Kinh Pháp Cú - Phẩm pháp trụ - Sách 423 lời vàng của Phật

Thứ năm - 04/04/2024 12:58
Kinh Pháp Cú - Phẩm pháp trụ (Dhammaṭṭha-vagga) - Sách 423 lời vàng của Phật gồm 15 bài thơ của Đức Phật nói về các bậc pháp trụ là những người chuẩn mực, trí giác, thông đạt 4 điều chân lý

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) - 423 lời vàng của Phật là một trong 15 quyển thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya), là quyển kinh Phật được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới. Đây được xem là quyển kinh Phật bỏ túi, kinh gối đầu giường của người học Phật, tu Phật và trải nghiệm chân lý Phật. Cuốn sách gồm hơn một tuyển tập 423 bài thơ thiền của Đức Phật, giới thiệu bao quát về triết lý cao siêu của Đức Phật bằng ngôn ngữ thi ca giàu chất văn chương. Các bài thơ thiền trong Kinh Pháp Cú thể hiện triết lý sống vị nhân sinh. Mỗi ngày, dành 10-15 phút đọc các bài thơ thiền này, ta sẽ học được nhiều bài học cao quý trong việc làm chủ cảm xúc và hành vi, nhờ đó làm chủ được vận mệnh.

Mỗi khi có nỗi buồn, lo lắng, căng thẳng, sầu bi, bất hạnh, thất bại khổ đau, thử thách và trở ngại, hãy đọc Kinh Pháp Cú, người đọc như được truyền thêm nghị lực để vượt qua, sống lạc quan, tích cực và thăng hoa các giá trị cao quý. Những lúc gặp thuận duyên, thành công, hạnh phúc, đọc Kinh Pháp Cú sẽ nuôi lớn các đức tính cao quý như từ bi, hoan hỷ, buông xả, vô ngã, vị tha, nhờ đó, ta có thêm lý do để tinh tấn vươn đến nhiều thành công to lớn hơn, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách 423 lời vàng của Phật – Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của nhà xuất bản Hồng Đức. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-423-loi-vang-cua-phat-pdf-13.html

để tải về Ebook Sách 423 lời vàng của Phật - Kinh Pháp Cú hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Phẩm pháp trụ được trích từ Cuốn “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” của nhà xuất bản Hồng Đức

XIX.PHẨM PHÁP TRỤ

(Dhammaṭṭha-vagga)

256. Bậc pháp trụ(12) là người

chuẩn mực

Không sống theo chuyên chế,

cực đoan

Trí nhân cư xử cân phân

Chánh tà, đen trắng rõ ràng không sai.

257. Bậc pháp trụ là người trí giác

Sống công bằng, dẫn dắt mọi người

Không còn chuyên chế, lộng quyền

Sống theo luật pháp cho đời

thăng hoa.

261. Người thông đạt bốn điều

chân lý (13)

Chủ giác quan, tuệ trí, chánh chân

Không còn lậu hoặc, tịnh thanh

Trưởng lão như vậy xứng danh

đạo đời.

262. Đâu phải đẹp, hoặc tài

hùng biện

Mà trở thành người thiện chánh chân.

Ai không ích kỷ, hờn ganh

Không còn cao ngạo xứng danh

bậc hiền.

263. Bậc hiền thiện là người dứt được

Tham, sân, si – nguồn gốc khổ đau

Tỏ thông trí tuệ làu làu

Đức tài ngời sáng, đạo mầu tràn dâng.

264. Là tu sĩ đâu do đầu trọc.

Phải thực hành, dứt sạch dục tham

Không còn phóng túng, dối gian

Hạng sa-môn ấy chánh chân trọn đời.

Kinh Pháp Cú Phẩm pháp trụ (Dhammaṭṭha vagga)

265. Ai chuyển hóa ác nhân lớn nhỏ

Dứt tham, sân, sáng tỏ nguồn tâm

Không còn ác pháp, tịnh thanh

Hạng sa-môn ấy xứng danh trên đời.

266. Người tu sĩ phải đâu hành khất

Chỉ biết ôm bình bát xin ăn

Người tu chánh pháp hiểu rành

Giới hạnh đầy đủ, trí nhân sáng ngời.

267. Người tu sĩ vượt qua thiện, ác

Sống giữ gìn giới đức thanh cao

Dùng nguồn trí tuệ cao sâu

Xét soi vạn pháp, đạo mầu tràn dâng.

268. Chỉ im lặng mà tâm vô trí

Đâu gọi là ẩn sĩ đạo cao?

Trí nhân chọn thiện rất mau

Cán cân hạnh phúc đi đầu mọi duyên.

269. Bậc ẩn sĩ trong ngoài thấu hiểu

Đời bây giờ và kiếp tương lai

Dứt trừ ác pháp hôm nay

Xứng danh Thích tử mâu-ni

nhiệm mầu.

270. Bậc hiền thánh không gieo

nghiệp sát

Hại con người, động vật, sinh linh.

Tâm từ thương khắp chúng sinh

Loài vô tình lẫn hữu tình như nhau.

271-2. Chẳng vì cớ giữ gìn giới luật

Hay dựa vào học đủ hiểu nhiều

Chẳng vì thiền định cao siêu

Sống nơi thanh vắng sớm chiều

độc cư...

Mà có thể tự cho chứng đắc

Tự mãn lòng được phước viễn ly

Chớ nên xao lãng hành trì

Đến khi lậu hoặc hết thì mới xong.

Ghi chú:

12. An trụ pháp gồm hai nghĩa: Tuân thủ luật

pháp xã hội và tuân thủ chân lý và luật Phật.

13. Tứ diệu đế: a) Thừa nhận khổ đau, b) Xác

định nguyên nhân, c) Đạt được hạnh phúc niết-bàn,

d) Thực tập bát chánh đạo.

Để đọc online trọn bộ “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2024 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách 423 lời vàng của Phật

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Lê Ngọc Nhi

    CON BẠCH THẦY! Nếu kinh điển chỉ được ghi trong trí nhớ qua một thời gian dài như thế, ắt là không còn đáng tin cậy. Có thể phần lớn các lời giảng của Đức Phật đã bị mất, hay đã bị thay đổi không?

      Lê Ngọc Nhi   22/04/2024 07:59
    • @Lê Ngọc Nhi Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Khéo vấn, khéo đáp” của Tỳ khưu Shravasti cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Việc gìn giữ kinh điển là một nỗ lực chung cho hàng Tăng ni. Các vị này tụ họp thường xuyên và tụng đọc từng phần hay toàn thể bộ Tam tạng. Điều này khiến cho việc sửa đổi hay thêm thắt hầu như không thể xảy ra.
      Hãy thử nghĩ như thế này: Nếu có một nhóm cả trăm người đều thuộc lòng một bài nhạc, và trong khi họ đồng ca bài đó, có một người hát sai một câu hay tìm cách xen vào một câu mới, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đa số những người thuộc lòng bài nhạc sẽ ngăn cản một cá nhân nào muốn sửa đổi bài ấy. Điều quan trọng cần phải nhớ là vào thời đó, không có các đài truyền hình TV, không có báo chí hay quảng cáo lăng nhăng làm xao lảng, khuấy động tâm thức. Hơn nữa, các vị tăng ni thường dành nhiều thì giờ để hành thiền, nên họ có trí nhớ cực kỳ tốt.
      Ngay cả ngày nay, khi kinh điển đã được in ra sách, vẫn còn có những vị tu sĩ có thể đọc thuộc lòng toàn bộ Tam tạng, chẳng hạn như ngài thiền sư Mengong Sayadaw ở Miến Điện, và tên của ngài đã được ghi vào quyển Guinness Book of Records như là người có trí nhớ tốt nhất trên thế giới.

        Thầy Uri   22/04/2024 08:00
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay2,008
  • Tháng hiện tại3,784,532
  • Tổng lượt truy cập97,917,758
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây