Sa-di ngộ đạo - Câu chuyện nhân quả kỳ 40 - Phật giáo cố sự đại toàn

Thứ ba - 23/05/2023 07:47
Câu chuyện về Sa-di ngộ đạo được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” kể câu chuyện về vị tỳ-kheo trẻ tuổi kiêu ngạo, tự phụ nên chê vị tỳ kheo già vốn là một vị thánh đã chứng quả A-la-hán nên khi chết bị đọa làm chó

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Câu chuyện nhân quả Sa di ngộ đạo

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html

để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Sa-di ngộ đạo được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Thời Phật Ca Diếp có một vị tỳ-kheo trẻ tuổi, xướng tán rất hay. Khi cùng ở chung một chỗ với các vị tỳ-kheo khác, thầy hay lộ vẻ kiêu ngạo, tự phụ giọng của mình thanh tao trong trẻo, và thấy mình phi thường, nổi bật.

Có một vị tỳ-kheo lớn tuổi, giọng lại khàn đục, không giỏi tán xướng, cũng ở chung với đại chúng. Khi vị tỳ-kheo trẻ nghe âm thanh tán xướng của vị tỳ-kheo già, thầy bèn cười ngạo rằng giọng ấy không khác gì tiếng chó tru. Vị tỳ-kheo già vốn là một vị thánh đã chứng quả A-la-hán, liền hỏi vị tỳ-kheo trẻ rằng:

– Thầy có biết tôi không?

– Tôi biết thầy từ lâu rồi, thầy là vị tỳ-kheo thượng thủ của Như Lai Ca Diếp.

Vị tỳ-kheo già nói:

– Tuy không biết xướng tán nhưng tôi đã thoát được sự trói buộc của sinh tử và không còn chịu bất cứ khổ não nào của thế gian.

Vị tỳ-kheo trẻ nghe thế thì hết sức hoảng sợ, cảm thấy hổ thẹn vô cùng, bèn xin sám hối với vị tỳ-kheo già. Nhưng tính tội đã thành lập rồi, nên trong 500 kiếp sau đó thầy phải chịu khổ báo sinh ra làm người câm. Tuy nhiên, nhờ nhân lành đã từng xuất gia, về sau lúc đức Thích-ca Mâu-ni xuất thế thì thầy được giải thoát.

Nhân duyên thầy được hóa độ diễn ra như sau:

Có 500 nhà buôn muốn đi du lịch xa, bèn kết bạn với nhau để cùng đi. Trong số đó có một người dắt theo một con chó để canh gác ban đêm. Đi được nửa đường, các nhà buôn ngủ nghỉ trong lữ điếm, con chó thấy chủ nhân ngủ say, bèn lén lấy trộm một miếng thịt ăn. Nhưng nhà buôn ấy thức dậy thấy được, nổi trận lôi đình, thế là chân đá tay đấm. Lửa sân ngùn ngụt, ông đánh con chó gãy cả bốn chân, vứt nó trong một cánh đồng hoang rồi bỏ đi nơi khác.

Lúc ấy, ngài Xá-lợi-phất dùng thiên nhãn thông thấy con chó đau đớn không cùng, sắp chết vì đói khát, bèn đem cơm mà ngài đã khất thực được đến bố thí cho nó ăn. Con chó giữ được chút tàn hơi, sung sướng vô ngần. Ngài Xá-lợi-phất lại thuyết diệu pháp cho chó nghe, và con chó nghe pháp xong liền tắt thở, rồi tái sinh trong một nhà bà-la-môn ở thành Xá-vệ.

Một hôm, ngài Xá-lợi-phất đi khất thực một mình, bà-la-môn ấy trông thấy liền hỏi:

– Tôn giả đi có một mình, sao không có sa-di theo hầu?

Ngài Xá-lợi-phất trả lời:

– Tôi không có sa-di, nghe ông mới có một đứa con trai, có thể cho nó làm sa-di đi theo tôi không?

Bà-la-môn trả lời:

– Con trai tôi tên là Quân Đề, hãy còn nhỏ lắm, chưa biết làm việc. Chờ nó lớn lên một chút, tôi sẽ cho nó đi theo tôn giả.

Ngài Xá-lợi-phất đồng ý.

Quân Đề được bảy tuổi, Xá-lợi-phất bèn đến nhà Bà-la-môn xin mang chú về. Bà-la-môn bèn ra lệnh cho Quân Đề đi theo Xá-lợi-phất xuất gia làm sa-di.

Ngài Xá-lợi-phất đưa Quân Đề về tinh xá Kỳ Viên, thuyết pháp cho chú nghe, và Quân Đề lãnh hội được hết. Tuy Quân Đề chỉ là một đứa bé bảy tuổi nhưng chú đã có thể thọ nhận Thánh pháp một cách mau lẹ.

Chú sa-di Quân Đề chính là con chó trong kiếp trước, đã được ngài Xá-lợi-phất cho ăn cơm và thuyết pháp cho nghe. Nhờ có thiện căn ấy nên chú đã nguyện làm sa-di thị giả của Xá-lợi-phất để báo ơn ngài.

Người ta nói trẻ con mà vào đạo là vì đã có thiện căn rất lớn từ trước. Trên con đường tu đạo, tuổi tác không phải là một vấn đề. Sa-di hay tỳ-kheo cũng không phải là một vấn đề, thậm chí xuất gia hay tại gia cũng không thành vấn đề nữa. Thọ nhận Thánh giáo, giác ngộ chứng quả thì ở bất kỳ tuổi nào, già lão hay thơ ấu, sa-di hay tỳ-kheo cũng đều có thể làm được.

Chuyện chú sa-di Quân Đề được khai ngộ lúc tuổi còn thơ là một thí dụ cụ thể.

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Truyện cổ phật giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Cao Lê Anh Khoa

    Con bạch Thầy! Giữa Phật Lịch và Phật Đản khác nhau như thế nào ?

      Cao Lê Anh Khoa   05/08/2023 07:46
    • @Cao Lê Anh Khoa Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Hai danh từ nầy khác nhau rất xa. Phật Lịch là nói Phật nhập Niết Bàn. Còn nói Phật Đản là chỉ cho Phật ra đời. Căn cứ theo lịch sử, thì kể từ khi Phật ra đời cho đến khi Phật Nhập Diệt là 80 năm, tức ứng thân Phật sống được 80 tuổi. Do đó, nên mới có con số khác biệt giữa Phật Đản và Phật Lịch.
      Nói Phật Đản là người ta tính thời gian từ lúc Phật ra đời cho đến nay (2007) là 2631 năm. Lý do tại sao có ra con số 2631 nầy ? Bởi vì Phật ra đời trước Tây Lịch 624 năm (Theo tài liệu Phật Học Phổ Thông Khóa thứ nhứt, Bài thứ 2 nói về Lược Sử Phật Thích Ca Mâu Ni, do cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa biên soạn) .
      Năm nay tính theo Tây Lịch là 2007 Đem con số 2007 nầy cộng với 624 thành ra là 2631 (2007 + 624 = 2631). Còn Phật Lịch, thì người ta đem con số 624 (trước Tây Lịch) trừ đi 80 năm Phật tại thế, thành ra còn lại là 544 năm, rồi đem con số 544 cộng với 2007 thành ra là 2551. (624 - 80 = 544 + 2007 = 2551 ) Như vậy tính theo năm nay là 2007, thì Phật Lịch là 2551 năm. Còn Phật Đản là 2631 năm.

        Thầy Uri   05/08/2023 07:46
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập868
  • Hôm nay53,648
  • Tháng hiện tại3,741,542
  • Tổng lượt truy cập97,874,768
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây