Ngọn đuốc dẫn dường trên hành trình giác ngộ Chân Lý – Phật Pháp – Tâm linh – Tâm hồn – Giải thoát … Fanpage: Giác ngộ để hồi sinh - Zalo: 0926.138.186 - Hotline: 0926.138.186
Vua quán đảnh thỉnh Phật - Truyện cổ nhà phật kỳ 12 - Một trăm truyện tích nhân duyên
Thứ sáu - 17/03/2023 21:19
Câu chuyện về Vua quán đảnh thỉnh Phật được trích từ Cuốn “Một trăm truyện tích nhân duyên” kể về tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vua Quán Đảnh có nhân duyên cúng dường Đức Phật Phạm Thiên
“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.
Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.
Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:
“Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình”
“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”
Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này,Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốnsách Một trăm truyện tích nhân duyên của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
để tải về Ebook Sách Một trăm truyện tích nhân duyên hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Câu chuyện về Vua quán đảnh thỉnh Phật được trích từ Cuốn “Một trăm truyện tích nhân duyên” (Nguyên tác: Avadna-Cataka nằm trong Đại Tạng Kinh) của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Lúc ấy, Phật ở thành Vương-xá, tinh xá Trúc Lâm. Bấy giờ, đức Thế Tôn cùng với sáu mươi hai ngàn vị tỳ-kheo A-La-hán cùng đến nước Câu-tỳ-la. Nhân dân nơi đây bẩm tính hiền lành, khoan hòa, hiếu thuận.
Khi ấy, đức Thế Tôn nghĩ rằng: “Ta nên lập một giảng đường lớn có cả lầu gác bằng các thứ gỗ quý như chiên-đàn, trầm hương, để hóa độ nhân dân nơi đây.”
Vị Đế-thích vua cõi trời biết được ý nghĩ của Phật, liền cùng với chư thiên và các loài rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, cưu-bàn-trà mang những thứ cây gỗ quý như chiên-đàn, trầm hương đến dâng cúng Phật. Các ngài lại theo ý Phật mà dùng các thứ gỗ quý ấy tạo dựng lên một giảng đường to lớn, trang nghiêm, đủ các loại giường ghế, chỗ ngồi chỗ nằm đều rộng rãi, xinh đẹp. Các ngài lại cúng dường Phật và chư tỳ-kheo tăng các món ăn quý lạ, giường nệm, hương hoa, một cách cung kính, trọng hậu.
Lúc ấy, dân chúng ở thành Câu-tỳ-la thấy hết những sự việc ấy, thảy đều cho là chưa từng có. Họ liền nói với nhau rằng: “Nay chỉ có đức Như Lai Thế Tôn là bậc có được công đức lớn lao như vậy, cảm hóa chư thiên hiện đến cúng dường lễ bái.”
Họ liền rủ nhau cùng đến chỗ Phật, cung kính lễ bái, rồi cùng nhau đứng sang một bên. Đức Thế Tôn khi ấy liền vì tất cả nhân dân xứ này mà thuyết pháp Tứ diệu đế. Nghe Phật thuyết pháp xong, mọi người đều thấy tâm ý khai mở, nhiều người được đắc quả Tu-đà-hoàn, có người chứng quả Tư-đà-hàm, có người chứng quả A-na-hàm, có người chứng quả A-La-hán. Lại có người ngay khi đó phát tâm vô thượng Bồ-đề, nguyện được quả vị Phật, Thế Tôn.
Lúc bấy giờ, chư tỳ-kheo thấy việc chư thiên hiện đến cúng dường, tạo dựng giảng đường trang nghiêm cúng dường như vậy, liền thưa hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà nay Phật tự nhiên được chư thiên cung kính cúng dường như vậy?”
Đức Thế Tôn đáp rằng: “Này chư tỳ-kheo! Hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói.
“Này chư tỳ-kheo! Về thuở quá khứ cách nay vô số kiếp, nước Ba-la-nại có Phật ra đời hiệu là Phạm-thiên, cùng với chư vị tỳ-kheo đi giáo hóa khắp nơi. Ngày kia đến chỗ một ông vua tên là Quán Đảnh. Vua nghe có Phật đến thì liền ra tận ngoài thành mà cung nghinh, lễ bái. Rồi lại thưa thỉnh Phật và chư tăng xin nhận sự cúng dường dường của vua trong ba tháng, đủ các món ăn, thức uống, y phục, thuốc men. Phật liền nhận lời. Vua Quán Đảnh lại cho dựng một giảng đường lớn, có đủ giường ghế, chỗ ngồi chỗ nằm thảy đều rộng rãi, đẹp đẽ.
“Vua cúng dường các món ăn quý lạ, tinh khiết như vậy trong suốt ba tháng, lại còn cúng dường một tấm áo rất quý đẹp. Khi ấy, Phật liền vì vua mà thuyết pháp, khiến cho trong lòng được vui vẻ, liền phát tâm Bồ-đề, cầu thành quả Phật. Vua phát tâm rồi, Phật liền thọ ký cho: ‘Ngươi về sau sẽ thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni.’”
Đức Thế Tôn lại dạy rằng: “Này chư tỳ-kheo! Vua Quán Đảnh ngày trước, nay chính là ta đây, còn quần thần thuở ấy nay chính là sáu mươi hai ngàn tỳ-kheo A-La-hán. Nhờ nhân duyên cúng dường, phụng sự đức Phật Phạm-thiên thuở ấy, nên trải qua bao kiếp lưu chuyển, ta chẳng bao giờ đọa vào các đường ác, thường thọ nhận những sự khoái lạc trong cõi trời, cõi người, cho đến ngày nay được quả vị vô thượng Bồ-đề. Cũng vì thế mà khắp trong cõi trời người, ai ai cũng muốn đến cúng dường ta.”
Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage“Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!
Ý kiến bạn đọc
Con bạch Thầy! Phật Thích Ca Mâu Ni hiện đang ở thế giới nào? Nếu như ở tại thế giới Ta bà chúng ta, vậy nguyện lực từ bi của Phật đều bình đẳng tại sao cần phải vãng sanh Tây phương Tịnh độ?
@Nguyễn Minh Thúy Vi Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiao.org.vn để bạn tham khảo: Thứ nhất, Phật có ba thân, Pháp thân biến khắp hư không, mắt phàm không thể nhìn thấy được; Ứng thân là tùy duyên hiển hiện cứu độ chúng sanh. Sau khi Phật Thích Ca nhập diệt, Phật lại chưa xuất hiện tại thế giới chúng ta. Thứ hai, Phật thì từ bi bình đẳng, nhưng Phật độ lại có phân biệt tịnh và uế. Tịnh độ lạc, uế độ khổ, cho nên cần ly khổ đắc lạc, và nên cần vãng sanh Tây phương. Thứ ba, nguyện lực của Phật có khác nhau. Nguyện lực Phật Thích Ca chuyên hướng đến Ta bà thế giới để phổ độ chúng sanh. Nguyện lực Bồ-tát Địa Tạng hướng đến địa ngục để phổ độ chúng sanh. Thứ tư, thiên giới không phải là an lạc trọn vẹn, vì chư thiên cõi Dục giới còn có năm tướng suy hao, chư thiên Sắc giới còn có ba tai họa lớn, chư thiên Vô sắc giới còn chịu luân hồi sanh tử. Vậy sao có thể nói thanh tịnh an lạc? Thứ năm, chúng sanh trong cảnh Tịnh độ hay uế độ đều do nghiệp lực chúng sanh chiêu cảm
Con bạch Thầy! Từ trước đến nay tôi niệm Phật nhưng không có treo tượng Phật, cũng không thắp nhang đốt đèn hay thực hiện các nghi thức khác, đây có phải biểu hiện thái độ không cung kính Phật không?
@Lê Nguyễn Kim Ngân Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiao.org.vn để bạn tham khảo: Nếu thuận tiện, trong nhà muốn treo tượng Phật thì chúng tôi có thể tặng. Nếu không thuận tiện, chỉ cần quay mặt hướng Tây quán tưởng trong tâm với lòng chí thành, chí thiết, liền có vô lượng công đức. Đối với nghi thức lễ bái, nếu hoàn cảnh cho phép thì nên thực hành. Cúi đầu lạy một lạy diệt vô số tội lỗi.
Con bạch Thầy! Phật Thích Ca Mâu Ni hiện đang ở thế giới nào? Nếu như ở tại thế giới Ta bà chúng ta, vậy nguyện lực từ bi của Phật đều bình đẳng tại sao cần phải vãng sanh Tây phương Tịnh độ?
@Nguyễn Minh Thúy Vi Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiao.org.vn để bạn tham khảo: Thứ nhất, Phật có ba thân, Pháp thân biến khắp hư không, mắt phàm không thể nhìn thấy được; Ứng thân là tùy duyên hiển hiện cứu độ chúng sanh. Sau khi Phật Thích Ca nhập diệt, Phật lại chưa xuất hiện tại thế giới chúng ta.
Thứ hai, Phật thì từ bi bình đẳng, nhưng Phật độ lại có phân biệt tịnh và uế. Tịnh độ lạc, uế độ khổ, cho nên cần ly khổ đắc lạc, và nên cần vãng sanh Tây phương.
Thứ ba, nguyện lực của Phật có khác nhau. Nguyện lực Phật Thích Ca chuyên hướng đến Ta bà thế giới để phổ độ chúng sanh. Nguyện lực Bồ-tát Địa Tạng hướng đến địa ngục để phổ độ chúng sanh.
Thứ tư, thiên giới không phải là an lạc trọn vẹn, vì chư thiên cõi Dục giới còn có năm tướng suy hao, chư thiên Sắc giới còn có ba tai họa lớn, chư thiên Vô sắc giới còn chịu luân hồi sanh tử. Vậy sao có thể nói thanh tịnh an lạc? Thứ năm, chúng sanh trong cảnh Tịnh độ hay uế độ đều do nghiệp lực chúng sanh chiêu cảm
Con bạch Thầy! Từ trước đến nay tôi niệm Phật nhưng không có treo tượng Phật, cũng không thắp nhang đốt đèn hay thực hiện các nghi thức khác, đây có phải biểu hiện thái độ không cung kính Phật không?
@Lê Nguyễn Kim Ngân Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiao.org.vn để bạn tham khảo: Nếu thuận tiện, trong nhà muốn treo tượng Phật thì chúng tôi có thể tặng. Nếu không thuận tiện, chỉ cần quay mặt hướng Tây quán tưởng trong tâm với lòng chí thành, chí thiết, liền có vô lượng công đức. Đối với nghi thức lễ bái, nếu hoàn cảnh cho phép thì nên thực hành. Cúi đầu lạy một lạy diệt vô số tội lỗi.