“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.
Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.
Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:
“Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình”
“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”
Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html
để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Câu chuyện về Vua Nhất Thiết Thí được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Ngày xưa ở Ấn Độ có một vị quốc vương được tôn xưng là Nhất Thiết Thí. Ngài là một ông vua rất mực nhân từ, thực hành đạo Bồ Tát. Bất kỳ người nào đến cầu xin với ngài điều chi đều được toại ý, nên dẫu xa xôi mấy người ta cũng nghe biết đến tên ngài.
Tại một quốc gia lân cận, có một thằng bé thuộc dòng Bà-la-môn, từ bé đã mất cha, sống với mẹ già và một người chị. Không có cha, nhà lại nghèo nên cuộc sống của ba mẹ con thật vô cùng khốn khổ. Một hôm người mẹ gọi con đến bảo rằng:
– Mẹ nghe nói ông vua nước láng giềng là người rất mực nhân từ, ai đến cầu xin điều chi cũng được ông giúp đỡ, do đó mới được người ta tôn xưng là vua Nhất Thiết Thí. Mẹ nghĩ con có thể tìm đến đó xin đức vua ấy một số tiền để ba mẹ con mình sinh sống, không biết con có bằng lòng đi hay không?
– Thưa mẹ, con rất muốn đi qua bên ấy, nhưng thật tình con không có hiểu biết gì cả, lại không có chút học vấn nào, vì vậy con sợ không có khả năng đi xa như vậy. Con muốn ở đây cầu học trước cho có chút hiểu biết, có chút vốn liếng tri thức, thông hiểu đôi chút việc đời việc người rồi sẽ đi.
Người mẹ nghe thế, suy nghĩ một hồi lâu, cân nhắc kỹ càng điều con mình yêu cầu rồi bằng lòng đi mượn tiền để sinh sống trong một năm. Thời gian đó người con đi tìm thầy cầu học.
Thời gian đi vùn vụt, mau như nước chảy, ngoảnh đi ngoảnh lại một năm đã trôi qua mà đứa bé kia chẳng học được là bao. Về nhà, nó bàn với mẹ xin mẹ tìm cách khác, nhưng người mẹ lại thôi thúc phải con mau đi gặp vua Nhất Thiết Thí, không nên chần chờ nữa. Vì thế nó đành nghe theo lời.
Ngày đứa con lên đường, trong nhà không còn gì cả, bà mẹ lại đi tìm người chủ nợ năm ngoái để xin mượn thêm tiền, nhưng lần này ông chủ nợ không bằng lòng mà đưa ra điều kiện, buộc người mẹ và người chị phải đến nhà ông làm công thì ông mới chịu cho mượn thêm tiền.
Ngay lúc ấy, đức vua Nhất Thiết Thí phải đương đầu với một hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Vị vua một nước láng giềng vốn tàn bạo bất nhân, lòng tham không đáy, đã đem một đội binh mã lớn rầm rộ kéo đến đánh phá biên giới của vua Nhất Thiết Thí, với ý định thôn tính nước này.
Nghe tin, vua Nhất Thiết Thí không hề lấy làm ngạc nhiên hay lo lắng, cứ thản nhiên như không hề có chuyện chi xảy ra, cũng không chuẩn bị bất cứ điều chi để ứng chiến.
Vì sao có chuyện lạ như vậy? Vì vua Nhất Thiết Thí vốn luôn nghĩ rằng đời sống con người vô cùng ngắn ngủi và tạm bợ, vinh hoa phú quý đều không có thật, nên ông đã từng nghĩ đến việc một ngày nào đó sẽ đem quyền cai trị đất nước của mình bố thí cho người nào mong muốn có được nó. Chỉ cần dân chúng được sống bình yên không phải khổ sở vì chiến tranh là ông mãn nguyện rồi, nên ông không hề nghĩ đến chuyện xuất binh chống cự để bảo vệ vương quyền.
Các quan đại thần trong triều lấy làm lo lắng trước tình cảnh ấy, lại thấy nhà vua cứ thản nhiên như thể không có gì xảy ra, vẫn cư xử, làm việc vui vẻ như bình thường, ai nấy ruột gan như lửa đốt, nên đồng xin yết kiến vua để hỏi ngài tại sao không lo việc ứng chiến.
Vua Nhất Thiết Thí im lặng không đáp, đợi cho các vị đại thần thưa thỉnh ba lần mới nói lên nỗi khổ tâm của mình:
– Này các hiền khanh, nếu chỉ để bảo vệ quyền lực, danh dự và địa vị riêng của mỗi mình ta, thì ta nghĩ không cần phải đối phó với sự tranh chấp ấy. Ta không muốn mọi người dân phải vì một cá nhân ta mà hy sinh tính mạng một cách vô nghĩa. Các khanh thử nghĩ xem, cuộc sống của một con người, chẳng qua mỗi ngày ăn vài chén cơm, mặc một hai thước vải, ở thì sáu bảy thước đất là đủ rồi. Người có trí huệ cần gì phải lao tâm khổ trí vì những thứ đồ vật ngoài thân như vậy? Ta không muốn đánh nhau với kẻ địch là chỉ vì muốn bảo vệ cho sinh linh cả nước. Nếu quốc vương nước láng giềng thật tình muốn đến đây, ta sẽ đem ngai vàng này tặng không cho ông ta, chỉ cần ông ta đừng làm tổn hại đến sinh mệnh của trăm họ là được rồi. Các khanh có tán đồng những điều ta nghĩ hay chăng?
Các vị đại thần từ lâu vốn đã được đức tính nhân từ của nhà vua cảm hóa, nên hôm nay nghe vua nói như thế thì không ai phản đối.
Thế là, nửa đêm hôm ấy, vua Nhất Thiết Thí để lại ấn ngọc, thay thường phục, không đem theo người tùy tùng nào, cưỡi một con ngựa khoẻ lặng lẽ rời hoàng cung, đi ra khỏi thành.
Ngày hôm sau, vua nước láng giềng dẫn một đội quân tiên phong nhanh chóng tiến thẳng vào thành, không gặp bất cứ một sự kháng cự nào, cứ thế mà thênh thang tiến vào. Thành trên thành dưới, cổng trong cổng ngoài đều không có một sự ngăn trở hay phản đối nào cả!
Dân chúng trong thành từng đoàn từng lớp vẫn qua lại nhộn nhịp buôn bán, chuyện trò rộn ràng, họ không hề biết rằng ngay trong lúc ấy đã diễn ra một sự thay ngôi đổi chủ.
Lòng tham và dục vọng của con người như biển sâu không đáy, dường như không có gì có thể lấp đầy! Vị bạo vương kia đã không tốn chút công sức nào để cướp đoạt một thành trì to lớn, một đất nước giàu có, lẽ ra đã có thể tự thấy toại nguyện mà hưởng thụ, thì lại không thấy như thế là đủ. Ông sinh ra nghi ngờ vì sự thành công quá dễ dàng, và lo lắng vì không hiểu được dụng ý sự ra đi lặng lẽ của vua Nhất Thiết Thí. Ông nghĩ, tốt nhất là nhổ cỏ thì phải nhổ cho tận gốc mới có thể tránh được mọi điều phiền phức về sau. Thế là, ông liền treo một giải thưởng rất lớn cho bất cứ ai bắt được vua Nhất Thiết Thí đem về.
Vua Nhất Thiết Thí rời hoàng cung rồi cứ nhắm hướng vùng hoang dã mà đi. Đi mãi được đến năm sáu trăm dặm, tới một chỗ nọ thì gặp đứa bé nhà nghèo vâng lời mẹ đi tìm ông để mong được giúp đỡ. Nhưng vua Nhất Thiết Thí không hề biết điều đó nên hỏi đứa bé:
– Này em bé, em đi đâu một mình vậy? Sao không có người lớn nào đi với em?
– Cháu đi tìm gặp ông vua nhân từ, xin ông ấy giúp đỡ gia đình cháu.
Rồi đứa bé đem hoàn cảnh gia đình mình nhất nhất kể cho vị vua nhân từ này nghe:
– Từ khi cháu còn rất nhỏ, cha cháu đã qua đời rồi, bỏ lại cháu với người chị và một mẹ già. Mẹ cháu là phận đàn bà yếu đuối, cha cháu lại không để lại gia sản nào nên đời sống rất là khốn khó. Gần đây, cũng vì cháu muốn cầu học, mẹ cháu phải vay mượn tiền của người ta. Vì thế nên bây giờ mẹ cháu và chị cháu phải đến nhà làm công cho họ để trừ nợ. Hoàn cảnh gia đình cháu vô vàn khó khăn như thế, nên cháu muốn đi tìm đức vua nhân từ kia để xin ngài giúp tiền cho cháu đi chuộc mẹ và chị về.
Vua Nhất Thiết Thí nghe xong thở dài, trả lời:
– Em bé ơi, ta chính là vua Nhất Thiết Thí mà em đang muốn tìm đây!
Nghe rằng người đứng trước mặt mình, với một vẻ ngoài hết sức bình thường mà lại tự xưng là vua Nhất Thiết Thí, đứa bé vô cùng kinh ngạc, hầu như không sao tin được là sự thật lại có thể như thế!
Vua Nhất Thiết Thí liền đem chuyện mình ra kể hết cho đứa bé nghe. Nghe xong, đứa bé rất cảm động, nước mắt ràn rụa, bi thương quá không tự chủ được.
Nhà vua dịu dàng khuyên đứa bé không nên quá thương tâm, và hứa sẽ có cách giúp cho nó được toại nguyện. Đứa bé hoài nghi hỏi lại:
– Đại vương! Hiện nay ngài không còn cai trị đất nước, trong người hầu như không còn một vật gì đáng giá, ngài định lấy gì mà giúp cháu đây?
Vua Nhất Thiết Thí thản nhiên đáp:
– Ông vua nước láng giềng tuy đã chiếm được đất nước của ta nhưng trong lòng vẫn chưa thỏa mãn. Vì ta bỏ đi lánh nạn, nên bây giờ ông ta đang treo một giải thưởng rất lớn cho ai bất cứ bắt được ta đem về. Nếu em giết ta và đem thủ cấp của ta về lãnh thưởng, thì lúc ấy không phải là em sẽ được toại nguyện hay sao?
Đứa bé từ chối vì không thể nhẫn tâm làm việc ấy. Nhà vua bèn dạy nó cắt mũi, cắt tai của mình đem về cũng có thể lãnh thưởng, nhưng đứa bé nhất quyết không làm những chuyện như thế. Cuối cùng, nhà vua liền nói:
– Em không muốn giết ta, lại cũng không muốn làm cho ta bị thương, vậy bây giờ chỉ có một cách này mà thôi: Em hãy trói ta lại rồi đưa về, em làm được việc này không?
Đứa bé còn chần chừ chưa quyết định thì nhà vua đã hết lời thúc giục, còn tự mình chạy đi tìm dây trói mang lại, nên nó đành phải nghe theo kế sách của nhà vua.
Vua Nhất Thiết Thí và đứa con của nhà bà-la-môn nọ bèn cùng nhau hướng về phía kinh thành mà đi. Khi còn cách kinh thành khoảng hai dặm, nhà vua bảo đứa bé trói ông lại rồi mới đi tiếp.
Lúc ấy, nhân dân trong thành nam nữ già trẻ đều kéo ra xem, nhìn thấy đức vua nhân từ của mình bị trói đưa vào thành thì không một ai không thương tâm bật khóc, thậm chí có những người quá sầu đau đến mức ngã lăn xuống đất bất tỉnh, như thể nhìn thấy cha mẹ mình chết vậy! Bầu không khí đau thương lan rộng khắp kinh thành, mọi người đều u sầu áo não không còn thiết gì đến chuyện làm ăn buôn bán...
Đến cửa cung điện liền có người nhanh chóng vào trong thông báo. Vị bạo vương nghe nói có người bắt được kẻ thù của mình đem về thì mừng rỡ bước ra xem và lập tức truyền lệnh đưa ngay vào cung.
Các vị đại thần nhìn thấy đức vua nhân từ trở về liền phủ phục cả xuống đất mà khóc lóc thảm thiết. Tình cảnh vô cùng bi thương khiến cho chính vị bạo vương cũng không khỏi động tâm, ông bèn hỏi các đại thần:
– Vì sao các ông lại khóc lóc thê thảm đến như vậy?
Các đại thần đồng thanh tâu lên rằng:
– Đại vương, xin ngài tha lỗi cho chúng thần đã thất lễ! Nhưng chúng thần thấy đức vua nhân từ này không những đã bỏ cả vương vị mà còn đem chính thân mình ra bố thí cho người khác, lại chẳng có chút gì là tiếc rẻ ân hận! Đại vương, hành động như vậy thật quá ư cao cả, vì thế chúng thần không thể không thật lòng cảm động!
Vị bạo vương nghe các vị đại thần nói như thế thì lòng hung hăng bạo ngược bỗng chốc như tan biến. Ông bèn hỏi đứa bé con nhà bà-la-môn xem nó đã bắt được nhà vua kia như thế nào. Đứa bé thật tình đem chuyện gia đình mình và việc gặp gỡ nhà vua nhân từ giữa đường ra sao, kể lại rõ ràng từng chi tiết cho bạo vương nghe.
Sau khi nghe đứa bé kể lại đầu đuôi mọi chuyện, vị bạo vương liền được cảm hóa, trong lòng thấy vô cùng xúc động, nước mắt bất giác trào ra không sao ngăn lại được. Ông lập tức truyền lệnh cởi trói cho vị vua nhân từ kia, sai người đưa đi tắm gội sạch sẽ rồi mời ngồi lên vương vị, đem ấn ngọc trao trả lại. Ông còn quỳ xuống đất mà tâu lên đức vua nhân từ rằng:
– Tiểu vương này đã nghe tiếng nhân đức thánh thiện của đại vương từ lâu, nhưng không tin là thật có những chuyện như thế, nên mới nghĩ đến việc thôn tính đất nước của ngài. Nào ngờ khi vào được lãnh thổ của ngài, không hề gặp phải bất cứ một sự kháng cự nào. Nhưng lúc ấy tôi vẫn nghĩ rằng đại vương chẳng qua chỉ chạy theo danh thơm tiếng tốt mà thôi. Cho đến hôm nay tôi mới tận mắt được thấy hành vi cao cả và đức độ của ngài, tôi thật vô cùng khâm phục. Cúi xin ngài tha thứ cho những việc làm đã qua của một kẻ tiểu nhân ngu si, và tôi nguyện từ nay về sau nghe theo lời đại vương chỉ dạy, hướng dẫn, để không còn đi theo con đường tội lỗi nữa.
Quả thật là, dùng sức mạnh để đối địch và đàn áp không bao giờ có thể thu phục được người khác một cách đúng nghĩa; chỉ có đạo đức mới khiến cho người ta quy phục một cách chân chính.
Sau khi kể cho mọi người nghe câu chuyện trên, Đức Phật bảo các đệ tử rằng:
– Vua Nhất Thiết Thí chính là tiền thân của ta, bạo vương ngày đó nay chính là Xá-lợi-phất, còn đứa con nhà bà-la-môn nay chính là Đề-bà-đạt-đa. Cho nên, ta sở dĩ thành tựu được sáu ba-la-mật, có đủ 32 tướng tốt, mười loại Phật lực, viên mãn tất cả mọi công đức, đều là nhờ ơn của Đề-bà-đạt-đa. Vì thế, Đề-bà-đạt-đa là thiện tri thức của ta, cũng là người bạn tốt của ta. Có thể xem một người đệ tử phản bội như Đề-bà-đạt-đa là thiện tri thức, là bạn tốt, quả thật nhân cách của Đức Phật quá sức cao quý!
Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch Thầy! Nghi thức thọ trai quá đường, khi tụng bài cúng dường, tại sao bàn tay trái phải co 2 ngón lại và dựng đứng 3 ngón lên, rồi để chén cơm lên trên đó? Còn bàn tay mặt thì bắt ấn, rồi đưa lên ngang trán. Xin hỏi: Điều này có ý nghĩa gì?
@Dương Tiêu Hồng Châu Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Nghi thức thọ trai quá đường là một trong nhiều nghi thức của Phật giáo. Mỗi tôn giáo đều có những lễ nghi hành trì đặc biệt của tôn giáo đó. Phật giáo cũng thế. Đây là nghi thức mà chỉ có trong các chùa thuộc hệ phái Bắc Tông (Đại Thừa); còn Phật giáo Nam Tông (Tiểu Thừa) thì không có thực hành nghi thức giống như thế nầy. Vì lẽ, Phật giáo Bắc Tông chịu ảnh hưởng sâu đậm Phật giáo Trung Hoa. Mà Phật giáo Trung Hoa rất chú trọng đến phần lễ nghi hình thức. Đây cũng là một sắc thái văn hóa đặc thù của họ. Tuy nhiên, hình thức lễ nghi, theo Phật giáo, chúng chỉ có tác dụng là phương tiện chớ không phải cứu cánh. Phật giáo chủ trương: “Sự, Lý phải viên dung”. Nương sự để hiển lý hay tức lý để hiển sự. Vì vậy, mọi nghi thức trong thiền môn, đều có một ý nghĩa tiêu biểu đặc thù của nó.
Hình ảnh ba ngón tay (ngón cái, trỏ và út) dựng đứng lên giữ một tư thế rất vững vàng, giống như hình ba trái núi đứng sừng sững, đó là biểu trưng cho Tam vô lậu học. Tam vô lậu học là ba môn học rất quan trọng trong Phật giáo. Ba môn học đó là gì? Tức là Giới học, Định học và Huệ học. Có thể nói, toàn bộ hệ thống giáo điển của Phật giáo đều xây dựng trên ba môn học nầy. Chúng tóm thâu tất cả và hỗ tương với nhau rất là chặt chẽ. Nếu thiếu một trong ba, thì giáo lý Phật giáo sẽ sụp đổ ngay. Giống như ba ngón tay đưa lên, nếu thiếu một ngón, thì ta không thể nào giữ vững chén cơm được. Vì thế nên kinh nói: "Nhơn Giới sanh Định và nhơn Định mới phát Huệ." Người tu hành muốn chóng thành quả vị Phật, thì không thể nào xao lãng ba môn học nầy. Tuy nhiên, trong ba môn học nầy, thì Huệ học đóng vai trò quan trọng hơn. Dù hành giả tu môn nào, nếu thiếu trí huệ thẩm sát chỉ đạo thì không thể nào thành tựu kết quả tốt đẹp được.
Còn tay mặt bắt ấn, đó là ấn Cam lồ. Cam là ngọt. Lồ là sương mốc. Cam lồ là những hạt sương ngọt dịu tươi mát. Cam lồ là tượng trưng cho từ bi. Trong đạo Phật trí huệ và từ bi luôn luôn đi đôi với nhau. Chúng hỗ tương nhau không thể tách rời ra được. Nếu chỉ có trí huệ mà không có từ bi, thì đó là loại trí huệ khô, không làm lợi ích cho chúng sanh. Ngược lại, chỉ có từ bi mà thiếu trí huệ kèm theo, thì đó là thứ từ bi mù quáng.
Thí dụ một người đam mê cờ bạc thua hết tiền, đến xin tiền bạn để họ tiếp tục chơi nữa. Khi đó, nếu bạn vì thương mà cho tiền họ, thì chẳng khác nào bạn tiếp tay cho họ lún sâu vào con đường nghiện ngập tội lỗi. Như thế, thì bạn có từ bi mà thiếu trí huệ quan sát tường tận, nhà Phật gọi đó là thứ từ bi mù quáng. Thế nên, Phật dạy người Phật tử luôn luôn trang bị cho mình đầy đủ cả Bi lẫn Trí. Mà trí huệ là cái dẫn đầu để hướng dẫn lòng từ bi của chúng ta đặt đúng nơi đúng chỗ. Như thế, mới ích lợi cho mình và cho tất cả chúng sanh. Do đó, mà hai tay bắt ấn phải để ngang nhau không cao không thấp, đó là tiêu biểu cho Bi và Trí phải luôn song hành đi đôi với nhau vậy.
Tại sao phải đưa lên ngang trán? Thật ra là đưa lên ngang chân mày, gọi là “cử án tề mi”. Đưa lên ngang chân mày là tiêu biểu cho lòng tôn kính. Bởi vì ngày xưa, theo tập tục của người Trung Hoa, mỗi khi người dưới dâng thực phẩm hay đồ vật cho người trên, thì phải đưa lên ngang chân mày, để biểu lộ lòng kính trọng rất mực. Trong Kiều có câu:
Hiên sau treo sẵn cầm trăng
Vội vàng Sinh đã tay nâng ngang mày.
Hai câu này diễn tả lúc Kiều sang nhà trọ của Kim Trọng và được Kim Trọng ra phía sau hiên lấy cây đờn nguyệt cầm rồi hai tay trân trọng đưa lên ngang mày để dâng cây đờn cho Kiều. Đó là tỏ ý kính trọng Kiều vậy. Sỡ dĩ như thế, là vì Kim Trọng muốn noi theo tích xưa: Nàng Mạnh Quang là người vợ hiền, mỗi khi dâng cơm lên cho chồng là Lương Hồng ăn, nàng thường nâng mâm cơm cao ngang lông mày. Trong truyện Quan Âm Thị Kính cũng có câu:
Án kia nâng ở ngang mày,
Sạch trong một tiết, thảo ngay một bề.
Như vậy, đưa lên ngang mày là để tỏ lòng kính trọng dâng cơm lên cúng dường Tam Bảo vậy.