“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.
Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.
Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:
“Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình”
“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”
Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html
để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Câu chuyện về Chết vì việc nghĩa được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Ngày xưa, Ấn Độ có một khu rừng rậm to lớn, vô cùng rậm rạp, có hàng ngàn hàng vạn chim chóc, thú rừng sống ở trong ấy. Đây là thế giới của loài động vật, từ đời này sang đời khác, chúng sinh sôi nẩy nở trong khu rừng này.
Mùa xuân, mầm lá non mềm mại xuất hiện trên mỗi cành cây, trăm hoa tỏa hương ngào ngạt, chim con theo mẹ tập bay, thú con theo bố tập chạy, giống như một cảnh thiên đường, hài hòa và tràn ngập hạnh phúc.
Có một hôm, khu rừng bỗng nhiên bốc lửa. Chim chóc, thú rừng nào bay nào chạy, tìm đường thoát tử trong một khung cảnh hỗn loạn, trong tiếng khóc than thảm thiết.
Những ngọn lửa không khác gì những chiếc lưỡi rắn cuộn tròn bay lượn khắp mọi nơi thiêu đốt, ánh lửa rực trời, sức nóng mãnh liệt.
Lúc ấy trong rừng có một con chim trĩ, cứ bay đi bay lại giữa khu rừng cháy với dòng nước sông, nhúng mình trong nước sông để thấm ướt lông cánh rồi bay về rừng rùng mình cho nước rơi xuống, những mong dùng những giọt nước ấy để dập tắt lửa.
Nhưng làm sao có thể dập tắt được biển lữa dữ dội mênh mông ấy với một lượng nước nhỏ bé như thế? Thế mà chim trĩ vẫn cứ bay đi bay về, như thể không hề thấy đó là một điều mệt mỏi khổ nhọc.
Trời Đế Thích thấy được việc ấy bèn hỏi:
– Này chim trĩ, ngươi đang làm gì thế?
– Tôi đang cứu lửa trong khu rừng cháy!
– Thôi ngừng lại đi, đừng có ngu si như thế, với cái sức bé nhỏ yếu ớt của ngươi thì làm sao dập tắt được ngọn lửa kia để mà cứu rừng được chứ! Ngươi có thể bay ra khỏi đây mà thoát thân, như thế chưa đủ cảm thấy mình may mắn lắm rồi sao?
Chim trĩ không đồng ý, trả lời rằng:
– Khu rừng này đã nuôi nấng tôi, có rất nhiều bà con thân hữu của tôi sống trong đó, nhà cửa của họ, con cái của họ, tất cả đều nương dựa vào khu rừng này mà sinh sống an lạc, tôi có sức khoẻ, làm sao tôi có thể thấy nạn mà không cứu? Làm sao tôi có thể khoanh tay mà đứng nhìn được? Tôi không thể ích kỷ và lười biếng! Tôi phải cứu hỏa!
– Vậy thì với cái sức bé nhỏ yếu ớt của ngươi, ngươi tính chừng nào thì dập tắt được lửa?
– Tới chết mới thôi!
Con chim trĩ trả lời không chút do dự.
Trời Đế Thích nghe thế, hết sức kinh ngạc lại cũng hết sức bội phục. Vua của trời Tịnh Cư biết chim trĩ có thệ nguyện và tâm từ bi rộng lớn như thế bèn dập tắt lửa trong rừng giùm nó.
Về sau, khu rừng ấy vĩnh viễn xanh tươi, rậm rạp, dầu mùa thu gió có thổi hay mùa đông trời có tuyết, nhưng sinh khí trong rừng vẫn tràn trề như thể đang giữa một mùa xuân trường cửu.
Các loại chim bay, thú chạy vẫn từng đời, từng đời sinh sôi nảy nở, và nạn cháy rừng không bao giờ xảy ra nữa.
Con chim trĩ có tinh thần Bồ Tát ấy được các loài cầm thú trong rừng tưởng niệm muôn đời.
Biết trước rằng có những việc mình không thể làm được nhưng vẫn quyết tâm làm tới chết mới thôi, đó thật là một tinh thần cao cả!
Với cái tinh thần cúc cung tận tụy, tới chết mới thôi ấy, thì ai cũng có thể thành tựu được Phật đạo!
Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch Thầy! Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau. Chén cơm chính giữa thì để một đôi đủa, còn 2 chén cơm 2 bên, thì chỉ để có 2 chiếc đủa. Xin hỏi, điều nầy có ý nghĩa gì ?
@Lê Minh Khang Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Nghi cúng cơm nầy là do tổ tiên ta bày ra. Đây là một tập tục có từ ngàn xưa. Khi cúng để 3 chén cơm, một chén chính giữa phải đầy cơm và 2 chén 2 bên thì lưng. Chén cơm và đôi đủa ở giữa là để cúng cho hương linh mới chết, còn 2 chén và 2 chiếc đủa 2 bên là để cúng cho 2 bên vai giác, tức là tả mạng thần quang và hữu mạng thần quang. Thường là để cúng 3 chén, 6 chén hoặc 9 chén, chớ để 5 chén là sai. Lý do để 2 chiếc đủa 2 bên, ý nói rằng, ma cũ thường ăn hiếp ma mới, nên chỉ để một chiếc mà không để nguyên đôi. Nếu để nguyên đôi, thì hương linh mới chết đó khó có thể ăn được trọn vẹn, mà bị các cô hồn giành giựt ăn hết vậy. Cần nói rõ, cách thức cúng cơm nầy không phải là nghi thức của Phật giáo, mà là theo tục lệ tín ngưỡng nhân gian xưa bày nay làm mà thôi.