Y Lý Sa - Câu chuyện nhân quả kỳ 92 - Phật giáo cố sự đại toàn

Thứ tư - 21/06/2023 13:05
Câu chuyện về Y Lý Sa được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” kể câu chuyện về tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Trưởng giả Y Lý Sa rất giàu có

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Câu chuyện nhân quả Trưởng giả Y Lý Sa

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html

để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Y Lý Sa được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Trưởng giả Y Lý Sa rất giàu có, tài sản của ông, ngoại trừ nhà vua ra thì không có ai có thể so sánh được. Ông có cả chục cái kho, kho nào cũng tràn ngập vàng bạc châu báu.

Tuy giàu có như thế nhưng ông là một người cực kỳ xấu tướng, sinh ra đã chân thọt, lưng gù, mắt chột, đã thế tính tình lại bủn xỉn, tham lam, tà kiến. Cố nhiên ông đã không cho ai một đồng xu nhỏ nào, mà cả đến chính mình cũng không dám tiêu xài gì cả.

Trước đó, bảy đời tổ tiên của ông đều nổi danh là từ thiện, nhưng đến khi ông lên nối nghiệp thì hoàn toàn làm ngược lại với nền nếp của ông cha, cho đến cái nhà chẩn tế (từ thiện đường), ông cũng phá ra để làm nhà kho. Bình thường, nếu có người hành khất nào đến xin ăn, thì không những Y Lý Sa không bố thí gì cho người ta, mà còn tay đấm chân đá, đánh người ta tới bể đầu chảy máu. Cả làng không ai ưa cái con người coi tiền hơn mạng sống của mình đã đành, mà cả người nhà của ông cũng ghét bỏ ông.

Một hôm ông phải lên kinh thành chầu vua, trên đường về đi ngang qua một quán rượu. Quán rất đông khách, hương rượu nồng thoang thoảng bay qua cánh cửa hé mở khiến Y Lý Sa phải nuốt nước miếng, muốn bước vào quán uống một ly. Nhưng bỗng nhiên ông lại nghĩ rằng: “Nếu ta bị người nhà nhìn thấy đang ngồi uống rượu, thế nào họ cũng đòi uống, lúc ấy tài sản của ta sẽ bị hao hụt hết còn gì!”.

Muốn bảo toàn gia tài, Y Lý Sa thà nén cơn thèm rượu của mình và cương quyết rời xa quán rượu. Nhưng trên con đường ấy có quá nhiều quán rượu khác, cuối cùng không không tự kiềm chế nổi, ông bèn bước vào mua một bình rượu và lén tìm một chỗ có nhiều lùm cây trong rừng, một mình rót rượu uống vô cùng khoái trá.

Cha của Y Lý Sa, do vì lúc còn sinh thời thích bố thí và cứu giúp người, nên sau khi chết sinh lên cõi trời làm Thiên Đế Thích.

Đúng lúc ấy, Thiên Đế Thích nghĩ tới chuyện nhà của mình, không biết đứa con trai có nối tiếp sự nghiệp từ thiện bố thí cứu khổ hay không? Khi ông khám phá ra thằng con vô nghì là một thứ keo kiệt bủn xỉn, tới ăn cũng không dám ăn, sợ người nhà tới xin chia, đến nỗi phải lén tìm chỗ kín mà ăn uống một mình, ông động lòng thương liền nghĩ cách cho nó một bài học để sớm cải hối.

Thiên Đế Thích liền biến thành một người giống hệt như Y Lý Sa. Thừa lúc Y Lý Sa còn đang uống rượu trong rừng cây, ông đến hoàng cung xin gặp vua. Vua hỏi:

– Đại trưởng giả! Giờ này không phải là lúc chầu triều, ông đến gặp ta có chuyện gì?

Y Lý Sa giả trả lời:

– Đại vương, không có gì khác hơn là chuyện này, nhà của hạ thần có quá nhiền vàng bạc châu báu, xin đại vương cho sứ thần đến nhà của hạ thần lấy bớt đem về bỏ trong ngân khố quốc gia, khi nào cần mang ra sử dụng.

– Không! Tài sản do ông khổ công tạo ra, ta không nỡ lấy!

Tuy vua từ chối rồi, nhưng Y Lý Sa giả vẫn nài nỉ:

– Nếu đại vương không lấy thì thần nên đem tài sản ấy cho ai bây giờ?

– Trưởng giả! Người nghèo khổ rất nhiều, họ đang cần ông bố thí đấy!

Y Lý Sa giả nghe vua nói thế, giả vờ như vỡ lẽ ra, liền trả lời:

– Phải rồi, thần phải đem tiền đi bố thí cho người nghèo.

Thiên Đế Thích trong lốt Y Lý Sa bèn trở về nhà, mở hết kho vựa, kêu người nhà, vợ con cùng nô bộc tỳ nữ đến bảo rằng:

– Hãy ra ngoài đường mà nói với mọi người rằng nhà Y Lý Sa hôm nay mở đại hội bố thí, ai nghèo khổ thì có thể đến đây nhận tiền cứu trợ.

Tin đột ngột ấy làm cho ai nấy đều lấy làm quái lạ. Bình thường bản tính Y Lý Sa keo kiệt tới mức nào, ai lại chẳng biết? Hay là hôm nay ông say rượu và trở nên tốt bụng, chịu xuất tiền ra bố thí?

Rất nhiều người, thôi thì nào bao nào túi, nào giỏ nào xách, tụ tập trước nhà của trưởng giả. Y Lý Sa giả rất rộng rãi, thấy túi nào bao nào chìa ra cũng đong đầy vàng bạc vào, người nhận ai cũng vui mừng tán thán.

Lúc ấy Y Lý Sa thật uống xong bình rượu bèn ra khỏi rừng cây, chuếnh choáng trở về nhà. Lúc mới bước ngang qua cửa nhà, thấy đằng trước có rất đông người đang đứng xếp hàng dài như một con rắn vĩ đại, ai nấy cũng đeo xách đeo giỏ, ai nấy cũng đều vui mừng rạng rỡ.

Y Lý Sa không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bèn hỏi họ:

– Các người đứng đây làm gì vậy?

– A! Hôm nay là ngài trưởng giả Y Lý Sa mở đại hội bố thí, ông là người làng mà chưa biết hay sao?

Y Lý Sa không nghe thì thôi, mà nghe rồi thì sợ hãi rụng rời, suýt nữa té xỉu xuống đất. Khi ông thấy những người nghèo hèn này đem từng bao, từng bao đựng đầy bảo vật lấy từ kho của ông ra, ông vội nhào tới bấu lấy, hét lên:

– Mấy người là đồ ăn cướp! Tiền bạc này là của ta, tại sao lại dám tùy tiện tới lấy!

Những người nghèo này nghe ông nói toàn những lời thô ác, thì nổi giận vung tay tới đánh. Thật đáng thương cho Y Lý Sa, bị một trận đòn đau, thừa lúc hỗn loạn bèn bò ra khỏi đám đông để chạy về nhà. Lúc ấy ông đã tỉnh rượu, nhưng người giữ cửa chặn lại không cho ông vào.

– Thế này là nghĩa thế nào? Ta là chủ của các ngươi mà các ngươi cản không cho ta vào, các ngươi đang làm loạn phải không?

Trưởng giả Y Lý Sa la hét rầm rĩ, nhưng bù lại chỉ bị ăn đòn thêm, cuối cùng không biết làm gì hơn là bất lực nhìn tài sản của mình bị lấy đi không ít. Ông chạy đến hoàng cung như một người điên, cầu khẩn nhà vua:

– Đại vương! Có phải chính ngài là người ra lệnh mở cửa kho của hạ thần cho người ta đến cướp tài sản không?

– Trưởng giả, ta không hề hạ lệnh, không phải chính ông mới là người muốn mở đại hội bố thí hay sao?

Người trưởng giả keo kiệt kia ruột gan như lửa đốt, đỏ mặt tía tai nói rằng:

– Từ trước đến giờ hạ thần quý trọng tài sản như chính mạng sống của mình, có lý nào lại đem tiền bạc trong kho ra phân phát cho thiên hạ, xin đại vương mở cuộc điều tra giúp hạ thần!

Vua bèn phái sứ thần đến nhà trưởng giả, không bao lâu, Y Lý Sa giả cùng vợ con và gia nhân của Y Lý Sa thật đều được đưa đến trước mặt vua và các quan đại thần. Hai ông Y Lý Sa giống nhau không thể nào phân biệt được ai thật ai giả, cuối cùng vua bảo phu nhân ra nhận diện. Nhưng phu nhân lại nhận ông Y Lý Sa chịu bố thí và làm việc thiện làm chồng, và tất cả, từ con cái tới người làm công trong nhà, ai ai cũng nhất định từ chối ông Y Lý Sa keo kiệt kia.

Y Lý Sa thật bèn nhớ tới cái nhọt trên đầu, bình thường không ai có thể nhìn thấy được. Ông bèn gọi thợ hớt tóc đến kiểm chứng, thợ hớt tóc kiểm rồi bèn thưa với vua:

– Đại vương! Cả hai người đều có nhọt trên đầu, hạ thần không phân biệt được ai thật ai giả.

Người trưởng giả keo kiệt kia nghe thợ hớt tóc nói như thế rồi thì run lẩy bẩy, quá lo sợ tài sản bị chiếm đoạt nên té xỉu xuống đất ngay tại chỗ. Chính giây phút ấy Y Lý Sa giả mới hiện nguyên hình, nói với vua rằng:

– Đại vương, ta không phải là Y Lý Sa, ta là Thiên Đế Thích.

Nói xong bèn gọi Y Lý Sa dậy, người xung quanh vội lau mặt cho ông tỉnh. Thiên Đế Thích nói với ông rằng:

– Y Lý Sa! Tài sản ấy là sở hữu của ta chứ không phải của ngươi, ta chính là cha của ngươi đây! Nhờ làm điều thiện, hành bố thí nên sinh làm Thiên Đế Thích. Nhưng ngươi lại phá hoại gia quy của ta, trở thành một người bủn xỉn như vậy. Lòng tham của ngươi không đáy, đã phá hủy nhà chẩn tế, đuổi mắng kẻ ăn xin, một mực bảo thủ tài sản, tự mình không dám dùng cũng không bố thí cho người khác. Từ ngày hôm nay trở đi, ngươi phải xây lại nhà chẩn tế của ta, thực hành bố thí và làm việc thiện, bằng không thì bao nhiêu tài sản ấy sẽ bị ta biến thành cát bụi hết!

Lời răn bảo của cha đã làm cho Y Lý Sa tỉnh ngộ. Từ đó ông chịu làm việc thiện, chịu bố thí, giữ gìn theo Năm giới, về sau cũng được sinh lên cõi trời.

Khi Đức Phật thuật lại câu chuyện này xong, Ngài nói thêm: “Y Lý Sa biết ăn năn ấy chính là tiền thân của ta.”

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Truyện cổ phật giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Lê Khải Tú

    Con bạch Thầy! mẹ con và con có tính cách khác nhau. Mẹ con là người có nhiều khuyết điểm theo đạo lý nhà Phật, dễ nóng tính la mắng, không trung thực và cười người sống chân thật, không bao giờ cho mình sai điều gì và luôn đổ lỗi cho người khác,...Con góp ý hoài mà chưa được. Con lại nghịch duyên với mẹ con, khi con nghe lời mẹ con làm điều gì thì đa phần con gặp thất bại, những duyên của mẹ con đưa đến thì gây hại cho con. Con muốn đi tu để tiến bước trên con đường tâm linh, nhưng mẹ con muốn con phải nuôi mẹ sau này (năm nay mẹ 70 tuổi, có lương hưu). Mẹ con nói rằng con phải nuôi mẹ, rồi có gì sau này về già thì con vô trại xã hội mà ở. Con xin hỏi quý Thầy, con có nên báo hiếu mẹ con không, hay để gia đình anh trai nuôi (chị dâu không muốn nuôi) rồi con xin đi tu?

      Lê Khải Tú   16/07/2023 15:42
    • @Lê Khải Tú Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiaobienhoa.com để bạn tham khảo: Thầy có thể nghe những lời tâm sự này của con, thầy rất thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau, của chính con và ngay cả mẹ con nữa, để nhìn sâu mối quan hệ này giữa con và mẹ, ai cũng có những nỗi khổ riêng, khó mà giải bày cho nhau hiểu được, bởi con và mẹ có những khoảng cách vô hình để cùng nhau nói ra nỗi khổ trong lòng. Thầy ước gì con và mẹ có thể một lần được tỏ rõ nỗi khổ của nhau được, bằng sự lắng nghe thấu hiểu và yêu thương, từ hai phía chính ai cũng có một phần trách nhiệm trong đó.
      Về Đạo hiếu được Đức Phật dạy rất rõ và ngay chính Đức phật đã thực hành những hạnh hiếu đó đối với cha mẹ, thầy rất mong những lời dạy của Đức Phật dưới đây có thể giúp con đọc hiểu và thực hành theo, nhằm giúp chính mình và mẹ thoát ra những nỗi khổ được ẩn sâu trong tâm hồn.
      Đối với bổn phận của người làm con, Đức Phật dạy cũng có năm điều bổn phận và trách nhiệm.
      Một là cung phụng không để thiếu thốn.
      Đấy là một trong những nội dung được đức Phật dạy, trên phương diện vật chất, một trong những nhu cầu cần thiết và rất quan trọng, nhằm duy trì cuộc sống tinh thần được ổn định và hạnh phúc. Để cung phụng không để thiếu thốn, mỗi người con phải nhận thức rõ con đường học tập và sự nghiệp của bản thân, nhằm tạo ra sản phẩm vật chất, mới có khả năng và điều kiện đáp ứng những nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ, và giả trí, đối với cha mẹ của mình.
      Việc cung cấp vật chất không để thiếu thốn, Đức Phật rất quan tâm đến việc phụng dưỡng cha mẹ, tức là mỗi người con phải làm công việc hầu hạ cha mẹ, thậm chí ngay cả khi cha mẹ bệnh tật ói mửa thải những chất dơ của cơ thể, cũng phải hoan hỷ hỗ trợ cha mẹ vệ sinh dọn dẹp. Vai trò mỗi người con phải làm vui lòng cha mẹ, thì trước nhất phải hiểu biết tâm lý cha mẹ như thế nào.
      Giai đoạn từ độ tuổi 45 trở về sau, cha mẹ thường xuất hiện những tâm lý cảm xúc như, rất dễ cảm thấy mình bị bỏ rơi và quên lãng, thường rất hay quên và lo xa, hoài niệm lưu luyến quá khứ hay nhớ về những điều xưa cũ đã qua, việc phản xạ trong giao tiếp sẽ càng chậm chạp hơn.
      Bổn phận con cái không những cung cấp vật chất, còn thể hiện tính quan tâm chia sẻ những công việc hằng ngày của mình. Những người con ở xa cha mẹ, thì nên một ngày ít nhất hai cuộc điện thoại, còn những người con ở chung cha mẹ thì sáng thăm tối viếng bầu bạn cùng cha mẹ mỗi lúc cha mẹ cần.
      Hai là thay thế cha mẹ gánh vác công việc nặng nhọc.
      Sức khỏe là một trong những vấn đề Đức Phật quan tâm, nhằm dạy người con về việc, gánh vác công việc nặng nhọc, sự tiếp nối sự nghiệp của gia đình theo truyền thống, phần nào hỗ trợ giúp đỡ việc duy trì nghề nghiệp gia đình tổ tiên bao đời.
      Cha mẹ là người tham mưu tư vấn và định hướng rất quan trọng sự nghiệp của bản thân. thưa chuyện với cha mẹ sự tôn trọng mật thiết trên niềm tin cũng như nêu cao vai trò của cha mẹ trong đời sống gia đình, từ đó cha mẹ không cảm thấy mình vô dụng trước cuộc đời của con.
      Tiếp nối sự nghiệp của cha mẹ là một phần bổn phận làm con, vì đó là cả sự nghiệp của cha mẹ tạo dựng cần phải tiếp nối duy trì đúng cách đúng pháp, theo cách thức cha mẹ đã làm và dạy bảo. Phần khả năng và niềm đam mê của bản thân, cũng có thể phát huy và phát triển sự nghiệp riêng của bản thân con.
      Từ những yếu tố tâm sinh lý của cha mẹ khi về già, người con cần lưu ý nhằm hỗ trợ và nâng đỡ cha mẹ khi cần thiết, như việc phản xạ chậm trong giao tiếp, hay quên và lo xa, sợ một mình và cô đơn, từ những yếu tố tâm lý này, khiến cho cha mẹ khó khăn trong công việc hay sinh hoạt gia đình. Lúc này, người con cần phải giữ kiên nhẫn, nói chậm rãi, rõ ràng khi giao tiếp. cũng cần hết sức tránh những cử chỉ, lời nói làm cho cha mẹ cảm thấy tủi thân, mủi lòng hay thậm chí tự ái. thường xuyên động viên tinh thần để cha mẹ không cảm thấy tủi thân và lo lắng quá mức làm ảnh hưởng thể chất, tinh thần có thể dẫn đến suy giảm sức khỏe.
      Ba là giữ gìn truyền thống gia phong.
      Đây là yếu tố đạo đức, phẩm hạnh, nhân cách bổn phận làm con, Đức Phật rất chú trọng phần phẩm chất cao quý này, giữ gìn truyền thống gia phong ở đây là giữ gìn nếp sống đạo đức của dòng họ, tổ tiên ông bà và cha mẹ, cả một đời đi qua đều là một giá trị sống cho con cái phải gìn giữ và học tập.
      Giữ gìn truyền thống gia phong tốt đẹp còn được hiểu là người con phải tự nhận hiểu bản thân và tự hoàn thiện tư cách đạo đức của mình. Phận làm con, việc giữ vững gia phong bằng cách chuyển hóa những thói hư tật xấu của bản thân, sống đúng với tinh thần hiểu và yêu thương anh chị em, hiếu kính cha mẹ, tôn kính thầy bạn, biết thăm hỏi chú bác cô dì, biết lắng nghe và đồng cảm sâu sắc đến những mãnh đời khó khăn. Đây là một trong những đức tính cao đẹp đến tinh thần tri ân và báo ân, đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, mới có thân ta. “Nước có nguồn mới bủa khắp rạch sông, cây có gốc mới tỏa cành sanh ngọn, làm người phải có tổ có tông, mới không uổng công ưm trồng”.
      Truyền thông gia phong là một phép màu vi diệu, sự tiếp nối của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, trong người chúng ta là cả một dòng họ, quê hương, đồng bào. Việc nhận thức như vậy, bản thân mỗi người phải có tính trách nhiệm hơn về hành vi của bản thân, nhằm giữ gìn văn hóa bản sắc và phẩm chất đạo đức của cha ông để lại.
      Bốn là bảo vệ tài sản được kế thừa từ cha mẹ.
      Tài sản ở đây phải hiểu trên hai phương diện vật chất lẫn tinh thần, vật chất được tạo ra bằng mồ hôi và nước mắt, bằng con tim và khối óc với đôi bàn tay siêng năng, cha mẹ đã để lại một gia tài cho con thừa hưởng. Việc quản lý giữ gìn tài sản của cha mẹ được bền vững và lâu dài, là bổn phận quan trọng và cần thiết. Cuộc đời cha mẹ sống vì con vì cháu, mà sớm hôm lo cho con, cái ăn, cái mặc, cho con đến trường mở thông trí tuệ. Người con phải gìn giữ những đức tính chịu thương chịu khó đó của cha mẹ, áp dụng trong việc giáo dục con cái sau này.
      Phật dạy trong Kinh lạc thọ dụng, về cách vận hành tiền bạc và tài sản như thế nào là hữu ích và hiệu quả. Theo kinh văn, với một người cư sĩ chân chánh thì tiền bạc và tài sản cần phải sử dụng cho những mục đích: “Đem lại an lạc cho mình, đem lại an lạc cho cha mẹ, đem lại an lạc cho vợ con, đem lại an lạc cho người phục vụ, cho người làm công, đem lại an lạc cho bạn bè thân hữu; đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn, thiết trí các sự cúng dường hướng thượng”.
      kinh Giáo thọ thi ca la việt, đức Phật có dạy tới ba mươi sáu nguyên nhân làm phung phí tài sản mà khởi đầu từ sáu nguyên nhân: “một đam mê các loại rượu bia, làm mất tự chủ bản thân, hai là dạo phố mua sắm không mục, ba là la cà tựu điểm ăn chơi thâu đêm, bốn là đam mê cờ bạc, năm là giao du người không tin nhân quả. sáu là quen thói lười biếng ăn không hưởng thụ.” Vì thực tế đời sống của con người được triển khai trên nền tảng của hệ thống các dục vọng, mong mỏi được thỏa mãn dục vọng là đặc thù của con người.
      Để bảo vệ tài sản và của thừa tự của cha mẹ có lợi ích và giá trị, người con phải luôn làm chủ tự tâm, chuyển hóa những đam mê khoái lạc dục vọng thành tâm yêu thương trao tặng. Bằng công thức ba ba ba một. 30% phụ dưỡng cha mẹ cúng dường bố thí, 30% đầu tư vào nghề nghiệp, 30% tích góp giữ gìn làm tài sản riêng và sinh hoạt gia đình con cái, 10% hỗ trợ anh chị em khi cần. Công thức trên sẽ giúp việc duy trì tiền bạc và tài sản không bao giờ hết, mà tạo lập mối quan hệ mật thiết giữa mọi người với nhau, không bị đồng tiền chia phối, hướng đến một giá trị hạnh phúc thực tại.
      Năm là khuyến khích cha mẹ hướng thiện và tin nhận luật nhân quả.
      Trong Tăng chi có ghi lại rằng.
      Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:
      Này các Tỷ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin nhân quả, khuyến khích, hướng dẫn, cha mẹ tin hiểu nhân quả.
      Đối với cha mẹ theo ác niệm, khuyến khích, hướng dẫn, cha mẹ khởi tâm thiện lành.
      Đối với cha mẹ sân tham, khuyến khích, hướng dẫn, cha mẹ biết bố thí.
      Đối với cha mẹ có ác niệm, thì khuyến khích hướng dẫn, cha mẹ vào trí tuệ.
      Như vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha.
      Đối với giáo lý nhà Phật việc báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục cho cha mẹ, trên hai phương diện vật chất lẫn tinh thần, phần này Đức Phật chú trọng đến chắm sóc sức khỏe tình thần. Thiết lập niềm tin cho cha mẹ hướng thiện và chịu tin luật nhân quả là một điều rất giá trị, bỡi có như vậy tâm hồn cha mẹ mới an nhiên tự tại, khỏe mạnh và trường thọ dài lâu. Xây dựng cuộc sống với những đức tính thiện lành nhằm hướng đến những yêu thương, tha thứ, nuôi dưỡng tâm từ bi hỷ xả, thì mọi trói buộc của sự tham lam, sân hận, si mê, phiền não được dập tắt, mọi điều phước thiện được sanh khởi, thì tâm an cảnh an, có như vậy cha mẹ mới hướng trọn quả phước lành của hiện tiền và kiếp lai sanh.
      Đức phật dạy mỗi cá nhân người con, khi được sinh ra đời, đều mang một giá trị và ý nghĩa rất lớn, từ việc trao tặng một mầm sống, có cơ hội được tồn tại và phát triển, được trải nghiệm những phép màu của sự sống, tận hưởng những giá trị hạnh phúc, đó là một đặc ân từ cha mẹ. Hiện tượng phá thai ngày nay là một hồi chuông báo động, sự gia tăng người phụ nữ khi biết mình mang thai ngoài ý muốn, đều nghĩ đến việc phá hai. Việc chúng ta được ra đời là một công ơn rất lớn đối với sự sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
      Để hiểu và phụng dưỡng một cách đúng nghĩa, chúng ta phải hiểu biết được những thuộc tính và bản chất, mang tính quy luật của tâm sinh lý, người cha người mẹ như thế nào.
      Khi mọi yếu tố hợp nhất giữa tinh cha huyết mẹ, tâm thức tái sinh, một mầm sống được sinh ra đời, tiếng khóc chào đời của con, và niềm hạnh phúc vô biên của cha mẹ. Nhưng để có được cảm xúc hạnh phúc vô bờ bến đó, người mẹ phải trả một cái giá rất lớn. khi mang thai con tới khi sinh con thì đeo cái bụng hơn nửa năm trời, không được ăn thứ gì mình muốn, ho lên tiếng thì cái bụng nó đau, nằm nghiêng thì cấn bụng khó, bệnh cũng không được uống thuốc, phải ráng chịu đựng. Phù tay, phù chân, da xấu đi, da bụng thì rạn nứt từng đường. Bụng thì nặng, vẫn phải đi làm. Chồng biết chuyện thì thông cảm, hiểu cho mà chiều chuộng, chồng không hiểu thì phải ôm nổi khổ một mình góc tối. Tới khi đẻ thì muôn phần đau sao kể xiết nổi lòng mẹ. Mấy cây song sắt đầu giường sanh của bệnh viện, những người mẹ nắm 2 tay vô đó để đỡ đau mà cong luôn 2 thanh sắt. Sự đau cùng khổ ví như tương đương, là gãy 37 khúc xương cùng 1 lúc. Có đứa dễ sinh thì đau ngắn, có đứa khó sinh phải đau như vậy suốt 24 giờ mới chịu ra, Sinh không được thì phải đẻ mổ, bác sĩ ý tá phải cắt bụng tới 6 lớp da thịt của mẹ, rồi may lại 6 lớp ấy. Thuốc mê dùng cho sinh mổ, làm chết rất nhiều noron não của mẹ, giảm trí nhớ nhiều lắm. Rồi Chăm con một mình, con bệnh con đau cũng đổi thừa cho mẹ. Con hư cũng nói tại mẹ. Rồi cương sữa, lúc mới cho bú lần đầu, có ai hiểu được là ngực mẹ chảy máu, con còn thơ dại phải mất tới 2, 3 tuần mới tập bú đúng cách theo thói quen. Trong thời gian đó, lúc đó ngực mẹ cứng như đá, sữa về nó cương lên phải cho nó đi ra, con mà bú sai, thì ngực mẹ chảy máu, mẹ khóc không thành tiếng trong đêm khuya mà con chồng đâu hay biết. Mà cứ 2 tiếng phải cho con bú 1 lần không, ngủ không được trong đem dài thao thức. Nhắm được cái là con lại khóc. Mẹ nằm trong nhà mãi một tháng mới được ra ngoài, ngực đau, mẹ đẻ mổ thì đau vết mổ, mẹ đẻ thường thì đau vết cắt. bệnh cũng không được uống thuốc vì uống thuốc nó đi vô sữa, không tốt cho con, cũng phải cắn răng chịu, mẹ hiện đại thì đỡ hơn, vừa cho bú mẹ, vừa cho bú ngoài, mẹ điều kiện thì thuê bà vú chăm phụ. Rồi văn hóa tập tục của người Việt Nam với truyền thống, thì 1 tháng không được ra khỏi nhà, 1 tháng không được tắm, phải nằm hơ lá, hơ tro, không được ra gió. phải kiêng nhiều món ăn không hợp. Con bệnh đau là đổi thừa mẹ chăm, rồi người này nói ra người hàng xóm nói vào. Thêm nữa, lúc đó hocmon mẹ thay đổi, nó tiết ra chất làm cho sự việc nó tiêu cực hơn gấp nhiều lần. Nên mẹ đôi lúc trầm cảm sau sinh rất nhiều, có nhiều bà mẹ không hiểu, vấn đề nạn giải của nổi khổ niềm đau trong tâm trí phải tìm đến cái cách tự tử. Có con nhiều lúc không được nuôi theo ý mình, mẹ chồng không thông hiểu thì thôi, la mắng chửi lên nói tới nói lui rất khổ tâm mẹ. Rồi mang nặng đẻ đau, ở nhà mẹ ruột chăm cũng đỡ, nhưng tới khi ra tháng rồi, là phải ẵm con về nhà chồng, bất công vậy có ai biết. Sinh con gái nuôi cho lớn rồi gã đi, tới khi nó đẻ thì nó về nhà mẹ ruột, cứng cáp rồi thì phải chạy sang chăm sóc cho, Đau đớn gì chỉ có con gái với mẹ biết thôi. Rồi dạy con, con hư thì tại mẹ, mà con ngoan thì thơm chung. Đẻ xong thân mẹ tiều tụy. Ngực thì xệ xuống, da thịt thì giãn ra. Rồi theo truyền thống, định kiến phụ nữ phải làm việc nhà. Ngày nay thì lại có câu, " phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà". Rồi cũng là định kiến, phụ nữ là phải ăn mặc cho gọn gàng, đàn ông thì sao cũng được. Mẹ thì phận nữ nhi không đc làm thế này, thế nọ. Đi làm thì người ta cũng ưu tiên nam hơn, vì nam có sức khoẻ hơn, và ít vướng bận gia đình hơn. nên đa số chức lớn là đàn ông. Còn phụ nữ, dù có cố gắng, có giỏi cỡ nào, có vương xa cỡ nào cũng không thoát được định kiến. May lấy được chồng hiểu chuyện thì vớt vác được chút gì đó, còn không là sống, mà chỉ cho người khác thôi. Cuối cùng cả đời nhìn lại, chẳng có mấy giây phút nào được sống cho bản thân, làm những gì mình thích. không còn được mặc những chiếc đầm đẹp, không còn được mang đôi giày cao gót xinh xắn, cũng ko được đeo thứ trang sức trẻ trung nữa. Tiếc nuối thì cũng đã già, đành nghĩ chết cũng được.
      Có số ít người thì vượt xa khuôn khổ xưa cũ, khi con cái đã lớn, mẹ bắt đầu sống cho mình, làm những thứ hồi trẻ không làm được. Thì cũng là xã hội, nói bà này già rồi còn ăn mặc kiểu đó, hay ngồi kiểu đó, hay trang điểm kiểu đó, cũng là xã hội đang góp thêm phần bất công cho phụ nữ.
      Trong kinh tạng NIKAYA, tương ưng bộ IV, chương 3, phẩm trung lược, phần đặc thù Đức Phật có nói lên Phái yêu như sau:
      Một thời, Thế tôn trú ở Rajagaha, tại trúc lâm Ngài cho gọi các Tỳ Kheo:
      Này các tỳ kheo, có năm đau khổ riêng biệt mà người phụ nữ phải gang chịu, khác biết với người đàn ông. Thế nào là năm?
      ở đây, này các tỳ kheo, người phụ nữ lúc trẻ tuổi đi đến nhà chồng, không có bà con. Đây là khổ đau riêng biệt thứ nhất, người phụ nữ phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.
      Lại nữa, này các tỳ kheo, người phụ nữ có kinh nguyệt. đây là đau khổ riêng biệt thứ hai, người phụ nữ phải gánh chịu, khác với đàn ông.
      Lại nữa, này các tỳ kheo, người phụ nữ phải mang thai. Đây là đau khổ riêng biệt thứ ba, người phụ nữ phải gánh chị, khác biệt với đàn ông.
      Lại nữa, này các tỳ kheo, người phụ nữ phải sinh con. Đây là đau khổ riêng biệt thứ bốn, người phụ nữ phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.
      Lại nữa, này các tỳ kheo, người phụ nữ hầu hạ đàn ông. Đây là đau khổ riêng biệt thứ năm, người phụ nữ phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.
      Này các tỳ kheo, đây là năm đau khổ riêng biệt, người phụ nữ phải gánh chịu, khác với đàn ông.
      Hễ là con người hay mọi vật trên thế gian, đều có những nổi khổ đặc thù riêng, nhưng người phụ nữ nói riêng và giống cái nói chung thì bởi vì phải mang trên mình giới tính cái, phải gánh thêm một thiên chức làm mẹ, thành ra cấu trúc sinh lý có tính đặc thù khác biệt đối với đàn ông, từ cấu trúc sinh lý khác biệt đó cũng hình thành lên tâm lý dễ nhạy cảm về cảm xúc, dễ buồn và xúc động hơn đàn ông. Đức phật đề cập đến những yếu tố khổ đau riêng biệt của phái yếu, nhằm nói đến những nỗi đau khổ thầm kín, riêng tư của người phụ nữ phải gánh chịu. Trong xã hội hiện nay, chúng ta thấy có sự tiến bộ về phương diện bình đẳng giới, phụ nữ được thoát ra khỏi cái bóng của người đàn ông, tự khẳng định bản thân, không còn bị sỉ nhục danh phẩm hay đối xử bất công về giới nữa. Song, những giới hạn về giới tính cũng không thể bình đẳng thực sự đối với phụ nữ khi so sánh với đàn ông, bởi cấu trúc tâm sinh lý của người nữ đã thấy rõ ở điều, điển hình như kinh nguyệt mỗi tháng làm cho người nữ bực bội phiền toái nặng nề mệt mỏi và đau bụng khó chịu. Từ đó người đàn ông có cách nhìn thấu hiểu và yêu thương, đồng cảm sâu sắc hơn đến những tâm tư nguyện vọng của người phụ nữ, thể hiện sự trân quý và coi trọng vai trò người vợ hơn.
      Thân chúc con biết lắng nghe thấu hiểu và yêu thương:

        Thầy Uri   16/07/2023 15:42
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập894
  • Hôm nay53,695
  • Tháng hiện tại3,741,589
  • Tổng lượt truy cập97,874,815
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây