“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.
Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.
Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:
“Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình”
“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”
Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Một trăm truyện tích nhân duyên của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-mot-tram-truyen-tich-nhan-duyen-pdf-9.html
để tải về Ebook Sách Một trăm truyện tích nhân duyên hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Câu chuyện về Những người đi biển được trích từ Cuốn “Một trăm truyện tích nhân duyên” (Nguyên tác: Avadna-Cataka nằm trong Đại Tạng Kinh) của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Trong thành có năm trăm người thương khách, muốn đi ra biển mà tìm trân bảo.
Vị thương chủ đứng đầu trong nhóm vừa mới cưới vợ, cũng là người thuộc dòng hào tộc. Khi ấy, người liền mang vợ đi theo trong chuyến đi ra biển ấy. Chuyến đi kéo dài, người vợ có thai rồi sinh một bé trai ngay trên biển. Nhân đó mới đặt tên cho là Hải Sanh. Chuyến ấy các vị thương khách đều được bình an trở về, thu nhặt được rất nhiều trân bảo. Tất cả đều cho là nhờ đứa bé ấy có phước đức lớn.
Khi đứa trẻ lớn lên, lại nối nghiệp cha mà làm một người thương chủ lớn, dẫn theo năm trăm thương khách đi ra biển tìm trân bảo. Tìm được rồi, trên đường về thì gặp một trận bão lớn, thổi mịt mù trời đất. Thuyền bị lạc không còn biết phương hướng, cầm chắc sẽ chết giữa biển khơi.
Bấy giờ, các vị thương nhân rủ nhau cầu khấn các vị thần linh. Khấn vái rền trời nhưng chẳng thấy ứng nghiệm gì. Trên thuyền có một vị cư sĩ tin Phật, liền nói với mọi người rằng: “Nay có đức Phật Thế Tôn thường lấy tâm từ bi quán sát hết thảy chúng sanh, thường cứu thoát hết thảy tai ương, khổ ách. Chúng ta nên chí thành mà niệm danh hiệu ngài, cầu xin cứu hộ.” Các thương nhân tin lời, liền cùng nhau chí thành xưng danh hiệu Phật.
Đức Thế Tôn nhìn thấu nơi biển cả, biết các thương nhân ấy đang lâm nạn, chí thành cầu khấn. Ngài liền phóng ra một đạo hào quang sáng chói, chiếu đến tận nơi ấy, khiến cho bão tố tức thời lắng dịu, chỉ trong giây lát sóng yên, bể lặng.
Khi ấy, trong số thương nhân có người nói rằng: “Chúng ta nhờ oai thần của Phật phóng hào quang cứu độ, thoát được nạn dữ. Lần này nếu được bình an quay về, nên cùng nhau tạo lập chùa tháp, thỉnh Phật với chư tăng mà cúng dường.” Nói lời ấy rồi, tất cả thương nhân đều hoan hỷ tán đồng.
Thuyền được yên ổn, theo gió mà đi chẳng bao lâu thì nhận được phương hướng, liền an ổn mà quay về nhà. Nhớ lời nguyện giữa biển khơi, cả nhóm liền cùng nhau đến lễ bái, thỉnh Phật với chư tỳ-kheo thọ nhận cúng dường. Cúng dường xong, cùng nghe Phật thuyết pháp. Khi ấy, tâm ý được khai mở, liền đồng thời lễ Phật xin xuất gia nhập đạo. Phật nói: “Lành thay đó, tỳ-kheo!” Tức thì, râu tóc tự nhiên rụng sạch, áo cà-sa hiện ra nơi thân, thành năm trăm vị tỳ-kheo oai nghi đầy đủ. Chuyên cần tu tập, chẳng bao lâu đều đắc quả A-La-hán, đủ Ba trí sáng, Sáu phép thần thông, Tám môn giải thoát, khắp cõi trời người ai gặp cũng đều kính trọng, ngưỡng mộ.
Chư tỳ-kheo thấy việc như vậy, thưa hỏi Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Năm trăm vị thương nhân xuất gia làm tỳ-kheo đây, trước đã trồng những căn lành gì mà nay được Phật cứu cho thoát khỏi ách nạn, lại được độ cho xuất gia đắc đạo?”
Phật nói: “Chẳng phải đến nay ta mới cứu cho những người này thoát khỏi ách nạn. Trong thời quá khứ ta cũng đã từng cứu họ thoát khỏi ách nạn.”
Chư tỳ-kheo liền thưa thỉnh, xin được nghe những nhân duyên đời quá khứ.
Phật bảo chư tỳ-kheo: “Các ngươi hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói. Về thuở quá khứ cách đây đã vô số kiếp, xứ Ba-la-nại có vị tiên tu đắc năm phép thần thông, sống tịch lặng nơi một bờ sông nọ.
“Bấy giờ có năm trăm người thương nhân muốn ra biển tìm trân bảo, theo con đường ngang qua chỗ bến sông ấy mà ra, nên gặp vị tiên nơi bờ sông. Những người thương nhân gặp vị tiên ấy sinh lòng kính ngưỡng, liền cùng nhau lễ bái rồi thỉnh vị ấy cùng đi ra biển. Vị tiên đáp rằng: “Các ngươi cứ đi. Nếu gặp ách nạn, chỉ việc gọi tên ta, ta sẽ cứu hộ cho.”
Năm trăm thương nhân thẳng đường ra biển, tìm được rất nhiều trân bảo. Đến lúc quay về gặp cơn bão lớn, thuyền đã muốn chìm. Liền cùng nhau xưng tên vị tiên. Vị ấy liền hiện thần thông đến cứu cho được thoát nạn.”
Phật lại nói rằng: “Vị tiên thuở ấy chính là ta đây. Năm trăm thương nhân ngày trước, là năm trăm tỳ-kheo vừa xuất gia đó. Ngày trước ta còn chưa đoạn trừ hết phiền não, đã có thể cứu khổ cứu nạn cho những người ấy. Huống chi nay đã thành Phật, vượt trên ba cõi, lẽ nào không cứu được ách nạn cho chúng sanh?”
Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
Để đọc online trọn bộ Sách Một trăm truyện tích nhân duyên kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch Thầy! Bây giờ có những quyển kinh không đúng chánh pháp của Phật, như kinh Địa Mẫu, Thiên Địa Bát Dương... chúng con biết nên đã không tụng đọc, vậy chúng con nên xử lý với những quyển Kinh này ạ?
@Phạm Minh Giang Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Phật Pháp Vấn Đáp” do ĐĐ. Thích Trúc Thái Minh là trụ trì chùa Ba Vàng biên soạn cho câu hỏi này để bạn tham khảo: “Những quyển kinh như thế thì quý Phật tử nên hủy đi, đừng có truyền bá rộng rãi. Nếu quý Phật tử truyền bá tà kinh thì sẽ tổn phước, còn truyền chính kinh thì sẽ được tăng phước báu. Quý phật tử nên làm như vậy.”
Con bạch Thầy! Trước kia con có đi hầu đồng, hầu bóng, tứ phủ nhưng bây giờ con muốn quay về quy y Phật, vậy con phải làm sao ạ?
@Lê Kim Tuyến Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Phật Pháp Vấn Đáp” do ĐĐ. Thích Trúc Thái Minh là trụ trì chùa Ba Vàng biên soạn cho câu hỏi này để bạn tham khảo: “Thầy xin nói rằng từ khi quý Phật tử chính thức quy y Tam Bảo thì tất cả những cái trên đều được giải. Có một số trước cũng đi như vậy, rồi nói con quy y Phật rồi nhưng con vẫn phải sang kia để trình báo không thôi họ sẽ theo bám không tha cho con. Nhưng Thầy bảo khi đã quy y Tam bảo thì lập tức các vị kia phải buông tha. Giống như lệnh vua để ra thì tất cả các vị dưới không ai dám làm gì. Đức Phật của chúng ta là vua của tất cả các bậc Thánh, quý Phật tử quy y thì làm con của Phật thì các Thánh kia không ai có thể làm gì mình được. Vậy quý Phật tử cứ yên tâm không phải đến chỗ đó để giải đi nữa.”