Hoàng tử Na Nhất Thiên - Câu chuyện nhân quả kỳ 97 - Phật giáo cố sự đại toàn

Thứ bảy - 24/06/2023 20:29
Câu chuyện về Hoàng tử Na Nhất Thiên được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” kể câu chuyện xưa về tiền kiếp Đức Phật là Đại hoàng tử Na Nhất Thiên, Hoàng tử Nhật là tôn giả A Nan và hoàng tử Nguyệt chính là tôn giả Xá-lợi-phất.

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Câu chuyện nhân quả Hoàng tử Na Nhất Thiên

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html

để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Hoàng tử Na Nhất Thiên được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Vua nước Ca Thi bản tính nhân từ, trị nước công minh, được nhân dân tôn kính. Vua kết hôn với hoàng hậu không lâu thì sinh được một hoàng tử rất kháu khỉnh, vua vui mừng đặt tên con là Na Nhất Thiên. Hai năm sau, khi hoàng tử Na Nhất Thiên đã biết đi, hoàng hậu lại sinh được một hoàng tử thứ hai, đặt tên là hoàng tử Nguyệt.

Hai hoàng tử dễ thương này từ từ lớn lên dưới sự chăm sóc của mẫu hậu, nhưng đương lúc đáng lẽ phải tận hưởng một tuổi thơ vàng son nhất, thì hoàng hậu bất hạnh qua đời.

Chồng mất vợ, con mất mẹ, nỗi đau buồn của ba cha con không làm sao tả cho hết được. Nhưng người chết không sống lại bao giờ, nội cung lại không có người cai quản, nên vua buộc lòng phải kết hôn với một người đàn bà khác.

Chẳng bao lâu sau, tân hoàng hậu lại hạ sinh một hoàng tử nữa, đặt tên là hoàng tử Nhật. Nhà vua rất đẹp lòng, nói với hoàng hậu rằng:

– Ái khanh! Nhân đứa bé này ra đời, ta ban cho nàng một điều ước.

– Đa tạ bệ hạ! Để chờ tương lai thiếp sẽ nói lên điều ước ấy.

Đương lúc ấy hoàng hậu không biết phải xin vua điều gì, nên câu chuyện đình hoãn lại ở đây.

Ba chàng hoàng tử theo thời gian mà lớn lên và thành người. Một hôm, hoàng hậu bỗng nhiên đưa ra yêu cầu của mình:

– Bệ hạ! Ngày xưa bệ hạ muốn ban cho thiếp một điều ước, nay con của chúng ta đã lớn khôn rồi, xin bệ hạ hãy truyền ngôi báu cho hoàng tử Nhật.

– Như thế làm sao được?

Nhà vua kinh ngạc trả lời. Hai hoàng tử lớn của ta bản tính tốt lành, thông minh, tài giỏi, lại đều là huynh trưởng của hoàng tử Nhật, làm sao ta lại có thể truyền ngôi cho con út được?

Tuy vua từ chối lời yêu cầu của hoàng hậu, nhưng bà cứ tiếp tục nài nỉ mãi không thôi, nên vua bỗng sợ rằng nếu nguyện ước của bà không được thỏa mãn, bà sẽ hạ độc thủ giết hại hai đứa con của mình. Ông bèn bảo hai hoàng tử hãy tạm thời rời xa hoàng cung, và bí mật dặn dò rằng:

– Ngày hoàng tử Nhật ra đời, ta có nói sẽ ban cho hoàng hậu một điều ước, nay hoàng hậu yêu cầu ta sau này phải truyền ngôi báu cho hoàng tử Nhật nhưng ta đã từ chối. Lòng dạ đàn bà vốn nham hiểm, có thể hoàng hậu sẽ sinh ác ý với hai con, nên ta muốn hai con hãy tạm thời trốn trong rừng sâu, đợi ta băng hà rồi hãy trở về lên ngôi báu và nắm quyền chấp chính.

Hoàng tử Na Nhất Thiên không hề sợ chết, nhưng muốn cho phụ vương được an lòng nên chỉ còn biết cùng hoàng tử Nguyệt buồn bã từ giã cha già, rời khỏi hoàng cung. Nhà vua ứa lệ hôn lên đầu hai đứa con trưởng, không làm gì khác hơn được là nhìn chúng nó đi xa.

Hai hoàng tử vừa rời khỏi cung điện thì chạm mặt hoàng tử Nhật. Biết hai anh sắp ra khỏi thành, hoàng tử  Nhật nhất định đòi đi theo. Thế là ba chàng hoàng tử cùng nhau hướng về phía dãy Hy Mã Lạp Sơn mà đi.

Đến chân núi, sau một vài ngày vượt núi băng sông, cả ba đều mệt mỏi, ngồi xuống một gốc cây bên đường mà nghỉ ngơi. Hoàng tử Nhật nói với Na Nhất Thiên rằng:

– Tiểu đệ mệt quá, muốn uống chút nước!

– Được, đệ hãy đi mau rồi về mau, huynh chờ đệ ở đây.

Được anh cho phép, hoàng tử Nhật ba chân bốn cẳng chạy mau tới bờ sông. Đứng trước dòng nước sông trong vắt, hoàng tử Nhật cầm lòng không đậu, không suy nghĩ gì thêm, bèn nhảy xuống sông tắm. Bỗng nhiên từ dưới nước nổi lên một con thủy quái, tóm lấy hoàng tử Nhật mà nói rằng:

– Nhà ngươi dám nhảy xuống sông này bơi lội, ngươi có biết đây là chỗ nào không? Trừ người nào biết được lý trời, ngoài ra không ai được xuống đây tắm cả.

Thì ra dòng sông này dưới quyền cai quản của con thủy quái, phàm người nào xuống nước tắm, nếu không phải là thánh nhân thông hiểu lý trời, thì đều bị thủy quái ăn thịt. Nay hoàng tử Nhật bị hỏi như thế thì cứng miệng không trả lời được, bèn nói bừa:

– Lý trời là mặt trời, mặt trăng!

Vì không hiểu lý trời nên hoàng tử Nhật bị thủy quái bắt lại, nhốt trong động của mình. Lúc ấy, hoàng tử Na Nhất Thiên đang ngồi nghỉ dưới gốc cây, thấy hoàng tử Nhật đi lâu quá không về, trong lòng bất an nên bảo hoàng tử  Nguyệt đi tìm. Kết quả là hoàng tử Nguyệt cũng xuống sông tắm và cũng bị thủy quái bắt về động.

Mặt trời đã khuất sau núi, hoàng tử Na Nhất Thiên cảm thấy bồn chồn lo lắng nên tự mình đi tìm hai em. Đến bờ sông, chỉ thấy quần áo, đồ vật của hai em mà người thì không thấy đâu. Một lúc sau trên mặt nước có tiếng xào xạc, thủy quái nổi lên mời hoàng tử Na Nhất Thiên xuống tắm. Nhưng đại hoàng tử mãi lo nghĩ đến sự an nguy của hai em nên không có lòng dạ nào bơi lội. Chàng liền hỏi thủy quái:

– Ông có thấy hai em của tôi đâu không?

Thủy quái đáp:

– Có chứ! Hai cậu ấy không hiểu lý trời nên bị ta bắt nhốt lại rồi. Ta đợi tối nay sẽ ăn thịt hai cậu ấy.

– Sao lại muốn ăn thịt chúng nó! Xin ông hãy thả chúng nó ra, nếu muốn ăn thịt thì hãy ăn thịt tôi đây!

Hoàng tử Na Nhất Thiên van cầu thủy quái. Thủy quái nói:

– Xưa nay, bất cứ ai không hiểu lý trời mà xuống nước tắm đều bị ta ăn thịt. Nếu hôm nay cậu có thể trả lời được, ta sẽ trả cho cậu một trong hai người em.

– Được, xin ông cứ hỏi.

Thủy quái ngửa mặt lên trời, lớn tiếng hỏi:

– Cậu có biết lý trời là gì không?

Hoàng tử đọc kệ đáp:

Có đủ tâm tàm quý,

Chỉ sống đời thanh bạch,

Chỗ thế gian tịch tĩnh,

Chính là lý trời vậy.

Khi đại hoàng tử nói xong bốn câu kệ này, thủy quái tỏ vẻ rất vui mừng khen ngợi rằng:

– Đại hiền nhân! Cậu vừa nói lên diệu pháp khiến cho tâm tôi hoan hỉ và thanh tịnh. Nay tôi sẽ trả cho cậu một trong hai người em, cậu chọn người nào?

Hoàng tử Na Nhất Thiên trả lời ngay không chút do dự:

– Xin trả lại em út của tôi là hoàng tử Nhật!

Thủy quái ngạc nhiên hỏi:

– Lạ chưa! Cậu thông hiểu lý trời mà sao không chịu thực hành? Cậu bỏ đứa lớn mà chọn đứa nhỏ, như vậy là hoàn toàn không biết kính trọng người lớn tuổi.

Nhưng lời nói của thủy quái không hề làm cho đại hoàng tử nao núng, chàng khoan thai trả lời:

– Thủy quái, đừng nói như thế! Tôi đã vì ấu đệ mà phải bỏ hoàng cung. Mẫu hậu yêu cầu phụ vương truyền ngôi cho ấu đệ, nhưng phụ vương đã từ chối. Vì muốn bảo toàn mạng sống nên chúng tôi đã phải rời hoàng cung, nhưng ấu đệ nhất định đòi đi theo. Nếu hôm nay để cho ông ăn thịt ấu đệ, đến khi trở về tôi phải giải thích việc này thế nào? Hơn nữa, theo lý thì người ta chỉ kính trọng người lớn tuổi trong những trường hợp xét về kinh nghiệm sống, còn khi cần bảo vệ mạng sống thì tất nhiên phải ưu tiên cho người ít tuổi hơn, vì thời gian được sống đã qua của họ ngắn hơn. Vì thế tôi muốn ông trả em út cho tôi trước.

Lời nói của đại hoàng tử làm cho thủy quái vô cùng cảm động và thán phục, vì hợp tình hợp lý. Thấy hoàng tử nhân từ, đức độ như thế, hắn bèn đem cả hai tù nhân của mình trả lại cho đại hoàng tử. Ba anh em liền vội vã trở về cung điện, đem mọi việc trình lên vua cha.

Hoàng hậu biết được chuyện này, không những thái độ hoàn toàn đổi khác, trở lại thương yêu bảo bọc cả ba anh em, mà từ đó cũng không bao giờ còn nhắc tới việc truyền ngôi cho hoàng tử Nhật nữa.

Vài năm sau, đức vua băng hà, hoàng tử Na Nhất Thiên lên ngôi báu, nhưng chàng không hề thấy mình đang ở ngôi vị vinh dự của một ông vua. Chàng phong hai em làm đại tướng quân nắm giữ binh quyền, và cả ba cùng nhau hợp sức để trị quốc, đem lại an lạc cho muôn dân.

Đại hoàng tử Na Nhất Thiên thuở ấy chính là người đã chứng được quả Phật vô thượng sau này. Hoàng tử Nhật nay là tôn giả A Nan, và hoàng tử Nguyệt chính là tôn giả Xá-lợi-phất.

Sinh tử vô thường, người nào nhìn rõ ngọn nguồn của việc sinh tử như hoàng tử Na Nhất Thiên, sinh không thấy là đáng vui mà tử cũng không thấy là đáng buồn, đó mới là người siêu thoát được khổ, không, vô thường.

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Truyện cổ phật giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Vũ Thanh Anh

    Con bạch Thầy! Thầy cho con hỏi là sau thời gian tu học con đã giác ngộ và con cung muốn xuất gia tu học để đuoc giải thoát sanh về cõi cực lạc nhưng lúc trước con đã lỡ phạm giới quan hệ trai gái nhung chua kết hôn.dạ không biết giờ con muốn đi tu vậy có ảnh hưởng gi về giới luật sau này cũng nhu bước đường tu con khong Thầy.con muốn làm người tu sĩ chơn chánh và luôn sám hối về những việc mình làm để xứng đáng là người con Phật .xin Thầy chỉ dẫn cho con với ạ.A Di Đà Phật con cảm ơn Thầy

      Nguyễn Vũ Thanh Anh   14/07/2023 07:27
    • @Nguyễn Vũ Thanh Anh Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiaobienhoa.com để bạn tham khảo: Thân Chào Bạn! Đạo Phật là Đạo tỉnh thức hay là Đạo Giác Ngộ, trên tinh thần đó yếu tố quan trọng của người hành giả, khi bắt đầu quá trình học phật tu đạo, thì mới có những kết quả đáng khích lệ, nhằm làm nền tảng tinh tấn tu tập, trên phương diện đó có thể bạn đã giác ngộ điều gì đó trong cuộc đời, và có sự tỉnh thức muốn tiến bước trên lộ trình giác ngộ mà Đức Phật đã dạy, đây là một duyên lành của bạn, thầy cũng đầy niềm hoan hỷ cầu nguyện cho bạn được sở nguyện. Sự thắc mắc trăn trở của bạn bấy lâu, đó là trước đây bạn có quen bạn gái, và đã quan hệ tình dục giữa trai gái, và bạn sợ ảnh hưởng đến quá trình tu tập của bạn sau này. Thật sự đối với vấn đề này có ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình tu học của bạn, tuy lúc đó bạn còn là cư sĩ không phải là tu sĩ thì không phạm giới gì cả, nhưng những ký ức của bạn về sự việc trên có thể khơi gợi lại về sau này, làm ảnh hưởng đến tiến trình tu tập của bạn. Ở đây thầy chỉ nói sơ lượt cho bạn hay biết, chứ vấn đề này không ảnh hưởng quá nhiều đến lộ trình tu tập, nếu bạn biết ứng dụng Phật Pháp chuyển hóa tâm thức của mình, qua những giáo lý của Đức Phật đã dạy. Quan hệ trai gái trước khi hôn nhân hiện nay, là một điều bình thường, nhưng với người Phật tử phải biết chuẩn mực và giữ gìn phẩm chất đạo đức, bởi đây là nền tảng cốt lõi của hạnh phúc. Để cuộc sống hôn nhân trở lên tốt đẹp, đó là giữa hai người phải thương yêu biết tôn trọng lẫn nhau, trên phương diện đó chúng cần phải vượt ra ngoài những cám dỗ của thể xác. Đối với cuộc đời tu học của các hành giả khi xuất gia, thì phải phát nguyện lãnh giữ Giới Luật, Giới như chiếc bè báu đưa người ra khỏi sông mê, thoát ra ngoài sanh tử luân hồi, giới là con đường tắt đưa người đến cõi nhân thiên Niết Bàn. Thì trong đó Giới luật có ứng dụng cho mỗi người như sau, Phật tử cư sĩ phải lãnh thọ năm giới đây là giới dành cho người tại gia, năm điều răn không được làm của hàng tu sĩ tại gia mà Phật tử xin phát nguyện thọ lãnh 5 giới này (Giới: là hàng rào ngăn cấm những việc xấu của thân, khẩu, ý). Người Phật tử thọ lãnh năm giới này trong buổi lễ quy y hoặc phát nguyện. Ngũ giới là năm giới, năm điều khuyến khích, phải giữ của người Phật tử tại gia. Sở dĩ đức Phật đặt ra năm giới, vì Ngài mong muốn cho người Phật tử tại gia thọ hưởng được quả báo tốt đẹp. Người Phật tử không thể chỉ thọ Tam Quy mà không trì Ngũ Giới. Người đã quy y là đã bước một nấc thang đầu tiên, nếu không giữ giới có nghĩa là dừng lại tại đó, không tiến bước tới nữa. Năm giới này không những để tiến bước trên đường giải thoát, mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, xã hội. Từng bước đi nếu bạn xuất gia khi thọ Sa Di lãnh thọ mười giới, Tỳ Kheo hai trăm năm mươi giới. Sau nay bạn đã xuất gia thì phải phát nguyện, lãnh thọ giới pháp của mình, giữ gìn trọn vẹn những giới pháp đã lãnh thọ, thì mới có những thành tựu trong đời sống tu tập. Thân chúc bạn phát nguyện tu hành một hậu đắc sanh về thế giới Cực lạc.

        Thầy Uri   14/07/2023 07:28
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập202
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm200
  • Hôm nay42,120
  • Tháng hiện tại1,778,800
  • Tổng lượt truy cập63,262,317
Sim đẹp phong thủy
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây