Lời nói thật - Câu chuyện nhân quả kỳ 87 - Phật giáo cố sự đại toàn

Chủ nhật - 18/06/2023 21:40
Câu chuyện về Lời nói thật được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” kể câu chuyện về vua Phổ Minh hết lòng giữ gìn giới “không nói dối” đã cảm hóa được Thái tử Ban Túc vô cùng kiêu ngạo là người định giết ông

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Câu chuyện nhân quả Lời nói thật

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html

để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Lời nói thật được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Vua nước Thiên La ở Ấn Độ tên là Ba La Ma Đạt, tính tình ôn hòa, rất thương yêu bảo bọc dân, thưởng phạt công bình nên được mọi người tôn kính. Ông sinh được một người con trai đặt tên là Ban Túc. Thái tử Ban Túc tính tình hoàn toàn trái ngược với vua cha. Càng lớn càng khoẻ mạnh lực lưỡng nên thái tử vô cùng kiêu ngạo, vì thế nhiều vị đại thần tránh không muốn thân cận với thái tử.

Lúc còn trẻ, thái tử thay mặt vua cha đi chinh phục các nước lân bang, lập được chiến công nên sự kiêu ngạo càng gia tăng tới mức cuồng ngạo không coi ai ra gì, thậm chí tới phụ vương ông cũng coi thường.

Ngày đăng vị, thái tử đã khoe với mọi người rằng mình sẽ lén phụ vương đi chinh phục các nước và sẽ lấy đầu của 100 ông vua các nước nhỏ để hiển dương võ lực trên đời có một không hai của mình.

Vua các nước nhỏ lần lượt bị thái tử bắt nhốt trong một hang động trong núi, một ông, hai ông, mười ông, hai mươi ông, cứ thế tăng lên cho tới 99 ông. Thái tử rất vui mừng, chỉ cần đem binh đi chinh phạt một nước nữa là sẽ bắt được một ông vua khác cho đủ số 100 ông.

Nước bị thái tử chinh phạt để bắt ông vua cuối cùng ấy là một nước nhỏ cách nước Thiên La khoảng hơn ngàn dặm. Vua nước ấy tên là Phổ Minh, vua này không chủ trương chiến tranh nên không hề chuẩn bị kháng chiến, vì thế nên khi thái tử Ban Túc dẫn binh vào chiếm thành, dân chúng xứ này không hề hay biết, cho đến khi vua Phổ Minh bị bắt trói đem đi.

Thái tử đưa vua Phổ Minh tới nước Thiên La, giam cùng với 99 ông vua trước trong sơn động, nhưng từ nước Thiên La tới núi, vua Phổ Minh không ngừng khóc lớn, nước mắt tuôn như mưa. Thái tử Ban Túc thấy thế rất bực mình, nghiêm khắc trách mắng:

– Cái thứ gà ướt phải mưa, vậy mà cũng đòi làm vua! Ông là vua một nước mà sao lại khóc lóc như con nít, thật là không thể tưởng tượng được!

Vua Phổ Minh nghe thái tử Ban Túc trách mắng như thế cũng lấy làm bực mình, bèn trả lời một cách nghiêm nghị:

– Ông không biết nỗi khổ của tôi, tôi không hề sợ chết, mà chỉ sợ mất lòng tin của người khác, vì tôi trị nước lấy câu “thật ngữ đệ nhất” làm tôn chỉ. Đối với quốc dân tôi chưa một lần nói dối. Tôi cai trị nhân dân cả nước, hết lòng giữ gìn giới “không nói dối”, vì thế chúng tôi tin tưởng lẫn nhau, chưa hề có chuyện người này nghi kỵ người kia.

Nói tới đây, ông đau lòng buông một tiếng thở dài rồi nói tiếp:

– Vài ngày trước, có một vị tỳ-kheo đến hoàng cung muốn độ hóa cho tôi xuất gia, tôi đã nhận lời rồi, hẹn ngài ấy trở lại trong một tuần nữa để xuống tóc cho tôi. Nay ông bắt giam tôi ở đây, làm sao tôi giữ lời hứa được bây giờ? Đó không phải là làm mất lòng tin của người khác hay sao?

Nghe vua Phổ Minh kể như thế, tuy thái tử Ban Túc là một kẻ hung ác tàn nhẫn nhưng vẫn thấy cảm động trước một người quý trọng lời hứa hơn cả sinh mệnh của mình. Cuối cùng thái tử gật đầu nói:

– Được rồi! Tôi thả ông về giải quyết vấn đề của ông xong xuôi, cho ông được mãn nguyện. Nhưng nội trong vòng 7 ngày, giải quyết vấn đề xong ông phải trở lại đây, ông có đồng ý không?

Vua Phổ Minh mừng rỡ chảy nước mắt trả lời:

– Cám ơn ông! Bảy ngày là đủ cho tôi lắm, tôi sẽ giải thích rõ mọi chuyện cho vị tỳ-kheo rồi chắc chắn sẽ trở lại đây.

Thái tử Ban Túc bèn cấp cho vua Phổ Minh một con ngựa nhanh nhẹn để vua mau chóng trở về vương quốc của mình. Khi về tới hoàng cung, việc thứ nhất, vua Phổ Minh nhường ngôi cho con trai lớn, giao hết mọi trách nhiệm cho thái tử rồi xin lại lời hứa cũ với vị tỳ-kheo, áy náy thưa rằng:

– Lúc trước tôi nhận lời xuất gia với thầy, nhưng nay không làm được. Đó không phải do tôi không giữ lời, cũng không phải tôi đổi ý không muốn xuất gia, mà là vì...

Vua đem chuyện bị thái tử Ban Túc bắt và lời hẹn phải trở lại trong 7 ngày, kể hết cho vị tỳ-kheo nghe. Vị tỳ-kheo không còn cách nào hơn là bỏ ý định độ cho vua xuất gia.

Cuối cùng, vua tập họp hết tất cả dân chúng trong sân hoàng cung để từ biệt. Không có một người nào là không đau lòng rơi nước mắt, ai nấy đều quỳ xuống van nài giữ vua lại, nhưng vua Phổ Minh vui vẻ nói:

– Lời nói thật là giới đệ nhất, là cái thang bắt lên cõi trời, còn kẻ nói dối sẽ bị đọa địa ngục. Người quân tử luôn nói lời chân thật. Ta nay giữ lời hứa, thà xả bỏ thân mệnh mà tâm không hối hận.

Nói xong, vua quất ngựa bắt đầu ngay cuộc hành trình trở về, tới trưa ngày thứ bảy ông bước vào trong cung thành của nước Thiên La, chạy đến chỗ của thái tử Ban Túc để báo tin mình đã có mặt.

Thái tử Ban Túc đang vui say dục lạc, nghe nói có vua Phổ Minh trở lại thì lấy làm ngạc nhiên và không khỏi cảm thấy kính phục. Ông vội vàng chạy ra đến cửa cung điện, nắm tay vua Phổ Minh mà nói:

– Ngài thật là một người tôn trọng lời nói của mình, tôi vô cùng kính phục. Tôi thả ngài trở về nước như ngựa thoát chuồng, tại sao còn tự ý trở lại? Lời nói thật quả là một điều cao cả và đáng kính, tôi sẽ truyền bá tôn chỉ “thật ngữ đệ nhất” này trong khắp cả nước tôi, để mọi người được sống bình an, hòa thuận và hạnh phúc.

Nói xong, ông thỉnh vua Phổ Minh lên đài cao để giảng về giới “không nói dối” cho đại thần và nhân dân trong nước Thiên La nghe.

Vua Phổ Minh tán thán lời nói thật, chê bai sự nói dối, được cả vạn người ở dưới đài cổ võ hoan hô.

Lúc ấy thái tử Ban Túc mới thấm thía một điều, “tuy ta dùng võ lực đi chinh phục nhiều nước, thế mà dũng khí anh hùng ấy chưa từng được dân chúng hoan hô như vậy. Thế mới biết là lời nói thật khiến người ta cảm động, ái kính, ghi khắc trong lòng không quên, còn võ lực thì tuyệt đối không thu phục được lòng người. Trong vai trò một ông vua, ta không nên áp dụng chính sách võ lực bạo ngược”.

Nghĩ thế xong, ông bèn thả 99 ông vua đang bị giam cầm trong núi cho về nước hết.

Từ đó, nước Thiên La ban hành giới không nói dối và thực hành tôn chỉ “thật ngữ đệ nhất”. Cũng từ đó trong nước ấy được quốc thái dân an, mọi người sống chung đầm ấm yên vui. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Truyện cổ phật giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Hồng Duyên

    Con bạch Thầy! Con là Phật tử tại gia. Trước đây vì ngu dốt con đã phạm phải các giới trọng trong Bồ Tát giới, trong đó có lỗi rao nói lỗi của tứ chúng và cầu khẩn quỷ thần ngoại đạo. Xin quý thầy từ bi cho con biết con có thể sám hối được không ? Con còn có thể được vãng sanh không ? Nếu được con xin thầy từ bi chỉ con phương pháp sám hối. Con xin cảm tạ quý thầy.

      Nguyễn Hồng Duyên   17/07/2023 13:03
    • @Nguyễn Hồng Duyên Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiaobienhoa.com để bạn tham khảo: Thân Chào Phật tử! Đối với một người Phật tử Phát nguyện lãnh thọ giới pháp của Phật, thì thật là cao quý biết bao, cao quý hơn nữa là biết giữ gìn trọn vẹn. Việc lỡ phạm giới hay cố ý phạm, là một trong những điều rất quan trọng đáng lưu ý, bởi đây là yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình tu tập. Bạn có chia sẻ với thầy là bạn có phạm phải giới trọng Bồ tát, đó là thứ 6 GIỚI RAO LỖI CỦA TỨ CHÚNG, nguyên văn giới thứ 6 như sau:
      "Nếu Phật tử, tự miệng rao nói tội lỗi của Bồ Tát xuất gia, Bồ Tát tại gia, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ni, hoặc bảo người rao nói những tội lỗi ấy: nhân rao nói tội lỗi, duyên rao nói tội lỗi, cách thức rao nói tội lỗi, nghiệp rao nói tội lỗi. Là Phật tử, khi nghe những kẻ ác, ngoại đạo cùng người nhị thừa nói những điều phi pháp, trái luật trong Phật pháp, thời phải luôn luôn có lòng từ bi giáo hóa những kẻ ác ấy cho họ sinh tín tâm lành đối với đại thừa, mà trái lại Phật tử lại tự mình rao nói những tội lỗi trong Phật pháp. Phật tử nầy phạm « Bồ Tát Ba La Di tội »."
      Rao nói (Hán: tuyên thuyết): có nghĩa là dùng ngôn ngữ, bao hàm lời nói, văn tự, tranh ảnh, v.v…, để truyền bácho mọi người biết. Tội: nếu như trong Phật pháp, là chỉ cho sự phá giới, còn như trong thế gian pháp, là chỉ cho sự phạm pháp. Lỗi: tức là những lỗi lầm tương đối nhẹ khác. Bốn chúng xuất gia và tại gia, chính là người phát tâm Đại thừa, đã lãnh thọ giới pháp Đại thừa nên gọi là Bồ Tát. Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, riêng chỉ cho hai chúng xuất gia là những người tuy thọ giới Thanh văn nhưng bên trong ẩn hạnh Bồ Tát.
      Dạy người nói tội lỗi của người khác, có hai hình thức:
      1. Vì mình có tâm oán hận riêng tư, muốn hạ nhục người ấy nên sai người khác phô bày những lỗi lầm của người kia để thích ý thỏa lòng.
      2. Người kia nghe sanh tâm buồn rầu, khiến phải sân hận.
      Rao nói tội lỗi của người, nghĩa là bảo người này phạm tội gì đó hoặc nặng hay nhẹ, để cho người khác phải khinh khi. Mặc dầu chỉ nói lỗi một người, nhưng thật ra là đã xúc phạm đến tứ chúng mà không biết, phạm tội ngũ nghịch, căn cứ vào lời ấy mà định nên nói là tội lỗi, vì tứ chúng là người hoằng dương và trụ trì Tam bảo.
      Là Phật tử chẳng những không được tự mình rao nói tội lỗi của người khác mà cũng không được dạy người khác nói lỗi.
      Có Bốn cách thức rao nói tội lỗi:
      1. Nhân rao nói tội lỗi: do ba độc tham, sân, si huân nhiễm ở trong tâm từ vô thỉ đến nay, hiện tại mới khởi sanh ra tâm niệm rao nói tội lỗi của người, nên gọi là nhân tội lỗi.
      2. Duyên rao nói tội lỗi: lúc rao nói tội lỗi, phải tìm kiếm cho được những lỗi lầm của đối phương, để làm tài liệu cho mình lúc rao nói. Đó là duyên tội lỗi.
      3. Cách thức rao nói tội lỗi: dùng các thứ phương tiện như lời nói khôn khéo, khiến cho người khác nghe biết tội lỗi của người mình muốn nói. Đó là cách thức tội lỗi.
      4. Nghiệp rao nói tội lỗi: từ nơi miệng mình thốt ra lời nói rõ ràng, rành rẽ, người đối diện lãnh hội những lời nói ấy một cách minh bạch. Ấy là nghiệp tội lỗi.
      Bốn pháp như thế hòa hợp mới kết thành căn bổn trọng tội.
      Đúng sự thật mà nói, một vị Bồ Tát phát tâm độ người, chẳng những tự mình không nên rao nói tội lỗi của tứ chúng mà khi nghe kẻ ác bên ngoại đạo hoặc người ác bên Tiểu Thừa đi rao nói những sự việc phi pháp, phi luật trong Phật pháp, phải thường sanh khởi tâm từ bi giáo hóa những bọn người ác ấy, khiến họ sanh tín tâm lành đối với Đại Thừa.
      Ngoại đạo chỉ dùng những đồ chúng các tôn giáo khác. Nguyên vì họ không đạt được nội tâm, chỉ một mặt hướng về bên ngoài để cầu pháp. Vì thế, Phật pháp cho họ là ngoại đạo. Họ đã không đạt nội tâm, đương nhiên không tin tâm mình là Phật. Bấy giờ mê chân, theo vọng, cho tà là chánh, tạo những nghiệp bất thiện, bị luân hồi trong lục đạo nên gọi là “người ác”.
      Đức Phật có dạy: "Này các Phật tử trên đây là mười giới trọng của Bồ Tát, các Phật tử cần nên học..
      Trong mười giới trọng đó không nên trái phạm một giới nào cả, dầu một mảy nhỏ như vi trần, huống chi phạm đủ cả mười giới ư ! Nếu có người nào trái phạm, thời người ấy hiện đời không được phát Bồ đề tâm, rồi cũng mất ngôi Quốc Vương, ngôi Chuyễn Luân Vương, ngôi Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni ; cũng mất những quả « Thập Phát Thủ, «Thập Trưởng Dưởng», Thập Kim Cương», « Thập Ðịa », tất cả diệu quả Phật tính thường trú đều mất, đọa trong ba ác đạo, trong hai kiếp, ba kiếp chẳng được nghe danh tự của cha mẹ và Tam Bảo. Vì thế nên không được phạm một giới nào cả. Tất cả Bồ Tát các Ngài đã học sẽ học và hiện nay học. Mười giới như thế cần nên học, hết lòng kính trọng phụng trì."
      Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.”
      Phật tử có thể đến chư vị Hòa Thượng mà mình nương theo Ngài xuất gia nay Quy y, hoặc chư đại đức cao tăng trụ trì gần nơi mình ở nhất, cầu xin sám hối nói ra những lỗi mình đã phạm, để Qúy ngài chứng minh và chỉ dạy phương pháp sám hối với Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Long Thiên Hộ Pháp, và nguyện từ đây không tái Phạm nữa.
      Thân chúc Phật tử vô lượng an lạc:

        Thầy Uri   17/07/2023 13:03
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập964
  • Hôm nay54,315
  • Tháng hiện tại3,742,209
  • Tổng lượt truy cập97,875,435
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây