Người dạy voi - Câu chuyện nhân quả kỳ 54 - Phật giáo cố sự đại toàn

Thứ tư - 31/05/2023 07:51
Câu chuyện về Người dạy voi được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” kể câu chuyện về kiếp xa xưa của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vua Đại Quang Minh, con voi trắng thuở ấy nay chính là A-la-hán Nan Đà. Vị thầy dạy voi nay là Đại Trí Xá-lợi-phất.

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Câu chuyện nhân quả Người dạy voi

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html

để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Người dạy voi được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Mỗi khi đức Phật Thích-ca đi tới nơi nào thuyết pháp thì luôn có rất nhiều các vị đệ tử đi theo vây quanh Ngài.

Một hôm, đức Phật ở núi Linh Thứu và những tín đồ của Ngài cũng đến tụ tập tại nơi ấy. Trong số đó có các vị tỳ-kheo, tỳ-kheo ni xuất gia, có các vị ưu-bà-tắc, ưu-bà-di[10] tại gia và còn có các vị quốc vương, đại thần v.v... cũng đến xung quanh đức Phật, cung kính cúng dường, nghe Ngài thuyết Pháp giảng Kinh.

Trong pháp hội thù thắng ấy có rất nhiều vị đệ tử trong lòng có điều thắc mắc, họ muốn biết nhân duyên nào đã thúc đẩy đức Phật xuất gia học đạo lúc ban đầu. Tuy họ muốn thỉnh xin đức Phật nói cho họ biết, nhưng không ai dám mở miệng thưa hỏi.

Lúc ấy, tôn giả A Nan biết tâm niệm của mọi người nên từ tòa ngồi đứng dậy, cung kính chắp tay vấn an đức Phật rồi mới thay mặt mọi người mà thưa hỏi rằng:

– Bạch Thế Tôn, bậc cứu chủ của chúng con! Nay chúng con có một điểm thắc mắc, đó là lúc Thế Tôn chưa xuất gia, hãy còn là một vị thái tử cao quý, vì sao lại xả bỏ vương vị, xả bỏ những thứ hoa lệ phú quý của hoàng cung mà đột nhiên vào núi tu hành, rồi sau sáu năm khổ hạnh ngồi dưới cây Bồ Đề thành Đẳng Chính Giác, hiển hiện ứng hóa thân độ hóa chúng sinh, làm thầy của Trời Người. Chúng con không biết lúc ban đầu do những nhân duyên gì mà Thế Tôn đã phát tâm Đại Bồ Đề như thế, thẳng đến địa vị Phật? Chúng con đây đều là đệ tử của Phật, đều phải phát tâm rộng lớn như Phật, phải hướng theo con đường của Phật đã đi mà cất bước tiến lên hầu thừa kế giáo pháp của Như Lai. Xin nguyện Thế Tôn từ bi tuyên thuyết để khuyến khích tất cả chúng sinh.

Đức Phật khen ngợi A Nan:

– Hay thay! Hay thay! Điều mà ông hỏi hôm nay cũng là điều mà ta muốn nói đến. Các ông hãy yên tĩnh lắng nghe.

Khi đức Phật nói như thế, tất cả Bồ Tát và thánh chúng đều yên tịnh không một tiếng động, chú ý lắng nghe pháp âm của Phật.

Từ miệng đức Phật phóng ra một đạo hào quang ngũ sắc, ánh sáng chiếu rọi khắp đại thiên thế giới, vỗ về thân tâm của mọi loài chúng sinh, khiến cho họ có cảm giác mát mẻ, giải thoát.

Đức Phật đoan nghiêm ngồi trên tòa báu và nói:

– Từ vô lượng kiếp trong quá khứ về trước, trong thế giới Ta-bà này có một vị Chuyển Luân Thánh Vương tên gọi là Đại Quang Minh. Vua là người rất phúc đức và trí huệ, nhân từ và rộng lượng đối với người khác, thích cứu giúp kẻ bần cùng, danh tiếng lẫy lừng truyền rộng khắp nơi.

Vua của nước láng giềng xưa nay vẫn giữ tình giao hảo với vua Đại Quang Minh, hai người đối xử với nhau không khác gì hai anh em ruột thịt. Khi nước này gặp lúc thiếu hụt lương thực hay vật dụng, vua Đại Quang Minh thường cứu giúp cho họ bớt khổ trong những năm đói kém.

Cũng có lúc vua láng giềng đem sản phẩm của nước mình đến hiến tặng vua Đại Quang Minh để báo đáp ơn cứu giúp.

Có một hôm, một số người vào núi săn được một con voi trắng, một con voi rất đẹp đẽ đoan chính, thân nó đẹp không khác gì bạch ngọc, trên thế gian thật là hiếm có. Vị vua nhỏ nọ muốn đem voi trắng cống hiến vua Đại Quang Minh, nên thu thập một ít châu báu trang sức cho voi rồi sai người đem voi qua nước láng giềng. Vua Quang Minh được voi trắng rất hoan hỉ, bèn mời một người dạy voi rất giỏi tên là Tôn Nhược về cung, giao voi trắng cho vị này nuôi nấng và dạy dỗ.

Voi trắng thông minh, đoán biết ý muốn của thầy, thầy chỉ bảo gì cũng đều làm theo được, chẳng bao lâu sau nó đã hoàn toàn thuần thục. Tôn Nhược bèn trang sức cho nó bằng rất nhiều ngọc quý, và dẫn nó đến trước mặt vua Quang Minh thưa rằng:

– Đại vương! Voi đã thuần thục, xin vua hãy thử voi.

Vua nghe thế rất vui lòng, ra lệnh cho thị giả đánh trống vàng, triệu tập các vị đại thần cũng những người có danh tiếng trong thành đến xem voi biểu diễn. Ít lâu sau mọi người đều tụ tập ở ngoài thành, vua Quang Minh cưỡi lưng voi trắng bước từng bước chậm chạp, trông chẳng khác nào mặt trời vừa mới mọc, ánh sáng chói lọi, ai thấy cũng phải vui mừng tán thán.

Đến một bãi săn, vua muốn bắt voi biểu diễn. Nhưng con voi trắng ôn hòa kia lúc ấy bỗng trở nên hung bạo trăm phần như đang bước vào chiến trường, điên cuồng vừa chạy vừa nhảy loạn xạ. Vua ngồi trên lưng voi không có cách nào chế ngự nó được.

Nguyên do chỉ vì con voi trắng mà vua đang cưỡi là một con voi đực, nó nghe tiếng kêu của một con voi cái ở núi bên cạnh nên dục niệm nổi lên, khiến nó điên cuồng muốn chạy tìm voi cái.

Tôn Nhược ở phía sau thấy thế kêu to lên:

– Đại vương! Ngài hãy bám vào một nhánh cây để rời khỏi thân voi rồi nhảy xuống đất, có thế mới an toàn thân mệnh được!

Lúc ấy voi đã chạy về phía rừng sâu, nhà vua bèn cấp tốc bám vào một nhánh cây mà rời khỏi lưng voi. Vua thoát thân rồi, voi trắng chạy như bay không quay đầu trở lại.

Vua Quang Minh từ thân cây trèo xuống ngồi bệt dưới đất, lúng ta lúng túng không biết làm sao, áo mũ rơi rớt rách nát, toàn thân thương tích máu chảy dầm dề, tức giận run cả người.

Không lâu sau Tôn Nhược chạy tới, thấy vua bèn khấu đầu trấn an rằng:

– Xin đại vương đừng phiền não, voi điên ngu si, có lẽ chỉ vì niệm dâm dục phát lên mà nên cơ sự, không có cách nào chế ngự nó được. Chẳng bao lâu niệm dâm của nó lắng xuống, nó sẽ chán cỏ dại nước dơ của núi rừng mà trở về vương cung.

Nhà vua tức giận trả lời:

– Ta không muốn con voi đó nữa, suýt nữa nó đã làm cho ta mất mạng! Nhà ngươi cũng hãy cút đi, từ nay về sau ta không còn muốn thấy ngươi dạy voi nữa!

Cũng ngay tại lúc đó, các vị đại thần và dân chúng cũng vừa đến nơi, họ tưởng rằng vua đã bị voi giết chết rồi vì trên đường đi có người thì nhặt được mũ vua, có người thì nhặt được vương bào nên ai cũng kinh hoàng khủng khiếp. Tìm mãi mới thấy được vua, người thì mau mau đem y áo tới cho vua mặc, người thì dắt một thớt voi khác thuần thục hơn cho vua ngồi lên an toàn rồi trở về hoàng cung. Người trong thành thấy vị vua hiền đức của họ bị voi trắng làm cho nguy hại nên cũng bực tức đối với Tôn Nhược.

Chẳng bao lâu, đúng như Tôn Nhược đã nói, voi trắng không quen sống nơi núi rừng hoang dã, niệm dâm cũng đã lắng xuống, nó bèn trở về hoàng cung. Tôn Nhược thấy voi về bèn báo cho vua biết nhưng vua từ chối không tiếp, cho người ra trả lời rằng:

– Vua không cần voi trắng và cũng không cần đến người dạy voi nữa.

Tôn Nhược ba lần xin gặp, muốn tự mình cưỡi voi trắng và chứng tỏ cho vua thấy voi đã thuần thục như thế nào. Cuối cùng vua đành phải chấp thuận. Thế là họ trải chỗ ngồi tại một khoảng đất bằng phẳng, vua và tất cả dân chúng đều đến xem.

Tôn Nhược đem voi trắng tới chỗ biểu diễn, bắt đầu sai khiến voi làm tất cả những việc khó làm. Voi trắng nhất nhất vâng theo mệnh lệnh của Tôn Nhược, chẳng khác nào một người làm xiếc điều khiển những con thú thuần thục nhất của mình. Cuối cùng, Tôn Nhược còn ra lệnh cho voi trắng đến trước mặt voi, quỳ mọp sát đất và gật đầu ba lần để tạ tội. Tất cả mọi người đứng xem đều vỗ tay tán thưởng tài dạy voi của Tôn Nhược.

Vua rất hài lòng, liền hỏi Tôn Nhược:

– Khanh đã có tài dạy voi như thế, sao lúc trước lại để cho nó nổi cơn điên bất trị như vậy?

Tôn Nhược tâu rằng:

– Tâu đại vương! Tôi tuy giỏi dạy voi, nhưng chỉ điều phục được thân voi chứ không thể điều phục tâm của nó. Nếu lửa dục vọng cháy lên phừng phực trong tâm nó thì tôi không có cách nào chế ngự được.

Vua Quang Minh lại hỏi:

– Vậy trên thế gian này có ai điều phục được cả thân lẫn tâm chăng?

– Thưa có. Các đức Như Lai Thế Tôn, Bậc Chánh đẳng giác có thể điều phục được cả thân lẫn tâm của tất cả chúng sinh, nên trong mười Thánh hiệu của chư Phật Như Lai có một hiệu là “Điều Ngự Trượng Phu”.

Vua Đại Quang Minh nghe được danh hiệu Phật, biết rằng chỉ có Phật Như Lai mới có đầy đủ sức oai thần đó thì hết sức mừng rỡ, gạn hỏi thêm rằng:

– Vị mà ông gọi là Như Lai đó, có những đức tính gì?

– Phàm là Như Lai Thế Tôn, có hai đức tính: một là trí huệ, hai là đại bi. Đức Phật thường thực hành lục độ, có nghĩa là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ, còn gọi là sáu pháp ba-la-mật, vì cả phúc đức lẫn trí huệ đều đầy đủ nên được tôn xưng là Phật. Ngài vừa có thể điều phục được chính mình mà còn điều phục được tất cả chúng sinh.

Vua Đại Quang Minh nghe thế, vui mừng lập tức nhanh nhẹn trở về cung, dùng nước thơm tắm gội, mặc y phục mới, lên lầu cao hướng về bốn phương lễ bái, khởi đại bi tâm đối với tất cả chúng sinh, thắp hương thề nguyện rằng:

– Nguyện tôi có bất cứ công đức nào trong quá khứ, hiện tại hay vị lai cũng đều hồi hướng Phật đạo, thành tựu Phật đạo để điều phục tâm mình và cũng để điều phục tất cả chúng sinh.

Nếu có một chúng sinh nào tạo tội trọng mà phải trải qua một kiếp trong địa ngục A Tỳ, tôi sẽ vào ngay trong địa ngục để làm lợi ích cho chúng sinh ấy, và không hề xả bỏ tâm Bồ Đề.

Lúc ông phát thề nguyện lớn như vậy, quả đất rúng động sáu cách, trong không trung hoa trời rơi xuống dày đặc như mưa, vô lượng chư thiên tấu nhạc trên không, âm thanh vi diệu ấy chính là để tán thán công đức của vị Bồ Tát mới phát đại tâm.

Đức Phật nói xong về nhân duyên như trên rồi, lại nói tiếp:

– Con voi trắng thuở ấy nay chính là A-la-hán Nan Đà. Vị thầy dạy voi nay là Đại Trí Xá-lợi-phất, và vua Đại Quang Minh chính là ta đây. Lúc ấy, ta thấy việc điều phục thân voi nên muốn tìm cách điều phục tâm, do đó mới phát tâm Đại Bồ-đề lúc ban sơ, tìm cầu Phật đạo.

Những người trong đại hội nghe Phật thuyết ai cũng đạt ngộ, người thì đắc được bốn thánh vị, người thì phát tâm đạo rộng lớn, người thì phát nguyện xuất gia, không ai là không hoan hỉ kính vâng theo lời Phật dạy.

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Truyện cổ phật giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Hồ Trần Linh Chi

    Con bạch Thầy! Tại sao người Phật tử khi tụng kinh lễ bái hoặc chào hỏi nhau lại chắp tay. Vậy xin hỏi ý nghĩa chắp tay như thế nào ?

      Hồ Trần Linh Chi   01/08/2023 07:50
    • @Hồ Trần Linh Chi Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Chắp tay, nguyên tiếng Hán Việt là Hiệp chưởng. Tiếng Phạn là Ãnjali. Hiệp chưởng còn gọi là hiệp thập. Theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang tập 4 trang 2863 có giải thích như sau: “Chắp 2 bàn tay, tập trung tư tưởng, cung kính lễ bái. Đây là cách lễ bái từ xưa ở Ấn Độ, được Phật giáo thật hành theo.
      Người Ấn Độ cho rằng tay phải là tay thần thánh, tay trái là tay bất tịnh. Nhưng nếu 2 tay hiệp lại làm một thì trở thành sự hợp nhất giữa phương diện thánh thiện và nhiễm ô, cho nên hiệp chưởng là biểu hiện bộ mặt chân thật nhất của con người. Nghĩa " Bất cấu bất tịnh " trong Bát Nhã Tâm Kinh chính là ý nầy.
      Trong các Kinh Luận có rất nhiều chỗ nói về hiệp chưởng, như Phẩm Phương Tiện Kinh Pháp Hoa (Đại 9,9 Hạ) ghi :" Cung kính hiệp chưởng lễ"; Kinh Quán Vô Lượng Thọ (Đại 12, 345 thượng) ghi: "Hiệp chưởng chắp tay, khen ngợi chư Phật."
      Ngoài việc biểu thị ý cung kính trong tâm, hiệp chưởng còn biểu thị ý trở về nguồn cội, đạt đến chỗ phi quyền, phi thật, sự lý khế hợp.
      Theo Đại Đường Tây Vực Ký 2, hiệp chưởng là cách thứ tư trong 9 cách lễ ở Ấn Độ.
      Mật Giáo phối hợp 2 tay với Kim Cang giới và Thai Tạng giới, hoặc lý và trí, hoặc định và huệ v.v... đồng thời phối hợp 10 ngón với 5 đại, 10 Ba La Mật v.v...
      Ngoài ra, Đại Nhật Kinh Sớ 13 có nêu 12 cách hiệp chưởng :
      1. Kiên thật tâm hiệp chưởng (hai tay chắp chặt vào nhau các đầu ngón tay bằng nhau).
      2. Hư tâm hiệp chưởng, còn gọi không tâm hiệp chưởng (hai tay chắp lại, các đầu ngón tay bằng nhau, hơi rỗng ở giữa).
      3. Vị (hai) liên hiệp chưởng (các ngón tay bằng nhau chắp lại, lòng bàn tay phình ra hình hoa sen búp).
      4. Sơ các liên hiệp chưởng (chắp tay 2 ngón cái và 2 ngón út dính lại, các ngón kia hở ra, giống như hoa sen hàm tiếu).
      5. Hiển lộ hiệp chưởng (hai bàn tay chạm đầu, ngửa lên).
      6. Trì thủy hiệp chưởng (hai tay cũng ngửa lên như trước, dáng khum lại như đang vốc nước).
      7. Quy mạng hiệp chưởng, còn gọi Kim cang hiệp chưởng (đặt ngón của bàn tay mặt lên trên ngón của bàn tay trái).
      8. Phản xoa hiệp chưởng (hai tay chắp ngược đầu nhau đặt tay phải lên tay trái).
      9. Phản tịch (bối) hổ tương trước hiệp chưởng (lưng 2 bàn tay đâu nhau, tay phải để ngửa trên lưng bàn tay trái ).
      10. Hoành trụ chi hiệp chưởng (hai bàn tay nằm ngửa, đầu 2 ngón trỏ đụng nhau).
      11. Phúc thử hướng hạ hiệp chưởng (hai bàn tay nằm úp, đầu 2 ngón trỏ đụng nhau).
      12. Phúc thủ hiệp chưởng (hai bàn tay úp xuống hai ngón cái chạm nhau).
      Mười hai loại hiệp chưởng nầy đều có ý nghĩa sâu xa khác nhau.

        Thầy Uri   01/08/2023 07:51
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập956
  • Hôm nay54,302
  • Tháng hiện tại3,742,196
  • Tổng lượt truy cập97,875,422
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây