Tâm ham danh - Câu chuyện nhân quả kỳ 83 - Phật giáo cố sự đại toàn

Thứ sáu - 16/06/2023 07:40
Câu chuyện về Tâm ham danh được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” kể câu chuyện về một người đàn bà thuộc dòng Bà-la-môn tên là Đề Vi vì muốn giữ danh dự và thể diện mà định tự thiêu may nhờ tôn giả Biện Tài đến giáo hóa mà tỉnh ngộ.

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Câu chuyện nhân quả Tâm ham danh

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html

để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Tâm ham danh được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Tâm của một con người ngu si bị động niệm là vì ngã tham và ngã chấp. Một người như thế rất xem trọng danh lợi và có thể hy sinh tất cả cho nó, ngay đến cả thân mệnh nữa, mục đích là để có được một thứ danh dự hư huyễn không thật.

Ở Ấn Độ thời xưa có một người đàn bà thuộc dòng Bà-la-môn tên là Đề Vi. Gia đình bà xưa nay vốn giàu có, nô tỳ nuôi trong nhà cũng có đến cả trăm người. Nhưng từ khi chồng bà qua đời thì mức sống dần dần suy sụp.

Thật không phải dễ dàng cho một góa phụ khi phải ứng phó với mọi chi phí trong nhà, nào quần áo ăn uống, rồi tiền nuôi gia nhân, nào ăn nào mặc, ngày này qua ngày khác, năm này sang năm khác. Vì thế Đề Vi vô cùng buồn khổ vì cái họa nghèo khó luôn luôn đe dọa.

Thật ra, để giảm bớt ngân quỹ, bà có thể giải tán một phần gia nhân đông đảo và giữ lại một số ít người để làm việc trong nhà, nhưng Đề Vi cho rằng danh dự là điều quan trọng nhất, thể diện là cần thiết nhất, vì thế bà không chịu giải quyết vấn đề bằng cách ấy. Nhưng còn cách nào khác nữa đâu? Bà nghĩ thà chết chứ không để mất mặt, nhưng nếu đã chọn cái chết thì cũng phải chọn chết thế nào cho có ý nghĩa.

Lúc ấy ở Ấn Độ có một trường phái ngoại đạo cho rằng muốn được sung sướng thì phải trả giá bằng sự đau khổ, kiếp này càng đau khổ thì kiếp sau càng được hưởng niềm sung sướng hạnh phúc. Đề Vi nghe được tà kiến này là mù quáng tin tưởng theo ngay. Bà nghĩ rằng không có cái đau đớn nào đối với thân thể con người cho bằng cái đau của sự chết cháy, nên bà quyết định tự thiêu. Làm như thế, thứ nhất, bà đánh đổi cái đau đớn ấy để lấy một kiếp sau sung sướng; thứ hai, một khi chết rồi bà không cần phải đối phó với chuyện kiếm tiền chi phí trong nhà; và thứ ba, chết để cầu đạo là một cái chết rất vinh dự, thể diện của bà sẽ giữ được vẹn toàn.

Đề Vi tính toán như thế, tuy bà rất kín đáo không nói cho ai hay, nhưng một đệ tử của đức Phật là Tôn giả Biện Tài lại đoán biết tất cả những gì bà nghĩ trong đầu, nên ngài đích thân đến nhà bà để giáo hóa. Tôn giả nói với Đề Vi rằng:

– Bà không đảm nhiệm nổi mọi chi phí trong nhà nên mới muốn tự thiêu tìm cái chết, có phải vậy không? Nhưng làm như thế bà cũng không thoát được trách nhiệm, trái lại càng làm cho nghiệp chướng tăng trưởng. Ác nghiệp của kiếp trước chưa trả xong mà đã chết đi, thì kiếp sau cũng sẽ phải trả một lần nữa. Đồng thời, tự đốt cháy thân cũng là tạo tội. Bà phải biết tự thiêu là một hành động tự sát, và tự sát là có tội. Các tội nhân trong địa ngục A Tỳ đêm ngày bị đốt cháy, suốt một ngày trời chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần, cứ thế mà bị thiêu đốt mấy chục ngàn năm mới có thể trừ tội. Còn bà bây giờ chỉ tự đốt có một lần mà mong trừ tội thì làm sao được?

Đề Vi nghe Tôn giả nói như thế thấy rất có lý, như người đang ngủ mê chợt bừng tỉnh, định thưa hỏi tôn giả một câu, thì dường như tôn giả đọc được điều bà đang nghĩ, ngài nói tiếp:

– Bà muốn diệt tội cũng không phải là chuyện khó. Tất cả mọi việc thiện ác đều do tâm sinh khởi, nếu tâm của bà chất chứa những niệm ác thì cũng giống như ánh sáng của mặt trăng bị mây đen che mờ, không thể chiếu ra ngoài được. Chỉ có cách là một lòng làm việc thiện, không giữ niệm ác nào trong tâm, lúc ấy chẳng khác nào một cơn gió mát thổi bạt mây đen đi, mặt trăng sẽ lập tức chiếu soi ánh sáng đầy khắp. Làm như thế không những có thể diệt trừ tội chướng, mà kiếp sau cũng sẽ được lợi ích lớn!

