Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tìm hiểu về nguồn gốc của kinh dịch. Kinh dịch có nguồn gốc từ Việt Nam?

Thứ ba - 12/11/2019 21:26

Truyền thuyết vua Phục Hy tạo ra bát quái không đáng tin! Kinh dịch có nguồn gốc Trung Quốc hay Việt Nam? Nghi vấn Thập Dực không phải do Khổng Tử viết? Cùng tìm hiểu về nguồn gốc thực sự của kinh dịch qua bài viết này

Bài viết “Tìm hiểu về nguồn gốc của kinh dịch. Kinh dịch có nguồn gốc từ Việt Nam?” gồm các phần chính sau:

  1. Truyền thuyết vua Phục Hy tạo ra bát quái
  2. Một số ý kiến khác về thời điểm xuất xứ kinh dịch
  3. Tác giả của Thoán từ và Hào Từ
  4. Tác giả của thập Dực
  5. Kinh dịch có nguồn gốc từ Việt Nam?

Xem trọn bộ giải nghĩa 64 quẻ Dịch dễ hiểu, chính xác nhất hiện nay tại đây. Hãy truy cập fanpage “Xemvm.com” để không bỏ lỡ các bài viết hay và mới nhất từ chúng tôi.

1. Truyền thuyết vua Phục Hy tạo ra bát quái

Theo Từ Hải thì Phục Hy là một trong 3 ông vua thời Thái Cổ còn gọi là Tam Hoàng gồm Phục Hy, Toại Nhân, Thần Nông.

  • Phục Hy (4486 TCN-4365 TCN): dạy dân săn bắn, đánh cá, nuôi súc vật, tạo ra chữ viết
  • Toại Nhân: tạo ra lửa
  • Thần Nông (3220 TCN-3080 TCN): dạy dân làm ruộng, chế ra cày bừa

Trong thiên hệ từ thượng truyện - Chương 11 có viết: “Hà Xuất Đồ, Lạc Xuất Thư, Thánh Nhân Tắc Chỉ” có nghĩa là Ở sông Hà hiện ra bức đồ, ở sông Lạc hiện ra trang chữ, thánh nhân phỏng theo → Phục Hy phỏng theo bức đồ ở sông Hà, trang chữ hiện ra ở sông Lạc để vạch ra Bát Quái → Kinh dịch do Trời sai long mã giao cho Phục Hy mà không phải do người làm ra.

Trong Thiên Hệ tử hạ truyện, chương 2 chép rõ hơn như sau:

Ngày xưa họ Bào Hi (tức Phục Hy) cai trị thiên hạ, ngẩng lên thì xem hình tượng trên trời, cúi xuống thì xem các phép tắc ở dưới đất, xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi với trời đất, gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vật, rồi làm ra bát quái, để thông suốt các đức thần minh và điều hòa cái tính của vạn vật → Do Phục Hy quan sát mà làm ra

Như vậy ngay trong Kinh dịch đã có 2 thuyết mâu thuẫn nhau rồi khó mà tin được.

Còn câu “Hà Xuất Đồ, Lạc Xuất Thư, Thánh Nhân Tắc Chỉ” lại càng mù mờ nữa vì chữ thánh nhân đó không chỉ rõ ai, một ông thánh hay nhiều ông thánh. Có người hiểu là 2 ông thánh là Phục Hy và vua Vũ nhà Hạ nên mới phát sinh ra tới 4 thuyết như sau:

  • Phục Hy xem xét các hiện tượng trên trời mà vạch ra bát quái (Tiên Thiên Bát Quái)
  • Phục Hy phỏng theo Hà Đồ mà vạch ra bát quái
  • Phục Hy phỏng theo cả Hà Đồ lẫn Lạc Thư mà vạch ra bát quái
  • Lạc Thư không xuất hiện trong thời kỳ Phục Hy mà xuất hiện trong đời vua Vũ nhà Hạ. Trong quá trình trị thủy, thấy một con rùa thần nổi lên ở sông Lạc trên lưng có nét đếm từ 1 đến 9.

2. Một số ý kiến khác về thời điểm xuất xứ kinh dịch

Về 2 bức đồ hình cổ: Hà Đồ và Lạc Thư hồi mới xuất hiện ra sao, không ai biết. Người ta bảo nó mất từ thế kỷ thứ VII trước Công Nguyên (nghĩa là trước thời Khổng Tử hơn 1000 năm), mãi tới thời Hán Vũ Đế (149-86) tức 5 thế kỷ sau, Khổng An Quốc là 1 người cháu đời thứ 12 của Khổng Tử đã ghi chúng ra đầu tiên sau khi tìm thấy trong 1 cuốn sách cổ giấu trong vách nhà của Khổng Tử.

Đồ Hình Hà Đồ - Lạc Thư
Đồ Hình Hà Đồ - Lạc Thư

Ngoài vấn đề Nguồn gốc kinh dịch thì thời kỳ ra đời của Kinh dịch từ xưa đến nay vẫn còn bàn cãi mãi. Căn cứ vào kết quả khảo cứu của hơn 30 năm nay thì có 3 loại ý kiến sau:

a. Kinh dịch ra đời thời Xuân Thu: Quách Mạt Nhược nói quan niệm trời đất đối lập xuất hiện rất muộn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Những văn tự đời nhà Chu không có vết tích của bát quái, thậm chí không có chữ “địa”, những chữ như “Càn, Khôn” trong sách cổ mãi về sau mới xuất hiện đủ thấy “Kinh Dịch” không thể ra đời trước thời Xuân Thu.

b. Kinh dịch ra đời đầu thời Tây Chu. Trương Đại Niên căn cứ câu chuyện trong hào từ quẻ như “Táng ngưu ư dịch”, “táng thương ư dịch”, “Đế ất quy muội”,…đều là các câu chuyện của nhà Thương và Tây Chu. Những sách về sau của Chu Thành Vương, không viện dẫn đến nên suy ra Kinh dịch thành sách không thể sau đời Thành Vương.

c. Kinh dịch thành sách vào thời kỳ giao thời nhà Ân và nhà Chu. Kim Cảnh Phương cho rằng Kinh dịch là tác phẩm giao thời giữa nhà Ân và nhà Chu. Họ khẳng định “Quái xuất ư thi”. Thi sử đời xưa dần dần được tổng kết lại qua nhiều bài ghi chép hoạt động của chiêm thi, qua sàng lọc, chỉnh lại thành kinh dịch.

Tôi thì thấy thuyết thứ 3 hợp lý hơn vì các lý do sau:

Từ đầu thế kỷ đến nay, người ta đã đào được ở An Dương hằng vạn giáp cốt (mai, yếm rùa và xương vai, xương chậu của trâu, ngựa, bò…) đời nhà Thương (1766-1401) trên khắc nhiều quẻ bói.

Nhưng trên những giáp cốt đó và cả trên những đồ đồng thời Thương, tuyệt nhiên không thấy hình bát quái. Như vậy có thể khẳng định là từ đời nhà Thương về trước chưa có bát quái. Người đời Thương chỉ mới biết lối bói bằng yếm rùa gọi là bốc. Cụ thể người ta lấy yếm chứ không phải mai con rùa, dùng mũi nhọn đâm vào những chỗ lõm, rồi hơ trên lửa những chỗ lõm đó nứt ra, rồi tùy theo vết nứt có hình ra sao mà đoán quẻ tốt hay xấu.

Cuối đời Ân hay qua đời Chu người ta mới tìm được cách bói bằng cỏ thi. Trong bộ Xuân Thu Tả truyện có chép nhiều chuyện bói cỏ thi của các vua chúa. Cách bói bằng cỏ thi được gọi là phệ và dùng bát quái mà đoán, dưới mỗi quẻ đều có kèm theo 1 lời đoán nhất định, dưới mỗi hào cũng vậy, bốc được quẻ nào, hào nào thì cứ theo lời đoán kèm theo đó mà suy luận. Như vậy so với lối bói bằng yếm rùa thì đơn giản và hiệu quả hơn nhiều nên phép bói đó mới đầu gọi là “Chu Dị”: “Dị” có nghĩa là “dễ dàng”, Chu Dị là cách bói giản dị của nhà Chu (tại sao lại là “Chu” tôi sẽ giải thích thêm ở bên dưới). Chữ “Dị” này với chữ “Dịch” là một, về sau không biết từ thời nào mới gọi là Dịch.

Như vậy thì bát quái chỉ có thể xuất hiện trong đời nhà Ân, tức từ cuối đời nhà Thương đến đầu nhà Chu. Như vậy có thể khẳng định thuyết Phục Hy tạo ra Hà Đồ, Lạc Thư là không thể tin được.

3. Tác giả của Thoán từ (còn gọi là Soán từ) và Hào Từ

Thuyết bát quái chỉ có thể xuất hiện trong đời nhà Ân, tức từ cuối đời nhà Thương đến đầu nhà Chu cũng khá phù hợp bởi Chu Văn Vương tên là Cơ Xương, là 1 chư hầu của nhà Ân, được vua Trụ phong làm Tây Bá. Do bị nghi làm phản nên ông bị vua Trụ giam trong ngục Hữu Lý tới 7 năm. Ông có công đặt tên và tìm nghĩa cho 64 quẻ rồi viết Thoán Từ (còn gọi là Quái từ) cho mỗi quẻ. Nhờ ông mà ý nghĩa mỗi quẻ mới tinh diệu, lời đoán mới tương đối minh bạch, mà công việc đoán cũng nhất trí hơn trước, không còn cảnh mỗi quan thái bốc đoán theo ý riêng mình nữa. Chu Văn Vương có 2 người con là Cơ Phát và Chu Đán (còn gọi là Chu Công). Cơ Phát đem quân diệt Trụ chấm dứt nhà Ân và sáng lập nhà Chu. Còn Chu Công tiếp tục công việc nghiên cứu Dịch của cha và có công đặt thêm Hào Từ cho mỗi hào của Quẻ, tổng cộng là 384 hào để giải nghĩa từng hào một. Tới đây thì Dịch mới trở thành 1 cuốn sách có văn từ, nghĩa lý, đời sau gọi là Kinh và chia làm 2 thiên: Thượng cho 30 quẻ đầu và Hạ cho 34 quẻ sau. Chính vì Chu Văn Vương và Chu Công có công lớn với Dịch nên mới gọi là Chu Dịch (Dịch đời nhà Chu).

Còn có thuyết khác được đề xuất bởi Trịnh Huyền cho rằng cả Thoán Từ và Hào từ đều ro Chu Công làm ra. Thuyết này ít được chấp nhận.

4. Tác giả của thập Dực

Ai viết Thập Dực
Ai viết Thập Dực?

Nhưng do Thoán từ và Hào từ vẫn còn giản đơn, khó hiểu với đa số nên người đời sau mới phải bổ sung, chú thích thêm bản Thập dực (còn gọi là thập truyện) để chú giải. Thập dực gồm 10 thiên như sau:

  • Thoán truyện: 2 thiên có nội dung giải thích rõ ý nghĩa từng quẻ, bổ sung nghĩa của Thoán từ, Hào từ
  • Tượng truyện: 2 thiên có nội dung giải thích tượng mỗi hào và vị trí của mỗi quẻ
  • Hệ từ truyện: 2 thiên có nội dung giải thích những vấn đề và hiện tượng liên quan đến Kinh Dịch
  • Văn ngôn truyện: 1 thiên bàn về quẻ Thuần Càn và Thuần Khôn và các hào của 2 quẻ này
  • Thất quái truyện: 1 thiên giảng về 8 quái đơn và ý nghĩa, hình tượng mỗi quái
  • Tự quái truyện: 1 thiên có nội dung giải thích về thứ tự của 64 quẻ
  • Tạp quái truyện: 1 thiên có nội dung giải thích thêm về 1 số quẻ

Ai viết Thập Dực? Có 3 thuyết về tác giả của Thập Dực như sau:

a. Thuyết của Hán thư: Hán thư lại chia làm 2 phái là Cổ Văn và Kim Văn. Phái Cổ Văn cho rằng Thập Dực là do Khổng Tử làm ra. Phái Kim Văn phản bác cho rằng Khổng tử không quan hệ gì đến Thập Dực mà do người đời sau viết ra.

b. Thuyết của những người theo Sử ký: Thập Dực do những người đời sau Không Tử viết.

c. Thuyết của học giả Nhật Bản Đông Điền Nhất Đường: Dịch truyện viết vào khoảng đời nhà Tần

Cá nhân tôi cho rằng Khổng tử không viết Thập dực bởi các lý do sau:

Trong Luận Ngữ ông không hề giảng Kinh Dịch cho môn sinh như giảng về thi, thư, lễ, nhạc.

Mạnh Tử, Tuân Tử cũng không hề nói ông viết Thập dực mà chỉ nói ông viết Kinh Xuân Thu mà thôi.

Tư tưởng trong Thập dực rất tạp, có tư tưởng của Lão Tử, có câu giống trong Trung, Đại Học.

Trong Văn ngôn và hệ từ (là 2 truyện trong Thập dực) nhiều đoạn có chép: “Tử viết…” nghĩa là “Thầy nói…” tức là căn cứ theo nội dung của Khổng tử dạy.

Giọng văn cũng nhiều chỗ khác nhau: có chỗ thì thâm thúy, có chỗ rất tầm thường thì không thể do 1 người viết ra được.

Như vậy có thể Thập dực do một phái dịch học đời chiến quốc gồm cả Khổng gia và Lão gia viết ra. Cái này hoàn toàn phù hợp với lịch sử bởi danh từ Thập dực này không hề xuất hiện trong thời Tiền Tấn, mãi tới đời Hán sau này mới có.

Để biết số điện thoại của bạn gieo được quẻ nào, có hợp tuổi, hợp phong thủy với bạn hay không? hãy kiểm tra ngay với công cụ xem bói sim số 1 hiện nay được lập bởi chuyên gia phong thủy của chúng tôi ở bên dưới.

Xem bói sim
Số điện thoại
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính

5. Kinh dịch có nguồn gốc từ Việt Nam?

Năm 1970, Giáo sư Kim Định đã tuyên bố “Kinh Dịch là của Việt Nam” trong tác phẩm Dịch Kinh linh thế, tiếp sau đã có nhiều người mạnh dạn đề xuất những chứng cứ như Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trần Quang Bình, Hà Văn Thùy, Nguyễn Quang Nhật, Nguyễn Việt Nho, Trúc Lâm …dựa trên 1 số luận điểm sau:

Chứng liệu của Việt tộc trực tiếp từ tượng quẻ không phải qua suy luận từ số đến tượng như Trung Quốc. Có đầy đủ 8 quẻ đơn và một số quẻ kép trên đồ đồng Đông Sơn. Những quẻ này có thể đọc thành văn bản phản ánh tư tưởng quốc gia Văn Lang.

Quẻ Dịch trên đồ Phùng Nguyên và Đông Sơn chứng tỏ hào dương vạch liền và hào âm vạch đứt của Trung Quốc là biến thể của hào dương vạch liền và hào âm vạch chấm của Việt Nam, Trung Quốc đã nối những chấm âm lại thành vạch đứt để vạch cho nhanh (cải biên).

Các từ Dịch/Diệc, Hào, Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Khảm, Ly, Tốn, Đoài chỉ là từ ký âm tiếng Việt. Quan trọng nhất theo tiêu chuẩn tam tài của Trung Quốc chỉ sử dụng Tiên Thiên đồ, Hậu Thiên đồ mà không có Trung Thiên Đồ, một đồ cốt yếu đã được tổ tiên Việt Tộc sử dụng để viết quái, hào từ Kinh Dịch.  Trung Quốc đã công bố hơn 4.000 Dịch đồ nhưng không có đồ nào phù hợp với Trung Thiên Đồ

Việt Nam lại tìm ra chứng tích Trung Thiên đồ được mã hóa trong truyền thuyết Lạc Long Quân Âu Cơ. Càn là Lạc Long Quân, Khôn là Âu Cơ, Lạc Long Quân diệt Hồ tinh quẻ Đoài, Mộc tinh Tốn, Ngư tinh Khảm, Ly Âu Cơ tính hỏa, dẫn 50 lên núi quẻ Cấn, tôn người con trưởng quẻ Chấn làm vua hiệu là Hùng Vương. Đồ này được tổ tiên Việt tộc giấu trong truyền thuyết, trên trống đồng, nên có thể khẳng định Trung Quốc không thể nào là người khai sinh Kinh Dịch cũng như phân bố vị trí các quẻ.

Sách Cương mục Tiền biên của Kim Lý Tường chép rằng: Năm Mậu Thân thứ năm đời Đường Nghiêu, Việt Thường thị sang chầu, dâng con rùa thần. Theo cổ sử Trung Quốc, Thông chí của Trịnh Tiều, về đời Đào Đường: “Vào thời vua Nghiêu (năm 2357 TCN) có sứ giả Việt Thường đến kinh đô tại Bình Dương (phía bắc sông Hoàng Hà – Tỉnh Sơn Tây ngày nay) để dâng 2 con thần quy (rùa lớn), vuông hơn ba thước (thước cổ bằng 25cm hiện tại), trên lưng có khắc chữ khoa đẩu ghi việc khi trời đất mới mở trở về sau. Vua Nghiêu sai người chép lại, gọi là “Quy lịch” (lịch Rùa), rồi lưu trong “Tàng thư”. Chữ Khoa đẩu mà người Trung Quốc gọi chính là loại chữ của nền văn minh Việt cổ đã bị thất truyền (dấu tích còn được ghi trên nhiều tảng đá ở Sa Pa). Chữ Khoa Đẩu này là chữ hình con nòng nọc chỉ gồm toàn chấm ở đầu hoặc chấm trắng, hoặc chấm đen, có đuôi là một vạch ngang: (. -.-)

Đến thời vua Trụ, Chu Văn Vương bị bắt giam trong ngục Dữu Lý tới 7 năm nên rất có thể trong thời gian đó họ Chu đã nghiên cứu lịch cổ trong tàng thư của vua Trụ. Từ đó ông phát hiện ra cách viết các con số theo hệ nhị phân của lịch cổ và cũng là người đầu tiên phân biệt được trật tự trong 2 bảng số nên ông mới gọi là Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái, và cải tiến chữ Khoa Đẩu thành hào dương, hào âm của Kinh Dịch.

Đọc đến đây các bạn đã biết được Nguồn gốc Kinh Dịch cũng như Tác giả của Thoán từ và Hào Từ, Thập Dực. Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy like, share bài viết và fanpage Xemvm.com để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Vui lòng ghi rõ nguồn website xemvm.com khi bạn trích dẫn nội dung từ bài viết này. Cám ơn bạn rất nhiều!

Bài viết Tìm hiểu về nguồn gốc của kinh dịch. Kinh dịch có nguồn gốc từ Việt Nam? có tham khảo kiến thức của một số sách và website sau đây:

  • Kinh dịch – Đạo của người quân tử
  • Tìm về cội nguồn Kinh dịch
  • Kinh dịch diễn giảng
  • Vài nét về kinh dịch
  • Website: motthegioi.vn, quangduc.com, lichsuhuyenbivietnam.blogspot.com

Bạn vừa xem bài viết Tìm hiểu về nguồn gốc của kinh dịch. Kinh dịch có nguồn gốc từ Việt Nam? của Thầy Uri – một chuyên gia dịch học của xemvm.com. Đừng quên xem trọn bộ giải nghĩa 64 quẻ Dịch dễ hiểu, chính xác nhất hiện nay.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết hoàn thiện hơn vui lòng gửi email về info@xemvm.com hoặc để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Chuyên gia dịch học của xemvm.com

Nguồn tin: Tổng hợp từ sách, báo về nguồn gốc kinh dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập1,043
  • Máy chủ tìm kiếm280
  • Khách viếng thăm763
  • Hôm nay62,015
  • Tháng hiện tại1,942,368
  • Tổng lượt truy cập89,334,733

xemVM Copyright © 2019-2023
Nguyện làm người dẫn đường mang tri thức, tinh hoa văn hóa đến cho mọi người
Ghi rõ nguồn xemvm.com và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Powered by NukeViet , support by VINADES.,JSC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây