Một cành hoa - Truyện cổ nhà phật kỳ 7 - Một trăm truyện tích nhân duyên

Thứ tư - 15/03/2023 21:20
Câu chuyện về Một cành hoa nằm trong Cuốn sách “Một trăm truyện tích nhân duyên” kể về người giữ vườn có nhân duyên cúng dường một cành hoa cho Đức Phật.

“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.

Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.

Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình”

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.

Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”

Truyện cổ Phật giáo Một cành hoa

Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách Một trăm truyện tích nhân duyên của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:

https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-mot-tram-truyen-tich-nhan-duyen-pdf-9.html

để tải về Ebook Sách Một trăm truyện tích nhân duyên hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.

Sau đây là Câu chuyện về Một cành hoa được trích từ Cuốn “Một trăm truyện tích nhân duyên” (Nguyên tác: Avadna-Cataka nằm trong Đại Tạng Kinh) của nhà xuất bản Liên Phật Hội

Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Khi chưa gặp Phật, vua Ba-tư-nặc theo ngoại đạo, thường cúng dường và nguyện vái các vị thiên thần ngoại đạo. Đến khi Phật thành chánh giác, muốn hóa độ vua Ba-tư-nặc nên mới đáp y mang bát đến chỗ vua mà khất thực. Vua nghe biết Phật đi đến, liền ra nghinh đón, thấy Phật oai nghi rực rỡ, hào quang rạng chiếu, lòng sinh ra hoan hỷ, khoái lạc vô cùng, liền thỉnh Phật ngồi, rồi sai người bày biện đủ các thứ món ngon vật lạ mà cúng dường Phật. Phật thọ lễ cúng dường xong liền vì vua Ba-tư-nặc mà thuyết pháp, khiến vua sinh tâm tín phục, kính ngưỡng Phật pháp mà lìa bỏ việc thờ cúng ngoại đạo thiên thần. Từ đó về sau, vua hết lòng mộ đạo, mỗi ngày lễ Phật đến ba lần.

Một hôm, người giữ vườn cho vua cắt được một cành hoa đẹp trong vườn, liền mang ra phố. Một người ngoại đạo trông thấy, hỏi rằng: “Này ông, ông bán cành hoa ấy không?” Người làm vườn đáp: “Bán!” Người kia liền bước tới trả giá định mua. Bỗng có ông trưởng giả Tu-đạt đến, cũng muốn mua nên trả giá cao lên gấp đôi. Người ngoại đạo không chịu thua, cũng tăng giá lên nữa. Hai người đều quyết lòng mua cho được cành hoa, nên trả giá dần lên tới một trăm ngàn lượng vàng.

Người làm vườn khi ấy tự nghĩ rằng: “Ông Trưởng giả Tu-đạt đây không phải là người nông nổi. Nay ông ấy quyết lòng mua như vậy, chắc là có duyên cớ chi đây.” Nghĩ như vậy rồi, liền mới hỏi người ngoại đạo rằng: “Tại sao ông trả giá cao đến như vậy?” Người kia đáp: “Tôi quyết mua đặng dâng cho thần Na-la-diên.” Lại quay sang hỏi ông trưởng giả Tu-đạt, ông nói: “Tôi quyết mua để cúng dường Phật.”

Người làm vườn nghe vậy hỏi: “Phật là ai vậy?” Ông trưởng giả Tu-đạt liền giảng nói tường tận công đức của đức Phật Thế Tôn. Người làm vườn nghe rồi liền phát nguyện rằng: “Dẫu trăm ngàn lượng vàng, nay tôi cũng quyết không bán nữa, chỉ để tự mình mang đến cúng dường Phật.” Ông Tu-đạt nghe vậy thì vui mừng khôn xiết, liền đưa người làm vườn đến chỗ tinh xá của Phật.

Người giữ vườn nhìn thấy Đức Thế Tôn trang nghiêm rực rỡ với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang sáng ngời, liền dâng cành hoa lên trước Phật để cúng dường. Nhờ sức thần của Phật, cành hoa liền hóa thành một lọng hoa lớn che bên trên Phật.

 Người giữ vườn nhìn thấy phép mầu ấy, liền phủ phục xuống, chí thành lễ bái Phật và phát lời nguyện lớn rằng: “Nhờ công đức cúng dường cành hoa hôm nay, trong đời vị lai tôi nguyện sẽ có thể vì những chúng sanh mù lòa mà cứu giúp cho được sáng mắt, vì những chúng sanh chẳng quy y Phật mà độ cho quy y, những chúng sanh không người cứu hộ sẽ được cứu hộ, những chúng sanh không được an ổn sẽ được an ổn, những chúng sanh chưa nhập Niết-bàn sẽ được nhập Niết-bàn.”

Khi người ấy phát nguyện rồi, đức Phật liền mỉm cười, từ nơi trán, giữa hai lông mày phóng ra một đạo hào quang năm sắc, bay quanh Phật ba vòng rồi lại theo chỗ trên trán Phật mà bay trở vào.

Khi ấy, A-nan bạch Phật rằng: “Như Lai là đấng tôn quý, chẳng vô cớ mà cười bao giờ. Nay vì nhân duyên gì mà Phật mỉm cười, xin giảng giải cho được biết.”

Phật bảo A-nan: “Ngươi có nhìn thấy người giữ vườn dâng cành hoa cúng dường ta chăng? Nhờ công đức ấy, trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp nữa người này sẽ thành Phật hiệu là Hoa Thạnh, hóa độ chúng sanh nhiều vô số. Vì nhân duyên ấy mà ta mỉm cười.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.

Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự

Tác giả bài viết: Thầy Uri – Chuyên gia phong thủy và tâm linh của xemvm.com

Nguồn tin: Trích từ cuốn Sách Một trăm truyện tích nhân duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy ấn nút chia sẻ (share) bên dưới để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Đừng quên truy cập fanpage Xemvm.com” để cập nhật các bài viết và các chương trình khuyến mãi mới nhất. Cám ơn bạn rất nhiều!
Phần mềm xem bói dãy số bất kỳ của số tài khoản ngân hàng, số CCCD, số CMT, số thẻ ATM, số sổ bảo hiểm xã hội… Chỉ cần nhập vào một dãy số và bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) của bạn rồi kích vào “Luận giải”, hệ thống sẽ luận giải phân tích cát hung dãy số theo âm dương, ngũ hành, thiên thời (vận khí), phối quẻ theo mai hoa dịch số để tính ra quẻ chủ, quẻ hỗ, quẻ biến, hào động, tính tổng nút dãy số, tính hung cát 4 số cuối theo 81 linh số… Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem bói dãy số khác.
Xem bói dãy số
Dãy số
Ngày sinh(DL)
Giờ sinh
Giới tính
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết này… hoàn thiện hơn vui lòng để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!

  Ý kiến bạn đọc

  • Lê Ngọc Nhi

    Con bạch Thầy! Người khác vì mình mà hủy báng Phật Pháp, vậy tội lỗi này thuộc về ai?

      Lê Ngọc Nhi   07/07/2023 08:33
    • @Lê Ngọc Nhi Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiao.org.vn để bạn tham khảo: Thuộc về bạn. Vì bạn mà họ hủy báng Phật pháp, bạn làm không đủ tốt cho nên chính bạn phải gánh lấy trách nhiệm. Nhưng người bịa đặt hủy báng cũng có lỗi, vì sao vậy? Họ ngu si, nếu họ không ngu si thì sẽ không vì chúng ta làm không đúng mà đi hủy báng.
      Chúng ta đã học Phật nhiều năm, hiểu rõ hơn, không ngu si nữa, nhìn thấy người trong đạo tràng làm không như pháp, chúng ta không hoan hỉ tán thán, cũng không hủy báng họ. Trước đây thì không được, trước đây chắc chắn là đã hủy báng rồi. Đây chính là chỗ không giống nhau của chúng ta, chúng ta hoàn toàn tích cực, xem thấy người khác làm không như pháp, quay đầu nghĩ xem chính mình làm có như pháp không? Nếu mình không như pháp thì phải nhanh chóng sửa đổi.
      Bởi vì con người rất khó nhìn thấy khuyết điểm của mình, dễ nhất là nhìn thấy khuyết điểm của người khác, người khác là tấm gương soi của chúng ta, bạn lấy họ làm gương soi thì chúng ta sẽ có lợi ích. Nhìn thấy họ làm không tốt thì phải nhanh chóng quay đầu lại nghĩ xem mình có hay không? Người đó là thầy của ta, họ là thiện tri thức của ta, sao ta lại hủy báng họ chứ?
      Chúng ta quay đầu trở lại, biết sám hối, biết sửa lỗi, chúng ta phải đem công đức tu học để hồi hướng cho họ. Vì sao vậy? Chúng ta biết nghiệp mà họ tạo ra rất nặng, ắt sẽ đọa vào ác đạo, chúng ta đem công đức hồi hướng cho họ, hi vọng nghiệp chướng của họ giảm nhẹ, hi vọng thời gian chịu khổ của họ rút ngắn. Đây là một dạng báo đáp của chúng ta, phải nên vậy, phải hiểu nhân tình sự lý thông thường.
      Tu hành thì trước hết phải học chư Phật Bồ-tát, chúng ta đối với hết thảy chúng sanh trong khắp pháp giới hư không giới, không có một oan gia nào, không có một ai đối lập cả. Nếu người nào đó chống lại chúng ta, chúng ta lập tức phải phản tỉnh, họ chống lại ta, ta không chống lại họ.
      Họ hủy báng ta, ta tán thán họ. Họ nhục mạ ta, ta cung kính họ, vậy thì hóa giải rồi. Vì sao phải làm như vậy? Chư Phật Bồ-tát đối với hết thảy chúng sinh đều là làm như vậy, chúng ta học Phật thì phải học tâm trạng căn bản làm người của Phật Bồ-tát, vậy chúng ta mới chân thật học được, nhất định không được ghi nhớ oán hận.
      Trong lúc giảng kinh, tôi thường khuyên đồng học, quan trọng nhất là ở sâu thẳm trong nội tâm của chính mình, hóa giải hết thảy ý niệm đối lập với người việc vật, tuyệt đối không đối lập với người, tuyệt đối không đối lập với hết thảy chúng sanh, phải biết khiêm nhường, phải biết tôn trọng.
      Chúng ta xem thấy một con muỗi, chúng ta liền chắp tay, “chào Bồ-tát muỗi”, nhìn thấy một con kiến, chúng ta chắp tay, “chào Bồ-tát kiến”. Nhất định không dám coi thường, xem chúng giống như là Phật Bồ-tát, chúng cũng hoan hỉ. Không phải là chúng không hiểu, chúng hiểu, hơn nữa, lại cùng chung sống với chúng ta, vô cùng hợp tác, tuyệt đối sẽ không gây phiền phức. Đây là thí nghiệm của chúng tôi trong nhiều năm nay, rất có hiệu quả.

        Thầy Uri   07/07/2023 08:35
  • Nguyễn Minh Thúy Vi

    Con bạch Thầy! Tôi hiện đang ưu tư về vấn đề quan niệm phải có con trai nối dõi của người Á Đông. Vì điều này mà nhiều phụ nữ phải khổ, hy sinh sức khỏe, tính mạng (phá thai khi mang thai con gái) của bản thân để cố gắng sinh con trai cho chồng và gia đình chồng (đặc biệt khi chồng là con một hoặc con trưởng), nếu không chồng sẽ tìm con ở bên ngoài, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Theo quan điểm của đạo Phật, chúng ta cần nhìn nhận về vấn đề này như thế nào để cảnh tỉnh những người đàn ông còn u mê và giải thoát cho những người phụ nữ đáng thương?

      Nguyễn Minh Thúy Vi   07/07/2023 08:21
    • @Nguyễn Minh Thúy Vi Tôi xin được trích dẫn câu trả lời trên trang web phatgiao.org.vn để bạn tham khảo: Quan niệm về vấn đề sinh con trai, con gái trong xã hội ta hiện nay tuy đã có nhiều cởi mở, thông thoáng, đa chiều nhưng vẫn còn không ít người (gia đình) thích sinh được con trai. Từ xa xưa, người Việt bị ảnh hưởng nặng nề tín niệm sinh con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, làm trụ cột gia đình, nuôi dưỡng cha mẹ. Người xưa do sống trong xã hội nông nghiệp, chịu ảnh hưởng tư tưởng phong kiến “trọng nam, khinh nữ” đã đề cao vai trò của nam giới, khinh thường phụ nữ (Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô).

      Xã hội hiện đại ngày nay đã đa dạng hóa ngành nghề, tôn vinh tri thức, trong đó có những công việc đặc thù mà phụ nữ thành công hơn hẳn nam giới. Mặt khác, bình đẳng giới được xã hội đề cao, phụ nữ cũng tự bảo vệ được mình (không lệ thuộc vào nam giới như xưa), họ độc lập, tự chủ, bình đẳng với nam giới trong mọi phương diện cuộc sống. Trong xu thế hiện đại, nhiều người đã xem vấn đề cố sinh bằng được con trai là hủ tục.
      Tuy nhiên, vấn đề sinh con trai lại tùy thuộc vào nhận thức của mỗi cá nhân và gia đình. Người nào chuyển hóa được những quan niệm cố hữu đã ăn sâu từ nhiều đời thì tâm thức được khai phóng, tư tưởng được thoải mái, đời sống được nhẹ nhàng. Còn những ai không vượt thoát những định kiến cũ rồi gánh chịu nhiều hệ lụy vẫn là quyền của họ.
      Theo quan niệm của đạo Phật, con cái chính là duyên, là cộng nghiệp của gia đình. Nếu con cái là cộng nghiệp tích cực thì trai gái gì cũng tốt đẹp. Ngược lại nếu con cái là cộng nghiệp tiêu cực thì dù có cả hai con trai (xã hội khuyến khích mỗi gia đình nên có hai con) cũng tanh bành, tai họa. Chỉ cần quan sát xung quanh khu phố hay xóm làng sẽ thấy rõ điều ấy.
      Người Phật tử thường tư duy, con gái mà hiếu thảo và thành công thì vẫn có thể thờ cúng tổ tiên, làm trụ cột gia đình, nuôi dưỡng cha mẹ. Con trai mà lười biếng, hư hỏng, say xỉn, nghiện ngập thì dẫu có đến mười đứa cũng là số không; thậm chí còn là gánh nặng cho cha mẹ và xã hội. Riêng vấn đề con trai mới thực sự là người nối dõi tông đường, duy trì tộc họ - theo quan điểm Phật giáo, đây thực sự là tà kiến, quan niệm sai lạc (do xã hội phong kiến Trung Hoa xưa áp đặt).
      Người Phật tử luôn quán niệm về nguồn mạch huyết thống tổ tiên với đầy đủ ông bà, cha mẹ nội ngoại hai bên. Nếu không có đầy đủ nội ngoại thì sẽ không có chúng ta. Mang họ gì (họ cha hay họ mẹ) là quy ước của mỗi bộ tộc, từng xã hội. Mỗi người hiện hữu trên đời là đang nối dõi tông đường. Dù trai hay gái, nếu họ thành công và hữu ích cho xã hội thì đang làm rạng danh tiên tổ.
      Khi đã xác định con cái là duyên, là cộng nghiệp, các bậc cha mẹ Phật tử luôn tùy thuận. Con gái hay trai đều quý hóa, tùy duyên. Vấn đề quan trọng sau khi sinh con là chăm lo nuôi nấng, giáo dục, chỉ bày tu dưỡng để kiến tạo cộng nghiệp tích cực thiện lành. Nếu chuyển hóa được những cộng nghiệp xấu và xây dựng được cộng nghiệp thiện lành thì gia đình ấy chắc chắn được hạnh phúc, an vui, dù sinh con trai hay con gái.

        Thầy Uri   07/07/2023 08:22
Mã bảo mật   
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Ngày cần xem
Ngày khởi sự (DL)
Giờ khởi sự
Thống kê
  • Đang truy cập254
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm253
  • Hôm nay24,036
  • Tháng hiện tại1,294,911
  • Tổng lượt truy cập62,778,428
Sim đẹp phong thủy
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây