Ông vua hiếu chiến - Truyện cổ nhà phật kỳ 88 - Một trăm truyện tích nhân duyên

Thứ tư - 26/04/2023 12:37
Câu chuyện về Ông vua hiếu chiến được trích từ Cuốn “Một trăm truyện tích nhân duyên” kể về vua Kế-tân-ninh kiếp trước là Vua Bàn-đầu-mạt-đế có công cúng dường đức Phật Tỳ-bà-thi mà kiếp này có sức mạnh hơn người, lại được gặp Phật, xuất gia đắc đạo.

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Truyện cổ Phật giáo Ông vua hiếu chiến

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Một trăm truyện tích nhân duyên của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-mot-tram-truyen-tich-nhan-duyen-pdf-9.html

để tải về Ebook Sách Một trăm truyện tích nhân duyên hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Ông vua hiếu chiến được trích từ Cuốn “Một trăm truyện tích nhân duyên” (Nguyên tác: Avadna-Cataka nằm trong Đại Tạng Kinh) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Về phía Nam, có một xứ tên là Kim Địa. Vua xứ ấy tên là Kế-tân. Hoàng hậu của vua thọ thai vừa sinh được một hoàng nam, cốt cách mạnh mẽ, khí lực hơn người, đặt tên là Kế-tân-ninh. Trong ngày sinh thái tử, lại có mười tám ngàn quan thuộc của vua cũng đồng thời sinh ra mười tám ngàn đứa bé trai sức lực mạnh bạo.

Thái tử dần dần khôn lớn. Đến khi vua băng hà, thái tử lên nối ngôi, liền gọi mười tám ngàn người con trai của các quan thuộc cùng sinh một ngày với mình ra phong cho làm đại thần, cùng chăm lo việc nước.

Một hôm, vua đi săn bắn dạo chơi, có quần thần đều theo hộ vệ, hỏi quần thần rằng: “Ta sinh ra khí lực hơn người, ở thế gian này liệu có ai có sức mạnh hơn ta chăng?”

Bấy giờ có người khách buôn thời hay đi xa, nhân lúc ấy cũng tháp tùng trong đoàn của vua, mới tâu lên rằng: “Dưới vùng trung đô có vị vua tên là Ba-tư-nặc, sức khỏe hơn người. So với đại vương đây, vua ấy có thể hơn xa nhiều lắm.”

Vua nghe lời nói của người khách buôn nổi giận, trong lòng bực tức không yên, liền sai sứ đến nói với vua Ba-tư-nặc rằng: “Trong vòng bảy ngày, phải mang theo các quan thuộc tùy tùng đến ra mắt ta. Nếu không, ta sẽ đến đó giết sạch cả năm họ thân tộc của nhà vua.”

Vua Ba-tư-nặc tiếp sứ rồi, vô cùng lo lắng, chưa biết vua kia sức lực thế nào mà đe dọa hung bạo đến thế. Trong lòng chưa quyết định được là có nên nghe theo lời ấy hay không, vua Ba-tư-nặc liền đến chỗ Phật mà thưa hỏi. Phật dạy rằng: “Ngươi chớ nên lo lắng. Hãy về nói với sứ giả ấy rằng: Tôi đây chỉ là vua nhỏ, còn có vị vua lớn hơn ở tại Kỳ Hoàn, ông nên đến đó mà truyền lệnh của vua ông.”

Sứ giả của vua Kế-tân-ninh nghe vậy liền thẳng đến Kỳ Hoàn. Khi ấy, đức Phật hóa hiện thành một vị Chuyển Luân Thánh Vương, sai Đại Mục-kiền-liên hóa hiện trùng trùng binh tướng, cờ xí nghiêm mật, đóng quanh Kỳ Hoàn. Trong điện lớn, Chuyển Luân Thánh Vương ngự trên ngôi cao chót vót, có quần thần xếp hai hàng dài đứng hầu, oai nghiêm tột bực.

Vị sứ giả nhìn thấy quang cảnh Kỳ Hoàn như vậy rồi, liền toát mồ hôi trán, trong lòng run sợ, kinh khiếp, tự nghĩ rằng: “Vua ta tự dưng rước họa vào thân rồi!” Bất đắc dĩ đã vào đến điện ngọc, phải dâng thư của vua Kế-tân-ninh lên.

Chuyển Luân Thánh Vương nhận thư rồi, chẳng thèm xem đến, ném xuống chân mà đạp lên, bảo sứ giả rằng: “Ta lên ngôi đại vương, quản lãnh bốn phương. Nay ngươi phải nhanh chóng mà về truyền lại lời ta với chủ ngươi. Ngay trong ngày nhận được tin này, phải gấp rút lên đường đến ra mắt ta, không được chậm trễ. Khi lệnh ta truyền đến, nếu đang nằm phải mau ngồi dậy, nếu đang ngồi phải mau đứng dậy, nếu đang đứng phải tức khắc lên đường. Ta hạn cho chỉ trong bảy ngày, vua tôi và triều thần đều phải đến đây triều bái. Nếu trái lời ta, đừng mong xá tội.”

Sứ giả trở về, như thật trình bày, truyền đạt đúng lời đã nghe. Vua Kế-tân-ninh nghe rồi hoảng sợ, trong lòng vô cùng hối hận, tự trách lấy mình, liền triệu tập quần thần ba mươi sáu ngàn người, tức tốc lên đường triều bái. Trên đường đi, lòng cũng chưa yên, sai sứ hỏa tốc đi trước, tâu lên vua Chuyển Luân rằng: “Vua Kế-tân-ninh đã đến triều kiến, cả thảy ba mươi sáu ngàn người đi theo, có nên vào cả chăng?” Vua Chuyển Luân bảo: “Cho vào một nửa.” Sứ giả về báo lại, vua Kế-tân-ninh liền dẫn mười tám ngàn người gấp rút mà đi.

Lễ triều bái xong, vua Kế-tân-ninh trộm nhìn lên rồi nghĩ rằng: “Vị đại vương này, hình dung tuy là oai nghiêm như vậy, nhưng sức mạnh chưa hẳn đã hơn ta.” Vua Chuyển Luân biết ý nghĩ ấy, sai người mang đến một cây cung lớn trao cho vua Kế-tân-ninh. Vua cố hết sức chẳng thể nào giương cung lên nổi.

Khi ấy, vua Chuyển Luân sai mang cung đến, ngài chỉ dùng một ngón tay mà kéo dây cung ra. Tiếp đó, ngài lắp tên vào mà bắn. Nơi đầu những mũi tên bay ra liền hóa hiện hoa sen báu, mỗi đóa hoa có một vị hóa Phật ngồi trên, phóng ra ánh hào quang sáng chói, soi khắp cùng các cõi thế giới, khiến cho hết thảy chúng sanh đều được lợi lạc.

Khi những hào quang của các vị hóa Phật chiếu ra, chư thiên tiếp nhận liền chứng đắc đạo quả; những chúng sanh trong hỏa ngục liền được mát mẻ; những chúng sanh thọ thân ngạ quỷ đói khát liền được no đủ; những chúng sanh đọa làm thân súc sanh liền thoát được những đau đớn nặng nề; những chúng sanh tham dục, sân nhuế, ngu si, phiền não, đều được điều phục, sinh lòng kính tín nơi pháp Phật.

Bấy giờ, vua Kế-tân-ninh thấy những sự hóa hiện như vậy, liền quỳ lạy vua Chuyển Luân, tâm ý được điều phục. Khi ấy, vua Chuyển Luân mới hiện lại nguyên hình Như Lai Thế Tôn, có tứ chúng hầu quanh. Phật liền vì vua Kế-tân-ninh và mười tám ngàn người theo hầu khai diễn thuyết pháp. Tất cả nghe rồi đều thấy tâm ý khai mở, đắc quả Tu-đà-hoàn, liền lễ Phật mà cầu xuất gia. Phật nói: “Lành thay đó, tỳ-kheo!” Tức thì, râu tóc tự nhiên rụng sạch, áo cà-sa hiện ra nơi thân, thành những vị tỳ-kheo oai nghi đầy đủ. Chuyên cần tu tập, chẳng bao lâu đều đắc quả A-La-hán, đủ Ba trí sáng, Sáu phép thần thông, Tám môn giải thoát, khắp cõi trời người ai gặp cũng đều kính trọng, ngưỡng mộ.

Bấy giờ, ngài A-nan thưa hỏi Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Chẳng hay vua Kế-tân-ninh và các vị tỳ-kheo này trước đây đã tạo được những thiện nghiệp gì mà nay đều được sinh trong nhà quyền thế, có sức mạnh hơn người, lại được gặp Phật, xuất gia đắc đạo?”

Phật bảo A-nan và chư tỳ-kheo: “Các ngươi hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói. Về thuở quá khứ, xứ Ba-la-nại có vị Phật ra đời hiệu là Tỳ-bà-thi, cùng chư tỳ-kheo đi giáo hóa nhiều nơi, đến một nước tên là Bảo Điện.

“Vua nước ấy tên là Bàn-đầu-mạt-đế, nghe có Phật đến thì vui mừng hớn hở, cùng với quần thần mười tám ngàn người ra khỏi thành mà nghinh đón. Vua lễ Phật rồi thưa thỉnh xin được cúng dường Phật và chư tỳ-kheo trong ba tháng. Phật nhận lời.

“Qua ba tháng cúng dường rồi, Phật vì vua với quần thần mà thuyết pháp. Nghe pháp xong rồi, trong lòng vui mừng, cùng nhau lập nguyện rằng: ‘Nhờ công đức cúng dường hôm nay, nguyện trong đời vị lai mười tám ngàn người chúng tôi cùng với đại vương đây được sinh ra ở cùng một nơi, lại trong cùng một ngày.’

“Do công đức cúng dường và nguyện lực ấy, trải qua vô số kiếp đều không đọa vào các nẻo dữ, trong cõi trời người đều được sinh ra cùng một chỗ, lại cùng một ngày với nhau, cùng hưởng những điều khoái lạc, vui thú. Cho đến ngày nay gặp Phật, xuất gia đắc đạo.”

Phật lại dạy rằng: “Vua Bàn-đầu-mạt-đế thuở ấy, nay là vua Kế-tân-ninh. Quần thần ngày ấy, nay là mười tám ngàn vị tỳ-kheo đó.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

Để đọc online trọn bộ Sách Một trăm truyện tích nhân duyên kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Một trăm truyện tích nhân duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Trần Tử Bình

    Con bạch thầy! Tánh của các pháp vốn không vậy tại sao mình phải giữ giới?

      Trần Tử Bình   29/05/2023 07:39
    • @Trần Tử Bình Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Phật Pháp Vấn Đáp” do ĐĐ. Thích Trúc Thái Minh là trụ trì chùa Ba Vàng biên soạn cho câu hỏi này để bạn tham khảo: “Đây là câu hỏi cao trong Phật pháp nhưng ở đây thầy trích dẫn câu của cụ Tổ: “Thực tế lý địa bất thọ nhất trần, vạn hạnh môn trung bất xả nhất pháp”. Nghĩa là chỗ chân lý chân thực không có một mảy may, một pháp nào, nhưng tất cả thiện hạnh không bỏ một pháp. Lý không của Đạo Phật không phải là ngoan không, là không có gì. Mà lý không này là Chân Không Diệu Hữu, cho nên ai thâm nhập được cái không này mới dám nói đến cái không này, lúc đó lại là khác. Bây giờ bảo vạn pháp là không cho nên tôi không cần giữ giới, nhưng không cần giữ giới thì cũng đừng phạm giới phá giới. Không giữ giới lại phá giới đấy là có chứ đâu phải là không. Vạn pháp là không tôi cứ đi ăn thịt uống rượu, vậy là có chứ vì thấy có miếng thịt ngon để ăn chứ. Chỗ này rất sâu xa, chúng ta biết xưa nay thể tính của vạn pháp vốn không, nhưng tất cả các thiện pháp không bỏ một pháp nào. Muốn tu thành quả Phật phải như thế, chứ đừng nói chuyện học Bát nhã rồi nói các pháp là giai không tôi mặc kệ tôi không làm gì cả, nhưng đó lại là chấp, chấp không làm gì đấy cũng gọi là chấp đó gọi là chấp có. Chỗ chấp này rất phức tạp, chấp không cũng là có, đấy là chấp có cái không. Đúng là tất cả xưa nay vốn không nhưng vẫn phải tu trì, vẫn phải giữ giới.

        Thầy Uri   29/05/2023 07:47
  • Nguyễn Hương Lan

    Con bạch thầy! Những người Phật tử thì tay họ lúc nào cũng đeo tràng hạt và vòng cổ có hình Phật vậy khi họ lâm chung mình nên bỏ ra hay là để nguyên chôn theo ạ?

      Nguyễn Hương Lan   29/05/2023 07:38
    • @Nguyễn Hương Lan Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Phật Pháp Vấn Đáp” do ĐĐ. Thích Trúc Thái Minh là trụ trì chùa Ba Vàng biên soạn cho câu hỏi này để bạn tham khảo: “Khi lâm chung thì đặc biệt ảnh Phật không được cho vào quan tài, pháp khí của nhà Phật kể cả điệp quy y hay tràng hạt cũng thế. Nhiều người khi chết chôn theo cả vàng bạc nữa cái đó không cần thiết, những cái đó nên để cúng dường, bố thí cho người nghèo cho có phước.”

        Thầy Uri   29/05/2023 07:39
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập486
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm485
  • Hôm nay72,115
  • Tháng hiện tại2,006,749
  • Tổng lượt truy cập101,469,550
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây