“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.
Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.
Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:
“Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình”
“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”
Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html
để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Câu chuyện về Bài học cho người háo sắc được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Có một cặp vợ chồng kia sống tại một nơi hẻo lánh của Ấn Độ, vì muốn cầu thiện tri thức nên không ngại đường xa vạn dặm, dọn về thành Xá Vệ tìm kế sinh nhai. Hai vợ chồng đều có tên rất đẹp, chồng tên Lạc Tu, vợ tên Hân Kiến. Chồng thì tinh tiến tu trì Phật pháp, vợ thì xinh đẹp như tiên nữ, người nào đã từng quen biết với cặp vợ chồng này, khi nói về họ cũng đều không tiếc lời khen ngợi.
Hân Kiến không những xinh đẹp mà còn phúc hậu hiền lành, khiến rất nhiều người hiếu kỳ muốn được nhìn thấy mặt người tiên. Nhưng khổ thay, Hân Kiến không bao giờ bước chân ra khỏi cổng, sợ mình là nguyên nhân mang tới cái họa thị phi. Chỉ khi nào các vị tỳ-kheo thánh nhân đến nhà nàng mới chịu đích thân tiếp đãi và lễ kính cúng dường.
Nhưng danh tiếng về nhan sắc của nàng vẫn vang lừng khắp nơi, xa gần không ai là không nghe nói đến và tấm tắc khen ngợi.
“Danh thơm đưa đến sự ganh tị, nhan sắc đưa đến tai họa.” Nhan sắc mỹ lệ của Hân Kiến suýt chút nữa đã là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hai vợ chồng.
Có một ông vua tên là Tự Tại, nghe đồn về nhan sắc của Hân Kiến, cũng muốn được một lần nhìn xem nàng xinh đẹp tới mức nào. Một hôm ông hỏi vị đại thần thân cận nhất:
– Có cách nào cho ta được thấy nàng không?
Vị đại thần trả lời:
– Hai vợ chồng họ đã quy y Tam Bảo, đã thọ năm giới, nghiêm trì giới luật, bình thường rất ít khi ra khỏi nhà. Phu nhân Hân Kiến vốn không chịu tiếp một ai, nếu đại vương nhất định muốn nhìn thấy mặt phu nhân, thì chỉ có một cách là giả làm tỳ-kheo, lúc ấy phu nhân Hân Kiến mới bằng lòng tiếp đãi.
Vua Tự Tại làm đúng lời khuyên của vị đại thần, giả dạng làm một người tu hành đến nhà của Hân Kiến, quả nhiên được nàng tiếp đãi một cách nhiệt thành. Về lại cung, ông không phút giây nào là không nhớ tưởng đến nàng, vì trong đời ông chưa từng gặp một người đẹp như thế. Ông bèn nghĩ làm cách nào để có thể sống chung với mỹ nhân mãi mãi, nhưng biết làm sao đây? Ông lại tìm đến vị đại thần nói trên để vấn kế, vị này trả lời:
– Tuy hai vợ chồng là người tu hành và lại là người từ xa đến đây sinh sống, song đã cư trú ở nước này thì đều là thần dân của đại vương. Nếu đại vương cho triệu đến gặp mà họ không đến là không tuân thánh chỉ, là có tội phải phạt, lẽ nào họ không sợ tội hay sao? Thần còn xin tâu thêm rằng, tại một nơi cách đây hơn ngàn dặm, có một cái hồ rất lớn, trong hồ ấy có mọc những đóa hoa sen ngũ sắc, nếu có ai muốn hái những đóa hoa sen ấy phải vượt qua ba loại tai nạn, một là rắn độc, hai là ác thú, ba là giặc cướp. Chúng ta không có lý do gì tự nhiên bắt tội người ta, nhưng nếu muốn buộc cho họ có tội thì đại vương chỉ cần sai Lạc Tu đi hái những đóa hoa sen ấy về, tự nhiên hắn sẽ phải táng thân mất mạng. Đại vương, nếu muốn bắt mỹ nhân Hân Kiến thì đây là một giải pháp có thể giúp đại vương thành tựu được ý nguyện.
Vua Tự Tại lúc ấy không còn nhân tính, tâm tư đã hoàn toàn bị tham dục sai sử, không còn biết đâu là lương tâm, là lẽ trời, nên cứ đúng theo lời khuyên của vị đại thần mà thi hành. Ông lập tức cho triệu Lạc Tu vào cung, hỏi rằng:
– Khanh là thần dân của ai?
– Thần là thần dân của đại vương.
– Đã là thần dân của ta, vậy tại sao từ trước đến nay không đến bái kiến ta?
– Thần tự thấy mình ngu si dốt nát, từ trong bùn lầy nước đọng sinh ra nên không dám đến bái kiến đại vương.
Vua Tự Tại sa sầm nét mặt:
– Ngươi có biết không đến bái kiến vua là có tội hay không?
– Xin đại vương bớt giận, thần đã tự biết lỗi của mình rồi.
Vua Tự Tại khấp khởi mừng thầm, thấy kế hoạch của mình sắp thành công, hình bóng của mỹ nhân sắp xuất hiện trước mắt, bèn nói tiếp:
– Ngươi đã tự biết lỗi, ta sẽ không xử tử ngươi. Nhưng ta đang muốn một vật này, nếu như ngươi mang về được cho ta thì ta sẽ xá tội cho ngươi.
Lạc Tu hỏi:
– Thần sẵn sàng làm những gì đại vương sai bảo, nhưng không biết đại vương muốn sai thần đi đâu và mang những gì về cho đại vương? Xin đại vương chỉ dạy rõ ràng.
– Cách đây hơn ngàn dặm đường có một cái hồ lớn, trong ấy có mọc những đóa sen ngũ sắc ngạt ngào hương. Ta chỉ cần ngươi hái về cho ta một đóa thôi. Nhưng ta căn dặn ngươi, ngươi phải trở lại trong vòng bảy ngày. Quá thời hạn bảy ngày ta sẽ kết tội ngươi chậm trễ.
Lạc Tu về nhà, đem tất cả mọi sự kể cho vợ nghe. Hân Kiến nghe xong buồn bã nói:
– Tai nạn của chàng hôm nay là do nhan sắc của thiếp mà ra. Đức Phật đã từng nói, Tam giới không phải là nơi chắc chắn, ta chỉ có thể nương tựa vào giới luật mà thôi. Khi ra đường, chàng phải niệm thầm danh hiệu Phật, không phút giây nào quên lãng. Có như thế mới có thể biến họa thành phúc được. Nhưng nếu chẳng may chàng có bề gì, thiếp sẽ xuống tóc xuất gia, quyết vì chàng mà không bao giờ tái giá.
Hân Kiến chuẩn bị lương khô cho chồng mang theo và hai người từ biệt nhau. Đây là một cuộc chia tay đau đớn, nhưng họ không bịn rịn khóc lóc như người thường. Lạc Tu sửa soạn đâu đó xong xuôi là lập tức lên đường, hướng thành ngoại mà ra đi.
Từ khi ra khỏi cửa đi ròng rã được bốn ngày, Lạc Tu mới gặp phải chuyện chưa từng thấy. Hôm ấy, khi trời sắp tối, trên con đường hoang vắng bỗng có một bọn cướp kéo đến rất đông đảo, trong tay cầm nào gươm nào đao, nào thương nào kích, trông hung dữ bạo tàn rất ghê rợn. Lạc Tu thấy họ thì chỉ một lòng niệm thánh hiệu của Phật. Tướng cướp chận đường hỏi:
– Ê, mi là ai? Dám cả gan tới đây làm gì?
– Tôi tên là Lạc Tu, là đệ tử của đức Phật, phải tới đây để hái hoa sen ngũ sắc.
Lạc Tu trả lời một cách cứng cỏi. Nghe chàng tự xưng mình là đệ tử của đức Phật, thái độ và giọng nói của bọn cướp thay đổi hẳn, họ trở nên tử tế và ôn hòa:
– Trước đây vua đã từng sai nhiều người tới đây hái hoa, nhưng chúng tôi căm hận vua trị nước không công minh nên chúng tôi giết hết những người ấy rồi. Huynh không phải là người có tội mà bị vua ra lệnh tới đây. Chúng tôi tuy là một lũ giặc cướp nhưng tuyệt đối không hại đệ tử của đức Phật, huống chi huynh là người vô tội? Ngay giờ phút này chúng tôi xin thả huynh đi, nhưng trên đường đi như thế, huynh sẽ phải gặp rắn độc và ác thú, chưa chắc đã tránh khỏi bị chúng làm hại. Thôi thì bây giờ huynh không cần phải đi, chúng tôi sẽ đi hái hoa thay huynh, sau đó huynh có thể bình an mà trở về. Chúng tôi làm như thế vì sự kính trọng đối với đức Phật, và nếu chúng tôi giúp đỡ cho đệ tử của Ngài thì sau này chúng tôi có thể chia được một chút phúc đức. Xin huynh ở lại đây chờ một chút.
Không lâu sau, họ đem hoa sen ngũ sắc về, không phải chỉ một đóa hoa mà là rất nhiều hoa, Lạc Tu không thể nào khuân nổi. Bọn cướp bèn gởi người khuân giúp Lạc Tu và hộ tống chàng về tới cửa thành mới chia tay.
Khi Lạc Tu vào yết kiến vua Tự Tại, vua kinh ngạc tột độ khi thấy chàng đã về tới bình yên vô sự, bèn hỏi rằng:
– Trên đường đi khanh đã gặp những gì? Làm sao khanh lại có thể về tới mau chóng như thế?
Lạc Tu không giấu giếm, đem tất cả mọi chuyện ra kể cho vua Tự Tại nghe. Vua nghe rồi, xấu hổ mà rằng:
– Bọn cướp là phường không biết phải trái, vì thế ngày thường vẫn gia hại khách buôn qua lại. Vậy mà khanh được họ giúp đỡ, khanh đã cảm hóa được họ, khanh hẳn phải là người rất thiện lương. Đáng xấu hổ thay cho ta, ngồi trên cương vị một ông vua mà không biết phân biệt thiện ác, không rõ đúng sai, bọn giặc cướp mà còn biết kính trọng khanh và khinh thường ta nữa là! Khanh là người được bọn đạo tặc tôn kính, thế mà ta lại lập kế mưu hại khanh, ta thật là sai quấy!
Lúc ấy vua Tự Tại thật sự cảm thấy xấu hổ, bèn sám hối với Lạc Tu và phát nguyện quy y đức Phật, thọ trì ngũ giới, sửa chữa sai lầm cũ, xây dựng một tương lai thiện lành, và trở thành một vị đại hộ pháp của đức Phật.
Về sau, vua Tự Tại dùng đức độ nhân từ mà trị dân, bọn cướp bỏ nghề cũ trở về với đời sống lương thiện, quốc gia vì thế mà trở nên thái bình an lạc.
Sự thật, chính là nhờ vợ chồng Lạc Tu đã chân thành tu hành theo Phật pháp nên mới cảm hóa được mọi người.
Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch Thầy! 2 năm trước con có chép lại mấy trang đầu của Kinh Địa Tạng ra 1 quyển vở. Sau do ko cẩn thận trong bảo quản, quyển vở đã bị ướt và mực bị nhoè hết. Nay con ko biết nên làm thế nào. Kính mong chư thầy khai thị cho con. A Di Đà Phật.
@Lê Nguyễn Lan Ngọc Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiaobienhoa.com để bạn tham khảo: Nam Mô A Di Đà Phật: Thân Chào bạn Đoàn Đức Huy! thầy tán thán công đức của bạn đã làm, đó ghi chép Kinh Phật, với thời đại công nghệ hiện nay, ít được ai nghĩ đến việc chép Kinh. Ngày xưa vào thời điểm du canh du cư, phương tiện kém làm đệ tử Phật đã Phát tâm làm những việc đại sự đó là điêu khắc Kinh vào đá, lên gỗ quý, nhằm hộ trì Pháp Bảo của Đạo Phật mãi được lưu hành trong chốn dân gian, làm lợi ích cho lê dân ba tánh. Phát tâm ghi chép Kinh Phật là rất tốt, đây là cách để bạn có thể tiếp cận những lời vàng, mà Đức Phật đã dạy bằng một cách trực tiếp nhất, nhằm giúp bạn liễu ngộ được điều gì, hỗ trợ giúp bạn trên đường tu đạo đạt được những giá trị hạnh phúc.
Đối với vấn đề Kinh Đại Tạng Bạn đã phát tâm ghi chép lại, giờ bị nhòe do thấm nước bị hư, bạn có thể làm theo cách thầy chỉ là được, một là nên đem cuốn sách chép thiêu, bằng cách đến một ngôi chùa gần nhà bạn nhất, nhờ Sư trụ trì giúp đỡ nhận thiêu hóa giùm, nếu trường hợp Sư trụ trì không nhận, thì bạn có thể nhờ Sư Chứng minh cho bạn tự thiêu hóa, rồi bạn tự niệm bài chú Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn 7 lần, "Ly bà ly bà đế, Cầu ha cầu ha đế, Đà la ni đế. Ni ha ra đế, Tỳ lê nễ đế, Ma ha già đế, Chân lăn càn đế, Ta bà ha." xong là tự thiêu hóa, việc làm này bạn thêm phước đức.
Thân Chúc Bạn Thân Tâm Thường An Lạc: