Kinh Pháp Cú - Phẩm Tỳ-Kheo - Sách 423 lời vàng của Phật

Thứ ba - 16/04/2024 13:17
Kinh Pháp Cú - Phẩm Tỳ-Kheo (Bhikkhu-vagga) - Sách 423 lời vàng của Phật gồm 23 bài thơ của Đức Phật tán thán cuộc sống tu hành biết cách làm chủ thân tâm của các vị tỳ kheo

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) - 423 lời vàng của Phật là một trong 15 quyển thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya), là quyển kinh Phật được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới. Đây được xem là quyển kinh Phật bỏ túi, kinh gối đầu giường của người học Phật, tu Phật và trải nghiệm chân lý Phật. Cuốn sách gồm hơn một tuyển tập 423 bài thơ thiền của Đức Phật, giới thiệu bao quát về triết lý cao siêu của Đức Phật bằng ngôn ngữ thi ca giàu chất văn chương. Các bài thơ thiền trong Kinh Pháp Cú thể hiện triết lý sống vị nhân sinh. Mỗi ngày, dành 10-15 phút đọc các bài thơ thiền này, ta sẽ học được nhiều bài học cao quý trong việc làm chủ cảm xúc và hành vi, nhờ đó làm chủ được vận mệnh.

Mỗi khi có nỗi buồn, lo lắng, căng thẳng, sầu bi, bất hạnh, thất bại khổ đau, thử thách và trở ngại, hãy đọc Kinh Pháp Cú, người đọc như được truyền thêm nghị lực để vượt qua, sống lạc quan, tích cực và thăng hoa các giá trị cao quý. Những lúc gặp thuận duyên, thành công, hạnh phúc, đọc Kinh Pháp Cú sẽ nuôi lớn các đức tính cao quý như từ bi, hoan hỷ, buông xả, vô ngã, vị tha, nhờ đó, ta có thêm lý do để tinh tấn vươn đến nhiều thành công to lớn hơn, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách 423 lời vàng của Phật – Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của nhà xuất bản Hồng Đức. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-423-loi-vang-cua-phat-pdf-13.html

để tải về Ebook Sách 423 lời vàng của Phật - Kinh Pháp Cú hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Phẩm Tỳ-Kheo được trích từ Cuốn “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” của nhà xuất bản Hồng Đức

XXV. PHẨM TỲ-KHEO

(Bhikkhu-vagga)

360. Thật hạnh phúc, giữ gìn

hai mắt

Thật lành thay, giữ tốt hai tai

Giữ gìn lỗ mũi, lưỡi này

Sống trong điều phục ngay đây

an lành.

361. Thật hạnh phúc, giữ gìn thân thể

Thật lành thay, phòng hộ ngữ ngôn

Lành thay, phòng ý ngoài, trong

Người tu phòng hộ, không còn

khổ đau.

362. Người làm chủ tay, chân, bộ óc

Làm chủ lời, vui thích định thiền

Độc thân, biết đủ, hạnh nghiêm

Xứng danh tu sĩ, trọn nên quả lành.

363. Người tu sĩ giữ gìn cửa miệng

Không cống cao, giảng thiện cho đời

Trình bày pháp nghĩa vừa lời

Ngữ ngôn dịu ngọt, giúp người

bình an.

364. Là hành giả mến yêu Phật pháp

Tư duy sâu câu pháp vừa nghe

Để tâm theo pháp, lìa mê

Thực hành chánh pháp dẫn về an vui.

365. Điều mình được không chê

lớn nhỏ

Không hờn ganh với kẻ được hơn

Tâm không tùy hỷ: Sầu vương

Vọng tâm trỗi dậy khó mong

định thiền.

366. Dù được ít không chê nhỏ ít

Hạnh siêng năng, giới đức

nghiêm trang

Giữ gìn trọn vẹn thân tâm

Chư thiên tán thưởng xứng danh

tu hành.

Kinh Pháp Cú Phẩm Tỳ Kheo (Bhikkhu vagga)

367. Tu vô ngã không còn chấp mắc

Thân là ta, danh-sắc(29) của ta.

Dứt trừ chấp, hết sầu lo

Người tu như thế xứng là Tỳ-kheo.

368. Bậc hành giã từ bi thực tập

Tâm tín thành Phật pháp cao sâu

Chứng nên tịch tĩnh nhiệm mầu

Các hành an tịnh trước sau

trong ngoài.

369. Bậc hành giả tát thuyền

cạn nước

Thuyền rỗng không, nhẹ lướt

thật nhanh

Diệt trừ si, hận và tham

Ắt rằng chứng đắc niết-bàn

thong dong.

370. Năm độn sử(30) quyết tâm

cắt đứt

Năm buộc ràng(31) trừ diệt hoàn toàn

Bỏ năm phược,(32) học năm năng(33)

Xứng danh là bậc vượt dòng(34)

xưa nay.

371. Làm hành giả hãy tu thiền quán

Không buông lung, say đắm dục trần.

Buông lung như ngọn lửa hồng

Đốt thiêu, gây khổ, khó mong an lành.

372. Thiếu trí tuệ khó mong

thiền quán

Không định thiền khó đặng trí mầu

Ai người định, tuệ thâm sâu

Niết-bàn chứng đắc trước sau rõ ràng.

373. Bậc hành giả ẩn tu nơi vắng

Gìn tâm tư, yên lặng hiện tiền

Quán theo chánh pháp, hành thiền

Hưởng nguồn hạnh phúc siêu nhiên

lạ thường.

374. Người chính niệm thấu nguồn

sanh diệt

Thọ, tưởng, hành, nhận thức,

xác thân

Hưởng niềm an lạc, hân hoan

Các hàng bất tử hiểu rành trước sau.

375. Người có trí, sống luôn tri túc

Gìn giác quan, tu tập pháp môn

Tinh cần, giới hạnh vẹn tròn

Thân gần thiện hữu, không còn

sầu đau.

376. Khi ứng xử chánh chân,

thân thiện

Hạnh đoan trang thể hiện trong ngoài

Thấm nhuần hỷ lạc hiện đời

Khổ đau kết thúc, thảnh thơi niết-bàn.

377. Như cây lài bỏ cành tàn úa

Mau hồi sinh cho lá thêm xanh

Cũng vầy, tu sĩ chánh chân

Thực hành tinh tấn, tham sân dứt trừ.

378. Bậc tịch tịnh chuyên tâm tu tập

Thân tịnh thanh, lời nói an lành

Thực hành thiền định chuyên cần

Bỏ thế sự, hướng niết-bàn an vui.

379. Người tu học tự mình dò xét

Đánh giá mình nhân cách đục trong

Giữ gìn chánh niệm, tự phòng

Trụ an lạc, để tâm không muộn phiền.

380. Người tu Phật tự mình

nương tựa

Tìm được nguồn ẩn trú bản thân

Tự mình điều phục nguồn tâm

Như người buôn có ngựa thuần

đường xa.

381. Người tu sĩ tâm thường hoan hỷ

Đặt niềm tin pháp vị cao siêu

An lành tịch tịnh trọn nên

Các hành hữu lậu lặng yên, nhẹ nhàng.

382. Bậc hành giả tuổi đời tuy nhỏ

Tu pháp môn sáng tỏ nguồn tâm

Trí mầu soi sáng thế gian

Như vầng trăng thoát mây ngàn

bủa giăng.

Ghi chú:

29. Tinh thần và thân thể vốn là hai yếu tố tạo thành con người.

30. Năm trói buộc thấp: (1) chấp thân, (2) hoài nghi, (3) giới cấm thủ, chấp khổ hạnh là con đường giải thoát (4) tham, (5) sân.

31. Tức ngũ lợi sử tức năm trói buộc cao: (1) sắc ái, (2) vô sắc ái, (3) kiêu mạn, (4) trạo cử, giao động, (5) vô minh.

32. Tức tham, sân, si, mạn và tà kiến.

33. Năm sức mạnh tinh-thần: (1) niềm tin vững; (2) tinh tấn, (3) chánh niệm, (4) thiền định, (5) trí huệ.

34. Bậc vượt dòng là người đã hết sạch mười kết sử nêu trên, đạt được giác ngộ và giải thoát.

Để đọc online trọn bộ “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2024 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách 423 lời vàng của Phật

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Đình Long

    CON BẠCH THẦY! Có cần phải là tu sĩ để được giác ngộ?

      Nguyễn Đình Long   25/04/2024 12:57
    • @Nguyễn Đình Long Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Khéo vấn, khéo đáp” của Tỳ khưu Shravasti cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Dĩ nhiên là không. Vài vị đệ tử thành tựu nhất của Đức Phật chỉ là nam hoặc nữ cư sĩ. Có vài vị đã phát triển tuệ giác, và để lại những bài giảng thâm sâu. Trong Phật giáo, cấp độ trí tuệ của một người là điều tối quan trọng, và điều đó không liên hệ chi đến y áo của người đó, mà cũng không liên hệ chi đến việc người đó sống ở tu viện hay sống tại nhà. Có người thấy rằng đời sống tu viện, với những thuận lợi và những khó khăn, là môi trường tốt nhất để tăng trưởng tâm linh. Cũng có người thấy rằng ở nhà riêng, với tất cả niềm vui và nỗi khỗ, là thích hợp nhất. Mỗi người đều có những tình huống, hoàn cảnh riêng.

        Thầy Uri   25/04/2024 12:58
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập846
  • Máy chủ tìm kiếm265
  • Khách viếng thăm581
  • Hôm nay75,282
  • Tháng hiện tại1,955,635
  • Tổng lượt truy cập89,348,000
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây