Kinh Pháp Cú (Dhammapada) - 423 lời vàng của Phật là một trong 15 quyển thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya), là quyển kinh Phật được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới. Đây được xem là quyển kinh Phật bỏ túi, kinh gối đầu giường của người học Phật, tu Phật và trải nghiệm chân lý Phật. Cuốn sách gồm hơn một tuyển tập 423 bài thơ thiền của Đức Phật, giới thiệu bao quát về triết lý cao siêu của Đức Phật bằng ngôn ngữ thi ca giàu chất văn chương. Các bài thơ thiền trong Kinh Pháp Cú thể hiện triết lý sống vị nhân sinh. Mỗi ngày, dành 10-15 phút đọc các bài thơ thiền này, ta sẽ học được nhiều bài học cao quý trong việc làm chủ cảm xúc và hành vi, nhờ đó làm chủ được vận mệnh.
Mỗi khi có nỗi buồn, lo lắng, căng thẳng, sầu bi, bất hạnh, thất bại khổ đau, thử thách và trở ngại, hãy đọc Kinh Pháp Cú, người đọc như được truyền thêm nghị lực để vượt qua, sống lạc quan, tích cực và thăng hoa các giá trị cao quý. Những lúc gặp thuận duyên, thành công, hạnh phúc, đọc Kinh Pháp Cú sẽ nuôi lớn các đức tính cao quý như từ bi, hoan hỷ, buông xả, vô ngã, vị tha, nhờ đó, ta có thêm lý do để tinh tấn vươn đến nhiều thành công to lớn hơn, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách 423 lời vàng của Phật – Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của nhà xuất bản Hồng Đức. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-423-loi-vang-cua-phat-pdf-13.html
để tải về Ebook Sách 423 lời vàng của Phật - Kinh Pháp Cú hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Phẩm tạp lục được trích từ Cuốn “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” của nhà xuất bản Hồng Đức
XXI. PHẨM TẠP LỤC
(Pakiṇṇaka-vagga)
290. Nhờ từ bỏ niềm vui nhỏ nhặt
Mà đạt thành hạnh phúc lớn hơn
Thú vui ngũ dục chẳng màng
Trí nhân hưởng đạt niết-bàn an vui.
291. Gieo đau khổ cho người bị hại
Lại cầu mong gặt hái bình an
Những ai thù hận buộc ràng
Không sao thoát khỏi trái ngang
trong đời.
292. Việc xứng đáng lại không
làm tốt
Việc chẳng gì lại trút vào thân.
Người ngu ngạo mạn, buông lung
Não phiền, lậu hoặc gia tăng
đêm ngày.
293. Quán thân thể do duyên,
bất tịnh
Siêng năng làm những việc đáng làm
Giữ gìn chánh niệm thân tâm
Não phiền, lậu hoặc tiêu tan hết liền.
294. Giết mẹ ái, cha già ngã mạn
Trừ hai vua tà kiến: đoạn, thường.(17)
Dẹp mười hai xứ,(18) ái tham(19)
Vị Phạm chí(20) ấy xứng hàng vô ưu.
294. Giết mẹ ái, cha già ngã mạn
Trừ hai vua tà kiến: đoạn, thường.
Diệt luôn hỗ tướng nghi nan(21)
Vị Phạm chí ấy xứng hàng vô ưu.
296. Đệ tử Phật đêm ngày tỉnh thức
Niệm Như Lai mười đức(22) vẹn toàn
Công phu, làm chủ thân tâm
Oai nghi, chính niệm chuyên cần
thường xuyên.
297. Đệ tử Phật đêm ngày tỉnh thức
Niệm Pháp mầu năm đức(23) vẹn toàn
Công phu, làm chủ thân tâm
Oai nghi, chính niệm chuyên cần
thường xuyên.
298. Đệ tử Phật đêm ngày tỉnh thức
Niệm Tăng đoàn giới đức vẹn toàn
Công phu, làm chủ thân tâm
Oai nghi, chính niệm chuyên cần
thường xuyên.
299. Đệ tử Phật đêm ngày tỉnh thức
Quán thân này cấu uế, do duyên
Công phu, làm chủ thân tâm
Oai nghi, chính niệm chuyên cần
thường xuyên.
300. Đệ tử Phật đêm ngày tỉnh thức
Hành từ bi, không giết chúng sinh
Công phu, làm chủ thân tâm
Vui niềm bất hại, chuyên cần
thường xuyên.
301. Đệ tử Phật đêm ngày tỉnh thức
Thực hành thiền, chuyển hóa
tham, sân
Công phu, làm chủ thân tâm
Oai nghi, chính niệm chuyên cần
thường xuyên.
302. Thật đáng quý xuất gia
chân chính
Đời tại gia lắm chuyện khổ đau
Buồn thay, bạn chẳng hiểu nhau
Luân hồi chìm đắm muộn sầu,
chớ theo.
303. Có chính tín, vẹn toàn đức hạnh
Danh dự tăng, thánh sản(24) cũng tăng
Nơi nào vị ấy đến thăm
Mọi người kính nể, xa gần tôn vinh.
304. Bậc hiền thiện ở xa vẫn sáng
Như núi cao tuyết trắng chói ngời
Ác nhân gần, chẳng đoái hoài
Như tên mất hút đêm dài, vô minh.
305. Đường độc lộ dứt duyên,
thanh vắng
Không cô đơn, buồn chán một mình
Ngồi, nằm, đi, đứng lặng thinh
Rừng sâu thoải mái, tịnh thanh
cõi lòng.
Ghi chú:
17. Đoạn kiến là quan niệm cho rằng chết là hết, không có kiếp sau, không có nhân quả, luân hồi. Thường kiến là quan niệm cho rằng có một linh hồn thường hằng chịu định mệnh lâu dài trong những kiếp sống.
18. Sáu giác quan (mắt, tai, mũi, lưởi, thân, ý) tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh (hình thái, âm thanh, mùi, vị, vật xúc chạm, đối tượng hình dung).
19. Tổng đài của sinh tử và luân hồi.
20. Vị tu sĩ theo đạo Bà-la-môn. Phật mượn từ này chỉ cho người tu có đời sống thánh hạnh thanh cao.
21. Hoài nghi (Phật, pháp, Tăng, đạo đức, chân lý, nhân quả, đời sau) là hỗ tướng thứ năm (bốn hỗ tướng trước là: Tham, sân, si, mạn) có tác hại lớn đối với đạo đức.
22. Mười đức của các Phật là Như Lai, ứng cúng, chánh biến tri, minh hạnh túc, thiện thệ, thế gian giải, điều ngự trượng phu, thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn.
23. Năm đức của chánh pháp là: Đến để mà thấy, thiết thực hiện tại, siêu việt thời gian, được người trí khen, đạt mục đích thánh.
Để đọc online trọn bộ “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2024 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
CON BẠCH THẦY! Có người bảo tôi không bao giờ nên để một cuốn kinh nào trên sàn nhà hay cắp dưới nách, mà lúc nào cũng phải để kinh sách nơi chỗ cao. Có đúng thế không?
@Vũ Thị Vân Anh Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Khéo vấn, khéo đáp” của Tỳ khưu Shravasti cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Ngày xưa, ở Âu châu cũng nhưng ở các xứ Phật giáo Á châu, tư liệu sách rất hiếm và được xem là những vật có giá trị cao. Cho nên, người ta rất quý trọng kinh điển, và điển hình là các phong tục mà bạn vừa nêu ra. Tuy nhiên, mặc dù phong tục và truyền thống như thế là những điều tốt, hầu như đa số mọi người ngày nay đều đồng ý rằng phương cách tốt nhất để kính trọng kinh điển Phật giáo là thực hành những lời dạy ghi trong đó.