Kinh Pháp Cú - Phẩm ác - Sách 423 lời vàng của Phật

Thứ bảy - 23/03/2024 07:26
Kinh Pháp Cú - Phẩm ác (Pāpa-vagga) - Sách 423 lời vàng của Phật gồm 13 bài thơ của Đức Phật chỉ ra các quả báo khi gieo nghiệp ác, dù có trốn đi đâu cũng không thoát nước

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) - 423 lời vàng của Phật là một trong 15 quyển thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya), là quyển kinh Phật được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới. Đây được xem là quyển kinh Phật bỏ túi, kinh gối đầu giường của người học Phật, tu Phật và trải nghiệm chân lý Phật. Cuốn sách gồm hơn một tuyển tập 423 bài thơ thiền của Đức Phật, giới thiệu bao quát về triết lý cao siêu của Đức Phật bằng ngôn ngữ thi ca giàu chất văn chương. Các bài thơ thiền trong Kinh Pháp Cú thể hiện triết lý sống vị nhân sinh. Mỗi ngày, dành 10-15 phút đọc các bài thơ thiền này, ta sẽ học được nhiều bài học cao quý trong việc làm chủ cảm xúc và hành vi, nhờ đó làm chủ được vận mệnh.

Mỗi khi có nỗi buồn, lo lắng, căng thẳng, sầu bi, bất hạnh, thất bại khổ đau, thử thách và trở ngại, hãy đọc Kinh Pháp Cú, người đọc như được truyền thêm nghị lực để vượt qua, sống lạc quan, tích cực và thăng hoa các giá trị cao quý. Những lúc gặp thuận duyên, thành công, hạnh phúc, đọc Kinh Pháp Cú sẽ nuôi lớn các đức tính cao quý như từ bi, hoan hỷ, buông xả, vô ngã, vị tha, nhờ đó, ta có thêm lý do để tinh tấn vươn đến nhiều thành công to lớn hơn, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách 423 lời vàng của Phật – Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của nhà xuất bản Hồng Đức. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-423-loi-vang-cua-phat-pdf-13.html

để tải về Ebook Sách 423 lời vàng của Phật - Kinh Pháp Cú hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Phẩm ác được trích từ Cuốn “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” của nhà xuất bản Hồng Đức

IX. PHẨM ÁC

(Pāpa-vagga)

116. Người có trí gấp làm việc thiện

Tránh ác gian như tránh vực sâu.

Việc lành, lần lữa, không mau,

Tâm tà giành chỗ, khổ đau tới liền.

117. Ai đã lỡ gieo trồng nghiệp ác

Đừng làm liều, tiếp tục gây thêm.

Chớ mà biện hộ, tìm quên,

Quả sầu phải gặt, xích xiềng

bủa giăng.

118. Có cơ hội gieo trồng giống tốt

Nhớ siêng năng chăm sóc, làm hoài

Căn lành tăng trưởng mỗi ngày

Những ai tích phước, nay mai

an lành.

119. Kẻ làm ác quả sầu chưa trổ

Chẳng phải do nhân quả không thiêng

Đến khi quả xấu kề bên

“Ác thời gặp ác”, khổ phiền

ngày đêm.

Kinh Pháp Cú Phẩm ác (Pāpa vagga)

120. Người gieo thiện, quả lành chưa có

Chính là do giờ trổ còn xa

Đủ duyên, cây thiện trổ hoa

“Ở hiền gặt phúc” hẳn là lý chân.

121. Đừng xem nhẹ những điều

ác nhỏ

Vì cho rằng chẳng có hại chi

Hãy xem nước nhỏ vào ly

Mỗi giây một giọt, li ti đầy tràn.

Người ngu tối tham, gian, ác đạo

Ngày qua ngày, gây tạo nghiệp duyên

Tâm tà, nhân xấu tăng thêm

Đến khi quả trổ, triền miên muộn sầu.

122. Chớ xem thường điều lành

nho nhỏ

Mà cho rằng chẳng có nghĩa gì.

Bình tràn do nước nhỏ rì

Siêng năng làm thiện sánh vì

trăng sao.

123. Người sống thọ tránh xa

độc dược,

Doanh nhân khôn tránh lối

hiểm nguy.

Người khôn làm chủ hành vi,

Lánh xa điều ác, hướng đi an toàn.

124. Bàn tay tốt có cầm thuốc độc

Không hại ai thương tật, héo sầu.

Cũng vầy, người thiện trước sau

Không gây nghiệp ác, khổ đau

cho người.

125. Kẻ xấu ác hại người đạo đức

Như bụi mù đang ngược gió bay

Khổ đau “xử” kẻ ác ngay

Quả sầu hành hạ, khó tài trốn đâu.

126. Người thiện vừa sinh từ

bụng mẹ

Kẻ ác gian sa đọa cõi sầu

Thiện sinh thiên giới rất mau

Cực thiện chứng đạo thâm sâu,

niết-bàn.

127. Dầu bay lượn trên trời cao vút

Hay lặn bơi mất hút biển sâu

Chui vào hang đá, đi đâu…

Cũng không trốn được quả sầu

đã gieo.

128. Dầu bay lượn trên trời cao vút

Hay lặn bơi mất hút biển sâu

Chui vào hang đá, đi đâu…

Tử thần đeo bám, không sao xa lìa.

Để đọc online trọn bộ “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2024 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách 423 lời vàng của Phật

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • La Nguyễn Diệu Sinh

    CON BẠCH THẦY! Con thường nghe người Phật tử nói đến “Từ bi” và “Trí tuệ”. Hai danh từ này nghĩa là gì?

      La Nguyễn Diệu Sinh   16/04/2024 13:21
    • @La Nguyễn Diệu Sinh Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Khéo vấn, khéo đáp” của Tỳ khưu Shravasti cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Vài tôn giáo tin rằng từ bi hay tình thương (hai danh từ này có ý nghĩa rất gần nhau) là phẩm hạnh tinh thần vô cùng quan trọng, nhưng không mấy chú trọng đến công trình trau giồi trí tuệ. Kết cuộc, họ trở thành người tốt bụng khờ dại, một người hảo tâm, có rất nhiều thiện ý nhưng lại kém hiểu biết, hoặc không hiểu biết gì. Những hệ thống tư tưởng khác, như khoa học chẳng hạn, tin rằng trí tuệ có thể được trau giồi tốt đẹp nhất khi ta gác qua một bên tất cả những cảm xúc, trong đó có tình thương. Cuối cùng, khoa học chỉ quan tâm với kết quả mà lại quên rằng mục tiêu của khoa học là phục vụ, chứ không phải kiểm soát và chinh phục con người. Nếu không phải vậy, vì sao các nhà khoa học sử dụng tài năng và kiến thức của mình để chế tạo bom nguyên tử, những khí giới để dùng trong chiến tranh vi trùng và các loại khí giới tương tự?
      Tôn giáo lúc nào cũng xem lý trí và trí tuệ là đối nghịch của những cảm xúc như tình thương, và đức tin là thù nghịch với lý trí và thực tế khách quan. Lẽ dĩ nhiên, khi khoa học tiến hóa thì tôn giáo thoái bộ. Mặt khác, Phật giáo dạy ta nên giữ cân bằng và trọn vẹn cả hai, phải trau giồi cả hai, trí tuệ và từ bi. Đây không phải là các tín điều độc đoán mà là lời khuyên dạy căn cứ trên kinh nghiệm. Cho nên, Phật giáo không có gì phải sợ khoa học.

        Thầy Uri   16/04/2024 13:23
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Hôm nay3,043
  • Tháng hiện tại3,785,567
  • Tổng lượt truy cập97,918,793
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây