“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.
Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.
Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:
“Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình”
“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”
Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Một trăm truyện tích nhân duyên của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-mot-tram-truyen-tich-nhan-duyen-pdf-9.html
để tải về Ebook Sách Một trăm truyện tích nhân duyên hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Câu chuyện về Mang thai sáu mươi năm được trích từ Cuốn “Một trăm truyện tích nhân duyên” (Nguyên tác: Avadna-Cataka nằm trong Đại Tạng Kinh) của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Lúc ấy, Phật ở thành Vương-xá, tinh xá Trúc Lâm. Trong thành có ông trưởng giả giàu có vô cùng, chọn được người vợ cũng thuộc gia đình hào phú, sống với nhau ấm êm, hòa thuận.
Không bao lâu, người vợ có thai. Đến kỳ sinh nở, thâi chẳng chịu ra. Rồi lại có thai nữa, đủ ngày tháng liền sinh được một bé trai, trong khi cái thai đầu tiên vẫn còn trong bụng mẹ.
Cứ như vậy, người mẹ sinh đến mười đứa con, mà cái thai đầu tiên vẫn còn mang trong bụng, chẳng sinh ra được.
Khi ấy, người mẹ bệnh nặng, thuốc thang chạy chữa vẫn không thuyên giảm, liền dặn lại người nhà rằng: “Đứa con trong bụng ta nay vẫn còn sống. Nếu lỡ ta chết đi, nên mổ bụng lấy ra mà nuôi dưỡng.”
Bệnh quả nhiên không qua khỏi. Khi người mẹ chết rồi, thân thuộc nhớ lời, đưa thi hài ra đến nghĩa trang rồi mời vị danh sư Kỳ-bà đến, mổ bụng bà mà lấy ra được một đứa bé trai. Tuy hình thù nhỏ bé nhưng tóc đã bạc trắng, thân thể lom khom. Vừa được lấy ra khỏi bụng mẹ, liền ngoảnh nhìn bốn phía, nói với những người quyến thuộc chung quanh rằng: “Chư vị nên biết rằng, tôi đây do ngày trước mạ nhục tăng chúng, nên phải ở trong bào thai này đến 60 năm, thọ những khổ não không thể nói hết.”
Quyến thuộc nghe như vậy đều cảm thương khôn xiết, chẳng nói thành lời.
Bấy giờ, đức Thế Tôn quán biết sự việc, lại biết rằng đứa trẻ ấy căn lành đã đủ, có thể hóa độ, liền cùng với đại chúng tỳ-kheo hiện đến nơi nghĩa trang ấy. Phật bảo đứa trẻ rằng: “Ngươi có phải là tỳ-kheo Trưởng Lão đó chăng?” Đứa trẻ liền đáp: “Thưa phải.” Phật hỏi như vậy ba lần, cũng đều đáp là phải.
Chư tỳ-kheo thấy đứa trẻ ấy cùng Phật đối đáp, sinh lòng nghi hoặc, liền thưa hỏi rằng: “Bạch Thế Tôn! Người này trước đây đã tạo những nghiệp gì, nay phải ở trong thai đến 60 năm, đầu tóc đã bạc, lưng còng má hóp mới được ra ngoài, lại có thể cùng Phật đối đáp?”
Phật bảo chư tỳ-kheo: “Các ngươi hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói. Giữa Hiền kiếp này, xứ Ba-la-nại có Phật xuất thế hiệu là Ca-diếp. Khi ấy, chư tỳ-kheo tăng cùng nhau vào hạ an cư, cử ra một vị tuổi tác đã cao làm thầy duy-na, lo lắng mọi việc.
“Đến khi mãn hạ, làm lễ tự tứ, chỉ cho những người đã chứng quả được tham gia. Trong chúng hội khi ấy chỉ có mỗi thầy duy-na là chưa chứng quả, vì vậy chẳng được cho vào dự lễ bố-tát, tự tứ. Vị ấy liền sanh tâm buồn rầu, oán trách, nói rằng: “Chỉ riêng một mình ta quán xuyến mọi việc cho các người được yên ổn mà tu tập. Nay lại phản phúc, chẳng cho ta dự lễ tự tứ.”
Vị ấy sanh tâm sân hận, mạ nhục tăng chúng, rồi đóng kín cửa phòng của mình lại mà phát lời nguyền rằng: “Lũ các ngươi rồi đây sẽ phải ở mãi trong chỗ tối tăm, cũng như ta ngày nay ở trong phòng tối này.” Do lời độc địa ấy, mạng chung đọa vào địa ngục, chịu những sự khổ não cùng cực. Nay vừa được thoát, thọ thân người phải ở trong bào thai mà chịu khổ não.”
Bấy giờ đại chúng nghe Phật thuyết nhân duyên này xong, thảy đều tự phòng hộ lấy ba nghiệp của mình, sinh tâm chán ngán, muốn xa lìa vòng luân hồi sanh tử, có người đắc quả Tu-đà-hoàn, có người đắc quả Tư-đà-hàm, có người đắc quả A-na-hàm, có người đắc quả A-La-hán, lại có người phát tâm cầu quả Phật Bích-chi, có người phát tâm cầu quả vị vô thượng Bồ-đề.
Khi ấy, quyến thuộc liền cùng nhau mang hài nhi về nuôi dưỡng. Đến khi lớn lên liền cho được xuất gia tu học. Chuyên cần tu tập, chẳng bao lâu đắc quả A-La-hán.
Chư tỳ-kheo thấy việc như vậy liền thưa hỏi rằng: “Bạch Thế Tôn! Vị tỳ-kheo này trước tạo được nhân lành gì mà nay xuất gia chưa bao lâu đã được đắc quả.”
Phật dạy: “Do ngày trước cúng dường tăng chúng, lại giữ chức duy-na mà phụng sự chư tăng, nên nay được gặp Phật xuất gia đắc đạo.”
Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
Để đọc online trọn bộ Sách Một trăm truyện tích nhân duyên kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch thầy! Nhà con có điện thờ đã hơn 6 năm rồi, bây giờ con muốn giải đi thì nên làm như thế nào ạ?
@Nguyễn Minh Triệu Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Phật Pháp Vấn Đáp” do ĐĐ. Thích Trúc Thái Minh là trụ trì chùa Ba Vàng biên soạn cho câu hỏi này để bạn tham khảo: “ Muốn giải trừ thì nên mời các Đại đức cao tăng, giới đức chân tu. Và cái giải trừ rất hay đó chính là mình phát tâm quy y Tam bảo, thọ giới của Phật. Vì khi mình quy y chân chính thọ giới của Phật thì sẽ có giới thần bảo hộ cho mình nên ma tà nó cũng sợ không dám ở đấy nữa. Kể cả khi mình trình đồng mở phủ rồi, thì khi quy y thọ giới tự nhiên những cái kia bị vô hiệu hoá, vì Phật là tối thượng.”
Con bạch thầy! Dân ta có tục lệ thờ ông thần tài để có tài lộc vậy có đúng với đạo Phật không ạ?
@Lê Minh Sang Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Phật Pháp Vấn Đáp” do ĐĐ. Thích Trúc Thái Minh là trụ trì chùa Ba Vàng biên soạn cho câu hỏi này để bạn tham khảo: “ Với tinh thần của đạo Phật thì không có một ông thần tài làm ra tiền của để cho mình. Phật đã dạy tất cả những tài lộc của mình là do phúc báo của mình. Trong ngũ phúc (sức khoẻ, tài sản, nhan sắc, danh dự, trí tuệ), thì phúc báo về tài sản là do mình từng cung kính Tam bảo, bố thí cúng dường, xả tham lam. Phúc của mình được mười đời thì sẽ sinh đứa con giữ được mười đời. Cho nên không có ông thần tài nào mang tài sản về cho mình. Vậy các Phật tử không nên thờ thần tài nữa. Trong kinh Tương Ưng Bộ, Phật có nói nguyên nhân nào buôn bán làm ăn lụn bại, hanh thông, và tấn phát. Phật nói ý thế này: "nếu người cư sĩ ấy đến gặp một thầy tu, bảo bạch thầy hôm này con sẽ cúng thầy 10 đồng, nhưng khi cúng chỉ cúng có 3 đồng. Thế thì người này công việc làm ăn ngày càng lụn bại. Còn người khác nói cúng 10 đồng thì cúng đúng 10 đồng, thì người này công việc thuận lợi. Còn người khác nói cúng 10 đồng nhưng lại cúng 20 đồng thì công việc buôn bán thịnh đạt". Nhưng đây chỉ là một trong những nhân mà thôi. Thế chúng ta mới biết đó là do phúc báo, có phúc báo thì để đâu cũng sống được, còn vô phúc thì đổ vàng vào người cũng không được hưởng. Vậy chúng ta là Phật tử đã học Phật thì nên chăm hành thiện tích phúc, chứ không phải thờ ông thần tài cầu ông đem tài sản về cho mình.”