Phước đức của hoàng hậu - Câu chuyện nhân quả kỳ 82 - Phật giáo cố sự đại toàn

Thứ tư - 14/06/2023 07:57
Câu chuyện về Phước đức của hoàng hậu được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” kể câu chuyện về hoàng hậu có nhiều phước đức nên chiếc nhẫn bị nhà vua ném đi lại tìm được về.

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Câu chuyện nhân quả Phước đức của hoàng hậu

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html

để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Phước đức của hoàng hậu được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Đức Phật đã từng dạy rằng người hành bố thí là người đang tạo cho mình một gia sản vững chắc. Công đức của bố thí không những thù thắng, mà còn là nơi nương tựa bảo đảm và an toàn nhất. Những người hiện tại giàu có trên thế gian chính là những người đã tạo nhân bố thí trong kiếp trước, và họ đang hưởng phúc báo của công đức này. Và người hành bố thí ngày nay chính là đang chuẩn bị hưởng hạnh phúc trong tương lai.

Thời xưa ở Ấn Độ có một bà hoàng hậu, lòng tin Phật pháp rất thâm sâu và thành khẩn. Bà chỉ thích làm hai việc là bố thí và tạo công đức. Vì thế nhân dân trong vương quốc rất thương mến tôn kính bà, và ngay trong cung bà cũng được tất cả mọi người suy tôn.

Một hôm, bà khoác vào người một bộ y phục lụa là tuyệt đẹp, trên đầu đội vương miện bằng trân châu để đi dạo trong vườn hoa với nhà vua. Nhà vua ngắm nhan sắc kiều diễm của hoàng hậu và nói:

– Ái khanh của ta! Nàng nghĩ xem, nàng trang điểm thật là xinh đẹp, mức sống phú quý mà nàng đang hưởng thật ít ai có được. Nhờ ta mà nàng mới có một cuộc đời vinh quang như thế, nàng thấy có đúng không? Ta là vua, nàng là hoàng hậu, ta ăn thì ăn ngon, mặc thì mặc đẹp, nhà ở thì lộng lẫy, những niềm phúc lạc ấy nàng đều được chia sẻ với ta, thế thì ái khanh ơi, nàng phải thương yêu ta lắm mới phải!

– Đại vương, thiếp phải luôn luôn thương yêu và cảm tạ đại vương. Nhưng phú quý thiếp được hưởng ngày hôm nay, không phải là nhờ đại vương ban cho mà là nhờ phúc báo sẵn có của thiếp. Giữa chúng ta chỉ có quan hệ vợ chồng, còn nói tới phúc báo của người này hay người kia, thì phải nói là nhờ nhân thiện do chính mỗi người gieo trồng chứ không ai ảnh hưởng ai được cả!

Những câu nói của hoàng hậu không làm cho vua hài lòng chút nào, nhưng ông không trả lời, chỉ hầm hầm quay trở về vương cung. Ông muốn chứng tỏ cho hoàng hậu thấy rằng những quan niệm của bà không đứng vững.

Khuya hôm ấy, chờ hoàng hậu ngủ say rồi, ông lén cởi chiếc nhẫn quý giá mà hoàng hậu đang đeo trên tay rồi đem ném xuống sông. Vua làm điều này một cách bí mật, không có người nào trông thấy. Hôm sau hoàng hậu tỉnh giấc, thấy chiếc nhẫn không cánh mà bay bèn hỏi vua:

– Quân vương! Chàng có thấy chiếc nhẫn của thiếp không?

Vua đáp:

– Làm sao ta thấy được? Nhẫn nàng đang mang trên tay tại sao lại hỏi ta? Không lẽ một người sẵn có phúc đức như nàng mà cũng bị mất nhẫn ư?

Nhà vua trả lời một cách châm biếm.

– Vâng, nếu thiếp có phúc và chiếc nhẫn ấy là thuộc về thiếp thì chắc chắn nó sẽ không mất; ngược lại nếu thiếp không được sở hữu một vật nào đó mà cứ cưỡng ép để có thì cũng chỉ vô ích mà thôi.

Thái độ của hoàng hậu rất thản nhiên và tự tại. Tuy đó chỉ là một chiếc nhẫn, nhưng trên chiếc nhẫn có gắn một viên bảo châu vô giá, thế mà chiếc nhẫn mất đi không làm cho hoàng hậu phiền não hay ưu tư chút nào. Nếu chuyện ấy xảy ra cho nhà vua, chắc là ông đã lo lắng ghê gớm lắm, vì thế ông mới lập ra mưu kế ấy để đánh đổ cái lý luận tự cho mình là phi phàm của hoàng hậu.

Lạ thay, ba ngày sau, cung nữ trong nhà bếp mổ bụng một con cá thì tìm ra chiếc nhẫn mà hoàng hậu đã mất mấy hôm nay. Vua nghe tin này ngạc nhiên cùng cực, lúc ấy ông mới tin tưởng chắc chắn rằng phúc đức là điều không thể nghĩ bàn.

Số là sau khi chiếc nhẫn bị vua ném xuống sông rồi, thì liền bị một con cá bơi ngang chỗ ấy đớp vào bụng mất. Mới nuốt xong chiếc nhẫn, nó rơi ngay vào lưới của một người đánh cá và người này đem mẻ cá mới lưới được bán cho triều đình. Mọi sự việc ăn khớp vơi nhau chặt chẽ, chỉ cái phước vô song của hoàng hậu mới khiến cho chiếc nhẫn đã mất mà tìm lại được một cách hy hữu như thế.

Từ đó trong cách đối xử với hoàng hậu, vua không dám tỏ ra mình là người thi ân nữa, vì ông đã tin rằng phúc của ai thì người đó hưởng. Tội báo hay phúc báo đều như bóng theo hình.

Phúc báo là do bố thí, do cúng dường mà có. Làm người nên bố thí, nên cúng dường cho nhiều là vì lý do này.

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Truyện cổ phật giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Tiến Hoàng

    Con bạch Thầy! Năm nay con 58 tuổi chồng con mất 4 năm nay con có 1 đứa con trai đang học lớp 10 từ khi con lấy chông cho tới nay con đều ở nhà thuê cho tới lúc chồng mất thì con mới lên xin mẹ con cho con về ở. Mẹ con cũng đã cho con vô ở cũng được 1 năm rưỡi xong rồi em con nó lên nó quậy nó không cho mẹ con con ở bây giờ nó dọn hết đồ của mẹ con con vứt hết ở bên ngoài, hôm qua phải ở ngoài mưa mẹ con bị lẫn nên không biết gì Xin hỏi thầy là con có tội hay là em con có tội ạ

      Nguyễn Tiến Hoàng   19/07/2023 08:01
    • @Nguyễn Tiến Hoàng Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiaobienhoa.com để bạn tham khảo: Nam Mô A Di Đà Phật: Thân chào Phật tử! Qua những gì Phật tử vừa kể, thầy hiểu những nỗi khổ mà Phật tử đang gặp phải, đối với một người vợ khi mất đi một người chồng yêu thương, chính là trụ cột của gia đình niềm hạnh phúc nguồn tự hào của con cái mỗi khi nhắc về, những niềm đau này chỉ có Phật tử mới cảm nhận sâu sắc rõ ràng nhất, nhưng đau cho mấy không bằng những nỗi đau chính những người thân mình, đối đãi một cách không ra gì. Đứng trên phương diện của thầy nhìn nhận, thầy cảm thương cho cả Phật tử lẫn người em, đã lên quậy phá không cho Phật tử ở cùng mẹ, ở đây Phật tử hỏi những hành động đã xảy ra, giữa bản thân có tội hay người em có tội, thực sự không ai có tội hết thưa Phật tử, chỉ là hai chúng ta giữa Phật tử là người em chưa thật sự thấu hiểu những nỗi khổ cho nhau, giữa cả hai người có sự hiểu lầm về nhau, khiến cho xảy ra thế sự như vậy đáng buồn thương.
      Khi Phật tử đặt câu hỏi này, thầy nhận thấy Phật tử là người gieo trồng căn lành đối với Phật pháp, việc tu đạo là một nền tảng chuyển đổi nghiệp lực xấu của bản thân thành tốt, việc thực tập hạnh nguyện lắng nghe của Quan Thế Âm Bồ Tát, là một cách thấu hiểu những nỗi khổ của chính mình, cũng là cách hiểu người em, tại sao và nguyên nhân gì em lại quậy phá, đánh đuổi mình ra khỏi nhà, phải chăng em mình cũng có khổ nỗi tâm hay sự lo lắng gì không thể nói ra. Thực hành đạo Từ bi của đức Phật chúng ta dễ tha thứ cho nhau, thầy tin chắc một ngày người em của Phật tử sẽ thấu hiểu được nỗi lòng này của bạn.
      Thân chúc Phật tử mỗi ngày tinh tấn hơn về lòng từ bi, chuyển đổi thân nghiệp mang lại hạnh phúc an lạc trong cuộc sống.

        Thầy Uri   19/07/2023 08:01
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập756
  • Máy chủ tìm kiếm268
  • Khách viếng thăm488
  • Hôm nay78,039
  • Tháng hiện tại6,306,716
  • Tổng lượt truy cập93,699,081
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây