“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.
Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.
Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:
“Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình”
“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”
Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html
để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Câu chuyện về Hằng Già Đạt được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Thuở xưa tại Trung Ấn Độ có một quốc gia tên là Ba La Nại, thừa tướng của nước này giàu có nhất thiên hạ, gia sản lên tới tiền muôn bạc triệu, nhưng hai vợ chồng đã lớn tuổi mà chưa có đứa con nào. Tông đường không người nối dõi, tài sản kếch sù không ai thừa kế, hai vợ chồng rất lấy làm lo lắng, đi cầu tự khắp nơi.
Cuối cùng, trời không phụ lòng người, đến 50 tuổi thì họ sinh hạ được một đứa con trai bụ bẫm trắng trẻo, đặt tên là Hằng Già Đạt.
Đứa bé sinh ra mặt mũi thanh tú như một thiên thần, ai thấy cũng phải thương, lại là con muộn nên được cha mẹ cưng chìu hết mực, xem như hòn ngọc trong tay. Tuy Hằng Già Đạt có cuộc sống như một ông hoàng con, nhưng không hề vì thế mà trở nên hư hỏng, trái lại lúc nhỏ học giỏi và luôn luôn cầu tiến, hướng thượng.
Lớn lên, một hôm Hằng Già Đạt đột nhiên xin cha mẹ cho phép mình xuất gia, nhưng vì sự nối dõi tông đường, làm sao vợ chồng thừa tướng chấp thuận cho cậu quý tử làm một điều như thế?
Thấy cha mẹ không chấp thuận, Hằng Già Đạt rất buồn bã, chàng thấy không được xuất gia thì đời này thật không có ý nghĩa, vì thế chàng muốn xả bỏ mạng sống này, tái sinh sang một kiếp khác để có thể sống cuộc đời xuất gia.
Ban đầu chàng leo lên một đỉnh núi gieo mình xuống vực đá sâu kết liễu cuộc đời, nhưng quái lạ quá, khi chàng rơi xuống thì lại hoàn toàn bình an, không chút thương tích. Lần thứ hai, chàng lại đến bờ biển lớn nhảy xuống đáy, nhưng khi chàng rơi xuống nước rồi thì cũng thật lạ lùng, nước cuốn chàng đi và đẩy lên bờ. Lần thứ ba, chàng uống thật nhiều thuốc độc rồi nằm dài xuống thảm cỏ chờ chết, nhưng sau một đêm thức dậy chàng vẫn mạnh khoẻ như thường.
Cuối cùng, chàng nghĩ ra một giải pháp mới. Chàng thường nghe nói người nào phạm pháp thì sẽ bị chém đầu, nên chàng muốn kết liễu đời mình bằng cách đó.
Lúc ấy, hoàng hôn vừa buông xuống, vua A Xà Thế đưa rất nhiều cung nữ đến một khu vườn có một hồ nước để cùng nhau tắm. Trước khi xuống nước, các cô cởi bỏ y phục để trong một rừng cây. Vừa khéo Hằng Già Đạt cũng đi ngang qua đó, thấy rất nhiều xiêm y, biết là của các cô cung nữ, bèn cố ý lấy trộm và ôm chồng xiêm y ấy trong tay từ từ bước ra khỏi rừng. Dĩ nhiên chàng bị người canh vườn trông thấy, lập tức bắt giữ chàng lại và đưa ra cho vua xử tội. Vua A Xà Thế nghe chuyện nổi giận lôi đình, rút cung tên ra muốn bắn chết tội nhân, nhưng lạ lùng thay, tên vừa bắn ra thì quay đầu lại, vua bắn ba lần thì mũi tên cũng quay đầu lại ba lần. Vua thấy thế rất lấy làm kinh dị, bèn hỏi Hằng Già Đạt rằng:
– Ngươi từ đâu đến? Là người cõi trời hay là giống rồng?
– Tâu bệ hạ, thần không phải là người của thiên giới cũng không phải từ long cung đến. Thần là con trai của quan thừa tướng, muốn xin xuất gia nhưng cha mẹ không chấp thuận, nên thần đi khắp nơi tìm cái chết mà chưa được toại ý. Nay cúi xin bệ hạ bắn chết thần đi!
Vua nghe xong, bao nhiêu sân hận tiêu tán, còn hoan hỉ nói:
– Tốt lắm! Ngươi đã muốn xuất gia thì ta đưa ngươi đến diện kiến đức Phật. Đức Phật như người cha lành, thế nào cũng sẽ thu nhận cho ngươi xuất gia.
Thế là Hằng Già Đạt được xuất gia học đạo với đức Phật, vì do vua giới thiệu nên cha mẹ chàng không cản được nữa. Không lâu sau, dưới sự chỉ dạy của đức Phật, chàng đạt được quả A-la-hán.
Thấy Hằng Già Đạt đắc quả một cách nhanh chóng như thế, rất nhiều người lấy làm kỳ lạ. Đức Phật biết được những gì mọi người nghĩ nên một hôm, Ngài thuyết về nhân duyên kiếp trước của Hằng Già Đạt cho mọi người nghe:
– Rất lâu xa về trước, ở miền bắc Ấn Độ có một vị vua tên là Phạm Ma Đạt. Một hôm, vua đưa rất nhiều cung nữ ra vườn chơi đùa ca hát. Tiếng hát du dương của bọn cung nữ vang ra phía ngoài vườn, có một người nghe được thích quá bèn cao giọng hát theo. Tiếng hát đột ngột ấy vang đến tai vua, vua không bằng lòng ra lệnh bắt người ấy và đưa ra pháp trường xử trảm.
Đúng lúc ấy, có một vị đại thần cũng vừa đến nơi, nghe rõ nguyên nhân, biết rằng tội nhân vì không biết mà làm nên tội, thương tình người này ngu si nên tìm đến nhà vua cầu xin tha tội cho hắn.
Vị đại thần đã cứu mạng cho một người không quen không biết ấy, vì có chút lòng nhân từ nên sau khi xả mạng được sinh lên thiên giới, hưởng thụ tất cả những vui sướng của cõi trời xong lại sinh xuống làm người, có nhân duyên với Phật, được xuất gia với Phật và thành đạo rất mau chóng.
Hỡi chư vị đệ tử! Vị đại thần cứu người đó chính là Hằng Già Đạt hôm nay. Vì thế, cứu một mạng người thì đời đời kiếp kiếp sẽ được người cứu.
Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch Thầy! Tại Việt Nam, tất cả tu sĩ Phật giáo không phân biệt nam nữ đều lấy họ Thích. Xin cho biết truyền thống nầy chỉ có ở Việt Nam hay còn được áp dụng tại một vài quốc gia khác nữa? Ngoài ra, cũng xin cho biết truyền thống nầy phát xuất từ nguyên do nào và từ khoảng nào trong lịch sử?
@Đào Vũ Quang Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Về câu hỏi thứ nhứt, xin được giải đáp qua 2 phương diện :
Thứ nhứt, xét chung, trên nguyên tắc, thì không riêng gì tu sĩ Phật giáo Việt Nam, mà tất cả tu sĩ Phật giáo khắp nơi trên thế giới, đều mang chung họ Thích cả. Vì Đức Phật là họ Thích. Những vị nầy được mệnh danh là con đầu lòng của chánh pháp; là trưởng nam của lịch sử truyền thừa, là con của đấng Điều Ngự, thì lẽ đương nhiên là các ngài phải lấy họ Thích rồi. Xét chung trên nguyên tắc là như thế.
Thứ hai, nếu xét riêng, thì có khác. Vì việc lấy họ Thích, không phải là một quy luật chung áp dụng cho tất cả. Vấn đề nầy, còn tùy theo đặc tính và sở thích của mỗi người. Không phải ai cũng đặt cho mình là họ Thích cả, ít ra là về cách xưng hô cũng như trên những văn kiện giấy tờ. Đối với những tu sĩ Phật giáo Việt Nam, có rất nhiều vị, kể từ khi xuất gia cho đến khi viên tịch, các Ngài không bao giờ lấy chữ Thích. Không những thế, có vị còn để ngay tên đời của mình trên những kinh sách đã trước tác cũng như dịch thuật. Trường hợp như cố Đại Lão Hòa Thượng Hành Trụ, Ngài thường để là Sa Môn Lê Phước Bình. Còn nhiều vị khác nữa. Chỉ nêu đơn cử thế thôi. Có nhiều vị chỉ để pháp danh hay pháp hiệu mà thầy tổ đã đặt cho, hoặc là lấy bút hiệu gì đó v.v... chớ các Ngài không tự xưng mình là Thích. Đôi khi có người lại thích chơi chữ hay mỉa mai châm biếm, họ nói là Thích Đô La chẳng hạn...
Đọc sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta thấy sử ghi lại các bậc cao tăng thạc đức thời xưa, hầu hết các Ngài không bao giờ để họ Thích trước pháp danh hay pháp hiệu của các Ngài. Như Vạn Hạnh, thì để là Vạn Hạnh, còn hai chữ Thiền sư do người ta tôn xưng Ngài, vì Ngài tu thiền đạt ngộ được lý Thiền, nên người ta gọi Ngài là Thiền sư. Chỉ có thế thôi.
Riêng về các quốc gia khác, theo chỗ chúng tôi được biết qua một số tài liệu sách báo, thì chúng tôi không thấy họ để chữ Thích (Sàkya) bao giờ. Ngoại trừ Phật Giáo Trung Hoa và Đài Loan, hiện nay thì có một số vị lấy họ Thích. Nhưng phần nhiều chúng tôi thấy họ thường để 2 chữ Pháp sư ở đầu. Như Pháp Sư Tịnh Không chẳng hạn.
Về câu hỏi thứ hai, nguyên nhân và thời điểm nào lấy họ Thích? Xin thưa: Về vấn đề nầy, trong quyển Từ Điển Phật Học Hán Việt có nêu rõ như sau: “Đạo Phật hồi mới truyền sang Trung Quốc, các tăng còn được gọi bằng họ thế tục của mình, hoặc lấy họ Trúc, hoặc lấy họ của bậc sư phụ, như ngài Chi Độn vốn họ Quan, vì sư phụ là ngài Chi Khiêm, nên lấy họ là Chi. Ngài Bạch Đạo Du vốn họ Phùng, học với ngài Bạch thi lê mật đa, nên lấy họ Bạch.
Đến ngài Đạo An, một cao Tăng Trung Hoa đời Đông Tấn (312 - 385) tức thế kỷ thứ tư Tây Lịch, mới bắt đầu nói: Đức Phật có họ là Thích Ca, nay những người xuất gia nên theo họ của Phật, tức họ Thích. Về sau khi Kinh A Hàm được đem về, trong Kinh cũng nói như vậy. Do đó khắp thiên hạ đều theo. Trong quyển Dị Cư Lục 22 có chép: “Sa môn từ thời Ngụy Tấn lấy họ theo của thầy dạy. Ngài Đạo An suy tôn Đức Thích Ca, bèn lấy chữ Thích làm họ. Sau lại thấy A Hàm nói: Bốn con sông nhập vào bể, không còn có tên của con sông. Bốn họ Sa môn, đều dòng họ Thích. Từ đấy trở thành lệ cố định, các Sa môn bắt đầu lấy họ Thích.”