Thời và vận - Câu chuyện nhân quả kỳ 71 - Phật giáo cố sự đại toàn

Thứ năm - 08/06/2023 06:40
Câu chuyện về Thời và vận được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” kể câu chuyện về người cùng đinh gặp thời vận xin đi trừ quỷ thì lại kiếm được kho tàng còn người hớt tóc đi bắt trước thì bị tù tội.

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Câu chuyện nhân quả Thời và vận

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html

để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Thời và vận được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Tại Ấn Độ ngày xưa, vua nước Ba La Nại tên là Phạm Đạt Ma. Một hôm, vua và quần thần lên núi thẳm rừng sâu săn bắn, đến chiều tối thì trú đêm trong một căn lều cỏ dưới ngọn cây cao. Sau một ngày chạy nhảy săn đuổi, vua Phạm Đạt Ma rất mệt mỏi nên vừa đặt lưng xuống là ngủ say như chết. Lúc ấy, trong ngoài tĩnh mịch, cái yên tĩnh của ban đêm như có gì rờn rợn. Bỗng nhiên xa xa có tiếng gọi:

– Bệ hạ! Bệ hạ! Vua Phạm Đạt Ma!

Vua Phạm Đạt Ma đang ngủ say bị tiếng gọi ấy đánh thức dậy thình lình, ông mở to hai mắt nghiêng tai lắng nghe.

– Bệ hạ! Bệ hạ!... Bệ hạ!

Trong đêm đen, ai là người gọi nhà vua? Vua Phạm Đạt Ma cho rằng thần kinh của mình quá ư nhậy cảm nên không thèm tìm hiểu gì thêm, nhắm mắt ngủ tiếp.

Ngày hôm sau, đoàn người lại tiếp tục săn bắn, cho đến khi mặt trời ngả về tây họ mới mệt nhoài kéo nhau về. Suốt một ngày săn bắn hào hứng, nhà vua đã quên khuấy tiếng gọi trong đêm vừa qua. Đêm hôm ấy, y như đêm trước, ông lại ngủ rất say. Đến nửa đêm, tiếng gọi quái dị lại vang lên:

– Bệ hạ! Bệ hạ!... Bệ hạ!

Nhà vua lại bị tiếng gọi đánh thức, hơi cảm thấy bực bội nhưng đồng thời cũng lấy làm lạ, làm sao mà hai đêm liền lại có người gọi mình như thế? Vua sai cận vệ ra ngoài nhìn xem là ai, nhưng không hề có bóng dáng của một người lạ nào.

Qua đêm thứ ba, sự thể lại diễn ra như trước. Lần này vua bắt đầu cảm thấy sợ, ông không còn hứng thú gì trong việc săn bắn nữa, tuy đó là thú vui mà ông ưa thích nhất từ trước đến nay. Trời vừa hừng sáng, vua không dám nấn ná lại chỗ ấy, truyền lệnh cho quần thần trong vòng một giờ phải nhổ trại và thu dọn tất cả để tức khắc hồi cung.

Về tới hoàng cung, vua vẫn còn phiền não vì chuyện này nên triệu tập đông đủ các đại thần trong triều để cùng nhau thảo luận. Mọi người đoán chắc rằng đây là yêu ma quỷ mị tác quái, và phải tìm cách trừ khử ma quỷ ngay.

Nhưng khi nói đến ma quỷ thì ai cũng run sợ, văn võ đại thần tướng sĩ trong triều chẳng ai dám đảm nhận trọng trách một mình vào chốn rừng sâu quyết đấu với ma quỷ.

Cuối cùng, chỉ còn cách là dán yết thị, chiêu mộ người can đảm dũng lược và có sức mạnh đi bắt quỷ.

Bảng yết thị nói rằng, người nào trừ được quỷ sẽ được thưởng 500 lượng vàng.

Yết thị dán lên chưa được bao lâu thì có một người nghèo khổ cùng đinh nhưng lại rất gan dạ đến xin đi trừ quỷ để lãnh thưởng.

Vua thấy người này thân thể cường tráng, rất lấy làm vừa ý, bèn đem đầu đuôi câu chuyện kể cho người này nghe. Trời vừa chạng vạng tối, người cùng đinh này lên đường.

Màn đêm từ từ buông xuống, người này vào tận trong rừng sâu ngồi yên chờ đợi. Từng phút, từng phút chầm chậm trôi qua. Đến khoảng nửa đêm, tiếng gọi quái dị nọ lại vang lên:

– Bệ hạ! Bệ ha!... Bệ hạ!

Người cùng đinh nhắm hướng tiếng gọi vọng lại mà tiến tới, khám phá ra tiếng gọi này từ trong một hang động vọng ra. Ông đứng trước hang động, lớn tiếng gọi vào:

– Ê! Mi là người hay là quỷ? Mau ra đây! Nếu không ta sẽ lấy dao bén đâm chết mi!

Thật lạ lùng, ông vừa nói xong thì trong động lại vọng ra âm thanh trả lời:

– Tôi không phải là quỷ, cũng không phải là người. Tôi là kho tàng bị chôn trong hang động này. Thật đáng tiếc, mấy đêm liền tôi gọi nhà vua đến mang tôi về, nhưng vua không thèm màng tới. Anh đến thật đúng lúc, bây giờ toàn thể tài sản này chúng tôi hiến tặng cho anh hết! Chẳng qua tôi có 7 người bạn, và chúng tôi đi đâu cũng muốn đi cùng. Bây giờ tôi bày cho anh phải làm những gì: ngày mai anh về chùi dọn nhà cửa cho sạch sẽ, xong chuẩn bị sẵn chút sữa bò và chút nước nho. Đến trưa, chúng tôi sẽ cải trang thành 8 nhà tu đến nhà anh. Anh đợi chúng tôi ăn uống xong, lấy một cây gậy phang vào đầu người trưởng đoàn của chúng tôi, xong đem ông ấy đặt vào góc nhà, lúc đó kho tàng sẽ về tay anh.

Người cùng đinh nghe những lời ấy thì quá đỗi mừng rỡ, vội vàng chạy về nhà. Trời chưa sáng, ông đã lo chùi dọn nhà cửa thật sạch sẽ, xong đến gặp nhà vua, ba hoa khoác lác bịa ra một câu chuyện trừ quỷ. Nhà vua không chút nghi ngờ, sai đem 500 lượng vàng ra thưởng cho ông. Ông vui mừng trở về nhà sửa soạn cơm nước và sữa, rồi còn gọi một người thợ hớt tóc về nhà hớt tóc tươm tất.

Thời gian quá cấp bách nên ông vừa hớt tóc xong thì có 8 nhà tu đã đến trước cửa. Ông lễ độ mời họ vào nhà ngồi, xong đem các thứ đã chuẩn bị sẵn ra khoản đãi họ. Xong, như đã đồng ý với nhau trước, ông đem tới một cây gậy và nhắm đầu nhà tu trưởng đoàn phang vào một cái thật mạnh.

Thật là quái lạ, ông vừa mới phang xuống, tám ông thầy tu bỗng biến thành tám cái bình bằng vàng sáng choang, óng ánh. Ông mừng quýnh mừng quáng, bây giờ ông không còn là một anh chàng cùng đinh nữa mà đã trở thành một ông nhà giàu.

Nhưng mọi sự đã bị một người khác thấy rõ ngọn nguồn. Số là người thợ hớt tóc ban nãy, chưa kịp đi thì khách đã đến nên đành phải trốn trong một căn phòng khác nhìn trộm và vô tình thấy hết tất cả.

Ông này vừa kinh ngạc vừa khoái chí, lòng tham nẩy sinh, tuy không biết ất giáp gì nhưng cũng muốn bắt chước theo điều mình mới nhìn thấy để phát tài:

– Ta cũng có thể làm giàu bằng cách này vậy!

Ông về nhà, một mặt nhờ người đi tìm 8 ông thầy tu mời về, một mặt dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, mua thật nhiều thức ăn ngon lành dọn sẵn, đợi 8 ông thầy tu tới rồi, ông chân thành mời họ vào cỗ, đợi cho họ ăn no rồi mới bắt chước anh chàng cùng đinh kia, vác gậy ra phang lên đầu một trong 8 ông thầy tu.

Nhưng thật là luống công, vì 8 ông thầy tu chẳng những đã không biến thành 8 cái bình vàng, mà người bị đánh thì bể đầu chảy máu kêu la bài hãi, vì thế người ngoài đường bu đến xem rất đông.

Vô cớ hành hung người tu hành, thật là tội đã rành rành không chối vào đâu được, người thợ hớt tóc lập tức bị bắt giải vào phủ quan chịu tội.

Khi bị quan tòa hỏi tại sao lại đánh người, ông thợ hớt tóc mới đem đầu đuôi ngọn ngành câu chuyện kể lại cho quan nghe. Quan tòa lại mang chuyện này trình tâu lên vua. Nhà vua nổi giận, sai người đến nhà người cùng đinh tịch thu hết mấy cái bình vàng, nhưng quái lạ thay, bình vàng mới đặt trước mặt nhà vua đã biến thành những con rắn độc ghê rợn. Vua hốt hoảng vội sai người mang trả tất cả về cho chủ cũ.

Câu chuyện trên đây muốn nói rằng: nếu ta không đủ nhân duyên có được vật gì, thì không thể cưỡng ép cho có. Nếu cưỡng ép nhân duyên cho có thì chỉ tự gây tổn hại mà thôi.

Cổ nhân có nói “mưu tài hữu đạo”. Nếu mưu cầu điều gì mà không đúng phép tắc, đạo đức thì chẳng khác gì ép cát tìm dầu hay đục băng đá tìm sữa, hoàn toàn phí công vô ích.

Nhưng mọi sự được mất của thế gian xét cho cùng cũng đều là vô thường. Tiền của, tài sản quý báu cuối cùng rồi cũng sẽ bỏ ta mà đi, vì khi nhắm mắt xuôi tay chẳng ai mang theo được gì cả. Cho nên, đức Phật có dạy rằng: “Chỉ có sự trì giới mới là tài sản chắc chắn nhất, bảo đảm nhất.”

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Truyện cổ phật giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Vũ Thanh Anh

    Con bạch Thầy! khi con tụng kinh, niệm Phật, lạy sám hối, mà tâm con vẫn còn loạn tưởng, suy tư và không thể tịnh tâm, như vậy con có được lợi ích gì không? Có người nói, như thế chỉ là công dã tràng, không có lợi ích gì hết. Vì vậy con xin phép được hỏi quý thầy và mong quý thầy giải đáp cho con rõ về vấn đề này.

      Nguyễn Vũ Thanh Anh   23/07/2023 20:42
    • @Nguyễn Vũ Thanh Anh Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiaosongcau.net để bạn tham khảo: Bạn đừng lo lắng quá, việc tụng kinh của bạn là có lợi ích. Nhưng lợi ích đó thì không nhiều lắm. Vì cái nhân, không chín chắn tốt lắm, thì kết quả tất nhiên cũng không được tốt đẹp cho mấy. Trong lúc chúng ta dụng công tu, dù tu theo bất cứ pháp môn nào, điều tối kỵ là để tâm buông lung tán loạn. Vì chúng ta còn là phàm phu nghiệp chướng sâu dày, tập khí nặng nề, nên khi ứng dụng tu, tất nhiên không sao tránh khỏi tán tâm.
      Nếu khi chúng khởi nghĩ chuyện gì đó, chúng ta liền có giác quán chánh niệm chiếu soi, thì những vọng niệm kia sẽ tan biến ngay. Ðiều quan trọng là chúng ta phải cố gắng nhiếp tâm để có được chánh quán. Nếu chúng ta chịu khó thực tập lâu ngày, thì những vọng niệm sẽ không làm gì được ta. Cho nên người tu, việc giữ gìn chánh niệm thật là điều tối ư quan trọng.

      Người mới niệm Phật khi chưa chứng được chánh định, thì không ai lại không có những thứ vọng tưởng dấy khởi lung tung nầy. Nhưng chúng ta đừng sợ vọng tưởng, mà chỉ sợ chúng ta thiếu sự giác chiếu hay tỉnh thức kịp thời. Nếu khi chúng khởi nghĩ chuyện gì đó, chúng ta liền có giác quán chánh niệm chiếu soi, thì những vọng niệm kia sẽ tan biến ngay. Ðiều quan trọng là chúng ta phải cố gắng nhiếp tâm để có được chánh quán. Nếu chúng ta chịu khó thực tập lâu ngày, thì những vọng niệm sẽ không làm gì được ta. Cho nên người tu, việc giữ gìn chánh niệm thật là điều tối ư quan trọng.
      Khi niệm Phật, chúng ta phải cảnh giác như người gác cổng. Phải có đôi mắt tinh sáng nhận diện kẻ ra người vào. Người có nhiệm vụ gác cổng, tất nhiên là không được chểnh mãng lơ là. Phải chú tâm chăm chỉ nhìn cho thật kỹ ở nơi cửa cổng. Khi chúng ta tụng kinh, trì chú, niệm Phật…cũng phải chú tâm như thế. Phải nhận diện thấy rõ những tạp niệm xen vào. Như khi niệm Phật thì tâm ta phải chuyên chú vào câu hiệu Phật.
      Ðồng thời tâm phải sáng suốt nhận diện. Khi một vọng niệm vừa dấy khởi nghĩ chuyện khác, chúng ta phải kịp thời nhận diện biết rõ chúng đang nghĩ gì. Chỉ cần nhận diện một cách nhẹ nhàng chớ không nên đè nén hay đàn áp. Vì đè nén hay đàn áp có tánh cách hành xử hung bạo. Chúng ta không nên hành xử như thế. Vì vọng tưởng không phải là kẻ thù của chúng ta, mà nó là hiện tượng một phần của tâm ta. Cũng như sóng là hiện tượng một phần tử của nước. Vì sóng khởi lên từ nước. Do đó, nưóc và sóng không thể xem nhau là đối nghịch kẻ thù được. Mà nước phải đối xử tử tế rất nhẹ nhàng với sóng. Khi sóng nổi lên là nước biết rất rõ. Vì trong sóng đã có mang chất nước trong đó.
      Khi chúng ta mới bắt đầu tập sự tu hành, thì cũng giống như một đứa bé tập sự từng bước: ban đầu tập lật, tập bò, tập đứng chựng, rồi tập đi… Tất nhiên khi tập như thế, lúc đầu đối với nó cũng cảm thấy rất là khó khăn. Nhưng nhờ nó chịu khó tập thường xuyên thành thói quen, cho nên nó không còn cảm thấy khó khăn nhiều nữa. Như khi nó tập đứng, lúc đầu nó cũng bị té liên miên. Nhưng nhờ nó bền chí tập đứng lâu ngày, thì sẽ không còn bị té nữa. Từ đó, cứ tiến dần lên: tập đi, tập nhảy, tập chạy…Sự tu hành của chúng ta cũng phải chịu khó luyện tập từng bước như thế. Có em bé nào mới sanh ra mà biết đứng, đi, chạy, nhảy liền đâu. Tất cả đều phải nỗ lực cố gắng thực tập cả.
      Sự tu hành của chúng ta cũng thế. Nghĩa là chúng ta cũng phải thực tập từng bước vững chắc. Tập từng bước dễ đến bước khó. Và hãy kiên định trong khi tu tập, chắc chắn sẽ dành được kết quả tốt đẹp. Hiểu thế, thì Phật tử không còn gì phải hoang mang lo sợ mình không được lợi ích. Ðiều quan trọng của việc tu hành là chúng ta phải bền chí kiên nhẫn vượt qua mọi chướng duyên thử thách khó khăn. Có thế, thì Phật tử mới mong đạt thành sở nguyện.
      Kính chúc bạn luôn kiên tâm an nhẫn bền chí tu hành!

        Thầy Uri   23/07/2023 20:43
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập522
  • Máy chủ tìm kiếm246
  • Khách viếng thăm276
  • Hôm nay157,490
  • Tháng hiện tại2,404,131
  • Tổng lượt truy cập82,713,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây