Tài nghị luận của Ca Chiên Diên - Câu chuyện nhân quả kỳ 44 - Phật giáo cố sự đại toàn

Thứ năm - 25/05/2023 07:47
Câu chuyện về Tài nghị luận của Ca Chiên Diên được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” kể câu chuyện đối đáp giữa tôn giả Ca Chiên Diên, vị “luận nghị đệ nhất” trong hàng tăng chúng của Đức Phật với vị Bà-la-môn già.

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Tài nghị luận của tôn giả Ca Chiên Diên

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html

để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Tài nghị luận của Ca Chiên Diên được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Vâng theo lời dạy của đức Phật, tôn giả Ca Chiên Diên, vị “luận nghị đệ nhất” trong hàng tăng chúng đã tuyên dương chủ trương “bốn tính bình đẳng”. Nhưng rất đông Bà-la-môn biết được, không ai tin phục tôn giả. Hễ có cơ hội là họ tìm đến Ca Chiên Diên để bài bác, vấn nạn ngài. Họ nghĩ rằng, nếu không đánh ngã những biện luận của tôn giả thì từ đây về sau, Bà-la-môn sẽ không có hy vọng ngóc đầu lên được nữa.

Tuy nhiên, ngài Ca Chiên Diên rất giỏi biện luận, khi gặp một vị Bà-la-môn, dẫu quyền uy tới đâu đến vấn nạn ngài, ngài chỉ cần dùng một vài câu ngắn gọn và đơn giản, thế là vị Bà-la-môn nọ cuối cùng cũng phải vui vẻ mà thuần phục.

Có một hôm, tôn giả cùng các vị tỳ-kheo bạn đồng tu sắp bước vào trai đường bên cạnh hồ Ô Nê nước Ba La Nại dùng cơm, thì có một vị Bà-la-môn lớn tuổi tìm đến khiêu chiến với ngài.

Vị Bà-la-môn già chống cây gậy, im lặng đứng bên cạnh tôn giả Ca Chiên Diên, những tưởng rằng khi nào Ca Chiên Diên nhìn thấy ông thì nhất định sẽ đứng dậy nhường chỗ cho ông ngồi. Nhưng nào có ngờ đâu, Ca Chiên Diên chẳng thèm ném cho ông một cái nhìn nữa. Ông kiên nhẫn đứng một hồi lâu, cuối cùng lớn tiếng trách mắng rằng:

– Mấy ông nghĩ sao mà thấy một vị trưởng giả lớn tuổi như tôi đến lại không biết đứng lên mà nhường chỗ ngồi?

Các vị tỳ-kheo nghe thế thì giật mình, nhiều người vội vàng đứng dậy nhường chỗ ngồi cho vị Bà-la-môn già, duy chỉ có Ca Chiên Diên là chẳng chút động lòng, còn hỏi lại rằng:

– Ông là ai mà tới đây la hét ầm ĩ như vậy? Chúng tôi ở đây tôn kính phụng hành giáo pháp, nhưng tại chỗ này không có ai là trưởng lão hay tiền bối của chúng tôi cả.

Vị Bà-la-môn già nọ giận dữ đưa cây gậy đang cầm trong tay lên chỉ vào đầu tóc bạc phơ của mình mà hỏi:

– Số tuổi đã cao của ta không đủ cho ông tôn làm trưởng lão hay sao? Không đủ cho các ông cung kính tôn trọng hay sao?

– Ông ư? Ông không thể tự xưng là trưởng lão, cũng không nên chờ đợi được chúng tôi cung kính tôn trọng.

Ca Chiên Diên trả lời bằng một giọng nhẹ nhàng nhưng cương quyết. Vị Bà-la-môn già giận dữ đến cực điểm, dùng cây gậy chỉ vào mặt Ca Chiên Diên mà mắng:

– Tại sao ông lại khinh người đến thế?

Ca Chiên Diên điềm nhiên trả lời rằng:

– Qua âm thanh, giọng nói của ông, và qua những cử chỉ thô bạo của ông, tôi nhận thấy rằng ông không xứng đáng được tôn làm trưởng lão, cũng không xứng đáng được người khác cung kính. Bởi vì cho dầu ông có là một vị bà-la-môn đã tám, chín mươi tuổi, tóc bạc răng long, nhưng nếu không hề tu hành một cách chân chính, còn đam mê sắc, thanh, hương, vị, xúc, chưa xả bỏ được những phiền não như tham, sân và ganh ghét, thì ông vẫn bị coi như trẻ con. Còn giả sử ông là một thanh niên 20 tuổi, da dẻ chưa nhăn, đầu tóc đen nhánh, nhưng đã giải thoát được sự trói buộc của ái dục, đối với thế gian không có sự tham cầu, không có chút niệm tưởng bất bình nào, thì chúng tôi có thể xưng tán ông là trưởng lão, xem ông là người già dặn, xứng đáng cho chúng tôi thân tâm cung kính.

Vị bà-la-môn già nghe Ca Chiên Diên nói thế, không có lời lẽ nào để đối đáp, bèn lặng lẽ bỏ đi.

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Truyện cổ phật giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Trần Minh Luân

    Con bạch Thầy! Là một phật tử tu theo pháp môn niệm Phật, con thường lần tràng hạt để niệm Phật. Tuy nhiên, thú thật là con chưa hiểu rõ ý nghĩa của nó như thế nào. Tại sao phải xâu kết làm 108 hạt, mà không phải là 107 hay 109? Như vậy, 108 có ý nghĩa gì? Và tại sao khi niệm Phật, tay cần phải lần chuỗi? Nó có công dụng gì cho việc diệt trừ phiền não không?

      Trần Minh Luân   04/08/2023 13:23
    • @Trần Minh Luân Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Tràng hạt là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện khác. Trong Phật giáo có vô số phương tiện. Mọi hình thức pháp khí hay vật thể đều là những phương tiện. Tuy nhiên, không phải vô cớ mà người ta bày ra. Dĩ nhiên, mỗi một hình thức của một vật thể đều có một ý nghĩa biểu trưng đặc biệt của nó.
      Thí dụ như cái mõ, cái chuông, cái trống v.v… Điều quan trọng cần nêu ra là: Nương phương tiện để đạt cứu cánh, tức như nhờ nôm mà bắt được cá, nhờ ná mà bắn được chim. Nếu nói theo cung cách ngôn ngữ của nhà Thiền thì “kiến sắc minh tâm”. Nói cách khác là: “nương sự để hiển lý, sự lý phải viên dung”. Đó là cái chủ đích chính yếu mà Phật giáo nhắm tới và đó cũng là thái độ khôn khéo của người tu học Phật.
      - Câu hỏi thứ nhứt là tại sao người ta xâu chuỗi kết 108 hạt mà không phải 107 hay 109 ?
      Xin thưa: sở dĩ có con số 108, là vì người ta đem 6 căn, 6 trần và 6 thức cộng lại, thành ra thập bát giới (18) rồi nhân cho 6 món căn bản phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) thành ra có con số là 108 (18 x 6 = 108). Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi cũng xin được giải thích thêm một chút về con số 108 tượng trưng nầy. Như chúng ta đều biết, trong khế kinh Phật có dạy, sở dĩ chúng sanh cứ trôi lăn mãi trong vòng sanh tử luân hồi, gốc từ ở nơi vô minh. Mà vô minh có ra, gốc từ ở nơi căn, trần và thức. Thường gọi chung là Thập bát giới.
      Ba thứ nầy, nếu xét kỹ, thì chúng ta thấy, lỗi là ở nơi căn và thức, chớ trần (6 trần cảnh: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) không có lỗi gì cả, vì chúng chỉ là đối tượng nhận thức của căn và thức mà thôi. Khi căn (tức 6 căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) tiếp xúc với trần (6 trần nói trên) khởi thức (6 thức nói trên) phân biệt. Khi ý thức phân biệt lại cộng thêm 6 món căn bản phiền não vào. Nói rõ hơn là 6 món căn bản phiền não nói trên, chúng hợp tác cùng chung làm việc với Ý thức một cách rất chặt chẽ, đắc lực, nên mới có phân biệt tốt xấu, rồi sanh tâm yêu ghét. Cái niệm yêu ghét phát sanh là gốc từ ở nơi: tham, sân, si. Đây là đầu mối của vô minh phiền não (vọng tưởng) .
      Từ đó, mới tạo nghiệp để thọ khổ. Nếu nói một cách nghiêm khắc và ngắn gọn hơn nữa, thì như kinh Lăng Nghiêm, Phật có nêu ra: “luân hồi hay giải thoát, gốc từ ở nơi 6 căn mà ra”. Như vậy, cho chúng ta thấy rằng, ba thứ nầy tối hệ trọng mà mỗi hành giả cần phải thẩm sát thật kỹ để đoạn trừ phiền não. Mà muốn đoạn trừ phiền não, thì hành giả cần phải có phương tiện, hay một pháp môn hành trì. Đối với người tu tịnh nghiệp, thì Phật Tổ đều dạy cần phải niệm Phật. Mà pháp môn niệm Phật, để đi đến nhứt tâm, thì bước đầu cần phải có phương tiện để cột tâm. Phương tiện đó, ngoài câu niệm Phật ra, còn cần phải có thêm tràng hạt để lần từng hạt theo mỗi câu hiệu Phật làm chuẩn cứ trong khi niệm Phật công cứ vậy.
      - Đến câu hỏi thứ hai, tại sao khi niệm Phật, tay phải lần chuỗi?
      - Xin thưa rằng: không phải nhứt thiết ai niệm Phật cũng lần chuỗi cả. Điều nầy, còn tùy theo căn tánh và thói quen của mỗi người. Tuy nhiên, đối với những liên hữu nào đã phát nguyện niệm Phật công cứ, theo lời chư Tổ Liên tông đã chỉ dạy, thì cần nên lần chuỗi để tiện bề đếm số đúng như lời mình đã phát nguyện. Bởi vì đối với những người sơ cơ, nhiều nghiệp chướng như chúng ta, tâm chưa thuần nhứt, còn dẫy đầy vọng tưởng tạp loạn, thì tốt hơn hết nên dùng phương tiện tay lần chuỗi, để khi niệm Phật dễ cột tâm hơn, như trên đã nói. Hơn nữa, chúng ta cũng thường nghe nói, người tu tịnh nghiệp, thì tam nghiệp (thân, khẩu, ý) cần phải giữ thanh tịnh. Tay lần chuỗi thuộc về thân nghiệp, miệng niệm Phật thuộc về khẩu nghiệp, ý chuyên chú vào câu hiệu Phật không rời ra, thuộc về ý nghiệp. Rồi cũng trong kinh nói:“Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”. Như vậy, tay lần chuỗi cũng là mục đích để ghi nhớ mỗi một hạt chuỗi là niệm một câu hiệu Phật, đồng thời cũng là để ghi nhớ số không lộn lạo vậy.
      - Đến câu hỏi thứ ba, nó có công dụng gì cho việc diệt trừ phiền não không?
      Xin thưa: đương nhiên là có. Như trên đã nói, công dụng của nó chỉ là một phương tiện như muôn ngàn phương tiện khác. Người ta dùng nó để niệm Phật. Nhờ lần chuỗi ghi số câu mà tâm ít tán loạn hơn. Tuy nhiên, điểm căn bản để diệt trừ phiền não, chính là ở nơi cái tâm. Người niệm Phật, tay lần chuỗi mà tâm lăng xăng, nghĩ xằng, tính bậy, chạy đông, chạy tây, thì đó chỉ là miệng niệm cho có niệm, chứ không thể nào kết quả định tâm được.
      Mục đích chính của việc niệm Phật là để được định tâm. Vì niệm Phật là nhớ Phật, đằng nầy Phật không nhớ, mà nhớ những chuyện tào lao khác, niệm như thế, thì đâu có đúng ý nghĩa niệm Phật. Thế nên, muốn sớm mau hết phiền não, thì hành giả phải giữ tâm và tiếng cho hợp nhất và phải thường xuyên khắn khít nhau, đồng thời niệm câu hiệu Phật phải thật cho rành rõ. Trong quyển sách Hạ Thủ Công Phu niệm Phật, Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh có khuyến nhắc người niệm Phật bằng một bài kệ như sau:
      Nam mô A Di Đà!
      Không gấp cũng không hưởng
      Tâm tiếng hiệp khắn nhau
      Thường niệm cho rành rõ
      Nhiếp tâm là định học
      Nhận rõ chính huệ học
      Chánh niệm trừ vọng hoặc
      Giới thể đồng thời đủ
      Niệm lực được tương tục
      Đúng nghĩa chấp trì danh
      Nhứt tâm Phật hiện tiền
      Tam muội sự thành tựu
      Đương niệm tức vô niệm
      Niệm tánh vốn tự không
      Tâm làm Phật là Phật
      Chứng lý pháp thân hiện
      Nam Mô A Di Đà!
      Nam Mô A Di Đà!
      Cố gắng hết sức mình
      Cầu đài sen thượng Phẩm.

        Thầy Uri   04/08/2023 13:24
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập176
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm175
  • Hôm nay36,859
  • Tháng hiện tại1,773,539
  • Tổng lượt truy cập63,257,056
Sim đẹp phong thủy
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây