Kinh Pháp Cú (Dhammapada) - 423 lời vàng của Phật là một trong 15 quyển thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya), là quyển kinh Phật được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới. Đây được xem là quyển kinh Phật bỏ túi, kinh gối đầu giường của người học Phật, tu Phật và trải nghiệm chân lý Phật. Cuốn sách gồm hơn một tuyển tập 423 bài thơ thiền của Đức Phật, giới thiệu bao quát về triết lý cao siêu của Đức Phật bằng ngôn ngữ thi ca giàu chất văn chương. Các bài thơ thiền trong Kinh Pháp Cú thể hiện triết lý sống vị nhân sinh. Mỗi ngày, dành 10-15 phút đọc các bài thơ thiền này, ta sẽ học được nhiều bài học cao quý trong việc làm chủ cảm xúc và hành vi, nhờ đó làm chủ được vận mệnh.
Mỗi khi có nỗi buồn, lo lắng, căng thẳng, sầu bi, bất hạnh, thất bại khổ đau, thử thách và trở ngại, hãy đọc Kinh Pháp Cú, người đọc như được truyền thêm nghị lực để vượt qua, sống lạc quan, tích cực và thăng hoa các giá trị cao quý. Những lúc gặp thuận duyên, thành công, hạnh phúc, đọc Kinh Pháp Cú sẽ nuôi lớn các đức tính cao quý như từ bi, hoan hỷ, buông xả, vô ngã, vị tha, nhờ đó, ta có thêm lý do để tinh tấn vươn đến nhiều thành công to lớn hơn, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách 423 lời vàng của Phật – Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của nhà xuất bản Hồng Đức. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-423-loi-vang-cua-phat-pdf-13.html
để tải về Ebook Sách 423 lời vàng của Phật - Kinh Pháp Cú hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Phẩm song đối được trích từ Cuốn “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” của nhà xuất bản Hồng Đức
I. Phẩm song đối
(Yamaka-vagga)
1-2. Ý làm chủ hành vi tạo tác
Ý dẫn đầu, thiện ác tạo ra
Nếu dùng tâm ý ác tà
Nói năng, hành động khổ sa vào mình.
Như xe chở lăn nhanh theo bánh;
Bánh đi đâu, xe đến liền theo
Mỗi khi tâm thiện đã gieo
Quả lành trổ, giống bóng đeo
theo hình.
3. Ai ôm hận bị người hãm hại
“Nó đánh tôi và chửi mắng tôi”
“Thắng tôi, cướp đoạt của tôi”
Nhớ hoài bất hạnh, khó nguôi
hận thù.
4. Ai bỏ được hận thù bị hại:
“Nó đánh tôi và chửi mắng tôi”
“Thắng tôi, cướp đoạt của tôi”
Hận thù tan biến, nguôi ngoai
cõi lòng.
5. Trả thù hận bằng tâm oán giận
Muôn kiếp dài khó đặng thành công
Từ bi chuyển hóa thù chung
Đây là định luật công bằng xưa nay.
6. Trong kiếp sống ai ngờ cái chết
Rình rập ta chẳng sót mảy may
Người nào giác ngộ điều này
Hơn thua, tranh chấp... dứt ngay
tức thì.
7. Ai đắm nhiễm năm điều dục lạc
Chẳng giữ tâm, làm chủ giác quan
Uống ăn thái quá hại thân
Tánh hay lười biếng, nhọc nhằn
qua loa.
Người như thế bị ma đánh bại
Cũng giống như gió thổi ngã cây.
Khổ đau, bất lực nào hay
Đều do buông thả, đắm say sắc trần.
8. Không nhiễm đắm, quán thân
nhơ uế
Giữ gìn tâm, làm chủ giác quan
Uống ăn tiết độ, siêng năng
Vững vàng như núi trước ngàn
bão giông.
9. Dù khoát áo cà-sa đĩnh đạc
Mà tâm còn uế trược tham, sân
Sống không chân thật, buông lung
Làm sao xứng hạnh sa-môn sáng ngời?
10. Ai giải phóng tham, sân, trược uế
Sống thanh cao, giữ giới nghiêm minh
Chánh chân, làm chủ được mình
Người tu như thế thật tình đáng khen.
11. “Không chân thật lại cho chân thật
Chân thật thì lầm tưởng dối gian”
Tà tư, tà hạnh làm nhân
Do vậy khó đạt chánh chân trong đời.
12. “Cái chân thật thì cho chân thật
Không chân thì khẳng định
không chân”
Chánh tư, chánh hạnh làm nhân
Nhờ vậy đạt được chánh chân
trong đời.
13. Nhà vụng lợp có nhiều lỗ dột
Một trận mưa làm ướt tả tơi.
Người không tu tập, mãi chơi
Dục tham xâm nhập, cả đời khổ đau.
14. Nhà lợp khéo, chỗ nào cũng kín
Nhiều mưa to chẳng ảnh hưởng chi.
Với người tinh tấn tu trì
Dục tham dứt sạch, có gì phải lo?
15. Kiếp này khổ, kiếp sau càng khổ
Kẻ ác gian chịu khổ hai đời
Quả sầu đeo bám khôn nguôi,
Nhớ ác, day dứt khó rời khỏi ta.
16. Kiếp này sướng, kiếp sau
càng sướng
Người đức cao được hưởng
phước vui
Thiện nhân trổ quả còn hoài
Nhớ thiện, an lạc tràn đầy trong tâm.
17. Kiếp này khổ, kiếp sau than khổ
Gieo ác nhân phải khổ hai đời
Lương tâm dằn vặt tơi bời
Rơi vào cõi dữ, than hoài chẳng xong.
18. Kiếp này sướng, kiếp sau
càng sướng
Làm phúc thì sung sướng hai đời
Phúc do làm thiện tuyệt vời
Sanh về cõi thiện, thảnh thơi lâu dài.
19. Làu thông cả kho kinh sâu sắc
Không thực hành, phóng dật ích chi?
Khác gì như kẻ làm thuê
Chăn bò cho chủ, có gì của ta?
20. Người nói ít nhưng hành miên mật
Bỏ tham, sân; tỉnh giác, thong dong
Hai đời dính mắc không còn
Người này xứng hạnh sa-môn sáng ngời.
Để đọc online trọn bộ “Kinh Pháp Cú - 423 lời vàng của Phật” kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2024 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
CON BẠCH THẦY! Con nghe nói rằng hành thiền có thể rất nguy hiểm. Ðiều này có đúng không?
@Phạm Đỗ Hoàng Long Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Khéo vấn, khéo đáp” của Tỳ khưu Shravasti cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Chúng ta cần có muối để sống. Nhưng nếu bạn ăn một kí lô muối, nó sẽ giết bạn. Để sống trong thế giới hiện đại, bạn cần có xe ô tô; nhưng nếu bạn không tuân theo luật giao thông, hay trong lúc lái xe, bạn lại say rượu, xe ô tô trở thành cái máy nguy hiểm. Hành thiền cũng giống như thế, nó cần thiết cho sự an lạc tinh thần, nhưng nếu bạn thực hành một cách ngu xuẫn, nó sẽ tạo ra nhiều vấn đề. Một số người có vấn đề như buồn nản, sợ hãi vô lý hay bị bệnh tâm thần, họ nghĩ rằng thiền là một phương cách điều trị tức thời cho những vấn đề của họ. Họ bắt đầu hành thiền và đôi khi vấn đề của họ trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn có vấn đề như thế, bạn nên tìm sự giúp đỡ của một chuyên gia tâm lý; sau khi bạn cảm thấy khá hơn, bạn mới nên hành thiền. Một số người khác, khi hành thiền, lại cố gắng quá mức, thay vì hành thiền từ từ từng bước một, họ lại thực hành với quá nhiều năng lực, và chẳng bao lâu họ kiệt sức.
Nhưng có lẽ phần lớn những vấn đề trong khi hành thiền xảy ra là do loại “thiền kăng-ga-ru”, hay “thiền chạy nhảy” (kangaroo − đại thử − là một loài thú lớn có túi trước bụng, đặc biệt ở Úc, có thể nhảy xa bằng hai chân sau rất khỏe). Một số người đi đến một vị thầy để học thiền rồi áp dụng phương pháp thiền của vị ấy trong một thời gian; sau đó, họ đọc sách rồi quyết định thực hành theo sự chỉ dẫn trong sách; một tuần sau, có một thiền sư nổi tiếng viếng thăm thành phố của họ và họ quyết định phối hợp một số lời dạy của vị ấy vào trong việc tu thiền của họ; và chẳng lâu sau đó, họ rơi vào tình trạng hoang mang, thất vọng. Chạy nhảy giống như con kăng-ga-ru, từ một phương pháp này sang một phương pháp nọ, là một việc làm sai lầm. Dù sao, nếu bạn không có vấn đề nghiêm trọng về bệnh tâm thần, và bạn hành thiền đúng chừng mực, hành thiền là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể tự làm cho chính mình.