A-la-hán gặp nạn - Câu chuyện nhân quả kỳ 69 - Phật giáo cố sự đại toàn

Thứ tư - 07/06/2023 11:57
Câu chuyện về A-la-hán gặp nạn được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” kể câu chuyện về một vị cao tăng tên gọi là Ly Việt chứng được quả A-la-hán và sáu phép thần thông nhưng vẫn phải chịu cảnh ngồi tù oan suốt 12 năm để trả nghiệp kiếp xưa từng nghi ngờ một vị xuất gia tu hành bắt trộm trâu của mình.

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Câu chuyện nhân quả A la hán gặp nạn

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html

để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về A-la-hán gặp nạn được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Ngày xưa ở nước Kế Tân, vùng Tây Vực, có một vị cao tăng tên gọi là Ly Việt, lúc trẻ xuất gia, ở trong hang động trên một đỉnh núi hoang vắng học đạo, công phu tu hành thiền định rất chuyên cần, chứng được quả A-la-hán và sáu phép thần thông. Vì thế nên người người xa gần biết tiếng, tìm đến theo ngài đạo.

Dưới sự chỉ dẫn khéo léo và từ bi của ngài, đệ tử ngài cũng chứng quả A-la-hán rất mau, chứng quả xong họ phân tán khắp nơi để lo việc hoằng pháp.

Tuy ngài Ly Việt đã chứng thánh quả nhưng vẫn không ngừng tinh cần tu trì, rất ít khi nghỉ ngơi. Một hôm có chút giờ nhàn rỗi, ngài mới nhân đó dọn dẹp hang động, chợt thấy tấm y màu xám mà ngài thường mặc đã theo thời gian mà ngả sang màu bạc trắng.

Không biết tại sao ngài lại chợt có ý muốn lên núi hái rễ cỏ và vỏ cây làm thuốc nhuộm rồi đem tấm y trăm mảnh ra nhuộm lại. Bỏ tấm y trong nồi thuốc nhuộm rồi, ngài dùng một nhánh dương liễu khuấy nước để trộn thuốc nhuộm cho đều, thì quái lạ thay, tấm y bỗng dưng biến thành một tấm da trâu! Chưa hết, thuốc nhuộm trong nồi đang đen như mực, bỗng biến thành màu đỏ như máu, và mấy cái rễ cỏ, vỏ cây lại biến thành những miếng thịt trâu. Quái dị hơn nữa là mùi thịt trâu còn bốc ra từ cái nồi đang sôi, khiến ngài cứ trố mắt ra nhìn một cách kinh ngạc.

Đúng lúc ấy một người nông phu từ chân núi chạy lên, thấy ngay miếng thịt trâu trong nồi, bèn la hét giận dữ:

– A, ông thật là to gan! Hôm nay ông khai giới sát nên mới đem con trâu của tôi ra giết phải không! Sáng sớm tôi dắt trâu lên núi ăn cỏ, mấy phút sau không thấy nó nữa, đi tìm khắp nơi mà tìm không ra, may mà có mùi thịt dẫn đường nên tôi mới tìm được tới đây! Thì ra là ông, một kẻ xuất gia, đã bắt trộm con trâu của tôi đem ra làm thịt! Bây giờ ông còn gì để nói nữa không? Đi! Đi với tôi đến gặp vua ngay!

Người nông phu nóng nảy không chịu nghe lời phân trần, lôi Ly Việt xềnh xệch đi đến gặp vua. Thời ấy không có toà án, không có pháp đình, hễ có việc gì bất bình là dân chúng kéo nhau đi gặp vua, nhờ vua phân xử.

Khi người nông phu kể lể hết sự tình cho vua nghe, vua bèn hỏi Ly Việt có lời nào biện bạch không? Chứng cớ đã rành rành ra đó, còn có gì để nói nữa, do đó vua xử Ly Việt ngồi tù 12 năm.

Mười hai năm, tức là bốn ngàn ba trăm tám chục ngày hơn chứ có phải ít đâu! A-la-hán Ly Việt trong suốt thời gian tù tội phải đảm nhiệm công việc quét dọn nhà lao và chùi rửa cầu xí cho sạch sẽ. Mặc dù vậy, buổi tối ngài chăm chỉ chuyên cần tu thiền định, không bao giờ nằm xuống. Ngài từ bi nhẫn nại như thế nên đến cả mấy người cai ngục, người nào cũng hết sức cảm động và kính phục.

Thời gian 12 năm tù đã mãn, những người đệ tử ngày xưa tham thiền với ngài bỗng không hẹn mà cùng một lúc nhớ nghĩ đến sư phụ trong núi, tất cả bèn dùng thần thông quan sát, biết là sư phụ bị tù oan trong 12 năm trường.

Họ cưỡi gió bay về cung vua, từ trên không trung khua trống pháp để tỏ sự bất bình. Nhà vua nghe thế hết sức kinh ngạc, vội vàng tự tay phóng thích A-la-hán Ly Việt ra khỏi nhà giam.

Sau 12 năm tù đày, Ly Việt tóc thì dài, râu thì trắng, nhưng khi ngài vừa bước chân ra khỏi cửa ngục thì râu tóc tự nhiên rụng cả xuống đất, rồi còn bay lên không trung, biến hiện vô lượng hóa thân, mỗi hóa thân phóng ra ánh sáng rực rỡ. Thái độ an nhiên của ngài không giống một người mới được thả ra khỏi tù chút nào.

Lúc ấy, chư vị A-la-hán muốn ra tay trừng phạt nhà vua vì sự không công minh, nhưng ngài Ly Việt ngăn lại:

– Các con không được ra tay, đây là nghiệp chướng của ta, không thể oán trách bất cứ ai khác.

Trong một kiếp quá khứ, ta là một người nông phu, có một con trâu đi lạc. Ta lên núi tìm nó, đi cùng hết núi tìm cũng không ra, mà lại gặp một vị xuất gia tu hành. Không suy nghĩ gì thêm, ta liền nghi ngờ chính vị này bắt trộm trâu của ta. Trong suốt ngày hôm đó, trong tâm ta khởi đầy vọng niệm. Ta muốn đuổi vị ấy ra khỏi núi, ta muốn bắt vị ấy đưa lên vua để vị ấy bị giam cầm vào ngục tối... Ta đã tạo nghiệp ác nên kiếp này phải chịu đủ 12 năm tù oan.

Giống như chuyện cho vay ăn lãi, thời gian càng lâu thì tiền lãi càng cao, quả báo ta phải chịu đựng đã lên tới tám ngàn lần số “nợ” ta đã vay mượn.

Ta chỉ tiếc là tại sao lúc đó không làm được gì ích lợi cho người khác, không phát tâm bố thí rộng rãi, có phải là kiếp này đã tiêu trừ được nghiệp chướng rồi không?

Các vị mới chứng quả A-la-hán, nhà vua và các đại thần nghe Ly Việt kể lại chuyện xưa như vậy, ai nấy đều tỉnh ngộ và đều hiểu rằng nguyên tắc nhân quả là một nguyên tắc bất di bất dịch, không một ai có thể đứng ngoài nguyên tắc này.

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Truyện cổ phật giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • La Nguyễn Diệu Sinh

    Con bạch Thầy! Lúc trước, tôi bị hiểu lầm, vì muốn minh oan nên tôi đã có ý định tự hại mình. Nay tôi biết việc tự làm hại bản thân cũng mang tội. Bị hiểu lầm cũng chính là quả báo. Cho tôi hỏi, khi bị hiểu lầm phải vui vẻ trả quả chứ không được tự hại mình vì mang tội phải không? Tôi phải làm gì khi bị người khác hiểu lầm?

      La Nguyễn Diệu Sinh   25/07/2023 07:52
    • @La Nguyễn Diệu Sinh Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiaosongcau.net để bạn tham khảo: Bị hiểu lầm là vấn đề thường xảy ra trong cuộc sống. Có thể nói là không ai tránh khỏi việc bị hiểu lầm. Chỉ khác nhau là vụ việc hiểu lầm ấy lớn hay nhỏ, ảnh hưởng đến danh dự cũng như tổn hại đến mình và người nhiều hay ít mà thôi. Vì bị hiểu lầm luôn có nguy cơ xảy ra nên mỗi người tự tích lũy cho mình những kỹ năng sống, ứng xử tích cực để đề kháng và hóa giải sự hiểu lầm.
      “Bị hiểu lầm, vì muốn minh oan nên tôi đã có ý định tự hại mình” trong khi còn nhiều giải pháp khác khả thi là ứng xử vô minh, rất thiếu tuệ giác. Mình chết hay gần chết chỉ thiệt thân, tự tạo thêm ác nghiệp cho mình, trong khi nỗi oan vẫn còn đó. Kẻ vu oan giá họa càng thêm đắc ý vì mình an toàn, còn đối phương thì tự loại, rơi vào kế “bất chiến tự nhiên thành”.
      Theo quan điểm Phật giáo, xác định “bị hiểu lầm cũng chính là quả báo” là đúng (bởi tất cả vận trình đều không ngoài nhân quả) nhưng “vui vẻ trả quả”, cam chịu một cách ngây thơ lại hoàn toàn không đúng. Người học Phật cần tiếp nhận và ứng xử với quả báo bị hiểu lầm một cách tuệ giác, đầy đủ Bi-Trí-Dũng.
      Trước quả báo bị hiểu lầm, người Phật tử cần bình tâm quán sát xem nhân duyên của vấn đề bắt đầu từ đâu. Từ mình hay người, từ gần hay xa, do chủ hay khách quan… Thấy rõ nguyên nhân để rút kinh nghiệm không tái phạm nữa. Như vậy sẽ tránh được các mối họa tương tự về sau.
      Tiếp theo, cần đối thoại để hóa giải việc bị hiểu lầm. Đối thoại là giải pháp thiết thực, khoa học và văn minh để hóa giải hàm oan cũng như bị hiểu lầm. Đối thoại là quyền căn bản của con người. Ở đời, tòa án là nơi để các bên đối thoại nhằm tìm ra sự thật, giúp quan tòa thưởng phạt công minh. Quan trọng là cách thức đối thoại, cần phát huy Bi-Trí-Dũng để các bên hiểu nhau, minh chứng cho sự trong sạch của mình.
      Nếu “vui vẻ trả quả” bị hiểu lầm theo cách Nhẫn nhục ba-la-mật, tâm không gợn chút ưu phiền, bao dung và tha thứ hết cho người ác là tâm hạnh của Bồ-tát. Hạnh lành này không phải ai cũng làm được.
      Chúc các bạn tinh tấn!

        Thầy Uri   25/07/2023 07:53
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập924
  • Hôm nay53,765
  • Tháng hiện tại3,741,659
  • Tổng lượt truy cập97,874,885
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây