Kinh Pháp Cú (Dhammapada) - 423 lời vàng của Phật là một trong 15 quyển thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya), là quyển kinh Phật được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới. Đây được xem là quyển kinh Phật bỏ túi, kinh gối đầu giường của người học Phật, tu Phật và trải nghiệm chân lý Phật. Cuốn sách gồm hơn một tuyển tập 423 bài thơ thiền của Đức Phật, giới thiệu bao quát về triết lý cao siêu của Đức Phật bằng ngôn ngữ thi ca giàu chất văn chương. Các bài thơ thiền trong Kinh Pháp Cú thể hiện triết lý sống vị nhân sinh. Mỗi ngày, dành 10-15 phút đọc các bài thơ thiền này, ta sẽ học được nhiều bài học cao quý trong việc làm chủ cảm xúc và hành vi, nhờ đó làm chủ được vận mệnh.
Mỗi khi có nỗi buồn, lo lắng, căng thẳng, sầu bi, bất hạnh, thất bại khổ đau, thử thách và trở ngại, hãy đọc Kinh Pháp Cú, người đọc như được truyền thêm nghị lực để vượt qua, sống lạc quan, tích cực và thăng hoa các giá trị cao quý. Những lúc gặp thuận duyên, thành công, hạnh phúc, đọc Kinh Pháp Cú sẽ nuôi lớn các đức tính cao quý như từ bi, hoan hỷ, buông xả, vô ngã, vị tha, nhờ đó, ta có thêm lý do để tinh tấn vươn đến nhiều thành công to lớn hơn, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách 423 lời vàng của Phật – Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của nhà xuất bản Hồng Đức. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-423-loi-vang-cua-phat-pdf-13.html
để tải về Ebook Sách 423 lời vàng của Phật - Kinh Pháp Cú hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Phẩm hình phạt được trích từ Cuốn “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” của nhà xuất bản Hồng Đức
X. PHẨM HÌNH PHẠT
(Daṇḍa-vagga)
129. Như quy luật, mọi người sợ chết
Sợ chiến tranh, bạo lực, tổn thương…
Đặt mình vào cảnh vô thường
Không sai người giết, cũng không
tự làm.
130. Như quy luật, mọi người sợ chết
Mong bình an, hạnh phúc, sống còn
Đặt mình vào cảnh tồn vong
Không gây sát nghiệp, tổn thương
mạng người.
131. Như quy luật, ai người cầu phước
Dùng gậy dao giết chết sinh linh
Không sao hạnh phúc an bình
Đời này, đời tới tự mình khổ đau.
132. Như quy luật, những người
cầu phúc
Không dùng dao hại giết một ai
Giữ tâm thương quý mọi loài
Đời này, đời tới an vui trong lòng.
133. Người thô lỗ buông lời ác độc
Người trả đòn, hằn học chua cay
Khổ đau đến với cả hai
Lời qua tiếng lại, chẳng ai được gì.
134. Gìn chính niệm, vô thinh,
tĩnh lặng
Như chuông hư, tiếng chẳng
ngân vang.
Với người hướng đến niết-bàn
Nội tâm thư thái, không mang
hận thù.
135. Mục đồng khéo dắt bò ăn cỏ
Chiều dẫn về nhà chủ nghỉ ngơi.
Cũng vầy, già chết xưa nay
Lùa vào sinh tử bao đời chẳng tha.
136. Người ngu tối tạo ra lầm lỗi
Do chẳng rành gốc tội đã gây
Khổ đau nghiền nát đời này
Giày vò, phiền muộn, sánh tày
lửa thiêu.
137-40. Dùng vũ khí, gậy dao
đánh đập
Hành hạ người, trù dập tơi bời
Quả sầu mười loại sau đây:
Một là đau nhức đêm ngày rên la;
Hai, tai biến; ba là thương tật;
Bốn, độn căn, ngu ngốc, hay quên;
Năm thường lận đận luật quan;
Sáu vương trọng tội bị oan, hiểu lầm.
Bảy, thân quyến, họ hàng ly tán
Tám, chẳng may tài sản tiêu tan
Chín là hỏa hoạn, nghèo nàn
Mười sau khi chết đọa làm súc sinh.
141. Dù lõa thể, ngồi lì, tuyệt thực;
Không gội đầu, bện tóc rối tung…
Đừng hòng chuyển hóa tâm hồn
Nếu tâm nghi hoặc vẫn còn y nguyên.
142. Sống trang sức bằng nguồn
an tịnh
Điều phục tâm, giới hạnh, kiên trì
Thương người, mến vật, từ bi
Sa-môn, phạm chí sánh vì trời cao.
143. Trong trời đất hiếm người
chính niệm,
Biết giữ mình, hổ thẹn, lương tâm
Tránh lời chỉ trích, chửi thầm
Cũng như ngựa giỏi chẳng cần
phạt roi.
144. Như ngựa quý chẳng cần
roi chạm
Sống nhiệt tâm, dũng cảm,
chuyên cần
Vững tin, giới đức, thiền hành
Chọn tìm giáo pháp, thấm nhuần
lý chân.
Gìn chính niệm, cùng Minh Hạnh túc
Nêu quyết tâm tam độc loại trừ,
Khổ đau kết thúc, thản thư
Người này xứng bậc chân tu trên đời.
145. Như thủy lợi làm kênh dẫn nước
Kẻ làm tên nắn vuốt cung tên
Thợ cây bào ván hai bên
Người khôn làm chủ bản thân đêm ngày.
Để đọc online trọn bộ “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2024 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
CON BẠCH THẦY! Như vậy, theo Phật giáo, trí tuệ là gì?
@Đường Minh Thư Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Khéo vấn, khéo đáp” của Tỳ khưu Shravasti cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Trí tuệ cao siêu nhất là thấy rằng thực tướng của tất cả mọi hiện tượng đều không trọn vẹn hoàn thành, luôn luôn biến đổi, và không phải là ta. Sự hiểu biết này hoàn toàn giải phóng con người, và đưa đến tình trạng chu toàn và hạnh phúc tối thượng, gọi là Niết bàn. Tuy nhiên, Đức Phật không nói nhiều về mức độ trí tuệ cao thượng này. Không phải là trí tuệ, nếu chỉ giản dị tin những gì người ta nói với mình. Trí tuệ thật sự là tự mình trực tiếp thấy và hiểu biết. Đến mức độ này, trí tuệ là hiểu biết với tâm rộng mở, thay vì đóng kín tâm; là lắng nghe quan điểm của người khác, thay vì mù quáng cả tin; là thận trọng khảo sát những sự việc không phù hợp với niềm tin của mình, thay vì chôn vùi đầu mình dưới cát (như chim đà điểu trong sa mạc, khi gặp nguy thì vùi đầu trong cát để tránh né); là khách quan nhìn sự vật, thay vì thiên kiến dự tưởng và bè phái; là chậm rãi suy tư trước khi tin tưởng và có ý kiến, thay vì vội vã chấp nhận điều nào do cảm tính đầu tiên; và luôn sẵn sàng thay đổi niềm tin một khi sự thật tương phản lại ta. Người có thái độ như vậy quả thật là có trí tuệ và chắc chắn rồi đây sẽ thật sự hiểu biết chân chánh. Con đường của Phật giáo đòi hỏi phải can đảm, nhẫn nhục, mềm dẻo và thông minh.