Giai cấp Nhất Ức Lý - Câu chuyện nhân quả kỳ 95 - Phật giáo cố sự đại toàn

Thứ sáu - 23/06/2023 07:48
Câu chuyện về Giai cấp Nhất Ức Lý được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” kể câu chuyện về người con bố thí hết tài sản để thực hiện ước nguyện của cha lúc sinh thời là được vào giai cấp Nhất Ức Lý.

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Câu chuyện nhân quả Giai cấp Nhất Ức Lý

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html

để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Giai cấp Nhất Ức Lý được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Ngày xưa, trong xã hội Ấn Độ, sự chênh lệch giữa người và người quả là rất lớn. Thành Vương Xá ở miền nam nước Ấn, dân chúng rất giàu có nhưng cũng không khỏi có sự phân biệt giai cấp. Họ căn cứ vào tài sản ít hay nhiều mà phân thành 9 giai cấp, giữa các giai cấp, sự khác biệt vô cùng rõ rệt. Nhất Ức Lý là giai cấp của người dân thành thị giàu có nhất, dư giả nhất, gia sản phải lên tới cả ngàn vạn, hoặc ít nhất cũng là trăm vạn đồng tiền vàng; duy chỉ có những người giàu có như thế mới đủ tư cách để được xếp vào giai cấp Nhất Ức Lý ấy. Dĩ nhiên, giai cấp của họ là giai cấp đứng đầu nên không người nào là không hâm mộ, ao ước.

Lúc ấy có một người thuộc về giai cấp thấp nhất của 9 giai cấp nói trên, rất ngưỡng vọng sự vinh hoa phú quý của giai cấp Nhất Ức Lý. Ông hy vọng sẽ có ngày vượt lên được địa vị của những người mà ông hâm mộ đó, nhưng không có điều kiện thiết yếu là một gia sản đáng giá tối thiểu trăm vạn tiền vàng. Vì muốn có đủ điều kiện, ông không ngại công lao khó nhọc, ngày đêm tìm đủ mọi cách để buôn bán khắp mọi nơi. Nhưng sau mười năm lao lực, ông cũng chỉ gom góp được có 9 phần mười gia sản cần phải có để đạt được lý tưởng của mình. Nhưng than ôi, ông mắc phải một cơn bạo bệnh, bệnh tình nguy ngập, ông biết sẽ không còn sống lâu nữa nên gọi vợ đến căn dặn rằng:

– Tôi sẽ không khỏi bệnh được đâu, chỉ ân hận một điều là nguyện vọng ôm ấp suốt cả một đời chưa đạt được. Con chúng ta nay chỉ mới 8 tuổi, chưa thể thừa kế được sự nghiệp của tôi. Tôi mong bà nuôi nấng cho nó thành người, nói cho nó biết điều tôi mong mỏi, và bảo nó kinh doanh sự nghiệp của chúng ta cho khéo léo hầu vào được giai cấp Nhất Ức Lý, thì lúc ấy ở suối vàng tôi cũng ngậm cười mà an nghỉ.

Đợi việc mai táng xong xuôi, người mẹ gọi con đến trước mặt dạy rằng:

– Cha con mất đi có để lại di ngôn, hy vọng con làm ăn buôn bán cho khéo léo hầu có đủ điều kiện gia nhập vào giai cấp Nhất Ức Lý, để thực hiện nguyện ước của cha con lúc sinh thời.

Đứa con nhỏ tuổi mà đã có trí huệ của một vị cao nhân, đã biết rõ một cách chân chánh thế nào là họa, là phúc. Nó biết rằng tiền bạc châu báu của thế gian như một con rắn độc, từ xưa đến nay biết bao người vì tham cầu nó mà đã phạm vào đủ điều gian ác, không chùn bước trước bất cứ một thủ đoạn gian manh nào để làm tổn hại người, lợi ích cho mình, để rồi chiêu cảm trùng trùng điệp điệp quả báo đau khổ. Tất cả chỉ vì không hiểu rõ được lý nhân quả.

Người ta không hiểu rằng phúc báo của một người không phải từ trên trời rơi xuống, cũng như kẻ không trồng trọt mà muốn gặt hái được sao? Sự phú quý chân chính cũng có con đường của nó: chỉ đi theo con đường bố thí mới có thể đạt được.

Nhưng thằng bé biết rằng mẹ nó chưa hiểu những lý lẽ ấy nên chỉ lựa lời thưa rằng:

– Vâng, con sẽ luôn nhớ lời cha dặn. Nay con có một cách này rất hay, không cần đợi tương lai mà ngay hiện tại đã có thể vào được giai cấp Nhất Ức Lý. Chỉ cần trong nhà có bao nhiêu tiền của mẹ giao hết cho con là được.

Người mẹ nghe thế nửa tin nửa ngờ, nhưng bà thương con rất mực và cũng muốn nương tựa vào con, nên đem chìa khóa ngân khố tài bảo giao hết cho con.

Đứa bé đem toàn bộ gia sản, cả ngày ở ngoài đường thuê người khắc, nặn tượng Phật, xây dựng tháp miếu, cúng dường chư tăng, làm tất cả mọi sự để hoằng dương Phật pháp, rồi còn xuất ra rất nhiều tiền để cứu giúp người nghèo khổ. Chưa tới nửa năm, tài sản của người cha trọn đời dành dụm đã được cậu sử dụng hết!

Người mẹ tuy có phúc báo nhưng chưa từng thông hiểu được pháp Phật. Bà không biết con mình là Bồ Tát tái sinh, không giống phàm nhân, mà trái lại có trí huệ cao siêu, có thần thông thâm diệu, đi lại tự tại trong Ba cõi. Bà cũng không biết rằng thí xả tài sản là con đường ngắn nhất để được phúc đức, giàu sang phú quý. Vì thế, chỉ cần làm theo lời Phật dạy thì việc sinh vào giai cấp Nhất Ức Lý là một điều quá dễ dàng!

Vì bà không thể biết những điều ấy, lại trước mắt thấy tài sản cứ ngày theo ngày tiêu hao nhanh chóng nên trong lòng rất lo lắng. Không những không được làm dân của giai cấp Nhất Ức Lý, mà còn e là sẽ không biết lấy gì để sống nữa! Nhưng tình thương con khiến cho bà không nỡ trách mắng, cũng không nỡ ngăn cấm, vì đứa con luôn biết lựa lời giải thích mỗi khi thấy mẹ quá lo lắng.

Không ngờ phước chưa được hưởng mà họa đã giáng lên đầu, thằng con trai thông minh, kháu khỉnh của bà trong một đêm lâm bệnh nặng, y sĩ không đến kịp, đã lìa khỏi vòng tay của bà mà ra đi vĩnh viễn!

Tài sản không còn, thằng con duy nhất cũng đã chết, người mẹ đau khổ chỉ muốn kết liễu đời mình cho xong, hận sao không được theo con mà chết!

Dục vọng con người sao mà nhiều thế, thật không sao kể xiết.

Có một vị phú ông thuộc giai cấp Nhất Ức Lý, giàu có bậc nhất, tài sản lên tới tám trăm vạn tiền vàng, nhưng suốt ngày lại khổ não vì chưa có con trai nối dõi tông đường, gia sản kếch sù kia rồi ai sẽ là người thừa kế?

Ông suốt ngày ngồi kiệu, nghe đâu có chùa chiền miếu mạo nào ông cũng tìm đến cúng bái, cầu xin sinh được một đứa con trai phúc huệ song toàn. Quả nhiên ít lâu sau, bà vợ cả của ông sinh được một đứa con trai.

Đứa bé sinh ra rất kháu khỉnh, song có một điều nó không giống người thường, ai thấy cũng phải lạ. Mới sinh được ba hay bốn ngày, thằng bé đối với mẹ cứ như người lạ: lúc mẹ bồng thì nó rống lên khóc; mẹ cho bú, nó cũng khóc; đút vú vào miệng thì nó không khóc cũng quay đầu chỗ khác... Do đó, hễ nó cất tiếng khóc là cả nhà quýnh quáng lên, vì không bú sữa thì làm sao mà sống? Cả ngày cứ rống lên khóc mãi thì làm sao sống? Chỉ hai điểm ấy thôi đã đủ làm cho cả nhà ai nấy đều lo sợ bất an.

Còn phú ông lại càng khổ sở hơn nữa! Thằng con cầu tự này, khó khăn lắm mới có được, ông xem nó quan trọng hơn cả sinh mệnh của mình, lẽ nào phải ngồi nhìn thằng bé chết dần chết mòn vì la khóc và không chịu bú sữa? Ông bèn cho công bố khắp nơi rằng: ”Ai dỗ được con ông hết khóc và làm cho nó chịu bú sữa thì ông sẽ đem lễ vật đến xin người ấy về làm thân quyến của ông.”

Biết bao nhiêu người đàn bà đã đến xin thử, nhưng muốn vào nhà đệ nhất phú ông thật không phải dễ! Người nào đến bồng ẵm đứa bé nó cũng chỉ làm cho nó khóc to hơn, ôm nó còn không được, huống gì có thể cho nó bú!

Một vài ngày trôi qua, bao nhiêu người đàn bà đã thất vọng ra về, duy chỉ có một người không biết tu hành từ đời nào mà đời nay được phúc báo là đuợc giữ lại.

Đó chính là người đàn bà vừa mất con vừa mất tài sản nọ. Chính bà cũng không hiểu rõ tại sao! Bà nào có ý định đến xin thử việc này, chỉ vì thấy có đông người và quang cảnh trước mắt vui vui, khêu gợi tính hiếu kỳ của bà, lại đang lúc buồn nản nên liền đánh liều theo chân đoàn người kia vào thử một phen. Có ngờ đâu khi vừa thấy bà đứa bé như gặp lại người thân, liền im ngay tiếng khóc ngang ngược của mình, lại còn nhìn bà rồi nhoẻn miệng cười qua những giọt nước mắt còn chưa ráo!

Người làm công liền trao cho bà bình sữa. Khi bà đút vào cái miệng nhỏ xíu của đứa bé thì ô kìa, nó bèn bú lấy bú để một cách ngon lành. Thế là, khỏi phải nói, phú ông mừng vui không sao kể xiết, đích thân mời bà ở lại chăm sóc cho đứa bé. Và tất nhiên là giữ lời đã hứa, ông cũng nhận bà làm thân quyến của ông.

Tối đến, khi trong nhà ai nấy đều đã ngủ say, bà vẫn không tài nào nhắm mắt, cứ ôn đi ôn lại từng việc đã xảy ra trong ngày hôm đó. Bà thật tình khó có thể tin được là mình đã bước vào giai cấp Nhất Ức Lý.

– Ta đang nằm mơ chăng? Bà lẩm bẩm tự hỏi.

– Không nằm mơ đâu mẹ!

Có người đang trả lời bà, nhưng người đó là ai? Bà ngồi bật dậy trên giường, nhớn nhác nhìn quanh tìm kiếm.

– Mẹ ơi, là con đây mà!

Thì ra chính đứa bé đang nằm bên cạnh bà, con trai của lão phú ông đang nói chuyện với bà.

– Con ư?

Bà vô cùng kinh dị, một đứa bé sơ sinh làm sao đã biết nói, lại còn gọi bà bằng “mẹ” nữa!!!

– Đúng rồi, con là đứa con mà mẹ đã mất, nay tái sinh về đây! Mẹ chẳng từng nói với con rằng ước vọng của cha trước khi mất là muốn mẹ con mình vào được giai cấp Nhất Ức Lý đó sao? Bây giờ thì mẹ con mình đang ở trong một gia đình giàu có nhất của giai cấp Nhất Ức Lý đây này!

Bà ôm chầm lấy đứa con, giòng nước mắt ràn rụa lăn xuống đôi gò má.

Bây giờ thì bà hiểu rồi: Bố thí tài sản không tham tiếc chính là gieo nhân lành cho sự giàu sang phú quý của đời sau vậy.

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Truyện cổ phật giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Đình Long

    Con bạch Thầy! Thưa thầy,muốn có được phước báu mạnh khoẻ sống lâu, giàu có, gia đình hạnh phúc,...thì chỉ cần chân thành niệm phật thì có được không ạ?

      Nguyễn Đình Long   15/07/2023 07:43
    • @Nguyễn Đình Long Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiaobienhoa.com để bạn tham khảo: Thân chào bạn! Niệm một câu Phật phước sinh vô lượng, đối với công đức và phước báu của việc hành trì tu tập Pháp môn Niệm Phật đem lại rất là lớn, như ở đây, bạn cần biết thêm rằng không phải chúng ta Niệm Phật là trọn đầy tất cả Phước báu là Công đức được. Mục đích chúng ta tụng kinh, niệm Phật là để hàng phục và an trụ tâm, chuyển hóa từ kẻ phàm phu tục tử, trầm luân đau khổ, thành người trí tuệ, giác ngộ giải thoát. Hàng phục và an trụ được tâm, chúng ta mới có được cuộc sống phước báu, an lạc và hạnh phúc. Đức Phật dạy niệm Phật cốt để chúng ta tu tâm dưỡng tánh, điều trị tâm bệnh của chúng sanh, ví như toa thuốc của bác sĩ để điều trị thân bệnh, chứ không phải để đọc đi, đọc lại, tụng cho bác sĩ nghe! Niệm Phật mà đạo Phật dạy nhiều phương pháp để hàng phục và an trụ tâm, tùy theo căn cơ, trình độ, hoàn cảnh, sở thích, tâm nguyện của mỗi người, gọi là vô lượng pháp môn. Chẳng hạn như pháp môn tịnh độ dạy chúng ta tụng kinh, niệm Phật để định tâm. Khi chúng ta tụng kinh, thân ngồi ngay ngắn, nghiêm trang, miệng đọc lời Phật dạy trong kinh, tâm chú ý vào lời kinh và tiếng chuông mõ, nên không còn nghĩ ngợi linh tinh lang tang, tư tưởng không còn chạy lung tung nữa. Như vậy có nghĩa là tam nghiệp, gồm thân khẩu ý của chúng ta, đều được thanh tịnh. Kinh sách có câu: Tam nghiệp hằng thanh tịnh. Đồng Phật vãng tây phương Nghĩa là khi ba nghiệp của chúng ta luôn luôn thanh tịnh, không còn tạo nghiệp nữa, thì "phước báu" vô lượng vô biên, chúng ta cùng chư Phật sống trong cõi tịnh độ tây phương. Ở đây bạn cần phải tu tập hành trì thêm những pháp môn như Bố Thí. Hạnh bố thí là nền tảng của tất cả các hạnh lành, là căn bản của việc thực hành giáo pháp, luôn luôn được đề cập đến trong Phật giáo. Bản chất của con người thế gian là luôn luôn muốn có, muốn thêm, muốn nữa, không bao giờ thấy đủ, không bao giờ thỏa mãn với những gì mình đang có. Cho nên, nếu được lên thiên đàng, nếu được về cõi tây phương, mà vẫn còn giữ lòng tham như vậy, gọi là "đới nghiệp vãng sanh", thì con người vẫn thấy khổ đau như hiện đời vậy thôi. Muốn được an lạc hạnh phúc hiện đời, ngay tại thế giới ta bà này, hãy vui thích với những gì mình đang có, bởi vì mình không thể có những gì mình thích. Mong cầu nhiều, mơ ước nhiều, chỉ thêm nhiều đau khổ mà thôi. Thực là đơn giản! Hay Trì Giới. Trì giới là nghiêm chỉnh ăn ở theo đúng giới luật của Phật Tử, dù là cư sĩ tại gia. Nhờ đó, trong cuộc sống, chúng ta không làm tổn nhơn, hại vật, trong khi tạo ích lợi cho mình. Đó là cách tạo "phước báu" vô cùng vô tận, không thể nghĩ bàn. Thậm chí là hành trì tu tập thêm các Pháp Nhẫn nhục, Thiền định, Tinh tấn, đây là nền tảng của Trí tuệ sinh ra các Phước báu và Công Đức, việc hành trì nhiều Pháp môn nhằm giúp bạn đạt được những thành quả tốt đẹp hơn, và không bị nhàm chán giữa một Pháp môn, và hiểu nhiều về các Pháp môn của Đạo Phật. Thân chúc bạn vô lượng công đức và an lạc trong đời sống.

        Thầy Uri   15/07/2023 07:44
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập755
  • Máy chủ tìm kiếm266
  • Khách viếng thăm489
  • Hôm nay78,033
  • Tháng hiện tại6,306,710
  • Tổng lượt truy cập93,699,075
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây