“Khi chim sắt bay trên không trung (tức máy bay), ngựa sắt chạy trên đất (tức tàu hỏa và xe hơi) thì đó là thời đại mạt Pháp đến.... Đàn ông trở nên thô tục, buông thả. Đàn bà không còn trong sạch nữa. Các tu sĩ không giữ giới và đức hạnh…Thiên lý bị đảo lộn, gây ra dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh làm khủng hoảng đời sống thế gian”. Đó là lời tiên tri của đại sư Liên Hoa Sinh của Tây Tạng về tương lai nhân loại hiện đại.
Đức Liên Hoa Sinh còn dự ngôn rằng: vào thời mạt Pháp đó, rất nhiều người xuất gia truy cầu danh lợi, họ tích lũy tài sản nhưng không làm Phật sự, không tụng kinh văn mà đắm chìm trong ca múa giải trí, phá giới mà trong tâm không hổ thẹn.
Nhà tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc, Lưu Bá Ôn cũng đưa ra dự đoán vào thời kỳ mạt pháp “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:
“Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình”
“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”
Như vậy chúng ta đang sống trong thời gian cuối cùng của thời kỳ mạt pháp khi mà đạo đức nhân loại suy đồi, bại hoại đến cùng cực, đại nạn sắp đến chỉ có hành thiện tích đức thì mới được bình an vượt qua kiếp nạn. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé truyền bá tư tưởng phật pháp đến cho những ai hữu duyên có thể đọc được từ đó giác ngộ đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể vượt qua thời kì mạt Pháp này, Xemvm.com xin hân hạnh giới thiệu tới độc giả cuốn sách truyện cổ Phật giáo của nhà xuất bản Liên Phật Hội. Kích vào link sau:
https://xemvm.com/thu-vien-ebooks/sach-phat-giao/link-tai-sach-truyen-co-phat-giao-pdf-7.html
để tải về Ebook Sách Truyện Cổ Phật Giáo hoặc liên hệ Zalo: 0926.138.186 để nhận trực tiếp file pdf.
Sau đây là Câu chuyện về A-la-hán ăn mày được trích từ Cuốn “Truyện Cổ Phật Giáo” (Nguyên tác: Phật giáo cố sự đại toàn) của nhà xuất bản Liên Phật Hội
Giáo pháp của đức Phật vô cùng bình đẳng, không có sự chênh lệch giai cấp, không có sự phân biệt giàu nghèo. Lúc đức Phật thuyết pháp tại tinh xá Kỳ Viên, đến bữa ăn là phải ôm bát ra ngoài hành hóa. Lúc Ngài khất thực, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, khôn dại, đẹp xấu, Ngài xem tất cả đều bình đẳng, khiến cho nhà nào cũng có được cơ hội gieo trồng hạt giống phúc đức.
Mỗi khi đức Phật dẫn đầu đoàn đệ tử đến thành Xá Vệ khất thực, thì sau lưng Ngài có rất nhiều người hành khất đi theo. Nhờ uy đức của đức Phật, họ cũng được mọi người phát tâm từ bi bố thí.
Thời gian chầm chậm trôi qua, những người hành khất trong thành Xá Vệ nhờ thế mà kéo dài được mạng sống hạ tiện của họ. Có một hôm, người cầm đầu trong đám ăn mày ấy nói với đồng bạn rằng:
– Chúng ta thuộc về hạng chúng sinh bị tội khổ, tuy nương dựa vào ánh sáng từ bi của đức Phật để được mọi người bố thí mà kéo dài mạng sống, nhưng cứ tiếp tục như thế này mãi cũng chẳng bao giờ đi tới đâu. Tôi thiết nghĩ rằng, hay là tất cả mọi người trong bọn chúng ta kéo nhau đến chỗ của đức Phật xin xuất gia, y Pháp mà tu hành, tương lai không phải là được giải thoát cả hay sao? Các bạn nghĩ như thế nào?
Tất cả mọi người trong đám ăn mày đều tán thành ý kiến này, thế là họ kéo nhau đến tinh xá Kỳ Viên cầu xin đức Phật cho họ xuất gia để tiêu trừ tội khổ.
Đức Phật nói:
– Pháp của ta bình đẳng, bất kể kẻ trí hay người ngu, người sang hay kẻ hèn, ai cũng có thể được truyền trao giáo pháp, được ánh sáng pháp chiếu soi. Pháp của ta là pháp thanh tịnh, người tốt hay xấu ai cũng có thể bỏ sự ô uế để được trong sạch, hồi phục lại chân tính căn bản. Hôm nay các ông xin xuất gia, đó là do thiện duyên của các ông, các ông chỉ cần tuân theo giáo pháp của ta thì ta cho phép các ông gia nhập tăng đoàn, thành những vị tỳ-kheo.
Những người hành khất nghe đức Phật nói xong hết sức vui mừng, cạo hết râu tóc và khoác pháp y vào. Từ đó họ nỗ lực ra công, diệt trừ tham sân si trong tâm, hiểu rõ căn nguyên của sinh tử, nên có nhiều vị đã chứng được quả A-la-hán.
Lúc đức Phật cho phép đoàn người hành khất xuất gia, trong dân chúng có rất nhiều người nghi ngờ, vẫn còn ôm giữ định kiến không tốt về họ nên dùng lời oán than phản đối, cho rằng tăng đoàn vốn tôn quý thanh tịnh, không nên để cho bọn ăn mày ấy được phép gia nhập. Quan niệm giai cấp trong đầu những người này hãy còn rất nặng nề.
Có một hôm, thái tử Kỳ-đà làm một cỗ chay cúng dường đức Phật và chư tăng, nhưng ông dặn rõ ràng rằng:
– Bạch Thế Tôn! Con rất hoan hỉ mà cung thỉnh đức Phật và chư tăng ngày mai đến nhà con thọ cúng, nhưng không có chỗ cho mấy ông tỳ-kheo hành khất nọ, xin Thế Tôn đừng mang họ theo.
Ngày hôm sau, lúc lên đường đến nhà thái tử Kỳ-đà thọ cúng, đức Phật nói với các vị tỳ-kheo đã có thời làm hành khất nọ:
– Hôm nay ta nhận lời thỉnh của thái tử Kỳ-đà đến nhà ông ấy dùng cơm. Các ông hãy đi về phía bắc, đến nước Uất Đan Việt, hái thức ăn như lúa canh v.v... tới nhà thái tử Kỳ-đà rồi tùy ý tìm chỗ mà ngồi ăn.
Các vị tỳ-kheo hành khất hiểu ý của đức Phật, tuân lệnh lên đường. Họ dùng thần thông nên đến nước Uất ĐanViệt trong nháy mắt, hái đầy bình bát lúa canh đã chín mang về. Về tới chỗ, họ họp thành một nhóm 500 người, xếp hàng thành chữ “nhất”, từ không trung bay xuống, uy nghi, chỉnh tề, trang nghiêm, khiến ai nhìn thấy cũng phải tỏ lòng tôn kính tán thán. Khi họ đến cung điện của thái tử Kỳ-đà, 500 người theo thứ tự an nhiên ngồi xuống, mỗi người mở bát lấy lúa canh mang theo mà dùng.
Thái tử Kỳ-đà nhìn thấy các vị tỳ-kheo này rất lấy làm lạ, bèn hỏi đức Phật:
– Bạch Thế Tôn, các vị đại A-la-hán mới từ không trung bay xuống, phong thái uy nghi lẫm lẫm khiến ai nhìn thấy cũng phải tôn kính ấy, chẳng hay từ đâu mà đến? Thỉnh Phật từ bi nói nhân duyên của họ cho con được biết.
Đức Phật nhìn đại chúng, nhìn sang thái tử Kỳ-đà rồi sau đó mới nói một cách ôn hòa:
– Thái tử Kỳ-đà! Ông hãy nghe ta nói: các vị tỳ-kheo ấy chính là những vị tỳ-kheo hành khất mà hôm qua ông nhất định không muốn cúng dường. Vì ông không mời họ nên hôm nay họ phải đến nước Uất ĐanViệt hái lúa canh đã chín mang về đây dùng.
Thái tử Kỳ-đà nghe thế lấy làm vô cùng xấu hổ, biết mình đã có lỗi khinh mạn và tà kiến, buồn rầu hối hận mà tự trách rằng:
– Con thật là ngu si, không biết đâu là thánh đâu là phàm, có mắt đứng trước núi Thái Sơn mà không thấy, thật là đáng tội!
Nói xong vội vàng bày bàn cỗ thức ăn, thỉnh 500 vị La Hán vào bàn rồi hỏi đức Phật rằng:
– Bạch Thế Tôn, 500 vị A-la-hán này được Phật giáo hóa không lâu đã chứng đắc quả vị, lìa khổ được vui. Đã được một phúc báo to lớn như thế, thì tại sao lúc ra đời lại sinh ra trong nhà hạ tiện? Thỉnh Thế Tôn từ bi khai thị cho con!
Đức Phật liền nhân đó giảng giải cho đại chúng nghe:
– Xưa thật là xưa, có một thế giới to lớn gấp bội lần thế giới hiện tại của chúng ta. Trong thế giới ấy có một quả núi cao, trên ấy có nhiều vị tu hành và tiên nhân tu đạo cư ngụ. Vì thế người ta bèn đặt tên cho quả núi ấy là Tiên Sơn.
Trong núi, lúc ấy có hơn 2.000 vị tu đạo sinh sống, vị nào cũng đã chứng quả thánh.
Có một năm, trời không mưa trong một thời gian rất lâu nên nạn hạn hán hoành hành, không có cách nào canh nông trồng trọt trên núi, vì thế đời sống trở nên vô cùng khó khăn. Vừa may có một nhà buôn cự phú tên là Tán Đàn Ninh, làm cỗ cúng dường hơn 2.000 vị thánh nói trên.
Vị trưởng giả rất thành tâm, không hề có ý niệm lẫn tiếc nào, còn bảo mấy trăm gia nhân trong nhà phải mỗi ngày phục dịch hầu hạ các vị thánh nhân ấy. Ban đầu thì những gia nhân này làm việc hăng hái chăm chỉ, nhưng về sau họ đâm ra nhàm chán, thốt những lời trách oán, thái độ càng ngày càng lơ là, lười biếng. Nhưng trưởng giả Tán Đàn Ninh không hề hay biết gì về sự việc này.
Một hôm trời đổ mưa, nhà nông vui mừng như bắt được vàng. Hai ngàn vị thánh nhân lên núi trở lại lo việc làm ruộng, trưởng giả cũng bảo gia nhân bắt đầu gieo hạt. Mọi người lấy nông cụ ra, từ sáng đến tối ngoài đồng làm việc, lúa mạch, lúa mì, đậu, ngũ cốc v.v... không đâu là không có. Những gì họ khổ công gieo trồng mọc lên rất nhanh, chín vàng nặng trĩu. Trưởng giả rất vui mừng, bảo họ phải cố gắng thêm, tưới tẩm thêm, bón phân thêm, đến lúc gặt hái thì thu hoạch càng thêm phong phú, kho vựa đầy ăm ắp. Chỗ còn dư thì đem chia cho mọi người và bố thí cho dân chúng trong nước.
Lúc ấy, những người đã phục dịch thánh chúng lúc trước cảm thấy ân hận, xấu hổ, biết lỗi của mình nên từ đó phát nguyện rằng: “Mấy trăm người chúng ta đây, lúc trước đã tạo khẩu nghiệp, bây giờ phải biết sám hối sửa lỗi, từ bây giờ trở đi nguyện làm nhiều việc thiện, phụng sự người khác, cầu mong kiếp tới gặp được thánh hiền, tu hành giải thoát.”
– Thái tử Kỳ-đà! Mấy trăm người làm công ấy, vì đã tạo khẩu nghiệp nên kiếp này phải chịu cái khổ sinh ra làm ăn mày. Nhưng nhờ biết hối lỗi, nên nửa quãng đời còn lại họ đã được gặp Phật. Trưởng giả Tán Đàn Ninh chính là ta trong kiếp trước. Nhờ những nhân duyên như thế nên kiếp này họ mới được ta hóa độ.
Đức Phật nói xong, thái tử Kỳ-đà và những người cùng nghe đều hoan hỉ khôn kể xiết, tất cả đều phát tâm chuyên cần tu hành, sám hối tội lỗi, cầu được vô thượng Bồ-đề.
Hãy ủng hộ website bằng cách truy cập lịch vạn niên trên xemvm.com. Lịch vạn niên của chúng tôi không chỉ có các tính năng cơ bản như đổi lịch dương sang lịch âm, lịch can chi, lịch tiết khí, xem ngày giờ Hoàng Đạo – Hắc Đạo, xem ngày theo Ngọc hạp thông thư, xem ngày theo nhị thập bát tú mà còn có nhiều tính năng nâng cao khác như xem ngày xung khắc với tuổi, xem ngày theo Kinh Kim Phù, Xem ngày theo Lục Diệu, xem ngày theo Đổng Công tuyển nhật (12 trực), Bành Tổ kỵ nhật, xem ngày xuất hành theo Khổng Minh, chọn hướng tốt xuất hành, xem giờ tốt theo Lý Thuần Phong, Quỷ Cốc Tử, xem ngày tốt xấu theo dân gian…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Con bạch Thầy! Vào những ngày thọ Bát, con nhờ con của con chở giùm, thì thấy nó không vui. Con kêu xe taxi đi, khi đến chùa thọ Bát tu học, thì con cảm thấy rất buồn. Vậy xin hỏi làm sao cho hai mẹ con đều không mang tội?
@Nguyễn Thành Đạt Tôi xin được trích dẫn câu trả lời từ cuốn sách “100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập I” của Tỳ Kheo Thích Phước Thái cho câu hỏi này để bạn tham khảo: Nếu Phật tử buồn vì nhờ con chở đến chùa mà nó không vui lòng giúp cho, thì tôi thành thật khuyên Phật tử không nên buồn. Vì Phật tử nhờ mà nó không chở, đôi khi nó có những lý do riêng của nó. Phật tử nên chịu khó tìm hiểu mà cảm thông với tuổi trẻ ở xứ nầy. Nếu nó không chở, Phật tử kêu taxi đi, thì có gì đâu phải buồn và cũng không có gì là mang tội cả.
Nếu Phật tử buồn, thì chỉ thêm thiệt thòi cho mình trong ngày thọ Bát tu học mà thôi. Mục đích phật tử đến chùa tu học là để cho tâm được an tĩnh vui vẻ. Chớ nếu như mang tâm sự buồn phiền thì đâu có lợi ích gì! Cho nên, khi nào mình nhờ con mà nó vui vẻ giúp chở giùm, thì đó là đứa con có hiếu và rất tốt. Vì nó ý thức bổn phận làm con, biết yêu thương tôn kính và đây cũng là dịp tốt để chúng nó báo ân phần nào cho cha mẹ. Còn nếu nó không chở, thì mình nên tự xét, biết đâu vì mình thiếu phước, nên không thể nhờ con được.
Xét như thế, thì mình lại cố gắng tu nhiều hơn. Phật tử nên tìm hiểu: vì sao nó không chở mình? Phật tử có làm gì nó buồn không? Hay là tại vì nó làm việc gì đó mệt nhọc, hoặc thức khuya học hành hay cuối tuần tiệc tùng với bạn bè, nên nó cảm thấy mệt mỏi cần phải ngủ thêm cho đủ sức khỏe. Như thế, thì Phật tử nên thương và cảm thông nhiều hơn, chớ đừng có thái độ trách móc hay la rầy làm mình mất vui mà chúng nó cũng mất vui. Đã mất vui, thì việc đi chùa của Phật tử thật sự không được lợi ích.
Tốt hơn hết, là Phật tử nên khéo léo linh động mà xử sự sao cho việc đi chùa của mình và trong gia đình đều được hòa thuận an vui, như thế, mới xứng đáng là một Phật tử hiểu đạo tu hành và mới cảm hóa được gia đình. Bằng ngược lại, thì sẽ gây thêm sự phiền não cho mình và cho gia đình mà thôi.
Không nên vì một việc nhỏ nhoi như thế, mà làm cho gia đình mất đi hòa khí. Nhứt là tình mẹ con phải bị sứt mẻ. Đôi khi chúng nó còn chê cười mình là chỉ biết đi chùa thôi, chớ thật sự không biết tu hành gì cả. Vì người biết tu là phải luôn sửa đổi tâm tánh, làm thế nào cho phiền não tham, sân, si… càng ngày càng mỏng dần, thì điều đó mới hay và mới thực sự là người biết tu hành.
Tóm lại, nếu phật tử nhờ nó mà nó không chở, phật tử buồn giận nó, thì lòng phật tử bất an. Như vậy, thì chính mình càng thêm phiền não, sự tu hành không được tiến bộ. Còn con của phật tử không phải có tội với Phật mà chỉ có lỗi là làm cho phật tử không vui. Như vậy, tốt hơn hết là mẹ con nên hiểu và thông cảm, thương yêu giúp đỡ cho nhau, thì thật là tốt đẹp biết mấy. Và như thế, thì việc tu hành hay đi chùa của phật tử cũng như bổn phận làm con trả hiếu phần nào cho cha mẹ, cả hai đều được lợi ích thiết thực vậy.
Kính chúc phật tử nên cố gắng an nhẫn tu hành.