“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.
Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.
Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:
“Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình”
“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”
Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Một trăm truyện tích nhân duyên của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-mot-tram-truyen-tich-nhan-duyen-pdf-9.html
để tải về Ebook Sách Một trăm truyện tích nhân duyên hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Câu chuyện về Đẹp hơn con vua được trích từ Cuốn “Một trăm truyện tích nhân duyên” (Nguyên tác: Avadna-Cataka nằm trong Đại Tạng Kinh) của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Lúc ấy, Phật ở thành Vương-xá, nơi tinh xá Trúc Lâm. Bấy giờ có vị phu nhân vợ của vua Ba-tư-nặc thọ thai, sanh được một người con trai dung mạo xinh đẹp hơn người, cặp mắt sáng đẹp như mắt chim câu-na-la. Nhân đó, vua đặt tên là Câu-na-la.
Vua hài lòng với dung nhan hoàng tử lắm, truyền cho trang sức bằng những loại trân bảo, y phục quý giá, sai người theo bảo vệ, đi hỏi khắp các nơi trong nước rằng: “Thế gian này có đứa trẻ nào xinh đẹp hơn thế này nữa chăng?”
Bấy giờ có người thương khách đi buôn xa, nghe được lời ấy liền tâu lên rằng: “Xin đại vương đừng giận dữ, cũng đừng bắt tội nô tài này, thì mới dám nói lời thật.” Vua liền đáp: “Ngươi cứ nói ra, đừng sợ. Ta hứa không bắt tội.”
Người khách buôn ấy liền nói: “Nơi chỗ thôn tôi ở, có một đứa trẻ tên là Tôn-đà-lỵ, dung mạo xinh đẹp, thù thắng, so với hoàng tử đây vượt trội hơn nhiều. Hơn thế nữa, khi đứa trẻ ấy sanh ra, trong nhà tự nhiên hóa hiện một dòng suối mát, lại thêm các thứ trân bảo quý giá cũng đồng thời hiện đến.”
Vua nghe lấy làm lạ, liền sai sứ đến ngay nơi ấy, ban lệnh vua rằng: “Ta sẽ thân hành đến đó xem mặt đứa trẻ Tôn-đà-lỵ.”
Người trong thôn nghe lệnh vua như vậy, bàn với nhau rằng: “Vua muốn đến đây, chỉ để xem mặt Tôn-đà-lỵ. Sao bằng ta tự đưa trẻ đến cho vua xem?” Nghĩ như vậy rồi, liền phục sức nghiêm trang cho Tôn-đà-lỵ, cho đeo vào các món trân châu, anh lạc, rồi cùng nhau đưa đến chỗ vua.
Vua nhìn thấy Tôn-đà-lỵ, cũng nhận là xinh đẹp hơn nhiều, lấy làm quái lạ, khen là chưa từng có, liền đưa đứa trẻ ấy cùng đi đến chỗ Phật, ý muốn thưa hỏi nhân duyên được thân thể tốt đẹp của Tôn-đà-lỵ.
Khi đến chỗ Phật, Tôn-đà-lỵ nhìn thấy đức Thế Tôn với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang chiếu sáng quanh thân, oai nghi rực rỡ thù thắng vô cùng, liền sanh tâm hoan hỷ, chí thành lễ bái rồi đứng sang một bên. Phật liền thuyết pháp Tứ diệu đế cho nghe. Tâm ý được khai mở liền chứng quả Tu-đà-hoàn, lạy Phật cầu xin xuất gia. Phật nói: “Lành thay đó, tỳ-kheo!” Tức thì, râu tóc tự nhiên rụng sạch, áo cà-sa hiện ra nơi thân, thành một vị tỳ-kheo oai nghi đầy đủ. Chuyên cần tu tập, chẳng bao lâu đắc quả A-La-hán.
Vua Ba-tư-nặc thấy việc như vậy, liền thưa hỏi Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Chẳng hay Tôn-đà-lỵ đây trước đã tạo những nhân lành như thế nào, mà nay sanh ra tự nhiên có suối nước trong xuất hiện trong nhà, lại thêm các thứ trân bảo quý giá đồng thời hiện đến, lại đến nay gặp Phật, xuất gia đắc đạo?”
Phật bảo vua Ba-tư-nặc với chư tỳ-kheo: “Các ngươi hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói. Giữa Hiền kiếp này, xứ Ba-la-nại có Phật ra đời hiệu là Ca-diếp. Khi ấy có mười tám ngàn vị tỳ kheo cùng vào chốn rừng sâu mà tu tập thiền định.
Có vị trưởng giả tình cờ đi đường gặp được, sanh tâm hoan hỷ, liền quay trở về nhà chuẩn bị nấu nước thơm cho chư vị tỳ-kheo tắm gội, lại bày biện các món ăn ngon quý, tinh sạch, cùng các thứ phẩm vật hương hoa, rồi thỉnh chư tỳ-kheo tăng đến thọ nhận cúng dường. Cúng dường các món ăn xong, lại còn dùng chậu nước quý bằng trân bảo mà dâng cho tăng chúng nữa.
“Nhờ công đức ấy, trải qua vô số kiếp chẳng đọa vào các nẻo dữ, trong cõi trời người thường được sanh ra cùng với suối nước mát và các thứ trân bảo quý giá.
Phật lại dạy rằng: “Vị trưởng giả cúng dường chư tăng ngày trước, nay chính là Tôn-đà-lỵ đó.”
Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
Để đọc online trọn bộ Sách Một trăm truyện tích nhân duyên kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch thầy! Con thấy nhiều địa phương có tín ngưỡng là khi bố mẹ mất rồi, thì phải chờ đợi bao giờ bốc mộ cho ông bà, bố mẹ lên rồi mới bốc mộ cho con cháu như vậy có đúng góc nhìn của đạo Phật không ạ?
@Nguyễn Lan Anh Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Phật Pháp Vấn Đáp” do ĐĐ. Thích Trúc Thái Minh là trụ trì chùa Ba Vàng biên soạn cho câu hỏi này để bạn tham khảo: “Thầy xin trả lời rằng: đây là một điều hoàn toàn sai lầm, không đúng đạo lý của Phật. Việc bốc mộ theo tinh thần của đạo Phật cũng không phải là đúng. Tất cả những cái đó là tâm lý của dân tộc mình, rất là thương cha mẹ. Chôn rồi còn phải đi tảo mộ, mấy năm sau còn phải đi bốc mộ sang nhà mới. Quý cha mẹ, quý đến cả xương cốt. Nhưng cái truyền thống đó là tốt, chúng ta nhớ đến ân cha mẹ. Như chúng ta thấy Phật còn lễ đống xương khô. Nhưng lễ như thế là phải nhớ đến cái ân nghĩa. Còn như đi bốc mộ cho cha mẹ, xong rồi về làm bừa làm bãi chẳng tin chẳng kính gì, mọi người bốc thì mình cũng bốc. Còn đối với bố mẹ thì bất hiếu, làm những việc ác, nghịch thì những việc làm đó đều vô nghĩa. Còn việc con mình mất trước ông bà, cha mẹ đến năm bốc thì mình cứ bốc, không hề có lỗi. Ngày xưa theo Nho giáo chồng chết vợ phải thờ chồng ba năm, không được trang điểm chau chuốt, không được đi đâu, tết không được sang nhà ai, muốn tái giá thì cũng phải ba năm, hay cha mẹ chết là phải lăn đường, xoã tóc chát tro chát trấu vào mặt, ra mộ là phải nhảy xuống hố. Nhưng cái đấy chỉ được một mặt về ý nghĩa thôi. Họ làm thế là muốn tận cái đạo hiếu, nhưng nó cản trở nhiều việc trong cuộc sống. Nên Phật tử mình không cần thiết.”
Con bạch thầy cho con hỏi: "Con đã quy y Tam bảo nhưng con đã có bát hương bản mệnh ở nhà vậy có ảnh hưởng gì không ạ?"
@Lệ Quyên Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Phật Pháp Vấn Đáp” do ĐĐ. Thích Trúc Thái Minh là trụ trì chùa Ba Vàng biên soạn cho câu hỏi này để bạn tham khảo: “Thầy cũng không hiểu ai đã bầy ra cái bát hương bản mệnh, bản mệnh là cái mệnh căn bản của mình, cái mạng sống của mình. Nhưng chúng ta học Phật cũng đã biết cái mạng sống, thọ mạng của mình chính mình tự quyết định nó. Trong Phật giáo có câu truyện: “Có một thầy đắc quả Alahán quán thấy một chú tiểu bảy ngày nữa là mệnh chung, thầy cho về nhà thăm cha mẹ để mệnh chung tại đó, nhưng trên đường về khi đi qua suối thấy đàn kiến bị nước lũ cuốn trôi, chú quyết định lội xuống cứu đàn kiến, cứu xong chú mới về nhà”. Hết ngày thứ bảy chú trở về chùa, vị thầy thấy chú thay đổi tướng, tướng yểu mệnh đã biến mất thay vào đó là tướng thọ, thấy như vậy vị thầy hỏi: khi ở nhà con có làm được việc gì tốt không? Chú trả lời là hôm con về đi qua suối con có cứu được một đàn kiến,vị thầy nói chính là nhờ công đức cứu đàn kiến đó mà con được sống, không thì con chết rồi. Về sau chú tiểu đó sống được bảy, tám mươi tuổi.
Ai mà có tướng yểu mệnh đó là tiền kiếp mình thường làm ác, tổn hại sinh linh nhiều, không có tâm nhân từ, hay sân hay si thì mệnh mình giảm, không được trường thọ. Còn ngược lại nếu mình chăm tu, làm phước sống nhân từ, bác ái, thương người cứu vật tự nhiên sẽ hiện ra tướng trường thọ, mạng mình sẽ được kéo dài.
Vậy chính mình làm chủ bản mệnh của mình, chứ không phải thờ bát hương bản mệnh là có cái ông thần bản mệnh, hộ mệnh cho mình để kéo dai mạng sống cho mình đâu. Mình mà làm ác thì chư thiên thiện thần không ai ủng hộ, dù có thờ 10 bát hương đi chăng nữa mà vẫn tạo ác thì vẫn tổn mệnh như thường. Vì vậy không nên thờ bát hương bản mệnh, đó là việc không hợp đạo lý, nhất là Phật tử đã quy y Tam bảo rồi, nếu lỡ thì giải bỏ đi. Mà mình phải thờ cái bản mệnh tâm mình, kính thờ nơi tâm mình nhất tâm tu Phật.”