Sharon Salzberg là tác giả sách bán chạy nhất của Thời báo New York và là giáo viên dạy các môn thực hành thiền định của Phật giáo ở phương Tây. Năm 1974, bà đồng sáng lập Hiệp hội Thiền Insight tại Barre, Massachusetts, cùng với Jack Kornfield và Joseph Goldstein
Sách Sống Với Tâm Từ trình bày những kinh nghiệm và phương pháp tu tập mà bản thân tác giả đã học được qua nhiều năm theo đuổi tại Ấn Độ và Miến Điện. Điểm nổi bật nhất trong sách này là tác giả đã giúp chúng ta nhận ra rằng mọi phương pháp tu tập đều phải dựa trên nền tảng của các tâm từ bi hỷ xả, mà trong đó tâm từ có thể xem là đối tượng tu tập cần được chú trọng nhất vì từ đó có thể làm khơi dậy và phát triển các tâm bi, hỷ và xả.
Nhiều người trong chúng ta vẫn thường nghĩ rằng giáo lý đạo Phật rất sâu xa, uyên bác và không dễ dàng tiếp nhận, nhưng thật ra thì tất cả những gì đức Phật truyền dạy đều không ra ngoài mục đích mang lại hạnh phúc chân thật cho cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong ý nghĩa đó, đức Phật cũng từng đưa ra những chỉ dạy vô cùng thiết thực và giản dị. Ngài dạy:
"Hãy buông bỏ những gì bất thiện. Ai cũng có khả năng buông bỏ những điều bất thiện. Nếu đó là việc không thể làm được thì ta đã không khuyên dạy các con. Nếu sự buông bỏ những điều bất thiện sẽ đem lại sự nguy hại và khổ đau, ta đã không khuyên các con buông bỏ chúng. Nhưng vì việc ấy mang lại lợi lạc và hạnh phúc, cho nên ta mới nói: Hãy buông bỏ những điều bất thiện. Hãy phát triển những điều thiện. Ai cũng có khả năng phát triển những điều thiện. Nếu đó là việc không thể làm được thì ta đã không khuyên dạy các con. Nếu sự phát triển những điều thiện sẽ đem lại sự nguy hại và khổ đau, ta đã không khuyên các con. Nhưng vì việc ấy mang lại lợi lạc và hạnh phúc, cho nên ta mới nói: Hãy phát triển những điều thiện. "
Cũng trong ý nghĩa đó, nội dung tập sách này chính là muốn trình bày với người đọc những điều giản dị và hầu như ai cũng có thể thực hành để đạt được hạnh phúc chân thật trong cuộc sống. Mặc dù vậy, việc có thực hành được hay không chắc chắn là còn tùy nơi nỗ lực tự thân của mỗi người. Những vấn đề thiết thực liên quan đến sự thực hành tu tập trong cuộc sống hằng ngày đều được đề cập trong sách này theo một phương cách dễ hiểu và dễ thực hành, thích hợp với mọi đối tượng người đọc. Những kinh nghiệm tự thân trong tu tập giúp tác giả có khả năng phân tích và trình bày mọi vấn đề một cách thuyết phục và thực tiễn.
Thiền tập ở đây không chỉ được nêu ra như sự tu tập hướng đến giải thoát nói chung mà còn được mô tả cụ thể như một nỗ lực chuyển hóa tâm thức và nuôi dưỡng tâm từ trong mọi phút giây, mọi tình huống của cuộc sống.Sống trong cuộc đời, chúng ta bao giờ cũng mong có một ngày sẽ biết thương mình sâu sắc hơn và gần gũi với người chung quanh hơn. Nhưng chúng ta hành động hoàn toàn ngược lại. Ta tự đóng kín mình, rất sợ sự thân mật, và mang mặc cảm ngăn cách, xa lìa với sự sống chung quanh. Chúng ta thèm khát tình thương nhưng cứ ôm chặt sự cô đơn.
Chính cái ý tưởng sai lầm rằng mỗi chúng ta là một phần tử khác biệt, độc lập đã là nguồn gốc của nỗi đau này. Nhưng làm sao ta có thể giải thoát ra khỏi nó? Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta. Hạnh phúc ấy sẽ tỏa chiếu và biểu hiện ra thế giới chung quanh. Ta sẽ khám phá rằng: sự sống của ta nối liền với mọi sự sống khác. Chúng ta sẽ tiếp xúc được với nguồn năng lượng lớn của hạnh phúc, vượt ra ngoài mọi ý niệm và ước định. Và sự giải thoát ấy sẽ giúp ta sống tự tại trong cuộc đời, không còn bị chi phối hoặc giam giữ bởi những giới hạn do chính ta đặt ra.
Đức Phật gọi con đường tâm linh đưa đến sự giải thoát này là “sự khai phóng con tim thương yêu”. Và Ngài đã chỉ cho chúng ta một phương pháp rất cụ thể, giúp ta đem con tim mình ra khỏi sự cô lập, nối liền với mọi sự sống khác. Con đường tu tập thực tiễn ấy vẫn có mặt với chúng ta hôm nay, giúp ta nuôi dưỡng và tăng trưởng những phẩm chất từ, bi, hỷ và xả trong lòng ta.
Bốn phẩm chất ấy còn được gọi là Tứ vô lượng tâm, là những trạng thái tâm thức tốt đẹp và mạnh mẽ nhất mà ta có thể thực tập để chứng nghiệm được. Trong tiếng Pali, ngôn ngữ đầu tiên được sử dụng để ghi chép kinh điển, bốn đặc tính ấy được gọi là brahma-vihara. Brahma có nghĩa là Phạm thiên. Vihara có nghĩa là nơi cư trú. Brahma-vihara được dịch là Phạm trú hay Thiên trú, tức là nơi cư ngụ của chư thiên. Khi thực hành phương pháp thiền tập này, chúng ta chọn từ (metta), bi (karuna), hỷ (mudita) và xả (upekkha) làm nơi cư trú của mình. Và bốn trạng thái ấy cũng là bốn trú xứ của hạnh phúc.
Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Sống Với Tâm Từ của tác giả Sharon Salzberg do dịch giả Nguyễn Duy Nhiên dịch - Nguyễn Minh Tiến hiệu đính, Nhà xuất bản Tôn Giáo 2015. Kích vào link sau:
https://drive.google.com/file/d/1izftxKLyURlP4fH7kasJ_4Oc18t_gPpr/view
để tải về Ebook Sách Sống Với Tâm Từ hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Để đọc online trực tuyến sách Sống Với Tâm Từ truy cập link sau: https://thuvienhoasen.org/a24307/song-voi-tam-tu
Kích vào đây để mua sách bìa cứng Sống Với Tâm Từ giá 60.000 VNĐ trên Tiki.
Nếu có điều kiện các bạn nên mua sách để ủng hộ tác giả và các nhà xuất bản. Rất mong các bạn ủng hộ chúng tôi bằng cách chia sẻ các bài viết trên xemvm.com và fanpage của chúng tôi ở địa chỉ: https://www.facebook.com/xemvm/
Cuốn sách gồm các phần chính như sau:
Lời nói đầu
• Nghệ thuật sống hạnh phúc
• Tiếp xúc với cái đẹp
• THỰC TẬP: Tiếp xúc với cái hay đẹp trong ta
• THỰC TẬP: Niệm tâm từ
• Những biểu hiện của tâm từ
• THỰC TẬP: Quả phúc của tâm từ
• THỰC TẬP: Những bậc tôn đức
• Tham ái: Chướng ngại của tâm từ
• THỰC TẬP: Quán chiếu hạnh phúc
• THỰC TẬP: Ý nghĩa của tình bạn
• THỰC TẬP: Người bạn thân thiết
• THỰC TẬP: Một người không thân
• Đối trị sân hận
• THỰC TẬP: Tha thứ
• THỰC TẬP: Thấy được cái đẹp
• THỰC TẬP: Người khó thương
• THỰC TẬP: Những khía cạnh khó khăn của ta
• Tâm từ: Mở rộng con tim thương yêu
• THỰC TẬP: Lòng từ cho mọi loài
• THỰC TẬP: Những nhóm khác nhau
• THỰC TẬP: Thiền hành
• THỰC TẬP: Mười phương
• Tâm bi: Phát triển con tim cứu khổ
• THỰC TẬP: Niệm tâm bi
• THỰC TẬP: Tâm bi cho những ai gây khổ đau
• Tâm hỷ: Một niềm vui giải thoát
• Phê phán
• So sánh
• Thành kiến
• Hẹp hòi
• Ganh tỵ
• Ích kỷ
• Buồn chán
• Những đồng minh của tâm hỷ
• THỰC TẬP: Niệm tâm hỷ
• THỰC TẬP: Hồi hướng
• Tâm xả: Quân bình và tĩnh lặng
• THỰC TẬP: Niệm tâm xả
• Năng lượng của sự bố thí
• THỰC TẬP: Bố thí
• Đem tình thương vào cuộc đời
• THỰC TẬP: Trì giới
Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp