Đại Y vương - Câu chuyện nhân quả kỳ 51 - Phật giáo cố sự đại toàn

Thứ hai - 29/05/2023 07:44
Câu chuyện về Đại Y vương được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” kể câu chuyện một tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là hoàng tử Nhân Dược chữa được bách bệnh nên được mọi người xưng tụng là Đại Y Vương.

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Câu chuyện nhân quả Đại Y vương

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html

để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Đại Y vương được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Trong đời quá khứ, lúc đức Phật còn hành đạo Bồ Tát, đã có nguyện từ bi cứu thế rất thâm sâu. Ngài thấy con người trên thế gian bị tâm bệnh rất nặng, như thể đó là một cơn bệnh dịch lan tràn, ai cũng mắc phải, chỉ khác nhau ở chỗ nặng hay nhẹ mà thôi.

Trị tâm bệnh thì cũng khó khăn như trị cái đau đớn của thân xác vậy. Rất nhiều người, trên thửa ruộng tâm, cần phải nhổ tận rễ của căn bệnh, rồi gieo xuống những hạt giống thiện lành mới. Muốn làm như thế, trước hết phải làm sao cho mọi người phát khởi lòng tin.

Vì chúng sinh nào cũng mắc phải hai chứng bệnh rất ngặt nghèo là ngã kiến và ngã chấp, ai cũng thương và tiếc thân mạng của mình, cho nên muốn trị tâm bệnh, phải tùy bệnh mà cho thuốc.

Đức Phật đã phát đại nguyện như sau:

– Nguyện tôi ở lâu dài trên thế gian để trị hai căn bệnh lớn là tâm bệnh và thân bệnh cho chúng sinh, làm vua thuốc cho họ, khiến tất cả các loại bệnh đều được chữa lành.

Có một quốc gia nọ, vua tên là Ma Hy Tư Na, thống lãnh một cõi nước to rộng, gồm tám vạn bốn ngàn tòa thành lớn. Vua trị quốc rất anh minh, việc nước không bao giờ rối loạn, nên danh tiếng lẫy lừng và được dân chúng rất tôn sùng.

Hoàng hậu cũng là một người phụ nữ tốt bụng, hiền thục, thông minh và thương dân. Vì thế mà Bồ Tát đã chọn nhà của vua Ma Hy Tư để thác sinh. Có điều kỳ lạ là, lúc hoàng hậu mang thai, tuy trước đó không biết chút gì về y thuật, nay bỗng có tài chữa bệnh cho người khác. Cách chữa bệnh của bà cũng rất đặc biệt, bà không cần dùng thuốc, chỉ cần dùng tay xoa lên chỗ đau của người bệnh là bệnh tức khắc lành ngay.

Vì thế trong hoàng cung, bất kỳ ai dẫu lâm phải một chứng bệnh nguy kịch đến đâu, thầy thuốc bó tay, trăm phương nghìn thuốc đều vô hiệu chỉ còn chờ chết, thì đều đến cầu cứu hoàng hậu, và không ai không được chữa lành. Chuyện hoàng hậu ra tay chữa bệnh vì thế đã thành một giai thoại lưu truyền khắp nơi.

Khi hoàng tử mới sinh ra đã biết nói! Ngài nói những gì? Ngài nói mỗi một câu rằng:

– Ta không có sở trường nào khác, chỉ biết chữa bệnh. Ai có bệnh hãy mau đến nơi này, ta sẽ chữa cho.

Nói xong câu này, hoàng tử trở lại giống như tất cả các hài nhi khác, không biết nói câu nào nữa.

Chư thiên và quỷ thần trên thế giới cũng bí mật loan tin này ra, chỉ dẫn cho người trong lúc họ nằm mộng, bảo rằng vua Ma Hy Tư Na vừa sinh được một vị đại y vương, ai có bệnh cứ đến xin chữa.

Một vị thầy thuốc bình thường khi khám bệnh xong, nhất định phải cho thuốc uống, chỉ có đại y vương chữa bệnh mới không cần cho người ta uống thuốc. Người nào có bệnh, chỉ cần tiếp cận với hoàng tử là tự nhiên lành bệnh. Chỉ cần có ngón tay của hoàng tử chạm đến là người mù sẽ thấy được, người điếc nghe được và người què đi được.

Chuyện hoàng tử dùng ngón tay trị bệnh cho tất cả mọi người được loan truyền đi khắp nước. Từ đó, hoàng tử được tôn xưng là “Nhân Dược” (người thuốc). Có người còn bán tín bán nghi, hoàng tử bèn gọi những ai có bệnh hãy lần lượt đến chữa.

Ngoài dùng bàn tay để trị bệnh, hoàng tử còn dùng thân nữa. Chỉ cần được hoàng tử chạm đến là bệnh cũng được lành ngay.

Bệnh tật dù có nguy kịch tới đâu hoàng tử cũng trị được, làm cho mọi người được an ổn, hết khổ được vui, danh tiếng truyền xa, nên người nào ở đâu hễ có bệnh là đến xin chữa. Hoàng cung từ trước vốn là nơi nghiêm cấm, bỗng trở nên đông đảo tấp nập mỗi ngày, không khác gì một bệnh viện lớn!

Hoàng tử Nhân Dược sinh trong nhân gian chữa bệnh được chừng mười năm, trị cho không biết bao nhiêu người rồi. Đại nguyện trị bệnh của ngài đã hoàn mãn, nay ngài phải hóa thân đi nơi khác. Mọi người nghe tin bỗng như những đứa con mồ côi, không ai là không khóc thương bi thảm, họ nói từ nay về sau sẽ không còn ai chữa bệnh khổ cho họ.

– Tuy hoàng tử  Nhân Dược không còn ở với chúng ta nữa, nhưng di cốt của ngài vẫn còn đây, chắc chắn di cốt của ngài cũng có năng lực chữa bệnh cho chúng ta!

Một người tương đối có trí huệ nhất nói như vậy. Thế là khi tìm được di cốt của hoàng tử, họ bèn lấy lửa đốt cháy, nghiền thành phấn, và những người có bệnh chỉ cần lấy chút phấn ấy chấm vào chỗ đau cũng được lành bệnh như trước.

Nhưng vật gì dùng mãi cũng có ngày hết, loại phấn thuốc thần hiệu này cũng vậy. Những người bị bệnh bèn rủ nhau đi đến chỗ đã thiêu di cốt hoàng tử, rồi trong lòng chuyên chú niệm tưởng tên ngài, như vậy cũng được lành bệnh. Vì vậy, trong phạm vi ấy, người nào dù xa hay gần, cứ niệm tưởng tên ngài là được khỏi bệnh.

Hoàng tử Nhân Dược nay đã thành đạo, chính là Bậc Đại Y Vương Thích-ca Mâu-ni Phật vậy!

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Truyện cổ phật giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn  Tiến Tài

    Con bạch Thầy! Tại sao người Phật tử khi tụng kinh lễ bái hoặc chào hỏi nhau lại chắp tay. Vậy xin hỏi ý nghĩa chắp tay như thế nào ?

      Nguyễn Tiến Tài   02/08/2023 07:47
    • @Nguyễn Tiến Tài Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Chắp tay, nguyên tiếng Hán Việt là Hiệp chưởng. Tiếng Phạn là Ãnjali. Hiệp chưởng còn gọi là hiệp thập. Theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang tập 4 trang 2863 có giải thích như sau: “Chắp 2 bàn tay, tập trung tư tưởng, cung kính lễ bái. Đây là cách lễ bái từ xưa ở Ấn Độ, được Phật giáo thật hành theo.
      Người Ấn Độ cho rằng tay phải là tay thần thánh, tay trái là tay bất tịnh. Nhưng nếu 2 tay hiệp lại làm một thì trở thành sự hợp nhất giữa phương diện thánh thiện và nhiễm ô, cho nên hiệp chưởng là biểu hiện bộ mặt chân thật nhất của con người. Nghĩa " Bất cấu bất tịnh " trong Bát Nhã Tâm Kinh chính là ý nầy.
      Trong các Kinh Luận có rất nhiều chỗ nói về hiệp chưởng, như Phẩm Phương Tiện Kinh Pháp Hoa (Đại 9,9 Hạ) ghi :" Cung kính hiệp chưởng lễ"; Kinh Quán Vô Lượng Thọ (Đại 12, 345 thượng) ghi: "Hiệp chưởng chắp tay, khen ngợi chư Phật."
      Ngoài việc biểu thị ý cung kính trong tâm, hiệp chưởng còn biểu thị ý trở về nguồn cội, đạt đến chỗ phi quyền, phi thật, sự lý khế hợp.
      Theo Đại Đường Tây Vực Ký 2, hiệp chưởng là cách thứ tư trong 9 cách lễ ở Ấn Độ.
      Mật Giáo phối hợp 2 tay với Kim Cang giới và Thai Tạng giới, hoặc lý và trí, hoặc định và huệ v.v... đồng thời phối hợp 10 ngón với 5 đại, 10 Ba La Mật v.v...
      Ngoài ra, Đại Nhật Kinh Sớ 13 có nêu 12 cách hiệp chưởng :
      1. Kiên thật tâm hiệp chưởng (hai tay chắp chặt vào nhau các đầu ngón tay bằng nhau).
      2. Hư tâm hiệp chưởng, còn gọi không tâm hiệp chưởng (hai tay chắp lại, các đầu ngón tay bằng nhau, hơi rỗng ở giữa).
      3. Vị (hai) liên hiệp chưởng (các ngón tay bằng nhau chắp lại, lòng bàn tay phình ra hình hoa sen búp).
      4. Sơ các liên hiệp chưởng (chắp tay 2 ngón cái và 2 ngón út dính lại, các ngón kia hở ra, giống như hoa sen hàm tiếu).
      5. Hiển lộ hiệp chưởng (hai bàn tay chạm đầu, ngửa lên).
      6. Trì thủy hiệp chưởng (hai tay cũng ngửa lên như trước, dáng khum lại như đang vốc nước).
      7. Quy mạng hiệp chưởng, còn gọi Kim cang hiệp chưởng (đặt ngón của bàn tay mặt lên trên ngón của bàn tay trái).
      8. Phản xoa hiệp chưởng (hai tay chắp ngược đầu nhau đặt tay phải lên tay trái).
      9. Phản tịch (bối) hổ tương trước hiệp chưởng (lưng 2 bàn tay đâu nhau, tay phải để ngửa trên lưng bàn tay trái ).
      10. Hoành trụ chi hiệp chưởng (hai bàn tay nằm ngửa, đầu 2 ngón trỏ đụng nhau).
      11. Phúc thử hướng hạ hiệp chưởng (hai bàn tay nằm úp, đầu 2 ngón trỏ đụng nhau).
      12. Phúc thủ hiệp chưởng (hai bàn tay úp xuống hai ngón cái chạm nhau).
      Mười hai loại hiệp chưởng nầy đều có ý nghĩa sâu xa khác nhau.

        Thầy Uri   02/08/2023 07:48
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập217
  • Hôm nay34,423
  • Tháng hiện tại1,771,103
  • Tổng lượt truy cập63,254,620
Sim đẹp phong thủy
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây