Cúng dường âm nhạc - Truyện cổ nhà phật kỳ 17 - Một trăm truyện tích nhân duyên

Thứ hai - 20/03/2023 21:34
Câu chuyện về Cúng dường âm nhạc được trích từ Cuốn “Một trăm truyện tích nhân duyên” kể về tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vua Phạm-ma có nhân duyên cúng dường Đức Phật Chánh Giác

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Truyện cổ Phật giáo Cúng dường âm nhạc

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Một trăm truyện tích nhân duyên của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-mot-tram-truyen-tich-nhan-duyen-pdf-9.html

để tải về Ebook Sách Một trăm truyện tích nhân duyên hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Cúng dường âm nhạc được trích từ Cuốn “Một trăm truyện tích nhân duyên” (Nguyên tác: Avadna-Cataka nằm trong Đại Tạng Kinh) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Bấy giờ, Phật ở tại thành Xá-vệ, nơi vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc, cùng với chư vị tỳ-kheo tăng. Khi ấy, trong thành có 500 vị càn-thát-bà rất giỏi tài đàn ca, hát nhạc, thường dùng âm nhạc hay lạ mà cúng dường Phật, chẳng lúc nào rời xa. Danh tiếng hay giỏi của các vị lan xa khắp nơi, bốn phương đều nghe biết.

Khi ấy, ở một thành kia về phía Nam, có vị vua loài càn-thát-bà tên là Thiện Ái, cũng rất giỏi thuật chơi đàn, khắp trong vùng không ai giỏi hơn. Vì thế sanh lòng kiêu căng tự đại, cho là chẳng ai bằng mình. Vua Thiện Ái nghe nói nơi thành Xá-vệ có những vị càn-thát-bà giỏi về thuật chơi đàn, liền vượt đường xa mà tìm đến, trải qua rất nhiều nơi, tính có đến 16 cõi nước lớn. Đi đến đâu cũng chỉ dùng cây đàn có một dây mà phát ra được đủ bảy thứ âm thanh khác nhau, mỗi âm thanh lại có đến 21 cách diễn tấu, khiến cho nhân dân khắp các xứ ấy nghe qua đều sanh tâm vui mừng nhảy nhót, cho đến cuồng nhiệt chẳng thể tự chế.

Vua Thiện Ái tìm đến thành Xá-vệ rồi, muốn gặp vua Ba-tư-nặc để thăm hỏi. Lúc ấy, vị thần canh giữ thành quách và các vị càn-thát-bà ở đó biết chuyện mới đến tâu với vua Ba-tư-nặc rằng: “Ở cõi nước về phía Nam có vị vua càn-thát-bà tên là Thiện Ái, giỏi việc chơi đàn, nay đang ở ngoài cổng thành, có ý muốn gặp đại vương, vì nghe rằng trong xứ của đại vương có những vị càn-thát-bà cũng giỏi thuật chơi đàn, nên từ xa đến đây muốn được cùng so tài.” Vua Ba-tư-nặc liền lệnh cho người giữ cửa thành mời vua Thiện Ái vào, cùng nhau hội kiến, đôi bên đều vui vẻ.

Vua Thiện Ái nói: “Tôi nghe trong xứ của đại vương có những vị càn-thát-bà giỏi việc chơi đàn, chẳng hay hiện giờ ở đâu? Ý tôi muốn được cùng họ so tài chơi đàn xem ai hơn, ai kém.” Vua Ba-tư-nặc đáp: “Chuyện ấy ta thật không ngại. Chỗ họ ở cách đây cũng chẳng xa, nay ta với ngài cùng đi đến đó, tùy ý mà so tài.” Vua Thiện Ái nhận lời.

Cùng nhau đi đến chỗ Phật. Phật vốn đã biết ý vua Ba-tư-nặc nên liền tự biến hình thành một vị vua càn-thát-bà, cùng với nhiều vị thiên thần khác nữa, số đông đến 7.000 vị, thảy đều ôm đàn làm bằng ngọc lưu ly, đứng hầu hai bên tả hữu. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc mới nói với vua Thiện Ái rằng: “Đó đều là các vị thần chơi nhạc của tôi. Nay ông có thể cùng so tài xem ai hơn kém.”

 

Vua Thiện Ái liền lấy cây đàn một dây ra khảy, phát thành bảy thứ âm thanh khác nhau, mỗi âm thanh lại có 21 cách biến tấu, tiếng đàn tiếng gõ hòa hợp cùng nhau nghe rất êm tai, lại khiến cho người nghe sinh lòng vui mừng, cho đến nhảy nhót cuồng nhiệt không thể tự chế được.

Đức Thế Tôn khi ấy liền lấy cây đàn quý bằng ngọc lưu ly ra, khảy lên thành ngàn vạn thứ âm thanh khác nhau, mỗi mỗi âm thanh đều êm dịu, hòa hợp, khiến người nghe sinh lòng thích thú, cười múa theo điệu nhạc, rồi lại sinh tâm hoan hỷ, vui mừng không kể xiết.

Vua Thiện Ái nghe Phật khảy đàn rồi, khen là chưa từng có, liền tự mình cảm thấy hổ thẹn, sinh lòng cảm phục, liền quỳ xuống chấp tay lễ bái, xin tôn Phật làm thầy mà theo học thuật chơi đàn.

Khi ấy, Phật biết là vua Thiện Ái đã dẹp bỏ lòng kiêu căng ngã mạn lâu nay, tâm ý được điều phục, nên ngài liền hiện lại hình Phật, có chư tỳ-kheo tĩnh lặng ngồi quanh. Vua Thiện Ái lúc đó kinh sợ, đối trước Phật liền sinh lòng tin phục, quỳ xuống chấp tay xin được xuất gia nhập đạo. Phật nói: “Lành thay đó, tỳ-kheo.” Vừa nói xong thì râu tóc trên người vua liền tự rụng hết, y phục đang mặc trên người hóa thành cà-sa, tự nhiên thành ra một vị sa-môn. Rồi đó, tinh tấn tu tập nên chẳng bao lâu sau liền đắc quả A-La-hán.

Vua Ba-tư-nặc thấy vua Thiện Ái tâm ý được điều phục, đắc thành đạo quả thì sinh tâm hoan hỷ vui mừng, liền quỳ xuống mà thỉnh Phật với chư tỳ-kheo tăng đến nhận lễ cúng dường. Phật liền nhận lời. Vua liền ra lệnh cho quần thần chuẩn bị lễ đàn, sửa dọn đường sá cho bằng phẳng, nhặt sạch hết sỏi, đá cho đến các thứ đồ ô uế, lại sắp sửa đủ các thứ lễ nghi trang nghiêm, trân trọng như tràng phan, chuông khánh, hương hoa, nước sạch... cùng là chỗ ngồi, chỗ nằm rộng rãi đẹp đẽ, với đủ các món ăn thức uống quý lạ, tinh khiết, cúng dường Phật và chư tỳ-kheo tăng.

Lúc bấy giờ, chư tỳ-kheo thấy việc xảy ra, đều khen là chưa từng có, liền thưa hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên phước báo nào mà nay có kẻ dùng âm nhạc cúng dường Phật mãi mãi chẳng dứt như vậy?”

Phật nói với chư tỳ-kheo: “Các ngươi nên chú ý lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói.

“Này Chư tỳ-kheo! Về thuở quá khứ, cách nay vô số kiếp, nước Ba-la-nại có Phật ra đời hiệu là Chánh Giác, cùng với chư tỳ-kheo đi khắp nơi giáo hóa chúng sanh, đến xứ của một vị vua tên là Phạm-ma. Khi ấy Phật cùng với chư tỳ-kheo dừng dưới một cội cây, ngồi kiết già, nhập Hỏa quang tam-muội, ánh sáng chiếu khắp cõi trời đất. Lúc bấy giờ vua Phạm-ma cùng với quần thần số đông đến ngàn vạn người, ra khỏi thành mà dạo chơi, có dẫn theo các đoàn kỹ nữ, nhạc công để múa hát. Vua ấy từ xa trông thấy Phật với chư tỳ-kheo ngồi kiết già dưới cội cây, có ánh sáng chiếu rọi sáng hơn cả ngàn mặt trời, sinh lòng hoan hỷ, vui mừng, liền dẫn các đoàn nhạc công, kỹ nữ đến đó lễ bái nơi chân Phật, trỗi nhạc mà cúng dường. Vua lại quỳ thỉnh Phật và chư tỳ-kheo tăng vào thành cúng dường. Phật nhận lời.

 

Vua Phạm-ma thiết lễ cúng dường trọng hậu, đủ các món ăn ngon lạ, tinh sạch. Lễ cúng dường xong, Phật vì vua Phạm-ma mà thuyết pháp. Vua nghe Pháp rồi liền phát tâm vô thượng Bồ-đề. Đức Phật Chánh Giác liền thọ ký cho vua rằng: “Ngươi về sau sẽ thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni.”

Phật lại bảo chư tỳ-kheo rằng: “Vua Phạm-ma thuở ấy chính là ta ngày nay. Quần thần thuở ấy nay chính là tỳ-kheo các ngươi. Nhờ nhân duyên cúng dường, phụng sự đức Phật Chánh Giác thuở ấy, nên trải qua bao kiếp lưu chuyển, ta chẳng bao giờ đọa vào các đường địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, thường hưởng những sự khoái lạc trong cõi trời, cõi người, cho đến ngày nay được quả vị vô thượng Bồ-đề. Cũng vì thế mà khắp trong cõi trời người, ai ai cũng muốn đến cúng dường ta.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

Để đọc online trọn bộ Sách Một trăm truyện tích nhân duyên kích vào đây. Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Tổng biên tập chuyên mục giác ngộ

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Một trăm truyện tích nhân duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 30 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Hoàng Khánh Như

    Con bạch Thầy! Lạy Phật, lạy thần, nghe nhiều Phật pháp, niệm Phật nhiều. Trong những việc này công đức nào là lớn nhất?

      Nguyễn Hoàng Khánh Như   03/07/2023 07:33
    • @Nguyễn Hoàng Khánh Như Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiao.org.vn để bạn tham khảo: Niệm Phật, lạy Phật và nghe Phật Pháp công đức lớn nhất; lạy thần chỉ có công đức nhỏ thôi.

        Thầy Uri   03/07/2023 07:39
  • Nguyễn Như Phương

    Con bạch Thầy! Niệm Phật là niệm tâm; thờ Phật và thờ thần là biểu hiện lòng tôn kính. Có phải Phật và thần lúc nào cũng ngự tại tượng trong chùa miếu? Có người quy định, hai, ba ngày một lần tập trung lại mà tụng kinh và lễ bái. Như vậy có phải thêm rộn ràng không? Có thể tiêu trừ được tai họa không?

      Nguyễn Như Phương   03/07/2023 07:32
    • @Nguyễn Như Phương Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiao.org.vn để bạn tham khảo: Pháp thân của Phật khắp cùng hư không, không giới hạn ở chùa miếu. Nó không có trước sau, có cảm thì có ứng, không có thời gian hạn định. Thần thì chưa chứng đắc pháp thân, đương nhiên chỉ giới hạn trong một địa phương, không nên đưa ra luận bàn chung với Phật được. Hai ba ngày tập hợp tụng kinh, hẳn nhiên so với ngày không tu niệm thì tốt hơn; còn có tiêu trừ được tai ương hay không thì nên xem mình có thành tâm hay không. Niệm Phật không qui định hình thức hay nơi chốn cố định. Người không hiểu đạo lý dễ dàng bị thế gian mê hoặc nên kiêng kị nhiều thứ, vọng niệm không trừ, tịnh niệm không tương tục, không thể được lợi ích chân chánh về Phật pháp. Niệm Phật là việc của chính mình. Có tổ chức niệm Phật thì sách tấn thêm cho chính mình, cùng nhau tu học tinh tấn. Nếu không chân thành niệm Phật thì chỉ theo nỗ lực chủ quan của bản thân lâu nay mà thôi.

        Thầy Uri   03/07/2023 07:33
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập951
  • Hôm nay54,266
  • Tháng hiện tại3,742,160
  • Tổng lượt truy cập97,875,386
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây