Kinh Pháp Cú - Phẩm sân hận - Sách 423 lời vàng của Phật

Thứ ba - 02/04/2024 07:16
Kinh Pháp Cú - Phẩm sân hận (Kodha-vagga) - Sách 423 lời vàng của Phật gồm 14 bài thơ của Đức Phật nói về tác hại của việc sân hận và cách vượt qua sân hận

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) - 423 lời vàng của Phật là một trong 15 quyển thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya), là quyển kinh Phật được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới. Đây được xem là quyển kinh Phật bỏ túi, kinh gối đầu giường của người học Phật, tu Phật và trải nghiệm chân lý Phật. Cuốn sách gồm hơn một tuyển tập 423 bài thơ thiền của Đức Phật, giới thiệu bao quát về triết lý cao siêu của Đức Phật bằng ngôn ngữ thi ca giàu chất văn chương. Các bài thơ thiền trong Kinh Pháp Cú thể hiện triết lý sống vị nhân sinh. Mỗi ngày, dành 10-15 phút đọc các bài thơ thiền này, ta sẽ học được nhiều bài học cao quý trong việc làm chủ cảm xúc và hành vi, nhờ đó làm chủ được vận mệnh.

Mỗi khi có nỗi buồn, lo lắng, căng thẳng, sầu bi, bất hạnh, thất bại khổ đau, thử thách và trở ngại, hãy đọc Kinh Pháp Cú, người đọc như được truyền thêm nghị lực để vượt qua, sống lạc quan, tích cực và thăng hoa các giá trị cao quý. Những lúc gặp thuận duyên, thành công, hạnh phúc, đọc Kinh Pháp Cú sẽ nuôi lớn các đức tính cao quý như từ bi, hoan hỷ, buông xả, vô ngã, vị tha, nhờ đó, ta có thêm lý do để tinh tấn vươn đến nhiều thành công to lớn hơn, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách 423 lời vàng của Phật – Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của nhà xuất bản Hồng Đức. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-423-loi-vang-cua-phat-pdf-13.html

để tải về Ebook Sách 423 lời vàng của Phật - Kinh Pháp Cú hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Phẩm sân hận được trích từ Cuốn “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” của nhà xuất bản Hồng Đức

XVII. PHẨM SÂN HẬN

(Kodha-vagga)

221. Tu chuyển hóa không còn

giận tức

Đã lìa xa danh sắc, mạn, tham

Không còn kiết sử buộc ràng

Người “vô sản” ấy xua tan khổ sầu.

222. Dừng phẫn nộ khi tâm tức giận

Như đạp phanh, xe thắng lại ngay.

Xứng danh người lái xe tài.

Còn những người khác là nài

cầm cương.

223. Dùng “không hận” vượt qua

cơn giận

Bố thí nhiều chiến thắng sân tham

Nhân từ chinh phục ác gian

Dùng tâm chân thật thắng ngàn

ngụy trang.

224. Dù nghèo khó, thực hành

ban tặng

Chuyển hóa tâm, sân hận không còn

Nói lời ái ngữ, thực lòng:

Đây là điều kiện sanh lên cõi trời.

225. Người gieo rắc tình thương,

bất hại

Khắp mọi nơi, tự tại thân, tâm

Lìa phiền não, hướng niết-bàn

Khổ đau kết thúc, bình an giữa đời.

226. Người tỉnh thức ngày đêm tinh tấn,

Học và tu cố gắng song hành

Một lòng hướng đến niết-bàn

Vượt qua lậu hoặc, dễ dàng

thành công.

Kinh Pháp Cú Phẩm sân hận (Kodha vagga)

227. Người im lặng bị chê

không biết

Kẻ phát ngôn mang tiếng lắm lời

Có ai không bị chê cười?

Thị phi là thói miệng đời xưa nay.

228. Như quy luật điều này kim cổ

Chẳng ai từng toàn bị chê thôi

Cũng không mãi được khen hoài

Khen chê là thói miệng đời, bận chi!

229. “Người có trí sống không tỳ vết

Giới hạnh và định, tuệ tròn đầy.”

Ai thường thẩm sát vị này

Công tâm tán thán, nể người chân tu.

230. Người giữ giới như vàng óng ánh

Một lòng tu, đức hạnh cao vời

Xứng danh khen ngợi của đời

Phạm thiên cũng phải ngỏ lời tán dương.

231. Thân làm chủ thì đừng

cáu giận

Phòng hộ thân sẽ đặng an lành

Các điều xấu ác chớ làm

Những điều đạo đức tinh cần

không quên.

232. Làm chủ miệng thì đừng

cáu giận

Phòng hộ lời sẽ đặng an lành

Không lời thô ác, cộc cằn

Những lời từ ái tinh cần không quên.

233. Làm chủ ý thì không cáu giận

Phòng hộ tâm sẽ đặng an lành

Tâm không tà kiến, dữ dằn

Tư duy chân chánh tinh cần

không quên.

234. Bậc hiền trí điều thân,

miệng, ý

Gìn cả ba tỉ mỉ không quên

Thân lành, lời đẹp, ý chơn

Hoàn thành điều phục, không còn

bợn nhơ.

Để đọc online trọn bộ “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2024 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách 423 lời vàng của Phật

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Hồ Trúc Ngân

    CON BẠCH THẦY! Hầu như tất cả các tôn giáo đều có thánh kinh. Thánh kinh của Phật giáo là gì?

      Hồ Trúc Ngân   21/04/2024 17:00
    • @Hồ Trúc Ngân Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Khéo vấn, khéo đáp” của Tỳ khưu Shravasti cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Thánh kinh, hay kinh điển, của Phật giáo gọi là Tam tạng (Tipitaka). Bộ kinh này được viết bằng tiếng Ấn Độ cổ xưa gọi là Phạn ngữ Pāli, rất gần với ngôn ngữ do Đức Phật nói. Tam tạng là một tập hợp kinh điển đồ sộ. Bản dịch Anh ngữ chiếm khoảng 40 bộ.

        Thầy Uri   21/04/2024 17:00
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập129
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm128
  • Hôm nay2,776
  • Tháng hiện tại3,785,300
  • Tổng lượt truy cập97,918,526
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây