Kinh Pháp Cú - Phẩm già - Sách 423 lời vàng của Phật

Chủ nhật - 24/03/2024 11:28

Kinh Pháp Cú - Phẩm già (Jarā-vagga) - Sách 423 lời vàng của Phật gồm 11 bài thơ của Đức Phật nói về tuổi già:

Trẻ ít học, già không hiểu biết. 

Chẳng khác gì bò đực lớn đầu

Thân to, cơ bắp, khỏe, mau

Nhưng không trí tuệ, khác nào bóng đêm?

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) - 423 lời vàng của Phật là một trong 15 quyển thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya), là quyển kinh Phật được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới. Đây được xem là quyển kinh Phật bỏ túi, kinh gối đầu giường của người học Phật, tu Phật và trải nghiệm chân lý Phật. Cuốn sách gồm hơn một tuyển tập 423 bài thơ thiền của Đức Phật, giới thiệu bao quát về triết lý cao siêu của Đức Phật bằng ngôn ngữ thi ca giàu chất văn chương. Các bài thơ thiền trong Kinh Pháp Cú thể hiện triết lý sống vị nhân sinh. Mỗi ngày, dành 10-15 phút đọc các bài thơ thiền này, ta sẽ học được nhiều bài học cao quý trong việc làm chủ cảm xúc và hành vi, nhờ đó làm chủ được vận mệnh.

Mỗi khi có nỗi buồn, lo lắng, căng thẳng, sầu bi, bất hạnh, thất bại khổ đau, thử thách và trở ngại, hãy đọc Kinh Pháp Cú, người đọc như được truyền thêm nghị lực để vượt qua, sống lạc quan, tích cực và thăng hoa các giá trị cao quý. Những lúc gặp thuận duyên, thành công, hạnh phúc, đọc Kinh Pháp Cú sẽ nuôi lớn các đức tính cao quý như từ bi, hoan hỷ, buông xả, vô ngã, vị tha, nhờ đó, ta có thêm lý do để tinh tấn vươn đến nhiều thành công to lớn hơn, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách 423 lời vàng của Phật – Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của nhà xuất bản Hồng Đức. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-423-loi-vang-cua-phat-pdf-13.html

để tải về Ebook Sách 423 lời vàng của Phật - Kinh Pháp Cú hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Phẩm già được trích từ Cuốn “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” của nhà xuất bản Hồng Đức

XI. PHẨM GIÀ

(Jarā-vagga)

146. Cười sao được, sướng vui

sao nổi

Khi lửa tham cháy rụi thế gian

Tối tăm giăng phủ trời đêm

Sao không nỗ lực tìm đèn sáng soi?

147. Thân bề ngoài, đẹp đầy

nhựa sống

Ở bên trong, một đống vết thương

Gây sầu, sao lại vấn vương?

Thân là giả tạm, vô thường,

mong manh.

148. Thân mấy chốc đã già, tàn tạ

Nơi chứa đầy bệnh khổ, hôi tanh

Vô thường tổ hợp mong manh

Chết là kết thúc, tái sanh hồng trần.

149. Thân thể này màu bồ câu trắng

Như trái bầu, thu đến vứt đi.

Chết rồi thi thể gớm ghê

Có gì vui thích, mải mê thân này?

150. Ôi, thân thể như thành trì cổ

Dựng bằng xương, máu đỏ, thịt, gân

Chứa già, chết, bệnh từng phần

Cống cao, lừa dối; dáng duyên

nỗi gì!

Kinh Pháp Cú Phẩm già (Jarā vagga)

151. Xe vua đẹp có ngày cũng cũ

Thân thể rồi ủ rũ, tàn phai

Pháp lành trẻ mãi, còn hoài

Hãy nên khắc cốt những lời

thánh nhân.

152. Trẻ ít học, già không hiểu biết

Chẳng khác gì bò đực lớn đầu

Thân to, cơ bắp, khỏe, mau

Nhưng không trí tuệ, khác nào

bóng đêm?

153-4. Lang thang suốt luân hồi

bao kiếp

Quyết đi tìm “ông xếp” xây nhà

Tìm hoài, tìm mãi, không ra

Tái sanh, khổ lụy, đọa sa ba đường.

-Nay ta cấm ngươi không xây nữa

Phá cột kèo, ván cửa, rui mè…

Nay ta đã chứng niết-bàn

Ái tham, chấp thủ tiêu tan hết rồi.

155. Lúc còn trẻ chẳng màng đạo đức

Không học nghề, tự lập lo thân

Đến già gặp phải khó khăn

Như cò ủ rũ, không còn cá tôm.

156. Có người trẻ chẳng rèn đức hạnh

Không luyện nghề, không lãnh

tiền lương

Khi già, buồn tủi, sầu vương

Nhớ về dĩ vãng, thở than vắn dài.

Để đọc online trọn bộ “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2024 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách 423 lời vàng của Phật

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Thị  Minh Châu

    CON BẠCH THẦY! Theo Phật giáo, từ bi là gì?

      Nguyễn Thị Minh Châu   18/04/2024 21:28
    • @Nguyễn Thị Minh Châu Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Khéo vấn, khéo đáp” của Tỳ khưu Shravasti cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Cũng như trí tuệ bao gồm phần trí năng hay sự hiểu biết trong bản chất thiên nhiên của ta, từ bi gồm khía cạnh xúc cảm hay cảm giác trong tâm tính thiên nhiên của ta. Cũng như trí tuệ, từ bi là phẩm hạnh đặc thù của con người. Khi ta thấy người nào đang ở trong cơn phiền muộn sầu não mà ta động lòng trắc ẩn, cố gắng làm vơi hay chấm dứt nỗi khổ của họ, đó là từ bi. Như vậy, tất cả những gì tốt đẹp nhất trong con người, tất cả những đức tính “giống hạnh Phật” như chia sẻ, sẵn sàng giúp cho người khác với tinh thần thoải mái, thiện cảm, chăm lo và quan tâm – tất cả đều là những biểu hiện ra ngoài của lòng từ bi tiềm ẩn bên trong. Ta sẽ hiểu biết những điều gì tốt đẹp nhất cho chính ta. Chúng ta thông cảm người khác khi ta thông cảm chính ta.
      Như vậy trong Phật giáo, phẩm hạnh cao đẹp của ta sinh sôi nảy nở một cách rất tự nhiên trong sự quan tâm của ta đối với người khác. Đời sống của Đức Phật cho thấy rõ điều này. Ngài trải qua sáu năm dài dẳng chiến đấu để tìm trạng thái an lành cho chính Ngài. Sau đó, Ngài có thể ban rải những lợi ích ấy cho toàn thể nhân loại, và đó là nguồn hạnh phúc cho tất cả chúng sinh.

        Thầy Uri   18/04/2024 21:31
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập900
  • Máy chủ tìm kiếm433
  • Khách viếng thăm467
  • Hôm nay232,957
  • Tháng hiện tại3,007,393
  • Tổng lượt truy cập72,996,717
Sim đẹp phong thủy
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây