẻ Thiên Hậu có ngũ hành Thủy là quẻ tốt vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:

Ra đi được ăn uống

Gặp quý nhân giúp đỡ, Mọi việc đều thành

Cầu tài được lộc

Hôn nhân hòa hợp

Tìm người, người về

Bệnh đỡ từ từ

Quẻ số 10: Quẻ Quý Nhân có ngũ hành Thổ là quẻ tốt vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:

Ra đi được ăn uống

Gặp quý nhân giúp đỡ,

Cầu tài được lộc

Hôn nhân tốt đẹp

Tìm người, người về

Người ốm đỡ bệnh

Quẻ số 11: Quẻ Thanh Long có ngũ hành Mộc là quẻ tốt vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:

Ra đi được ăn uống

Mọi việc thành công

Cầu tài có lộc

Cầu danh được lên chức

Tìm người, người về

Người ốm đỡ bệnh

Quẻ số 12: Quẻ Lục Hợp có ngũ hành Mộc là quẻ tốt vì nếu giờ xuất hành gặp quẻ này thì:

Ra đi có lợi, mọi việc thuận lợi

Hôn nhân đắc ý

Cầu tài có lộc

Cầu danh lên chức

Duy chỉ có việc ốm đau, kiện cáo là xấu

 

Chi tiết giờ xuất hành theo Quỷ Cốc Tử trong ngày 18/12/2024 như sau: Tý (23h-1h): THIÊN HẬU, Sửu (1h-3h): QUÝ NHÂN, Dần (3h-5h): THANH LONG, Mão (5h-7h): LỤC HỢP, Thìn (7h-9h): Câu Trần, Tỵ (9h-11h): Đằng Xà, Ngọ (11h-13h): Chu Tước, Mùi (13h-15h): Bạch Hổ, Thân (15h-17h): THÁI THƯỜNG, Dậu (17h-19h): THÁI ÂM, Tuất (19h-21h): Thiên Không, Hợi (21h-23h): Huyền Vũ
Sau khi đã chọn được ngày đẹp và giờ tốt cho việc cưới hỏi, khởi công, động thổ, khai trương cửa hàng, nhập trạch nhà cửa, an táng, giao dịch ký kết hợp đồng, nhậm chức, xuất hành, cúng tế, tổ chức sự kiện…thì độc giả cần kiểm tra lại ngày giờ định khởi sự một lần nữa bằng phần mềm xem ngày giờ tốt xấu theo mai hoa dịch số ở bên dưới.
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Luận giải ý nghĩa và ứng dụng lịch tiết khí – Xemvm.com

Trong các nền văn minh phương đông cổ đại xa xưa người ta quan sát thiên văn và thời tiết từ đó lập ra lịch dựa trên 24 tiết khí dùng để xác định mùa, hỗ trợ cho việc trồng trọt. Nếu như ta chia mặt phẳng không gian thành 360 độ, thì 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15° được gọi là tiết khí. Đó là các điểm kinh độ: 15 độ (Tiết Thanh Minh), 30 độ (Tiết Cốc Vũ), 45 độ (Tiết Lập Hạ), 60 độ (Tiết Tiểu Mãn), 75 độ (Tiết Mang Chủng), 90 độ (Tiết Hạ Chí), 105 độ (Tiết Tiểu Thử), 120 độ (Tiết Đại Thử), 135 độ (Tiết Lập Thu), 150 độ (Tiết Xử Thử), 165 độ (Tiết Bạch Lộ), 180 độ (Tiết Thu Phân), 195 độ (Tiết Hàn Lộ), 210 độ (Tiết Sương Giáng), 225 độ (Tiết Lập Đông), 240 độ (Tiết Tiểu Tuyết), 255 độ (Tiết Đại Tuyết), 270 độ (Tiết Đông Chí), 285 độ (Tiết Tiểu Hàn), 300 độ (Tiết Đại Hàn), 315 độ (Tiết Lập Xuân), 330 độ (Tiết Vũ Thủy), 345 độ (Tiết Kinh Trập), 360 độ (0 độ - Tiết Xuân Phân).

Lịch tiết khí vừa gắn tháng với tuần trăng, vừa gắn năm với thời tiết nên nó phản ánh đúng trạng thái thời tiết, khí hậu nên được ứng dụng rất rộng rãi trong phong thủy và đời sống. Cụ thể:

Lịch tiết khí dự đoán về diễn biến của thời tiết nên có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, nó là cơ sở cho việc chỉ đạo sản xuất, canh tác theo thời tiết mỗi mùa của người nông dân như vụ xuân thường được gieo trồng vào tiết vũ thủy, tiết kinh trập cần lưu ý phòng trừ sâu bệnh, tiết mang chủng cần phải thu hoạch mùa màng.

Lịch tiết khí cũng giúp ích cho ngành chăn nuôi giúp việc phòng tránh dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản…

Và đặc biệt lịch tiết khí cực kỳ quan trọng trong việc xác định lá số tứ trụ, độ vượng suy ngũ hành trong các bộ môn phong thủy và dự đoán học như: tứ trụ, bát tự, hà lạc, Hà Đồ Lạc Thư, Quỷ Cốc toàn mệnh, lục hào… hoặc vượng suy quẻ dịch (quẻ thể, quẻ dụng) theo học thuyết quái khí trong chiêm bói dịch, Mai hoa dịch số…. Xem thêm bài viết “Xác định vượng suy ngũ hành và lá số tứ trụ theo lịch tiết khí

Theo thời tiết và tập quán của dân tộc Việt Nam thì một năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa có 3 tháng. Cụ thể:

  • Mùa Xuân gồm 3 tháng: Dần (tháng 1) – Mão (tháng 2) – Thìn (tháng 3).
  • Mùa Hạ gồm 3 tháng: Tỵ (tháng 4) – Ngọ (tháng 5) – Mùi (tháng 6).
  • Mùa Thu gồm 3 tháng: Thân (tháng 7) – Dậu (tháng 8) – Tuất (tháng 9).
  • Mùa Đông gồm 3 tháng: Hợi (tháng 10) – Tý (tháng 11) – Sửu (tháng 12).

Tuy nhiên theo Học Thuyết quái khí dùng “Quái” của “Chu dịch” phối ghép đối với khí hậu của bốn mùa để xác định mùa vượng của bát quái và ngũ hành theo 4 mùa lại hơi khác một chút như sau:

  • Quẻ Tốn kết hợp với mùa xuân hình thành thế mộc vượng thịnh
  • Quẻ Ly kết hợp với mùa hạ hình thành thế hỏa vượng thịnh
  • Quẻ Càn, Quẻ Đoài kết hợp với mùa thu hình thành thế kim vượng thịnh
  • Quẻ Khảm kết hợp với mùa xuân hình thành thế thủy vượng thịnh
  • Quẻ Khôn, Quẻ Cấn cùng với các tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi hay còn gọi là 4 tháng tứ quý (3, 9, 12, 6) tổ hợp lại tạo nên thế Thổ vượng thịnh
Học Thuyết Quái Khí - Bảng vượng suy ngũ hành theo 4 mùa
Mùa Tháng Vượng Tướng Hưu Tử
Xuân 1, 2 Mộc Hỏa Thủy Kim Thổ
Hạ 4, 5 Hỏa Thổ Mộc Thủy Kim
Thu 7, 8 Kim Thủy Thổ Hỏa Mộc
Đông 10, 11 Thủy Mộc Kim Thổ Hỏa
Tứ Quý 3, 6, 9, 12 Thổ Kim Hỏa Mộc Thủy

Tiết Đại Tuyết (大雪) là tiết khí thứ 21 trong 24 tiết khí. Vào ngày Đại Tuyết thì mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 255 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 255°). "Đại" là to lớn, mật độ cao, số lượng nhiều còn "Tuyết" là tuyết trắng, tuyết rơi. Do đó Đại Tuyết là tiết khí có mưa tuyết lớn, diễn ra thường xuyên và mật độ tuyết bao phủ dày đặc. Mỗi năm tiết Đại Tuyết thường bắt đầu từ ngày 7 hoặc 8 tháng 12 và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 tháng 12 Dương lịch.

1. Đặc điểm thời tiết trong tiết Đại Tuyết

Tiết Đại Tuyết là một trong 7 tiết khí biểu thị cho sự liên quan đến mưa, nước gồm Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết.  Tại ngày đầu tiên của tiết Đại Tuyết Mặt trời ở vị trí xích kinh 255 độ. Nửa cầu Bắc nhận được ít nhiệt độ và ánh sáng, thời gian chiếu sáng cũng ngắn. Mặt khác do hoạt động mạnh mẽ của khối không khí lục địa nên nửa cầu Bắc nhiệt độ xuống rất thấp, thời gian nhiệt độ xuống dưới 0 độ diễn ra đều đặn, thường xuyên. Tuyết rơi ở nhiều khu vực vĩ độ cao, hiện tượng này diễn ra thường xuyên và lượng tuyết bao phủ ngày một thêm dày, nhiều dòng sông bị đóng băng, buổi sáng sớm thức dậy hay đêm khuya thời tiết rét buốt khó chịu vô cùng.

Khi tiết Đại Tuyết tới thì cũng là lúc mà các loài thực vật chuyển sang trạng thái tiềm ẩn gần như ngưng mọi hoạt động ở mức độ thấp nhất, chúng sử dụng nguồn nước và chất dinh dương đã tích lũy trong thời gian trước đó, đợi chờ sang mùa xuân mới có thể đâm chồi, nảy lộc. Thời tiết tuyết rơi ảnh hưởng lớn tới mùa màng, gây hại cho các loài cây trồng, hoa màu, cây ăn quả…như táp lá, vàng lá và chết. Vì vậy bà con nông dân cần lưu ý.

Nhiều loài động vật trú đông chúng trốn tránh trong các hang sâu, kẽ đá, hoạt động của chúng hạn chế tối đa, chỉ hô hấp để tiết kiệm năng lượng dự trữ để sống qua mùa đông. Nhiều loài cá nuôi trong các ao hồ có thể chết vì giá lạnh, trâu bò, gia súc, gia cầm đứng trước nguy cơ bệnh dịch chết hàng loạt, gây thiệt hại nghiêm trọng rất cao cho ngành chăn nuôi.

2. Luận về Vượng – Tướng – Hưu – Tù – Tử của ngũ hành trong tiết Đại Tuyết

Tiết Đại Tuyết là tiết khí thuộc tháng 11 (Tý) là tiết khí của mùa đông là mùa Thủy Vượng. Mùa đông thuộc Thủy, Kim sinh Thủy mà Thủy là nước; nước tạo vật là nước thiêng liêng, còn nước trong lòng người là dòng nước ý thức ; ngọn nước thiêng liêng, dòng nước ý thức, lý trí, nên đức của nước là Trinh. Vậy con người cần phải liêm khiết trong sạch. Mỗi một năm thì con người thêm một tuổi, đầy đủ kinh nghiệm biết rộng, hiểu xa, nhờ đó mà đức của nước là Trí, nên kêu là đức Trí. Thủy vượng thì khắc hỏa, hỏa bị thủy khắc cho nên hỏa bị suy đến mức Vô Khí (Tử), còn Thủy sinh Mộc nên Mộc Tướng, Kim sinh Thủy nên Kim Hư, còn Thổ khắc Thủy nên Thủy Tù. Vì vậy quẻ “Ly” Hỏa suy bại vào mùa đông.

3. Ảnh hưởng của tiết Đại Tuyết đối với sức khỏe con người

Thời điểm từ tiết Đại Tuyết trở đi vì nhiệt độ môi trường giá lạnh, buốt rét, lại gặp gió mùa Đông bắc hoạt động rất mạnh nên cần giữ gìn sức khỏe bằng cách giữ ấm cơ thể, hạn chế hoạt động ngoài trời trong những thời điểm nhiệt độ thấp như ban đêm, sáng sớm. Nên tăng cường sử dụng các thực phẩm, gia vị có tính chất cay nóng như rượu, ớt, tỏi, gừng, hồ tiêu, mật ong để kích hoạt dương khí trong cơ thể, đẩy lui hàn khí xâm nhiễm. Ngoài ra việc bổ sung lượng vitamin và các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, Magie... cũng rất quan trọng và cần thiết. Việc tập thể thao mỗi ngày cũng giúp khí huyết lưu thông, cơ thể dẻo dai, bền bỉ, sức đề kháng mạnh mẽ hơn.

Vào tiết Đại Tuyết thì ngũ hành Thủy vượng. Đây là khoảng thời gian vượng khí với những người có dụng thần là Thủy cần có Thủy bổ trợ để cân bằng ngũ hành trong tứ trụ. Những người này cơ thể khỏe mạnh dẫn đến tư duy sáng suốt, làm việc hiệu quả, sáng tạo → sẽ nhận được nhiều tài lộc và vượng khí giúp tài vận hanh thông, sự nghiệp thuận lợi trong những ngày tiết Đại Tuyết. Tuy nhiên với những người có kỵ thần là Thủy (hoặc dụng thần Hỏa) thì họ thường cảm giác uể oải, mệt mỏi dẫn đến tư duy không sáng suốt, đầu óc thiếu tập trung trong tiết Đại Tuyết. Để biết dụng thần, kỵ thần của mình là ngũ hành gì vui lòng nhập giờ ngày tháng năm sinh dương lịch của bạn vào phần mềm tìm dụng thần theo bát tự của chúng tôi ở bên dưới, hệ thống sẽ tự động tính toán phân tích độ vượng ngũ hành theo lá số tứ trụ để đưa ra kết quả.
Phần mềm tìm dụng thần theo bát tự
Họ tên
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để phần mềm, ứng dụng này… hoàn thiện hơn vui lòng gửi email về địa chỉ xemvmu@gmail.com hoặc để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Thầy Uri

    Cám ơn góp ý của bạn. Đúng là xem ngày tốt xấu khá phức tạp do mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ đều có cát thần và hung sát lẫn lộn, do đó phải căn cứ tương quan lực lượng giữa cát thần và hung thần mà quyết định việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày được chọn. Chúng tôi đang phát triển phần mềm xem ngày tốt xấu cho phép xem ngày theo từng việc kết hợp với tuổi người khởi sự để cho kết quả chính xác nhất! Hi vọng ứng dụng xem ngày tốt xấu này sẽ ra mắt độc giả trong một ngày không xa

      Thầy Uri   05/02/2023 17:56
  • Trần Tử Bình

    Phần mềm lịch vạn sự này tôi thấy đã rất tốt so với các ứng dụng lịch vạn niên hiện nay. Tuy nhiên việc xác định ngày tốt xấu tôi thấy vẫn phức tạp quá, cùng 1 ngày mà nhiều sao tốt xấu xung đột nên độc giả không biết thế nào mà chọn. Giá như thầy Uri có thể cho điểm từng mục, từng ngày thì sẽ dễ dàng cho độc giả lựa chọn ngày khởi sự hơn

      Trần Tử Bình   05/02/2023 17:13
  • Thầy Uri

    Cám ơn góp ý của bạn. Chúng tôi đang trong quá trình phát triển ứng dụng lịch vạn niên trên điện thoại cho cả hệ điều hành android và iOS. Hi vọng một ngày không xa sẽ ra mắt độc giả

      Thầy Uri   05/02/2023 17:07
  • Trương Minh Tuấn

    Tôi thích nhất lịch vạn niên trên xemvm.com là phần luận giải chi tiết ý nghĩa của từng sao giúp người dùng dễ hiểu. Hi vọng xemvm.com phát triển thêm ứng dụng lịch vạn niên trên điện thoại để người dùng thuận tiện tra cứu trên smartphone

      Trương Minh Tuấn   05/02/2023 17:04
  • Thầy Uri

    Cám ơn bạn, bạn hãy ủng hộ website bằng cách like fanpage xemvm.com hoặc chia sẻ ứng dụng lịch vạn niên của chúng tôi tới bạn bè của bạn. Xin trân trọng cám ơn!

      Thầy Uri   05/02/2023 16:55
  • Nguyễn Lan Anh

    Lịch vạn niên 2023 của xemvm quá tuyệt vời! Giao diện đẹp, dễ sử dụng, đổi lịch âm dương dễ dàng, nội dung luận giải chi tiết, dễ hiểu xứng đáng phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay.

      Nguyễn Lan Anh   05/02/2023 16:51
Mã bảo mật   
Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay1,841
  • Tháng hiện tại3,858,545
  • Tổng lượt truy cập97,991,771
Ảnh DMCA

xemVM Copyright © 2019-2023
Nguyện làm người dẫn đường mang tri thức, tinh hoa văn hóa đến cho mọi người
Ghi rõ nguồn xemvm.com và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Powered by NukeViet , support by VINADES.,JSC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây