Tình đời - Câu chuyện nhân quả kỳ 48 - Phật giáo cố sự đại toàn

Chủ nhật - 28/05/2023 10:42
Câu chuyện về Tình đời được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” kể câu chuyện về tỳ kheo Đăng Chỉ sinh ra trong gia đình đại phú hộ, được hưởng giàu sang phú quý nhưng rồi gia sản cũng mất hết, rơi vào cảnh nghèo hèn nên giúp cậu tỉnh ngộ thế gian là vô thường từ đó xuất gia đi theo đức Phật, tinh tấn tu tập, chứng đắc được quả A-la-hán

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Câu chuyện nhân quả Tình đời

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html

để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Tình đời được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Thành Vương Xá là một khu đất hình lòng chảo nằm trên núi cao, bốn phía có vườn tược bao quanh, cây cối rậm rạp, khí hậu ôn hòa, ấm cúng, quốc thái dân an, phong điều vũ thuận. Vua của vương quốc này là A Xà Thế, vốn tin Phật, thương dân, trị nước đúng cách, rất được lòng người.

Trong vương quốc có nhà một ông đại phú hộ, kho vàng đầy ắp, tiền tài nhiều không ai sánh bằng, nhưng hai vợ chồng cưới nhau đã lâu mà không có được một đứa con nào. Vì thế hai người đi cầu thần linh, xem bói toán khắp nơi, lại siêng làm việc thiện, bố thí để cầu xin một đứa con trai.

Cuối cùng trời không phụ lòng người, tới một năm kia thì hạ sinh một cậu quý tử trắng trẻo bụ bẫm. Đứa bé này sinh ra thật không giống người thường, không biết kiếp trước đã gieo trồng phước đức gì mà các đầu ngón tay của cậu đều phóng ra ánh sáng cát tường, sáng như mặt trời, mặt trăng. Vì đầu ngón tay của cậu phóng ra ánh sáng có thể làm tan biến được bóng tối, nên cậu được đặt tên là Đăng Chỉ (đèn trên ngón tay).

Không những Đăng Chỉ có ngón tay phóng ra ánh sáng mà tướng mạo cũng thanh tú đẹp đẽ, khiến cha mẹ vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, mời rất nhiều thầy tướng số đến xem tướng cho con. Trong số các vị này có một người tên là Khổ Tu, nhìn tướng của Đăng Chỉ xong nói với ông phú hộ rằng:

– Tôi thấy tướng đứa bé này lớn lên không giống người thường, tương lai chắc chắn sẽ là thánh nhân.

Ông phú hộ nghe thế mừng rỡ không kể xiết, nên lúc Đăng Chỉ đầy tháng, ông lập đàn bố thí rất lớn trong suốt 7 ngày, hai vợ chồng nguyện hồi hướng công đức bố thí ấy cho tương lai con trai được nhiều sự tốt đẹp hơn nữa.

Tin phú ông lập đàn bố thí chỉ trong vòng một ngày là được loan truyền đi khắp cả nước, ai ai cũng khen ngợi tán thán. Nhà vua nghe được tin này cũng vui mừng khôn cùng, sai sứ thần đến nhà ông phú hộ bảo muốn triệu Đăng Chỉ vào cung cho vua gặp.

Vua đã truyền lệnh, ai dám không tuân, phú ông lập tức mang đứa bé mới đầy tháng đi gặp nhà vua. Đường đi rất xa nên khi phú ông đến hoàng thành thì trời đã tối. Khi ông đến trước cửa hoàng cung, bỗng nghe tiếng chiêng trống rầm trời, thì ra trong cung có một buổi tiệc rượu đang được cử hành. Vì thế phú ông đứng ở ngoài rất lâu mà không ai vào thông báo, chẳng vào trong cung được.

Đang trù trừ do dự, bỗng hài nhi đưa tay lên, từ các đầu ngón tay phát ra ánh sáng chiếu khắp cả cung điện, từ trong ra ngoài chói ngời rạng rỡ. Lúc ấy vua và các đại thần đang ngồi trong bàn rượu, bị luồng ánh sáng chiếu đến chói lòa cả mắt, họ lấy làm kinh dị hỏi người trong cung xem ánh sáng ấy từ đâu chiếu đến?

Các quan gác cổng vội vàng chạy ra xem rồi trở vào tâu tự sự cho vua biết, vua lập tức hạ lệnh cho bồng đứa bé vào. Thế là phú ông và bà nhũ mẫu bồng Đăng Chỉ đến trước mặt vua, ánh sáng từ các đầu ngón tay cậu chiếu rực cả gian phòng, và còn làm cho tất cả mọi người trong phòng cảm thấy ấm áp nữa.

Dáng vẻ thanh tú cuả Đăng Chỉ đã chiếm được cảm tình của vua, vua tự tay bồng lấy đứa bé, nhìn nó không ngừng và nghĩ rằng lời thuyết giảng của đức Phật về nhân quả không bao giờ sai lầm. Nếu như đứa bé này không tạo nhân thiện trong kiếp trước thì đời này làm gì có một dung mạo đẹp đẽ như thế, và đầu ngón tay làm gì có thể phát được ánh sáng? Những điểm đặc biệt của Đăng Chỉ được mọi người tán thán, và vua ban cho phú ông rất nhiều trân bảo trước khi cho phép ông bồng con về nhà.

Ngày tháng qua mau, Đăng Chỉ lớn lên và thành người trong sự yêu thương chiều chuộng của cha mẹ. Năm cậu 20 tuổi, cha mẹ cậu chọn cho cậu một thiên kim tiểu thư môn đăng hộ đối và cử hành hôn lễ. Hai vợ chồng ăn ở với nhau rất hạnh phúc.

Họ sống một cuộc sống phú quý vinh hoa với tiền muôn bạc triệu, nô tỳ, tùy tùng, nhà cửa, quần áo, điều chi cũng đầy đủ, cả ngày đắm mình trong hoan lạc nên quên hẳn những sầu lo của kiếp người.

Nhưng thế gian vô thường, biến hóa không ai lường được, có thành thì phải có bại, có niềm vui tụ họp thì cũng có nỗi buồn phân ly, có ngày hôm nay cường thịnh thì cũng có ngày mai suy nhược. Nhưng phần đông con người, lúc sống trong hạnh phúc tuyệt nhiên không hề nghĩ đến chuyện khổ, không, vô thường. Đăng Chỉ cũng vậy, khi cha mẹ còn sống, tiền của đầy kho, vợ chồng đầm ấm, ngũ dục lạc thú tha hồ tận hưởng thì lo làm gì đến tương lai?

Thế rồi không bao lâu sau, cha mẹ cậu là những người thương yêu cậu nhất, cùng theo nhau mà nhuốm bệnh và qua đời.

Từ trước tới nay Đăng Chỉ chẳng bao giờ biết lo việc nhà, lúc ấy hoàn toàn bó tay, không biết cách nào mà cai quản gia nghiệp. Lại còn quen thói coi tiền như cỏ rác, rượu chè phóng đãng, cho nên tài sản trong nhà nhanh chóng sa sút. Tuy hoàn cảnh ngày càng khó khăn nhưng Đăng Chỉ không hề lo lắng chút nào.

Một hôm, trong một buổi lễ lớn cử hành hằng năm, có rất nhiều thanh thiếu niên công tử tham gia, thôi thì quần là áo lượt, rượu thịt ê hề, vui đùa thỏa thích. Lần ấy dĩ nhiên Đăng Chỉ không ra ngoài lệ, cậu cũng gia nhập vào đoàn người náo nhiệt và cũng quay cuồng múa hát ăn chơi không hề kiềm chế.

Trong lúc Đăng Chỉ dự tiệc vui tìm lạc thú, thì ở nhà, vợ cậu bỏ về nhà bố mẹ. Căn nhà thênh thang không ai trông coi, bọn nô tỳ và người làm thấy tài sản thì động lòng tham, mở cửa kho, còn lại bao nhiêu tiền tài bảo vật lấy hết sạch, ngay cả dụng cụ, quần áo trong nhà cũng đem đi luôn, không chừa lại thứ gì.

Đến gần tối Đăng Chỉ trở về nhà thì thấy căn nhà đã trống rỗng, người và vật không còn lại gì cả. Tuy cậu biết chính là bọn nô tài đã cướp đi, nhưng không có cách nào rượt bắt họ lại được, vì trong hoàn cảnh hiện tại của cậu, trong tay không một đồng xu cắc bạc, ai là người chịu giúp đỡ cậu đây?

Cậu buồn bã thở than mà cũng không ai ngó ngàng tới cậu, chính người vợ mà cậu yêu thương nhất cũng chán ghét cậu mà bỏ đi rồi. Đến lúc ấy cậu mới tiếc là tại sao lúc trước mình không làm người tốt, không lo cầu học, bây giờ không có một năng khiếu nào hết, mà gia tài cha mẹ đã khổ công tạo lập nay cũng không giữ được. Kho vựa sạch trơn, chỉ còn có bốn vách nhà trơ trọi, cậu một mình một thân không có cơm ăn áo mặc, đói lạnh giày vò.

Mới ngày nào còn là một cậu công tử con nhà phú hộ mà trong nháy mắt đã thành một kẻ ăn mày khốn khổ, Đăng Chỉ xưa kia vốn tuấn tú bảnh bao, mà khi gặp cảnh nguy nàn rồi thì thân hình cũng biến đổi, ngón tay không còn phát ra ánh sáng nữa.

Đăng Chỉ luân lạc thành kẻ ăn xin, bạn bè thân hữu không còn ai lai vãng, họ hàng bà con cũng cắt đứt mọi liên hệ với cậu. Gặp cậu, không còn ai tươi cười chào hỏi, ai cũng quay đi hay lánh xa, hoặc xua hoặc đuổi. Hoàn cảnh bi thảm ấy khiến cho Đăng Chỉ cảm thấy được sự nhạt nhẽo của cuộc sống, nhưng cậu cũng không thể không miễn cưỡng tiếp tục cuộc sống ấy.

Cuối cùng, để kiếm ăn, cậu tìm được một việc làm, đó là đi vác tử thi mướn. Khi con người đến chỗ tuyệt vọng thì đứng trước một việc gì cũng không thiết suy nghĩ xa xôi, Đăng Chỉ vác tử thi cho người khác vì đó là một công việc chẳng ai muốn làm, và cậu làm việc ấy chẳng qua cũng chỉ vì miếng cơm manh áo mà thôi.

Có một lần, Đăng Chỉ vác một tử thi đến một ngôi mộ hoang, tính bỏ tử thi xuống thì lạ thay, tử thi ấy bỗng nhiên ôm cứng lấy cậu. Cậu hết sức bình sinh hất tử thi ra, nhưng tử thi lại càng ôm chặt hơn nữa, không chịu lơi tay như thể đã bị đóng đinh vào lưng của cậu vậy.

Đăng Chỉ sợ cuống cả người, tự mình không thoát ra được nên chỉ biết chạy đi kiếm người giúp đỡ. Đến thôn Chiên Đà La, cậu la lên cầu cứu, có một vài thanh niên lực lưỡng đến giúp cậu, nhưng làm gì thì làm cũng không gỡ tử thi ra được.

Lúc ấy có một vài người nhát gan thấy thế chạy ra mắng rủa Đăng Chỉ tại sao lại đem tử thi vào thôn, và rất nhiều người nhặt đá ném cậu. Cậu vừa đau vừa sợ, không biết phải làm cách nào. Bị đuổi ra khỏi thôn rồi, cậu chỉ còn biết chạy càn loạn xạ, cuối cùng chạy đến cổng thành, muốn vào thành nhưng người giữ thành vung gậy lên chặn đường, lớn tiếng xua đuổi:

– Tại sao ngươi ngu si quá vậy, cõng tử thi vào thành để làm gì, bộ ngươi không biết phương hướng hả?

Đăng Chỉ chưa kịp đáp đã bị đánh một hèo vào chân. Nghĩ tới số phận đau khổ hiện tại của mình, Đăng Chỉ ngửa mặt lên trời khóc rằng:

– Tôi xưa kia vốn con nhà hào phú, nhà bị cướp lấy hết, đến nỗi tuyệt vọng mà lâm vào hoàn cảnh phải vác tử thi cho người kiếm sống, nào ngờ oan nghiệp theo đuổi, bị tử thi bám chặt như bị đóng đinh vào lưng không chịu buông ra, tôi phải làm sao đây?

Người giữ thành nghe những lời thống thiết của Đăng Chỉ cũng cảm thấy tội nghiệp, nên để cho cậu đi qua, nhưng có ai muốn thân cận với một người cõng tử thi kè kè trên lưng xui xẻo như thế? Không còn cách nào nữa, Đăng Chỉ chỉ còn biết cõng tử thi về lại nhà cũ của mình. Lạ thay, vừa mới bước vào cổng nhà thì tử thi cũng tự động rơi xuống đất.

Đăng Chỉ chú ý nhìn kỹ tử thi, thì quái lạ, trong bàn tay nắm lại của cái thây cứng đờ kia có một thứ ánh sáng kim hoàng sáng chói phát ra. Đăng Chỉ vui mừng nhấc bàn tay ấy lên xem, lúc đó cậu không còn sợ hãi nữa, thì ra bàn tay ấy nắm một khối vàng không biết từ bao giờ.

Đăng Chỉ không còn để ý đấy là một tử thi hay là một cái gì đáng sợ, bèn lấy một con dao nhỏ gỡ vàng ra, nhưng vừa mới gỡ khối vàng này xuống thì có một khối vàng khác xuất hiện trở lại trong tay tử thi. Cứ thế cậu gỡ thì vàng hiện, hiện rồi lại gỡ, chẳng bao lâu đã có một đống vàng lớn trước mặt.

Đăng Chỉ quá đỗi vui mừng, bèn tu sửa lại nhà cửa vườn tược vốn đã bị bỏ hoang từ lâu, nay trở thành huy hoàng tráng lệ, trong kho tiền bạc cũng chất đầy trở lại như núi.

Có tiền rồi thì bạn bè họ hàng cũng từ xa chạy đến thăm viếng, cả người vợ bạc tình xưa cũng xin trở về, thật đúng như người xưa dạy: “Nhà giàu ở trong núi cũng có khách xa đến, nhà nghèo ngay phố chợ cũng không có người thân ở gần.”

Đăng Chỉ rất buồn chuyện đời, những đau khổ vừa qua đã làm cho cậu tỉnh ngộ phần nào rằng thế gian là vô thường, tiền tài không thật có, nên cậu cũng không còn tham luyến nữa, đem số tiền ấy đi làm việc thiện, cứu giúp người nghèo. Cậu cũng nhìn thấu rõ bản chất của ngũ dục nên xả bỏ tất cả, xuất gia đi theo đức Phật, tinh tiến tu tập, chứng đắc được quả A-la-hán rất mau lẹ.

Lúc ấy đầu ngón tay của cậu phát ra ánh sáng trở lại, chỉ có cái tử thi tay có nắm vàng ấy là vẫn đi theo cậu, cậu đi đâu tử thi bám theo đó, chỉ khi nào vào nhà mới tự động buông ra.

Mọi người thấy cuộc đời Đăng Chỉ lạ lùng như thế nên mới tìm đến đức Phật xin thỉnh giáo. Đức Thế Tôn từ bi liền kể lại nhân duyên đời trước cho mọi người được rõ.

Nguyên do là ngày xưa, Đăng Chỉ sinh ở nước Ba La Nại, giàu sang phú quý, nhà lại ở ngay sát một ngôi chùa. Mỗi sáng sớm cậu đều vào điện thờ Tam Bảo mà cung kính lễ bái thánh tượng của Như Lai. Có một hôm, cậu thấy một ngón tay của bức tượng bị gãy, bèn phát tâm gắn lại một ngón tay mới có sắc vàng, nhờ công đức ấy nên đời đời sinh ra trong nhà giàu sang và ngón tay phát ra ánh sáng.

Nhưng tại sao có một lúc trong đời lại nghèo khổ như thế? Đó là vì lúc trẻ, được cha mẹ hết mực cưng chìu, ai cũng phải nghe lời cậu nên cậu trở nên kiêu căng. Có một lần đi chơi về khuya, cửa nhà đã đóng, cậu kêu cửa thật lâu mẹ cậu mới ra mở cửa. Cậu bèn giận dữ mắng mẹ rằng: “Bộ người trong nhà chết hết rồi sao mà gọi cửa cả đêm không ai biết?” Ác duyên ấy đã làm cho đời nay Đăng Chỉ mất cha mẹ rồi thì lưu lạc thành kẻ ăn xin, và phải vác tử thi mướn.

Lại một đời nọ, Đăng Chỉ sinh ra trong nhà giàu sang, kính tín Tam Bảo. Có một lần, sau khi nghe thuyết giảng giáo pháp nên hiểu được sự vô thường và đau khổ của kiếp người, liền cảm thán nói rằng: “Sự giàu sang của đời người chỉ thoáng qua trong chốc lát. Dù ta có thụ hưởng dục lạc đến hết đời này thì cuối cùng cũng phải chấm dứt, chẳng mang theo được gì, đời sau lại không khỏi phải chịu khổ trong lục đạo.” Nói vậy rồi liền cương quyết xuất gia tu tập. Nhờ nhân duyên đó nên đời này được gặp Phật, sớm chứng được thánh quả."

Đức Phật kể nhân duyên này xong, còn nói với đại chúng rằng:

– Thế gian khổ, không, vô thường, không có gì là không hoại diệt. Ta mong mọi người hiểu rõ điều ấy, đừng chỉ sợ khổ báo mà không sợ tạo nhân ác.

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Truyện cổ phật giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Ngô Thị Trà

    Con bạch Thầy! Trong Phật giáo, khi thì nói cái ngã không thật, khi lại nói cái ngã chơn thật. Lắm khi lại còn đề cao cái ngã cho là độc tôn duy nhứt nữa. Như khi Phật mới ra đời có nói câu: “Thiên thượng thiên hạ, duy Ngã độc tôn”. Tại sao đồng là ngã, khi nói thật, khi nói không thật. Như vậy có mâu thuẫn chống trái nhau không ?

      Ngô Thị Trà   03/08/2023 07:41
    • @Ngô Thị Trà Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Không có gì chống trái nhau cả. Chữ ngã là đọc âm Hán tự, có nghĩa là tôi, ta, hay mình v.v... Để bạn hiểu rõ hơn về chữ ngã, tôi xin trích một đoạn về phần định nghĩa chữ ngã trong bộ Từ Điển Phật Học Huệ Quang Tập 5: “Ngã nguyên nghĩa là hô hấp, chuyển thành nghĩa sanh mạng, tự kỷ, thân thể, tự ngã, bản chất, tự tánh, hoặc chỉ chung cho chủ thể độc lập vĩnh viễn, tiềm ẩn trong nguồn gốc của tất cả vật và chi phối cá thể thống nhất. Đây là một trong các chủ đề trọng yếu nhất thuộc thế giới tư tưởng Ấn Độ”.
      Phàm nói ngã phải hội đủ ba yếu tố: “Chủ tể, thường nhứt và tự tại”. Cái ngã mà Phật giáo phủ nhận hay chủ trương vô ngã, đó là chỉ rõ cái ngã do quan hệ nhân duyên kết hợp. Đã do nhân duyên kết hợp, tất nhiên là nó không có chủ tể, không thường nhứt và không được tự tại. Như cái thân xác mà chúng ta đang mang đây, nhà Phật gọi là cái thân giả tạm, bởi do ngũ uẩn kết hợp. Ngũ uẩn đó là: Sắc, thọ, tưởng, hành thức. Sắc chất thuộc về phần tứ đại, tức gồm có 4 nguyên tố tụ hợp tạo thành. Như đất, nước, gió, lửa. Bốn thứ nầy kết hợp trong nhu cầu cưỡng ép. Bởi thế, nên chúng thường chống trái nhau và chính vì thế, nên chúng ta thường hay đau yếu luôn luôn.
      Đấy là phần kết hợp vật chất. Còn về phần tinh thần hiểu biết, cũng do bốn thứ kết hợp: Thọ, tưởng, hành, thức. Thọ là sự cảm nhận vui hoặc buồn, hoặc không vui không buồn. Tưởng là nhớ lại những việc đã qua hay tưởng tượng đến những việc sắp đến. Hành là sự biến đổi từng sát na của dòng tâm thức. Thức là sự phân biệt phải trái tốt xấu v.v... Bốn thứ nầy cấu tạo thành hiện trạng tâm lý.
      Như vậy, mỗi thân thể chúng ta được cấu tạo bởi hai phần: Vật chất và tinh thần. Đã nói cấu tạo, tất nhiên, là phải do nhiều thứ hợp lại, đã có hợp, tất phải có tan. Đó là một định lý duyên sinh bất di bất dịch. Do đó, mà nhà Phật gọi thân nầy là vô ngã (Bởi do nhiều yếu tố hợp thành tạm bợ không thật). Ngược lại, cái ngã mà nhà Phật gọi là Chơn Ngã tức là cái “Ta” chơn thật.
      Nói đến cái Ta là chỉ cho chủ thể mạng sống. Nhưng mạng sống có hai: Giả tạm và vĩnh hằng. Mạng sống giả tạm là mạng sống còn bị hệ thuộc trong phạm trù duyên sinh nhân quả. Còn mạng sống vĩnh hằng, thì vượt ngoài phạm trù duyên sinh nhân quả đối đãi. Mạng sống nầy, trong nhà Phật nói, có nhiều tên gọi khác nhau. Như Chơn Ngã, Pháp Thân, Phật Tánh, Niết Bàn, Bản Lai Diện Mục, Chơn Lý Tuyệt Đối v.v...
      Đó là một thực thể bất sinh bất diệt. Câu nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Chữ Ngã đây là chỉ cho Chơn Ngã, chớ không phải là cái ngã tầm thường do nhân duyên kết hợp. Ta không nên hiểu lầm cho rằng Phật tự cao tự đại, nêu cao cái bản ngã của mình là trên hết. Chữ Ngã nầy là một trong bốn đức tánh Niết Bàn mà trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Phật đã nêu ra: Chơn Thường, Chơn Lạc, Chơn Ngã, Chơn Tịnh.
      Trong Kinh Kim Cang Bát Nhã có bài kệ :
      Nhược dĩ sắc kiến ngã
      Dĩ âm thanh cầu ngã
      Thị nhơn hành tà đạo
      Bất năng kiến Như Lai.
      Tạm dịch :
      Nếu người nào dùng sắc thấy ta
      Dùng âm thanh cầu ta
      Người ấy hành đạo tà
      Không thể thấy được Như Lai.
      Muốn thấy được Như Lai phải thấy bằng cách nào? Không thể thấy bằng mắt thịt qua hình ảnh sắc tướng của Phật (vì sắc tướng do duyên hợp, nên vô ngã) Cũng không thể dùng tai nghe âm thanh của Phật mà cho là thấy Phật (vì tiếng cũng do duyên hợp giả có) Như vậy, người nào chạy theo trên hình tướng hay âm thanh để tìm phật, thì bị Phật quở là kẻ đó hành đạo tà, không bao giờ thấy được Phật.
      Thế thì, muốn thấy Phật, ta không thể thấy bằng mắt thịt mà phải thấy bằng tâm, tức thầm nhận ra được cái thực thể hằng thanh tịnh sáng suốt, bất sanh bất diệt trong mỗi con người của chúng ta, đó là thấy được Phật hay Như Lai. Như Lai ở đây, ta phải hiểu là Phật pháp thân, chớ không phải là Phật báo thân. Mà Phật pháp thân đó là tên khác của Chơn ngã hay Đại ngã. Người nào trực nhận được tánh thể sáng suốt nầy, thì gọi người đó là ngộ đạo hay kiến tánh.
      Tóm lại, khi nói ngã không thật, tất nhiên, ta phải hiểu đó là cái ngã do nhân duyên cấu tạo hợp thành. Tạm gọi là giả ngã (Giả có cái ta trống rỗng tạm sinh hoạt trong một thời gian). Còn nói Chơn ngã, thì ta biết đó là cái Ngã vượt ngoài duyên sinh đối đãi. Cái Ngã đó không hình, không tướng, tạm gọi là Chân ngã hay Chân lý tuyệt đối v.v...

        Thầy Uri   03/08/2023 07:41
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập226
  • Hôm nay37,426
  • Tháng hiện tại1,774,106
  • Tổng lượt truy cập63,257,623
Sim đẹp phong thủy
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây