Kinh Pháp Cú (Dhammapada) - 423 lời vàng của Phật là một trong 15 quyển thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya), là quyển kinh Phật được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới và là Kinh phổ biến nhất trong cộng đồng Phật giáo, đặc biệt tại các nước Phật giáo Nam tông bao gồm Tích-lan, Miến-điện, Thái-lan, Lào và Campuchia. Đây được xem là quyển kinh Phật bỏ túi, kinh gối đầu giường của người học Phật, tu Phật và trải nghiệm chân lý Phật. Cuốn sách gồm hơn một tuyển tập 423 bài thơ thiền của Đức Phật, giới thiệu bao quát về triết lý cao siêu của Đức Phật bằng ngôn ngữ thi ca giàu chất văn chương.
Về từ nguyên, “Pháp cú” (Dhammapada) là tổ hợp gồm 2 từ “pháp” (dhamma) và “cú” (pada), vốn đều là các từ đa nghĩa trong các ngữ cảnh khác nhau. Khái niệm “pháp” trong Kinh Pháp Cú có nghĩa là “chánh pháp” (Buddhadhamma), “học thuyết của Phật” (Buddha’s doctrine) hay “chân lý” (truth), trong khi, “cú” (pada) có nghĩa là “chân” (foot), “con đường” (path), “thi kệ” (verse) hay danh ngôn. “Pháp cú” có thể được dịch bằng nhiều cụm từ khác nhau như: “Con đường chân lý” (path of truth),“con đường chánh pháp” (Path of Buddha’s Teaching), “danh ngôn chánh pháp”, “lời Phật dạy” (Buddha’s Teachings) hay “lời vàng của Phật” (Buddha’s Golden Sayings).
Vốn có xuất xứ và được trích dẫn lại từ bốn bộ kinh quan trọng nhất của Kinh Tạng Pali như Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh và Tăng Chi Bộ Kinh nên có thể nói toàn bộ các lời dạy cao quý về chân lý (Dhamma) và đạo đức (Vinaya) được Đức Phật khám phá và truyền bá trong 45 năm đều được chọn lọc cô đọng trong 423 câu lời vàng này, được phân thành 26 chủ đề (phẩm, chương) khác nhau. Mỗi chủ đề gồm những bài thơ có tư tưởng và nội dung đề cập đến các khía cạnh chân lý và các giá trị cao quý mà người đọc có thể học và ứng dụng trong cuộc sống, mang lại hạnh phúc và bình an cho bản thân, gia đình, xã hội, bây giờ và tại đây.
Thượng tọa Thích Nhật Từ đã dịch những lời kinh đậm chất thi ca này của Đức Phật từ tiếng Pali sang thể thơ song thất lục bát, một thể thơ đặc biệt của dân tộc Việt Nam ta. Với nhịp điệu du dương trong cách gieo vần, sự phối thanh – sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nét tinh hoa đặc trưng của thơ ca bác học và nét độc đáo của thơ ca dân gian đó giúp âm hưởng của thể thơ này dễ đi vào lòng người, dễ nhớ hơn. Các bài thơ thiền trong Kinh Pháp Cú thể hiện triết lý sống vị nhân sinh. Mỗi ngày, dành 10-15 phút đọc các bài thơ thiền này, ta sẽ học được nhiều bài học cao quý trong việc làm chủ cảm xúc và hành vi, nhờ đó làm chủ được vận mệnh.
Mỗi khi có nỗi buồn, lo lắng, căng thẳng, sầu bi, bất hạnh, thất bại khổ đau, thử thách và trở ngại, hãy đọc Kinh Pháp Cú, người đọc như được truyền thêm nghị lực để vượt qua, sống lạc quan, tích cực và thăng hoa các giá trị cao quý. Những lúc gặp thuận duyên, thành công, hạnh phúc, đọc Kinh Pháp Cú sẽ nuôi lớn các đức tính cao quý như từ bi, hoan hỷ, buông xả, vô ngã, vị tha, nhờ đó, ta có thêm lý do để tinh tấn vươn đến nhiều thành công to lớn hơn, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách 423 lời vàng của Phật – Kinh Pháp Cú (Dhammapada). Kích vào link sau:
https://drive.google.com/file/d/1F0W77ByaXqNIan99Z7XiuNFw104xSQP2/view
để tải về Ebook Sách 423 lời vàng của Phật hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Kích vào đây để mua sách bìa cứng 423 lời vàng của Phật giá 33.000 VNĐ.
Nếu có điều kiện các bạn nên mua sách để ủng hộ tác giả và các nhà xuất bản. Rất mong các bạn ủng hộ chúng tôi bằng cách chia sẻ các bài viết trên xemvm.com và fanpage của chúng tôi ở địa chỉ: https://www.facebook.com/xemvm/
Để đọc online nội dung bất kỳ trong cuốn 423 lời vàng của Phật, độc giả kích vào nội dung tương ứng ở bên dưới
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
PHẦN DẪN NHẬP
1. Nguyện hương
2. Đảnh lễ Tam bảo
3. Tán hương
4. Tán dương giáo pháp
PHẦN CHÁNH KINH
I. Phẩm Song Đối
II. Không Phóng Dật
III. Phẩm Tâm
IV. Phẩm Hoa
V. Phẩm Ngu
VI. Phẩm Hiền Trí
VII. Phẩm A La Hán
VIII. Phẩm Ngàn
IX. Phẩm Ác
X. Phẩm Hình Phạt
XI. Phẩm Già
XII. Phẩm Tự Ngã
XIII. Phẩm Thế Gian
XIV. Phẩm Phật Đà
XV. Phẩm An Lạc
XVI. Phẩm Hỷ Ái
XVII. Phẩm Sân Hận
XVIII. Phẩm Cấu Uế
XIX.Phẩm Pháp Trụ
XX. Phẩm Đạo
XXI. Phẩm Tạp Lục
XXII. Phẩm Địa Ngục
XXIII. Phẩm Voi
XXIV. Phẩm Tham Ái
XXV. Phẩm Tỳ-kheo
XXVI. Phẩm Bà-la-môn
PHẦN SÁM NGUYỆN
1. Bát - nhã tâm kinh
2. Niệm Phật
3. Năm điều quán tưởng
4. Quán chiếu thực tại
5. Sám quy nguyện
6. Hồi hướng công đức
7. Lời nguyện cuối
8. Đảnh lễ Ba ngôi báu
Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp