Hai vợ chồng phát tâm - Câu chuyện nhân quả kỳ 33 - Phật giáo cố sự đại toàn

Thứ sáu - 19/05/2023 12:57
Câu chuyện về Hai vợ chồng phát tâm được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” kể câu chuyện về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni độ cho hai vợ chồng Bà-la-môn.

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Câu chuyện nhân quả Hai vợ chồng phát tâm

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html

để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Hai vợ chồng phát tâm được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Lúc đức Phật còn tại thế, chư tăng phải ôm bát đến nhà của tín chúng mà khất thực món ăn thức uống mỗi ngày, vì theo quy tắc của tăng đoàn Ấn Độ lúc bấy giờ, chư tăng không được nhóm lửa nấu ăn.

Có một hôm, đức Phật đưa chúng đệ tử ôm bát vào thành, đến trước cửa nhà vợ chồng người Bà-la-môn nọ, Ngài đứng yên bất động.

Đúng lúc ấy, trong nhà, người vợ đang nấu bếp, bỗng nhiên thấy bốn phía ánh sáng rực ngời, mà ánh sáng này không giống với ánh sáng mặt trời hay mặt trăng, vì chiếu tới thân thì tự nhiên có cảm giác êm ả, khoẻ khoắn.

Ngưòi đàn bà quay đầu lại nhìn mới biết là đức Phật và chư đệ tử đang đứng trước cửa nhà mình. Bà thấy tướng hảo trang nghiêm của đức Phật cùng dáng điệu uy nghi của chư tỳ-kheo, tức thời sinh lòng hoan hỉ tôn kính, muốn đem nồi cơm mới nấu dâng lên các Ngài nhưng chợt nhớ lại người chồng ngu muội không tin Phật, nếu ông này thấy bà cúng dường Như Lai thì chắc chắn sẽ không vui.

Bà cảm thấy buồn rầu, ân hận nghiệp chướng mình đã tạo khiến kiếp này sinh làm thân đàn bà, lúc nào cũng bị người khác khống chế, sai khiến, không được tự do, không tự sinh sống được.

Khi buồn than như thế thì lòng tin và dũng khí của con người thường tăng trưởng lên. Vì thế lòng tin của người đàn bà Bà-la-môn nọ đối với đức Phật càng thêm kiên cố. Bà nghĩ ra một cách, bèn lấy chén đựng cơm ra chắt lấy nước, và đem một thìa nước chắt cơm ấy lên cúng dường Phật. Đức Phật hoan hỉ đón lấy và nói kệ rằng:

Đem trăm voi trắng

Đeo chuỗi anh lạc

Cùng ngọc châu sáng

Để mà bố thí

Công đức không bằng

Cúng dường Như Lai

Một thìa nước chắt.

Lúc ấy người chồng Bà-la-môn từ trong nhà bước ra, thấy nghe mọi sự, lấy làm quái lạ bèn hỏi đức Phật rằng:

– Một thìa nước cơm chắt ấy thì trị giá được bao nhiêu, có cái gì quý báu đâu? Ông nói như thế tức là khi dối người ta, làm sao bảo người ta tin ông được?

Đức Phật hòa nhã đáp:

 – Ta từ lâu xa đến nay tu sáu pháp ba-la-mật chưa lúc nào ngừng, nên điều gì ta làm hay nói ra đều là chân thật, không hư dối. Ông nên tin vì ta là Phật, đã chứng thánh quả.

Đức Phật ngừng một lúc rồi nói tiếp:

– Tại đường La Duyệt trong thành Xá Vệ, ông đã từng thấy cây Ni Câu Đà cao hơn mười trượng chưa?

– Tôi biết, đó là một ngọn cây rất lớn, mùa hè là nơi duy nhất người ta có thể tới trốn nắng.

Đức Phật lại hỏi:

– Ông đã biết ngọn cây ấy lớn tới đâu, bây giờ ta hỏi ông, lúc ban đầu hạt mầm gieo xuống to cỡ chừng nào?

– To chừng bằng hạt cải thôi.

Người Bà-la-môn trả lời không cần suy nghĩ.

– Hạt mầm chỉ to chừng bằng hạt cải, mà có thể mọc thành một ngọn cây đa che nửa bầu trời, ông có thể nói đó là một điều kỳ dị hay không? Không có gì kỳ dị trong ấy cả, đó là định luật tự nhiên, là luật tuần hoàn nhân quả. Hôm nay, hai vợ chồng ông đem thìa nước chắt cơm ra bố thí thì kết quả thu hoạch được ở tương lai không phải là không tính lường được hay sao? Huống chi ta là ruộng phước lớn của công đức vô thượng, có đủ pháp bảo thù thắng. Các người cung kính cúng dường Phật, thì phước báu trong tương lai không có hạn lượng.

Đức Phật thuyết lời thành thật ấy khiến hai vợ chồng Bà-la-môn hết sức sùng kính khâm phục, từ đó hai người rất nhiệt thành trong việc thiết trai cúng dường. Khi chấm dứt mạng sống, họ được sinh lên cõi trời, hưởng phúc lạc lâu dài của cõi ấy.

Không nhất thiết phải giàu có mới bố thí được, vì trong Phật giáo, không phải chỉ có đem tiền tài ra cho mới gọi là bố thí. Nếu bạn thấy một người thực hành bố thí mà trong tâm không sinh lòng ganh ghét, sân hận, trái lại sinh tâm tùy hỉ, ngợi khen, thì công đức của bạn cùng với công đức của người bố thí kia ngang nhau. Điều thiện ấy thật quá dễ làm, sao chúng ta lại không chịu làm?

Đức Phật nói với mọi người rằng:

– Hai vợ chồng Bà-la-môn bố thí một thìa nước cơm chắt ấy không những hiện tại sinh cõi trời hưởng phúc, mà vĩnh viễn sẽ không đọa ác đạo nữa. Rồi sau 30 kiếp, họ sẽ giáng sinh xuống nhân thế và sẽ thành Phật giữa loài người.

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Truyện cổ phật giáo

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Vũ  Hải Thiện

    Con bạch Thầy! Có người nói, những người tu Tịnh Độ niệm Phật cầu vãng sanh về Cực lạc, thì những người đó thật là ích kỷ, chỉ nghĩ riêng cho mình được lợi lạc, mặc cho những người thân hay bạn bè nói rộng ra là tất cả mọi người ở cõi Ta bà nầy ai khổ mặc ai, miễn sao phần mình được sung sướng thì thôi. Xin hỏi: người nói như thế có hợp lý hay không ?

      Vũ Hải Thiện   08/08/2023 07:21
    • @Vũ Hải Thiện Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Nếu bảo rằng có hợp lý hay không, theo tôi, thì chỉ hợp lý ở một giai đoạn nào đó thôi, chớ không thể nói là hợp lý hoàn toàn. Nếu khẳng quyết cho rằng những người niệm Phật cầu sanh Tây phương Cực lạc là hoàn toàn ích kỷ chỉ nghĩ cho riêng mình. Lời trách nầy, e có hơi quá đáng! Vì sao? Bởi vì bản nguyện của người niệm Phật cầu sanh Tây phương, họ không phải nguyện về Cực lạc để rồi thọ hưởng những thú vui bên đó luôn, mà tâm nguyện của họ, chỉ về bên đó tiếp tục tu học một thời gian, cho đến khi nào hoàn toàn giác ngộ thành Phật, chừng đó, họ sẽ trở lại cõi Ta bà nầy để hóa độ chúng sanh.
      Như vậy, rõ ràng họ không phải là những kẻ bạc tình bạc nghĩa. Chẳng qua cũng chỉ vì lòng thương mọi người, mà họ không muốn cùng nhau chết chìm, khi mình chưa biết lội, mà dám xông pha nhảy xuống nước cứu vớt người. Họ không muốn mạo hiểm phiêu lưu như thế. Vì vậy, để được an toàn bảo đảm trong việc cứu vớt người, chính họ phải tìm cách bảo đảm cho mình có một nội lực thật vững chắc trước, rồi sau đó, họ sẽ trở lại cứu độ mọi loài. Như thế, quả họ là những người biết lo xa, và biết dự phòng vững chắc. Việc họ làm, không phải tùy hứng hay ngẫu nhiên, mà họ chỉ làm đúng theo những gì mà Đức Phật Thích Ca chỉ dạy, giới thiệu.
      Thế thì, trong thời gian họ vắng mặt ở cõi nầy, người ta coi họ như là người ích kỷ. Nhưng kỳ thật, không hẳn là như thế. Thí như những vị xuất gia, khi vào chùa, họ xa lìa cha mẹ, bà con họ hàng, những người thân thuộc, bạn bè thân thiết. Thời gian ở chùa, các ngài quyết chí tu học. Chả lẽ trong thời gian ở trong chùa tu học, thì những vị nầy lại là những kẻ ích kỷ, bạc tình bạc nghĩa hết hay sao? Mới nhìn qua như là có ích kỷ, nhưng xét sâu hơn, chưa hẳn là như thế. Vì sau khi ngộ đạo, các ngài vân du hóa đạo làm lợi ích cho chúng sanh.
      Như vậy, khi các ngài không còn có mặt ở ngoài đời, giam mình tu học ở trong chùa, hay một nơi nào khác, thì người ta cho rằng các ngài là yểm thế hay ích kỷ? Nhưng đây lại là thời gian mà các ngài chuẩn bị hành trang tư lương cho mình khả dĩ thật chu đáo chín mùi, để sau nầy các ngài ra hoằng pháp lợi sanh. Thế thì, ta lại vội trách các ngài ích kỷ được sao? Nếu vội trách như thế, xét ra, thật hơi quá đáng! Nếu không muốn nói là quá hàm hồ nông cạn.
      Lại thêm một thí dụ nữa. Thí như có một sinh viên ở nước Việt Nam ta, anh ta nghe sự giới thiệu của một giáo sư đại học rất tài giỏi, ông ấy nói rằng, ở bên Mỹ có một trường đại học chuyên đào tạo những người có khả năng chuyên ngành kỹ thuật điện tử, đây là ngành mà anh thấy rất thích hợp cho khả năng anh. Sau khi nghe vị giáo sư đó giới thiệu, anh ta quyết tâm bằng mọi cách phải qua được bên Mỹ để học. Tâm nguyện của anh là sau khi anh học xong chương trình của trường đại học đó giảng dạy, bấy giờ anh sẽ trở về lại Việt Nam để dấn thân phục vụ làm việc, hầu giúp ích cho đồng bào anh.
      Như vậy, việc anh sinh viên qua Mỹ du học, và cưu mang một tâm nguyện như thế, thử hỏi: anh sinh viên kia có ích kỷ hay không? Chả lẽ trong thời gian anh vắng mặt ở quê nhà để đi qua nước người du học, thì ta lại lên án kết tội anh sinh viên đó là người ích kỷ chỉ nghĩ cho riêng mình được sao? Bạn sẽ nghĩ thế nào về người kết tội anh sinh viên đó như thế?
      Cũng vậy, sở dĩ hôm nay, người ta biết được Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh về thế giới Cực lạc là do từ kim khẩu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu. Cũng như anh sinh viên kia, sở dĩ anh biết được trường đại học bên Mỹ, là nhờ sự giới thiệu của vị giáo sư đó. Và khi nghe xong, anh sinh viên kia không phải tự nhiên mà qua được bên Mỹ để học, tất phải hội đủ những điều kiện theo sự đòi hỏi của trường đại học ở Mỹ. Vì ở đây có rất nhiều thuận duyên tiện lợi cho sự trau dồi học hỏi của anh ta.
      Cũng thế, người muốn vãng sanh về thế giới Cực lạc của đức Phật A Di Đà cũng phải hội đủ 3 điều kiện: Tín, Nguyện và Hạnh. Và đồng thời ở cõi đó có nhiều thắng duyên thuận lợi hơn.
      Sau khi hội đủ điều kiện rồi, anh sinh viên kia, khi sang Mỹ du học, anh ta chỉ có một tâm nguyện duy nhất là sau khi tốt nghiệp mãn khóa, có mảnh bằng tiến sĩ trong tay, anh ta sẽ trở lại quê nhà để thi thố tài năng để làm lợi ích cho quê hương xứ sở của mình.
      Cũng thế, người niệm Phật sau khi về Cực lạc có đủ mọi thắng duyên tu học, nỗ lực tu học cho đến khi nào hoàn toàn giác ngộ, bấy giờ họ sẽ trở lại cõi nầy để hoằng hóa lợi sanh. Một tâm nguyện như thế, thì tại sao ta cho họ là ích kỷ?
      Có người lại nói, họ chưa hề thấy ai từ cõi Cực lạc trở về? Đã là do nguyện lực độ sanh của Bồ tát, thì làm sao chúng ta biết rõ họ từ đâu đến. Và sách sử cũng đã chứng minh cho chúng ta thấy, khi nào có ai phát hiện ra các Ngài là Bồ tát, thì các Ngài sẽ ẩn diệt ngay. Trường hợp như các Ngài Hàn Sơn, Thập Đắc hay như Hòa Thượng Thiện Đạo, sử nói Ngài là hóa thân của đức Phật A Di Đà.
      Tóm lại, theo tôi, thì những người niệm Phật phát nguyện vãng sanh về Cực lạc để tiếp tục tu hành (tất nhiên là có sự đảm bảo hơn cõi nầy về mọi mặt, theo như lời Phật Thích Ca giới thiệu) sau đó, họ sẽ trở lại cõi nầy để hoằng hóa độ sanh đúng theo bản nguyện của họ. Như thế, xét bề ngoài thì dường như có ích kỷ, nhưng xét về bên trong, tức tâm nguyện, thì không có gì là ích kỷ cả. Vì bản nguyện đó, cũng chỉ nhắm vào chúng sanh mà nguyện, tất nhiên là thuận theo bản hoài của chư Phật, trừ phi, những ai chỉ nguyện cho mình về Cực lạc không thôi mà không phát đại nguyện hoàn lai Ta bà để độ sanh, người như thế, thì đáng trách là quá ích kỷ chỉ nghĩ đến sự lợi lạc cho riêng mình, không đoái hoài thương cảm ai cả. Như thế, thì quả là trái với lòng từ bi Phật dạy. Người như thế, mới nên đáng trách. Ngược lại, thì ta không nên vội trách.

        Thầy Uri   08/08/2023 07:21
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập953
  • Hôm nay54,277
  • Tháng hiện tại3,742,171
  • Tổng lượt truy cập97,875,397
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây