“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.
Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.
Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:
“Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình”
“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”
Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html
để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Câu chuyện về Năm loại bất tử được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Kinh A-di-đà có nói tới 16 vị đại đệ tử của đức Phật, trong số ấy có tôn giả Bạc Câu La. Ngài cao lớn tráng kiện, nghi dung trang nghiêm đẹp đẽ, đó là vì trong những đời quá khứ ngài không hề sát hại một sinh linh nào. Nhờ thiện nghiệp ấy nên trong 91 đời ngài không bệnh hoạn, từ nhỏ tới già không ngã bệnh một lần nào. Không những thế, ngài còn có cái phúc đức là không bao giờ chết vì năm loại tai họa, cũng gọi là có được “năm loại bất tử”. Thế nào là năm loại bất tử?
– Một là không vì thiên nhiên biến chuyển như núi lở hay đất sụp mà chết.
– Hai là không bị lửa dữ thiêu cháy, không bị nước lớn nhận chìm mà chết.
– Ba là không bị giặc cướp làm hại mà chết.
– Bốn là không bị chết bởi lệnh vua.
– Năm là không bị đao binh, chiến tranh làm thiệt mạng.
Tôn giả Bạc Câu La có thiện nghiệp và phúc báo ấy, ai được thấy ngài hay nghe nói đến ngài đều phải cung kính và tán thán.
Ngài tu hành tinh tiến, thường ngồi kiết già, đoan nghiêm bất động. Khi ngài tọa thiền dưới gốc cây, không bao giờ cảm thấy mệt mỏi mà tựa vào thân cây. Cũng thế, trong các phòng thất, ngài cũng không bao giờ ngồi tựa vào các vách tường.
Trên phương diện chuyên cần tu tập cũng không ai bằng ngài, và khó hơn nữa, ngài có đầy đủ biện tài vô ngại, có thể thuyết giảng cặn kẽ tất cả các diệu pháp.
Thế nhưng ngài không thường thuyết pháp cho đại chúng, luôn luôn giữ thái độ tĩnh mặc, vô ngôn. Điều ấy khiến cho nhiều người lấy làm kỳ dị. Đã có tài thuyết pháp thì tại sao lại không thuyết? Vì thế một hôm tôn giả A Nan mới hỏi ngài rằng:
– Tôn giả Bạc Câu La! Tại sao ngài lại không tuyên thuyết diệu pháp cho đại chúng nghe?
Tôn giả Bạc Câu La bèn trang trọng trả lời rằng:
– Nói nhiều chưa chắc đã được người ta tin nghe. Dẫu cho mình nói câu nào cũng đáng giá ngàn vàng, nhưng thế nào cũng có người cho rằng lời mình nói ra làm nhiễu động tâm họ. Tôi thường đắc được Pháp lạc trong cảnh tịnh tĩnh, cho nên tôi muốn mọi người cũng được như tôi, hưởng Pháp lạc trong sự tĩnh lặng.
Tôn giả Bạc Câu La không những rất chuyên tâm trong việc an tọa tham thiền, mà trong việc tu trì công đức nhẫn nhục thì lại càng vượt bực hơn: bị người đánh đau, ngài không những không trả đũa mà còn không khởi tâm sân hận. Bị người hãm hại, đã không phục thù, ngài cũng không hề oán trách người. Cũng như bị người chửi mắng, ngài cũng có thể nhẫn nhục chịu đựng. Được lợi, bị suy thoái, bị hủy báng, được danh dự, được khen ngợi, bị chế nhạo, được sung sướng hay khổ đau, tám loại “gió” (bát phong) ấy không thể làm cho ngài động tâm hay phiền não. Công phu tu dưỡng của ngài thật xứng đáng cho chúng ta muôn đời kính phục và tôn trọng.
Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch Thầy! Sở dĩ Đức Phật chế định giới luật cũng là căn cứ theo luật pháp nhà nước, ví như giới Ba-la-di, cũng bằng như luật tử hình của nhà nước, phải không?
@Nguyễn Cao Ngọc Châu Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiaobinhchanh.com để bạn tham khảo: Phật tử vi phạm luật pháp của nhà nước, tức vi phạm giới luật của nhà Phật, đó là do Đức Phật muốn sự hoằng pháp đến nước nào cũng được hoan nghênh. Tỳ-kheo có bốn giới Ba-la-di và Tỳ-kheo-ni có tám. Tội Ba-la-di, cũng bằng tội tử hình của nhà nước, nhưng tội tử hình của nhà nước có xử tử thật, còn tử hình bên nhà Phật chỉ là kiếp này không được làm Tỳ-kheo nữa, coi như vị Tỳ-kheo đó đã chết. Nếu xin sám hối mà được chấp nhận, chỉ giữ được Sa-di, nếu sám hối không được, thì luôn cả Sa-di cũng không còn, phải đợi kiếp sau bắt đầu lại.