Đề Vi nghe xong rất vui mừng, liền triệu tập tất cả quyến thuộc nô tỳ trong nhà, thỉnh giáo Tôn giả:

– Bạch Tôn giả, được ngài khai thị giáo hóa, chúng con rất cảm kích. Kính xin tôn giả dạy cho chúng con làm cách nào để giải thoát và diệt tội.

Tôn giả Biện Tài nói:

– Nếu muốn diệt tội, thì trước hết phải tìm căn nguyên của tội lỗi. Tất cả các tội ác đều do thân, khẩu và ý tạo ra. Vì thế, bây giờ bà phải tu pháp Thập thiện...

Rồi Tôn giả liền giảng cho bà Đề Vi và đại chúng nghe ý nghĩa của Thập thiện, và dạy cho họ phải làm sao để sám hối nghiệp chướng của những kiếp trước, làm sao để tạo nghiệp thiện, làm sao để phát tâm từ bi...

Bà Đề Vi nhận lãnh sự chỉ giáo của tôn giả một cách vui mừng. Từ ngày hôm đó về sau, đời đời kiếp kiếp bà phụng hành theo lời dạy của Phật, phát nguyện cứu chúng sinh ra khỏi khổ đau, vì vậy mà về sau bà chứng đắc được quả thánh.

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Truyện cổ phật giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Ngọc Thảo My

    Con bạch Thầy! Nam mô a di đà phật! Con xin được hỏi rằng nếu ăn quả từ 1 cây được trồng và hấp thu chất dinh dưỡng từ nhục thân của một con vật đã chết thì có bị gọi là sát sanh không vậy? Ví dụ:Con cầm xác chết của con mèo,chó,chuột,châu chấu,rắn,... chôn xuống đất.Thời gian sau,xác chết phân huỷ ra và tại chỗ chôn con vật đó con trồng lên 1 cây chuối,cây táo,cây cam,...Cái cây con trồng đơm hoa,kết trái.Trái của cây đó dù to dù nhỏ,dù ngọt dù chát mà con vẫn ăn nó thì có bị kết tội sát sanh không ạ? Mong thầy sẽ trả lời!

      Nguyễn Ngọc Thảo My   19/07/2023 07:59
    • @Nguyễn Ngọc Thảo My Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiaobienhoa.com để bạn tham khảo: Nam Mô A Di Đà Phật: Thân Chào bạn qua câu hỏi của Phật tử, thầy thấy rất hay và thú vị, đầy sự khám phá và trải nghiệm, về mặt câu hỏi thì không có gì, nhưng để giúp Phật tử nhìn sâu trong giáo lý Phật, lại là một câu hỏi cần phải có sự trải nghiệm về mặt Tâm linh. Trước nhất thầy sẽ trả lời về mặt hiện tượng, nhằm giúp Phật tử nhận hiểu tính quy luật của Vũ trụ, khi đã là quy luật rồi thì đó là chân lý. Khi nói đến việc kết thúc cái chết của một con vật, thì ta thử tìm hiểu một chút về cách hình thành ra nó, trong Trường A hàn, kinh Chúng tập Đức Phật có dạy, đến bốn hiện tượng sinh ra của một chúng sinh gồm có.
      Thứ 1: chúng sanh sinh ra từ trứng như "gà, vịt, chim".
      Thứ 2: chúng sanh từ bào thai như "con nai, con trâu, con bò".
      Thứ 3: chúng sanh được sinh ra do ẩm thấp như "muỗi, côn trùng".
      Thứ 4: chúng sanh được sinh do biến hóa, nằm trong các cảnh giới được sinh ra như "các cảnh trời, hoặc đại ngục, súc sanh, ngã quỉ ".
      Về hiện tượng sự vật đều chung quy về một cách đó là "sinh ra, hình thành và phát triển, hoại dần, và mất đi", sau khi kết thúc sự sống, về mặt vật chất như phật tử gọi đó là nhục thân (tức là xác chết), đều phải trung hòa vào đất, nước, gió, lửa, khi phật tử chôn một con vật đã chết ở dưới một gốc cây, thì nó sẽ hòa vào là đất, nước, gió, lửa, tức là chuyển từ thể dạng này qua thể dạng khác, không còn là nó nữa giờ này xác chết đó là đất, nước, gió, lửa, thì như vậy không gọi là sát sanh. Tội sát sanh để nói cấu thành tội gồm có, thứ nhất tâm ý khởi niệm sát sanh hoặc thấy người khác giết sinh vật, lòng sinh vui mừng thích thú, thứ hai miệng nói lời dẫn dụ để giết, thứ ba tự tay giết hoặc sai người giết, thì đây mới gọi là phạm vào giới thứ nhất không được sát sanh, là giới của người Phật tử tại gia đã Quy y Phật. Ở đây có đều quan trọng mà hàng phật tử cần phải lưu ý, đó là mỗi chúng sanh đều có tâm thức riêng, tức là tâm thức tái sinh, hàng phật tử cần phải phát khởi tâm đại từ đại bi, đối với tất chúng sanh mà cầu nguyện, cho tất cả chúng sanh đều biết tu tập, chuyển đổi thân nghiệp và vãng sanh về cảnh giới an lành.
      Thân chúc Phật tử vô lượng an lạc, tinh tấn tu hành:

        Thầy Uri   19/07/2023 08:00
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập754
  • Máy chủ tìm kiếm264
  • Khách viếng thăm490
  • Hôm nay78,028
  • Tháng hiện tại6,306,705
  • Tổng lượt truy cập93,699,070
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây