Kinh Pháp Cú - Phẩm Bà-la-môn - Sách 423 lời vàng của Phật

Thứ ba - 23/04/2024 12:57
Kinh Pháp Cú - Phẩm Bà-la-môn (Brāhmaṇa-vagga) - Sách 423 lời vàng của Phật gồm 41 bài thơ của Đức Phật tán thán các vị Bà-la-môn thật tâm tu hành đạt tới giải thoát

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) - 423 lời vàng của Phật là một trong 15 quyển thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya), là quyển kinh Phật được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới. Đây được xem là quyển kinh Phật bỏ túi, kinh gối đầu giường của người học Phật, tu Phật và trải nghiệm chân lý Phật. Cuốn sách gồm hơn một tuyển tập 423 bài thơ thiền của Đức Phật, giới thiệu bao quát về triết lý cao siêu của Đức Phật bằng ngôn ngữ thi ca giàu chất văn chương. Các bài thơ thiền trong Kinh Pháp Cú thể hiện triết lý sống vị nhân sinh. Mỗi ngày, dành 10-15 phút đọc các bài thơ thiền này, ta sẽ học được nhiều bài học cao quý trong việc làm chủ cảm xúc và hành vi, nhờ đó làm chủ được vận mệnh.

Mỗi khi có nỗi buồn, lo lắng, căng thẳng, sầu bi, bất hạnh, thất bại khổ đau, thử thách và trở ngại, hãy đọc Kinh Pháp Cú, người đọc như được truyền thêm nghị lực để vượt qua, sống lạc quan, tích cực và thăng hoa các giá trị cao quý. Những lúc gặp thuận duyên, thành công, hạnh phúc, đọc Kinh Pháp Cú sẽ nuôi lớn các đức tính cao quý như từ bi, hoan hỷ, buông xả, vô ngã, vị tha, nhờ đó, ta có thêm lý do để tinh tấn vươn đến nhiều thành công to lớn hơn, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách 423 lời vàng của Phật – Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của nhà xuất bản Hồng Đức. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-423-loi-vang-cua-phat-pdf-13.html

để tải về Ebook Sách 423 lời vàng của Phật - Kinh Pháp Cú hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Phẩm Bà-la-môn được trích từ Cuốn “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” của nhà xuất bản Hồng Đức

XXVI. PHẨM BÀ-LA-MÔN

(Brāhmaṇa-vagga)

383. Hãy tinh tấn dứt dòng ái dục

Bỏ thú vui vật chất bao đời

Các hành đoạn diệt, thảnh thơi

Bà-la-môn ấy rạng ngời vô vi.

384. Nhờ an trụ pháp tu chỉ, quán

Mà tiến về bỉ ngạn an vui

Bà-la-môn trí sáng ngời

Diệt trừ kiết sử, thảnh thơi đạo vàng.

385. Người không chấp bờ này,

bờ nọ

Tâm chẳng màng chấp có, chấp không

Khổ đau dứt, trói buộc buông

Người tu ấy Bà-la-môn tuyệt vời.

386. Tu thiền định, ẩn cư,

không nhiễm

Lậu hoặc lìa, bổn phận đã xong.

Hoàn thành mục đích tối tôn

Người tu ấy Bà-la-môn sáng ngời.

387. Trời, trăng sáng ngày, đêm

tùy lúc

Các vua quan sáng rực kiếm cung

Tu thiền chói sáng ngoài trong

Trí tuệ Phật sáng soi chung đất trời.

388. Người dứt ác xứng hàng

Phạm chí

Hạnh thanh cao xứng vị Sa-môn

Xuất gia hết cấu uế tâm

Xứng danh thượng sĩ xuất trần

xưa nay.

389. Đừng hãm hại Sa-môn, Phạm chí

Gặp nghịch duyên xin chớ trả thù.

Khổ thay, hại bậc chân tu

Chớ nên trả đũa oán cừu mà chi.

390. Bậc Phạm chí tâm không

tham ái

Không trả thù, sân, hại một ai

Khổ đau dứt sạch trong ngoài

Niềm vui to lớn, nạn tai không còn.

391. Người không tạo nghiệp nhân

ác độc

Miệng, ý, thân trau chuốt, giữ gìn

Hành vi, lối sống tịnh thanh

Xứng danh Phạm chí hiền minh,

đức từ.

392. Biết đền đáp ân sâu của bậc

Hướng dẫn ta hiểu Phật, Pháp, Tăng

Thành tâm lễ tạ, cúng dàng

Như người Phạm chí thờ thần

lửa kia.

Kinh Pháp Cú Phẩm Bà la môn (Brāhmaṇa vagga)

393. Gọi Phạm chí đâu vì bện tóc

Giai cấp hay chủng tộc bảy đời

Chân thành, chánh niệm,

thảnh thơi

Bà-la-môn ấy sáng ngời đức tu.

394. Phạm chí “ngố” chỉ lo bện tóc

Lợi ích gì áo mặc da dê

Tâm còn phiền não, u mê

Tu toàn hình thức, đường về còn xa.

395. Phạm chí “ngố” mặc y vá nhớp

Da lộ gân, thân hốc hác gầy.

Người tu thiền định đêm ngày

Bà-la-môn ấy sánh tày núi cao.

396. Phạm chí thật đâu do

huyết thống

Giai cấp cao, nguồn gốc thọ sanh.

Ai không phiền não, tịnh thanh

Phạm chí không chấp, cõi tâm

an lành.

397. Người dứt sạch cả mười

trói buộc

Không sầu lo được, mất, thua, hơn

Bao điều chấp trước xả buông

Người tu ấy Bà-la-môn tuyệt vời.

398. Bậc Phạm chí bỏ đai “sân hận”

Cắt cương “tham”, tà kiến, tùy miên

Vô minh hết, trí trọn nên

Hướng về giác ngộ, thoát miền

trầm luân.

399. Lấy đức nhẫn làm quân

xông trận

Không ác tâm, phỉ báng, phạt hình

Từ bi, từ bỏ hận, sân

Bà-la-môn ấy sáng danh đạo đời.

400. Không tức giận, làm tròn

bổn phận,

Giới thanh cao, ái, hận không còn

Giác quan làm chủ luôn luôn

Thân này cuối, Bà-la-môn sáng ngời.

401. Người đã dứt dục tâm hoen ố

Có khác gì “nước đổ lá sen”

Cũng như “hạt cải đầu kim”

Bà-la-môn ấy xứng hàng chân tu.

402. Phạm chí học trên đời hiểu rõ

Nào khổ đau, gốc khổ, niết-bàn

Nương theo chánh đạo tu hành

Ái sạch, giải thoát, rạng danh

trên đời.

403. Người có trí thực hành hiểu rõ

Nguồn gốc từ hai nẻo chánh tà.

Chứng đạo giải thoát sâu xa

Bà-la-môn ấy thật là xứng danh.

404. Không thân thiết cả Tăng

lẫn Tục

Hạnh độc cư, thiểu dục, hài lòng

Như mây đây đó thong dong

An vui, tự tại, không còn sầu đau.

405. Ngừng nghiệp sát, tổn thương

sinh mạng

Yếu hơn ta hay mạnh khỏe hơn

Không ưa sai bảo, tán đồng

Đây là Phạm chí xứng hàng chân tu.

406. Sống thân thiện giữa bao

thù nghịch

Giữ ôn hòa với địch hung hăng

Tịnh thanh giữa chốn hồng trần

Bà-la-môn ấy xứng hàng chân tu.

407. Người tu tập không còn

dính dáng

Tham, sân, si, kiêu mạn, tị hiềm

Cũng như hạt cải đầu kim

Bà-la-môn ấy trọn nên đạo vàng.

408. Người tu tập nói lời từ ái

Chân thật và ích lợi cho đời

Không hề làm mất lòng người

Bà-la-môn ấy sáng ngời tấm gương.

409. Người tu tập tránh xa trộm cắp

Vật không cho không lấy, chỉa chôm

Cho dù lớn, nhỏ, quý, thường.

Bà-la-môn ấy tấm gương sáng ngời.

410. Không tham vọng đời này,

đời tới

Không dính gì ba cõi trầm luân

Buông tất cả, giải thoát tâm

Bà-la-môn ấy rạng danh đạo đời.

411. Người tu tập không vương ái dục

Trí tuệ nhiều, nghi hoặc không còn

Chứng vào cảnh giới niết-bàn

Bà-la-môn ấy xứng hàng chân tu.

412. Ai không vướng chuyện đời

thiện ác,

Tu xả ly, giải thoát buộc ràng

Không sầu, thanh tịnh, lạc an

Bà-la-môn ấy xứng hàng chân tu.

413. Như trăng sáng thoát mây

che khuất

An tịnh lòng, hết trược, sáng trong

Đam mê hiện hữu dứt xong

Bà-la-môn ấy vào dòng thánh nhân.

414. Hết tham ái, không nghi,

không chấp

Vượt hiểm nguy sống chết, luân hồi

Thực hành thiền định, đến nơi(35)

Phạm chí tịch tịnh, thảnh thơi

vượt dòng.

415. Vì lý tưởng xuất gia, học đạo

Lìa gia đình, dục lạc chẳng màng

Dứt trừ hiện hữu, ái tham

Bà-la-môn ấy xứng hàng chân tu.

416. Vì lý tưởng xuất gia, học đạo

Lìa gia đình, khát ái chẳng màng

Dứt trừ hiện hữu, ái tham

Bà-la-môn ấy xứng hàng chân tu.

417. Tu thoát khỏi buộc ràng hai cõi

Thế giới người, cảnh giới chư thiên

Buộc ràng, giải thoát không còn

Bà-la-môn ấy vào dòng thánh nhân.

418. Không vướng bận những

điều ưa ghét

Hết sanh y(36), năm uẩn(37) vượt qua

Anh hùng chiến thắng nhiễm ô

Bà-la-môn ấy thật là chân tu.

419. Ai hiểu rõ đường đi sống chết

Không nhiễm ô, sáng suốt vượt lên

Học Tứ đế,(38) ngộ lý chân

Bà-la-môn ấy xứng danh tu hành.

420. Với hành giả mà trời, thần, quỷ

Không một ai biết chỗ tái sanh

Lậu hoặc hết, chứng thánh nhân

Bà-la-môn ấy xứng hàng chân tu.

421. Người không dính vị lai, quá khứ

Hiện tại thì chẳng sở hữu gì

Xả buông, chẳng kẹt thứ chi

Bà-la-môn ấy sánh vì trăng sao.

422. Như trâu chúa sức thần uy dũng

Bậc anh hùng, chiến thắng

nhiễm tham

Trí mầu giác ngộ, tịnh thanh

Bà-la-môn ấy xứng danh tu hành.

423. Rõ quá khứ, vị lai, hiện tại

Cõi trời, người, cảnh giới tái sanh

Mâu ni,(39) thắng trí, viên thành

Tử sanh kết thúc, sáng danh đạo đời.

Ghi chú:

35. Đến bờ bên kia, đạt được giải thoát.

36. Cơ sở và điều kiện tái sinh gồm tham ái và chấp thủ.

37. Gồm thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư và nhận thức.

38. Khổ, nguyên nhân khổ, hạnh phúc – niết bàn và con đường thoát khổ.

39. Người tu tập đã chuyển hóa được tham, sân, si và thanh tịnh thân, khẩu, ý.

Để đọc online trọn bộ “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2024 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách 423 lời vàng của Phật

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Vũ Thị  Vân Anh

    CON BẠCH THẦY! Tại sao các tu sĩ Phật giáo mặc y màu vàng?

      Vũ Thị Vân Anh   25/04/2024 12:59
    • @Vũ Thị Vân Anh Ngày xưa, khi người Ấn Độ nhìn vào rừng, họ luôn luôn có thể nói những lá cây nào sắp sửa rơi rụng vì chúng có màu vàng, cam, hay nâu. Do đó, tại Ấn Độ, màu vàng trở thành màu của sự dứt bỏ. Màu y của các tu sĩ là màu vàng vì màu đó giúp nhắc nhở đến tầm quan trọng của sự không chấp thủ, của sự xả ly, buông bỏ.

        Thầy Uri   25/04/2024 12:59
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay3,166
  • Tháng hiện tại3,785,690
  • Tổng lượt truy cập97,918,916
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây