“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.
Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.
Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:
“Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình”
“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”
Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Một trăm truyện tích nhân duyên của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-mot-tram-truyen-tich-nhan-duyen-pdf-9.html
để tải về Ebook Sách Một trăm truyện tích nhân duyên hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Câu chuyện về Người không có tay được trích từ Cuốn “Một trăm truyện tích nhân duyên” (Nguyên tác: Avadna-Cataka nằm trong Đại Tạng Kinh) của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Trong thành có vị trưởng giả giàu có vô cùng, lại chọn người trong dòng hào tộc mà cưới về làm vợ, cuộc sống rất hoan lạc, vui thú. Chẳng bao lâu người vợ có thai, sinh được một bé trai, nhưng chẳng có hai bàn tay. Vừa sinh ra, trẻ đã biết nói, lên tiếng bảo người chung quanh rằng: “Nay thật rất khó mà có được hai bàn tay, cần phải hết lòng yêu thương mà gìn giữ.”
Cha mẹ thấy vậy cho là kỳ quái, liền mời thầy tướng đến xem. Nhân vì sinh ra chẳng có tay, nên đặt tên là Ngột Thủ.
Dần dần khôn lớn, ngày kia đi với chúng bạn đến nơi tinh xá Kỳ Hoàn được gặp Phật. Nhìn thấy đức Thế Tôn với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang chiếu sáng quanh thân, oai nghi rực rỡ thù thắng vô cùng, Ngột Thủ liền sanh tâm hoan hỷ, kính ngưỡng, chí thành lễ bái rồi đứng sang một bên.
Khi ấy, Phật liền thuyết pháp cho nghe. Nghe xong, tâm ý khai mở được chứng quả Tu-đà-hoàn. Khi trở về liền thưa xin cha mẹ cho được xuất gia nhập đạo.
Cha mẹ thương yêu chẳng muốn trái ý, liền dẫn đến tinh xá Kỳ Hoàn, lạy Phật xin cho xuất gia tu học. Phật nói: “Lành thay đó, tỳ-kheo!” Tức thì, râu tóc tự nhiên rụng sạch, áo cà-sa hiện ra nơi thân, thành một vị tỳ-kheo oai nghi đầy đủ. Chuyên cần tu tập, chẳng bao lâu đắc quả A-La-hán, đủ Ba trí sáng, Sáu phép thần thông, Tám môn giải thoát, khắp cõi trời người ai gặp cũng đều kính trọng, ngưỡng mộ.
Chư tỳ-kheo thấy việc như vậy, liền thưa hỏi Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Vị tỳ-kheo Ngột Thủ này vì sao khi sinh ra đã biết nói ngay, nhưng lại chẳng có ha bàn tay, lại được gặp Phật xuất gia đắc đạo?”
Phật bảo chư tỳ-kheo: “Các ngươi hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói. Vào giữa Hiền kiếp này, có vị Phật ra đời hiệu là Ca-diếp.
“Khi ấy có hai vị tỳ-kheo kia, một người đã chứng quả A-La-hán, một người chưa chứng quả. Dân chúng trong vùng thường hay mời thỉnh đến cúng dường, vị tỳ-kheo chưa chứng quả thường cùng đi với vị A-La-hán đến thọ nhận sự cúng dường của đàn việt.
“Có một ngày kia, vị A-La-hán không ở đó, lại cùng đi với một người khác. Vị tỳ-kheo chưa chứng quả liền sanh tâm sân nhuế, buông lời thóa mạ, nói rằng: ‘Ta thường vì người rửa bát, bưng nước, nay sao lại sanh lòng phản phúc đi với người khác? Từ nay về sau ta mà có đi cùng người thì cho cụt cả hai tay đi.’ Nói lời ấy rồi, hai người từ đó chẳng đi chung với nhau nữa.
“Do nghiệp duyên như thế, trải qua năm trăm đời, tỳ-kheo ấy thọ quả báo sanh ra chẳng có hai bàn tay. Vì việc mà tự nói lên rằng: Hai bàn tay rất là khó được.”
Phật lại dạy rằng: “Vị tỳ-kheo ác khẩu thóa mạ A-La-hán ngày đó, nay là tỳ-kheo Ngột Thủ đó. Do nơi ngày ấy có phụng sự cho bậc thánh, nên nay được gặp Phật, xuất gia đắc đạo.”
Phật thuyết nhân duyên của tỳ-kheo Ngột Thủ xong, chư tỳ-kheo thảy đều tự phòng hộ lấy ba nghiệp của mình, sinh tâm chán ngán, muốn xa lìa vòng luân hồi sanh tử, có người đắc quả Tu-đà-hoàn, có người đắc quả Tư-đà-hàm, có người đắc quả A-na-hàm, có người đắc quả A-La-hán, lại có người phát tâm cầu quả Phật Bích-chi, có người phát tâm cầu quả vị vô thượng Bồ-đề.
Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
Để đọc online trọn bộ Sách Một trăm truyện tích nhân duyên kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch thầy! Mẹ con mới mất được 49 ngày, gia đình con thỉnh thầy làm lễ nhưng đang làm lễ có một vong linh nhập vào em bé tự xưng là mẹ về, xong lại đòi ăn kêu đói khổ chúng con tưởng là ma mới đuổi ra ngoài. Xong mẹ con đứng dậy đánh con dâu rồi bảo tao về lại đuổi tao đi. Khi còn sống tính tình mẹ con không như thế, mà bây giờ tính lại như vậy. Mong thầy giải đáp cho con?
@Lê Cẩm Tú Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Phật Pháp Vấn Đáp” do ĐĐ. Thích Trúc Thái Minh là trụ trì chùa Ba Vàng biên soạn cho câu hỏi này để bạn tham khảo: “ Chuyện vong linh nhập vào người sống đấy là chuyện có thật. Trường hợp trên cũng có thể là vong linh người mẹ. Còn tính nết khác thường thì như chúng ta đã biết, chúng ta chưa đắc thiên nhãn thì không biết vong linh đó nó ra sao, biết là có vong linh nhập nhưng thầy không khẳng định được. Nhiều khi ma tà nó nhập chứ không phải người thân mình nhập. Có khi nhập lúc nói là bố mình, là mẫu, là bồ tát, rồi hút thuốc rồi nói linh tinh thì đó là ma tà. Những trường hợp như thế mình nhất tâm thỉnh Phật, thỉnh hộ pháp mình đủ lòng chân thành thì sẽ có sự gia trì. Nhiều khi có những ma tà rất quỷ quái nó nói trúng phóc những gì trong gia đình mình, sau đó dẫn dụ mình phải theo nó. Nếu mình không biết, không học Phật thì mình theo làm đồ đệ cho nó. Cho nên đối với ma mình không chiều, mình phải cứng nó bảo cái gì mà mình thấy đúng pháp, đúng lý, đúng đạo thì mình làm. Ngược lại mình là người học Phật mình phải dạy họ, chúng ta không được sợ.”
Con bạch thầy! Trước đây con theo tứ phủ, có mở phủ và còn hầu bóng nữa. Nay con đã bỏ và đã quy y Tam Bảo cùng sinh hoạt đạo tràng sáu năm nay rồi. Nhưng con còn cảm thấy bất an vì con còn bộ quần áo hầu, con không biết xử lý như thế nào?
@Nguyễn Minh Hạnh Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “Phật Pháp Vấn Đáp” do ĐĐ. Thích Trúc Thái Minh là trụ trì chùa Ba Vàng biên soạn cho câu hỏi này để bạn tham khảo: “ Bộ quần áo hầu đó thì mang nên cho Chùa, cho thầy để tận dụng làm khăn lau. Hoặc là có bát hương bỏ, giường người chết nằm cũng mang lên chùa để cho người khác, mình cũng được phước. Ngày xưa chư Tăng không có quần áo mặc phải ra nghĩa địa nhặt vải quấn người chết về rửa sạch may vào làm áo mặc gọi là y bá nạp (y trăm mảnh ghép lại ).”