Kinh Pháp Cú - Phẩm cấu uế - Sách 423 lời vàng của Phật

Thứ tư - 03/04/2024 13:04
Kinh Pháp Cú - Phẩm cấu uế (Mala-vagga) - Sách 423 lời vàng của Phật gồm 21 bài thơ của Đức Phật nói về sự hoại tàn của thân thể nên khi còn sống phải chăm chỉ tu hành

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) - 423 lời vàng của Phật là một trong 15 quyển thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya), là quyển kinh Phật được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới. Đây được xem là quyển kinh Phật bỏ túi, kinh gối đầu giường của người học Phật, tu Phật và trải nghiệm chân lý Phật. Cuốn sách gồm hơn một tuyển tập 423 bài thơ thiền của Đức Phật, giới thiệu bao quát về triết lý cao siêu của Đức Phật bằng ngôn ngữ thi ca giàu chất văn chương. Các bài thơ thiền trong Kinh Pháp Cú thể hiện triết lý sống vị nhân sinh. Mỗi ngày, dành 10-15 phút đọc các bài thơ thiền này, ta sẽ học được nhiều bài học cao quý trong việc làm chủ cảm xúc và hành vi, nhờ đó làm chủ được vận mệnh.

Mỗi khi có nỗi buồn, lo lắng, căng thẳng, sầu bi, bất hạnh, thất bại khổ đau, thử thách và trở ngại, hãy đọc Kinh Pháp Cú, người đọc như được truyền thêm nghị lực để vượt qua, sống lạc quan, tích cực và thăng hoa các giá trị cao quý. Những lúc gặp thuận duyên, thành công, hạnh phúc, đọc Kinh Pháp Cú sẽ nuôi lớn các đức tính cao quý như từ bi, hoan hỷ, buông xả, vô ngã, vị tha, nhờ đó, ta có thêm lý do để tinh tấn vươn đến nhiều thành công to lớn hơn, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách 423 lời vàng của Phật – Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của nhà xuất bản Hồng Đức. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-423-loi-vang-cua-phat-pdf-13.html

để tải về Ebook Sách 423 lời vàng của Phật - Kinh Pháp Cú hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Phẩm cấu uế được trích từ Cuốn “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” của nhà xuất bản Hồng Đức

XVIII. PHẨM CẤU UẾ

(Mala-vagga)

235. Thân thể sẽ tàn như lá úa

Thần chết luôn chầu chực kề bên

Ở đời, mạng sống vô thường

“Hành trang” chưa đủ, đường trường

mệt hơi.

236. Hãy xây dựng cho mình hòn đảo

Gấp tinh cần, vì đạo tu hành

Dứt phiền não, ý tịnh thanh

Lên miền đất thánh, tái sanh trời lành.

237. Nay thân thể tàn suy, sắp hết

Gặp Diêm Vương, thần chết kề bên

Giữa đường không thể nghỉ chân

“Hành trang” chưa đủ, dặm đàng

mệt hơi.

238. Hãy xây dựng cho mình hòn đảo

Gấp tinh cần, vì đạo tu hành

Dứt phiền não, ý tịnh thanh

Không còn già, chết, tử sanh đèo bồng.

239. Bậc hiền trí tự mình nỗ lực

Chuyển uế tâm, gạn đục khơi trong

Cũng như thợ giỏi luyện vàng

Không còn tạp chất, tinh ròng

hoàng kim.

240. Chất rỉ sét sanh ra từ sắt

Lại ăn mòn thanh sắt dần dần

Ác nhân gieo nghiệp chẳng lành

Tạo thành quả ác, tự mình

vương mang.

241. Không tụng niệm làm nhơ

kinh điển

Không quét lau làm bẩn cửa nhà

Biếng lười nhan sắc mau già

Kẻ buông lung mãi lơ là phòng canh.

Kinh Pháp Cú Phẩm cấu uế (Mala vagga)

242. Thiếu tiết hạnh tan tành phụ nữ

Keo kiệt thường thích giữ, không cho

Ác tà là một vết nhơ

Đời này, đời tới lờ mờ, khổ đau.

243. Trong tất cả bẩn nhơ vừa kể

Vô minh là cấu uế đứng đầu

Người tu siêng học pháp mầu

Xứng hàng vô nhiễm, vượt cầu

tử sinh.

244. Không hổ thẹn thói này dễ quá

Lỗ mãng như chim quạ cắn lưng

Chê bai, ngã mạn, ngông cuồng

Nhiễm ô, liều lĩnh, trăm đường

trái ngang.

245. Đẹp biết mấy, người thường

hổ thẹn

Sống vô tư, khiêm tốn, hài hòa

Buộc ràng nhất quyết lìa xa

Giữ tâm sáng suốt, thật thà, tịnh thanh.

246-8. Có những kẻ sát sanh, hại vật

Của không cho cướp đoạt về mình

Dối gian, nghiện ngập, ngoại tình

Tự đào mộ huyệt, tự chôn cuộc đời.

Chính vì thế người khôn nên biết

Chế ngự tâm thì ác diệt vong

Tham lam tội lỗi cùng đường

Khổ đau, lận đận, đoạn trường

khó ngưng.

249. Do tâm đạo hoặc lòng hoan hỷ

Mà có người bố thí, cúng dường.

Ai người bất mãn, ganh, hờn

Ngày đêm khó được định tâm an lành.

250. Ai bỏ được hờn căm, ganh ghét

Biết vui theo hạnh phúc của người

Ngày đêm tùy hỷ, tươi cười

Định tâm đạt được giữa đời

trái ngang.

251. Lửa dữ nhất là tham ái nặng

Chấp nào hơn thù hận tái tê

Lưới nào hơn lưới si mê

Sông tình bể dục kéo lê bao người.

252. Bươi móc lỗi của người quá dễ

Như quạt quay, thổi trấu ra ngoài

Lỗi mình che giấu đêm ngày

Khác gì gian lận chơi bài quen tay.

253. Kẻ nhếch mắt truy tìm lầm lỗi

Thường cống cao, chỉ trích, chê bai

Não phiền theo đó tăng hoài

Cõi lòng an tịnh biết ngày nào đây?

254. Hư không vốn không lưu

dấu vết

Ngoài Phật môn khó kiếm sa-môn

Đời ham tranh luận vui mồm

Như Lai an tịnh, không còn hơn thua.

255. Hư không vốn không lưu

dấu vết

Ngoài Phật môn khó kiếm sa-môn

Hữu vi biến đổi, vô thường

Như Lai an tịnh, không còn

động tâm.

Để đọc online trọn bộ “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2024 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách 423 lời vàng của Phật

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • La Nguyễn Diệu Sinh

    CON BẠCH THẦY! Tam tạng nghĩa là gì?

      La Nguyễn Diệu Sinh   21/04/2024 17:01
    • @La Nguyễn Diệu Sinh Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Khéo vấn, khéo đáp” của Tỳ khưu Shravasti cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Tam tạng (Tipitaka) gồm 2 từ: “Tam” nghĩa là “ba” (ti), và “Tạng” là “giỏ chứa” (pitaka). Đó là vì kinh điển Phật giáo gồm có ba tạng. Tạng thứ nhất, gọi là Kinh tạng, gồm các bài giảng của Đức Phật và của các vị đệ tử đã giác ngộ. Nội dung của Kinh tạng rất đa dạng và phong phú, vì ghi lại các lời truyền thông về chân lý mà Đức Phật đã dạy cho đủ mọi hạng người. Nhiều bài kinh có dạng thuyết giảng, và nhiều bài khác có dạng đối thoại. Nhiều bài khác như kinh Pháp cú (Dhammapada) trình bày lời dạy của Đức Phật qua các câu kệ thơ. Bộ Chuyện Tiền thân (Jataka), một ví dụ khác, lại bao gồm các câu chuyện lý thú mà nhân vật chính thường là loài thú vật. Tạng thứ hai gọi là Luật tạng. Tạng này bao gồm các điều giới luật cho hàng tu sĩ, các lời cố vấn để quản lý Tăng đoàn và các nghi thức sinh hoạt. Ngoài ra, tạng này còn ghi lại các sự kiện lịch sử trong thời kỳ nguyên khai khi Tăng đoàn được thành lập.
      Tạng thứ ba gọi là Thắng pháp tạng, hay Vi diệu pháp tạng. Đây là tập hợp các bài giảng phức tạp, thâm diệu, để phân tích và phân hạng các yếu tố cấu tạo nên một cá nhân. Mặc dù Thắng pháp tạng xuất hiện sau, nhưng không chứa điều gì trái nghịch với hai tạng đầu.
      Bây giờ, xin giải thích thêm về chữ “tạng” hay “giỏ chứa” (pitaka). Tại xứ Ấn Độ cổ xưa, những người thợ xây dựng thường chuyển tải vật liệu bằng cách chuyền qua các giỏ chứa. Họ đặt giỏ chứa trên đầu, bước đi một quảng, rồi chuyền cho người kế tiếp, cứ thế mà tiếp tục. Mặc dù chữ viết đã được hình thành trong thời của Đức Phật, nhưng không đủ mức tin cậy như trí nhớ con người. Loại giấy viết thời đó thường bị mục nát do độ ẩm trong mùa mưa hay bị mối mọt ăn, nhưng trí nhớ của một người vẫn có thể tồn tại khi người ấy vẫn còn sống. Vì thế, các vị Tăng ni một lòng ghi nhớ tất cả những lời Phật dạy và truyền đọc cho nhau, tương tự như các người thợ xây dựng chuyền gạch và đất cát qua các giỏ chứa.
      Do đó, ba tập hợp lớn của kinh điển Phật giáo được gọi là ba tạng, hay ba giỏ chứa. Sau khi truyền giữ theo
      phương cách này qua nhiều trăm năm, cuối cùng, Tam tạng được viết xuống một loại giấy bằng lá bối, tại Tích Lan, vào khoảng năm 100 Tây lịch.

        Thầy Uri   21/04/2024 17:02
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập310
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm309
  • Hôm nay19,585
  • Tháng hiện tại1,498,023
  • Tổng lượt truy cập64,965,825
Sim đẹp phong thủy
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây